Tháng 6 -2005

Nơi Trú Ẩn Cùng Sự Thật

"Bài thơ "Kính Thưa Thầy" khi được in lại sau 1975 không thấy nguyên đoạn nầy."

Câu trên là của Nguyễn Thị Minh Ngọc đã viết trong bài tiễn đưa tác giả "Hình Như Là Tình Yêu" về miền nghìn thu vĩnh biệt.

Khi đọc khúc trên của Nguyễn Thị Minh Ngọc viết, tôi mỉm cườị

Có nghĩ gì không ?

Không. Tôi không nghĩ ngợi gì cả.

Nhưng tôi có đủ tỉnh táo để nhìn thấy sự gian dối đang bày biện trước mặt.

Ê lịch sử, chúng tôi không thích trò chơi này.

Tô Thùy Yên gọi và nhắc, em phải đưa giòng này gắn liền giòng kia. Không được ngắt một câu nào hết thì bài thơ mới có hơi thở của nó. Sai một chữ là không yên với Tô Thùy Yên. Thành tích này ai cũng biết.

Ngu Yên sáng tác nhạc còn nhiều hơn cả thơ. Người mạnh bạo thử mang jazz vào Việt trong cú thử nghiệm kỳ nàỵ Và, trên in tơ net vào những tháng ngày đầu tiên ấy, tôi là người tiên phuông hô hào hãy phiêu lưu cùng nhạc jazz với Ngu Yên . Nhưng trong những bài bài điểm nhạc bây giờ, ngoại trừ của Trường Kỳ, còn các thiên hạ khác thì cứ chơi bài tình lờ và tự động phong cho các thiên tài trong nước mới chính là những người đầu tiên pha jazz vào Việt. Ngu Yên thì cứ cười cười, thôi kệ mẹ nó đi em.

Nguyễn Thế Hoàng Linh i meo sang và dặn, chị à câu thơ ấy thiếu chữ "ý". Chị sửa dùm không thì hỏng cả thơ. Tôi rất sung sướng thấy Linh gửi bài sang cho Gió O đăng lại, khi trong một bài phỏng vấn người ta đã lật lọng chữ "bình cũ rượu mới" thành "bình mới rượu cũ" . Sự ngụy ngôn này đang được đăng trên hàng chục và có nguy cơ sẽ bị "cắt and dán" lên trên hàng trăm hàng nghìn oép xai ở trong nước. Người Linh này còn kinh hơn, viết như một máy sản xuất chữ, thế mà sai của hắn một cái dấu phẩy trong bất cứ câu thơ nào, thì cái lỗ mũi của hắn thính như ma, và nhất định đòi sửa cho bằng được thì thôị

Có lần ông Mai Thảo phỏng vấn trên tờ Văn. Ông ịn lộn phần trả lời của nhà văn Phan Lạc Phúc vào phần trả lời của tôị Thế là tự nhiên tôi trở thành người ái mộ ông Nguyễn Ngọc Ngạn quá xá. Tôi kể lại cho chủ bút nghe mà chỉ cười thôi. Vì tôi biết Mai Thảo sai vô tình.

Còn hôm nay liệu họ có vô tình không.

Tôi không nghĩ vậy.

Còn ai vào đâỵ Chính tôi là người phát hiện ra thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh và mở một cái sân khấu tuồng chèo trên Gió o.  Chính tôi là người đầu tiên kêu lên ồ Nguyễn Thế Hoàng Linh thiên tài.  Bị chúng xúm lại oánh cho tá lả.  Dám mở màn đưa bàn thờ Nguyễn Du vào hậu trường và dí Nguyễn Thế Hoàng Linh hãy mau ra diễn tuồng khác.  Linh vừa run vừa chơi một màn "one man show" hết sức độc đáo.  Chuyện Của Thiên Tài do nhà xuất bản Hội Nhà Văn Hà Nội in vào đầu năm 2005 bán rất chạy.

Vừa run vừa liều vừa xông tới.  Những con người đẻ chữ và lãng mạn với những cuộc khai phá như chúng tôi tuy run và liều vào con đường mù mịt của sáng tạọ Nhưng chúng tôi có một nỗi ám ảnh cực kỳ sáng suốt, là rất nhạy cảm với sự thật

Làm ơn trả lại cho chúng tôi Sự Thật

Ngày hôm qua tôi đọc một bài báo trên vnexpress trong nước, ký giả của báo này, khi phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo, đã xưng xưng nói Hồ Anh Thái là người khám phá ra hai chữ thiên tài.

Vấn đề không phải tên tuổi.

Chuyện đùa nghịch ấy.

Nhưng tôi là Kẻ Bị Ám Ảnh Sự Thật

Chúng tôi là những kẻ không chịu đựng nổi sự gian dối.

Nên Nguyễn Thị Minh Ngọc phải chỉnh lại "khi được in lại sau 1975 không thấy nguyên đoạn nầy". Nên Nguyễn Thế Hoàng Linh vừa mới đem tim mình ra hiến dâng đời đã phải hơn một lần chạy trở lại Gió O trú ngụ vào nguồn vỗ về sự thật này.   Trên Gió O, Tô Thùy Yên thoải mái yêu cầu trân trọng từng chữ từng câu từng giòng như ngày nào ông đã ứng xử khi ra chiến trường Miền Nam, còn phải thư về bắt chủ báo sửa cho được một chữ thơ.

Chúng tôi cần một chỗ trú ngụ cùng Sự Thật.

Nguyễn Trần Khuyên bị ém nhẹm điều muốn nói ở talawas. Nguyễn Trần Khuyên đã khởi sự lên đường ở những đại lộ "văn nghệ trong luồng" cơ. Gió O là dòng văn nghệ "ngoài luồng". Chưa hề nghe đến Gió O bao giờ, Nguyễn Trần Khuyên từng tâm sự. Nhưng khi thấy Sự Thật của mình bị quẳng mất vào cái thùng rác xi be vô hồn khốn kiếp kia, Nguyễn Trần Khuyên đã tìm ra chúng tôi. Gió O bỗng dưng trở thành con "thuồng luồng" cứu vãn tình thế. Và rồi có một sự thật Nguyễn Trần Khuyên đã được trưng lên một cách trân trọng trong phòng triễn lãm của Gió O.

Ông Nguyễn Mạnh Hảo là ai ? Tôi rất sợ ổng ? Vì nghe tên ổng nhiều qúa. Run còn hơn cả khi đẩy Nguyễn Thế Hoàng Linh ra tiền trường. Đưa ông Trần Mạnh Hảo lên Gió O là tôi liều mạng phiêu lưu.  Bạn bè đòi từ. Người quen la lối.  Bộ không nghe không biết không hay tin ông Trần Mạnh Hảo là ai à. Thôi! Tôi đành. Tôi đành. Thôi! Tôi liều tôi liềụ Tôi tin vào chữ của ông Trần Mạnh Hảo. Tôi chưa một lần gặp mặt Trần Mạnh Hảo. Tôi đã bị dụ dỗ bởi đôi chữ "sự thật" xuất hiện trong bài phỏng vấn: "Tôi chẳng chống báng ai cả, tôi chỉ nói lên sự thật." Nếu ông Trần Mạnh Hảo có vo ve mọi chuyện nhuyễn nhữ trong đôi tay ngọc ngà của ổng, thì ít ra chút lấp lánh của đôi chữ kim cương nhỏ bé "Sự Thật" ấy cũng sẽ phù hộ cho tấm lòng thành của tôi: Tôi chỉ muốn vinh danh Sự Thật lên Gió O. Nếu ông Trần Mạnh Hảo có tái tạo sự thật lại trong những lời ông viết, thì đó là chuyện của ổng. Không phải là chuyện của tôi.

Cả bọn ngồi trong qúan cà phê Lover đọc bài viết của họa sĩ Hà Cẩm Tâm. Ai cũng nói: đi đi đi đi.  Bài Ngựa Chứng Trên Tường Giấỵ Anh nói sự thật mà. Đăng đi ! Đăng đi! Nhưng họa sĩ nhà ta cũng lại là một người hoạ sĩ đáng yêu như bao hoạ sĩ chân tình chân tài khác. Vừa viết vừa run vì sợ mất lòng đám đông nhân loại. Thế là cả bọn chúng tôi phèng la xập xình khua chiêng gõ mõ: Sự Thật! Chúng ta lên tiếng chỉ vì Sự Thật mà thôị Nói mãi hoạ sĩ mới liều mạng đưa bài cho Gió O lên tuần qua.

Đây là hải cảng gió nổi, nơi chúng tôi trú ẩn cùng Sự Thật.

Lê Thị Huệ

Tháng 6, 2005

 © gio-o