photo: Darnella Frazier / Facebook
lê thị huệ
pha màu máu
tản mạn
Gió tháng năm thổi những phiến lá phong nõn phất phơ sân trường Evergreen.
Tôi dạo bộ thong thả lên đồi ngó những chiếc lưng trọc vàng óng cỏ đất đá California.
Trưa nay tôi vừa cùng Charlie K vào dự buổi ban tặng bằng biếc của đám học trò Đen chương trình AFFIRM
Ngồi giữa những sinh viên Đen, giáo sư Đen, bạn thân Đen của tôi là Harvey Director của Affirm lên bục nói những lời thân mật. Hai sinh viên lên đọc thơ. Tên giáo sư già lên đọc thơ. Sinh viên Đen lên nói những tranh đấu cho chính mình: Vượt qua drug, vượt qua những cơn lười biếng tuổi trẻ. Vượt qua làn da. Để bây giờ ra đi khỏi trường Evergreen với điểm trung bình ngon lành được UC Berkeley nhận. Em sinh viên Đen của tôi hãnh diện vì những thành tích của mình ở đây. Nơi này Evergreen Valley College.
Bao nhiêu năm qua tôi ở EOPS ở giữa những Đen Trắng và Nâu.
Harvey gọi tôi đi tham dự buổi Đen Affirm đọc thơ. tôi ngồi đấy với tâm trạng lơ mơ khi nghe Đen đọc thơ
Hình như Đen sanh ra trong máu có huyết tương performance. Hai đứa học trò đọc hai bài thơ sáng tác, xàng xê qua lại, thế mà rất ấn tượng. Giáo sư văn chương Đen đọc một bài thơ. Tôi thường gặp ông ta đi bộ qua các lớp học. Vậy mà giờ đây ông đọc một bài thơ giọng đục giọng trầm lôi kéo justice của nhân loại. Tuyệt. Ba bài thơ đều nói thân phận Đen phải tranh đấu như thế nào.
Giữa những bài thơ. Người Đen vừa ăn vừa mở xấp giấy vàng hát Quốc Ca.
Kể từ ngày đến Mỹ, tôi có những người bạn Đen thân thiết mấy chục năm nay rồi. Đục đẽo nhau trong các buổi họp cũng dữ lắm, Charlie sao mày không chịu dạy cho bọn sinh viên các thứ đó. Mày dạy cái gì dzậy. Hue, mày không nên la thư ký đó như vậy. Đấy không phải là việc của A. Mày phải xin lỗi nó.... Rồi có những khi cũng nắm tay nhau rưng rưng ví dụ như khi nghe Obama đắc cử tổng thống Mỹ.
Một con bạn Trắng thì đã chết vì overdose. Linda chết rồi. Đời nó toàn là thuốc và xì ke. Hút hít đã đời cho đến ngày tàn trong gác trọ. Và nó luôn luôn nói: Hue, mi là đứa writer mà mi chưa hít xì ke bao giờ là mi không biết mi viết cái chi chi. Fuck you, Hue.
Cindo de Mayo nào tôi cũng nhìn bạn Nâu mặc đầm xòe vòng cong Mễ đẹp cho tôi ngắm.
Mấy bạn Đen Nâu cứ hú hí bên lỗ tai tranh đấu tranh đấu suốt ngày. Riết cái máu tranh đấu Đen trong tôi lên gio-o.com lúc nào không hay
Cứ hễ thấy một giáo sư hay một khoa trưởng Trắng mới nào bước vào sân trường, là có đứa Đen Nâu chui tọt vào phòng tôi nói nhỏ: Ê mẹ đó cha đó là Trắng. Rồi mắt liếc xoáy nhí nhoáy nheo nhiếc. Rồi miệng méo xệch xéo nhô giằng để lôi tôi vô màn tranh đấu đòi nhân quyền da màu gì đó. Tôi thường can đảm nói với họ rằng, ta đồng ý là chúng mình phải tranh đấu cho một sự bình đẳng ở xã hội Mỹ. Nhưng để có sự công bằng ấy, chúng ta phải tin vào sự công bằng trước đã. Tại sao bạn lại kỳ thị họ khi thấy họ Trắng. Bạn chưa biết họ là ai, chưa làm việc với họ mà.
Tôi không bao giờ quên có những lần đang lơ tơ mơ vì phải giải quyết nhiều vụ việc cho các sinh viên Á Châu, dù ngồi trong một phòng một mình, ghế êm cà phê tận miệng, áo quần thời trang Macýs, chiều thứ Sáu hẹn hò kép đi vút lên nóc nhà lầu Hyátts San Francisco nhìn ra cầu Bay quay từ từ như điệu blue valse thơ Vũ Quỳnh Hương nhạc Ngu Yên, tôi bị Madeleine nhảy bổ vào giữa cơn êm đềm, "Ms Le, tôi không thể hiểu nổi, tại sao học trò của You, Vietnamese students lại đổi tên thành John, Jim, Jennifer làm chi dzậy. Tại sao You không nói người của You giữ tên Việt Nam đi. Đổi tên Mỹ làm gì vậy.
Madeleine là một sinh viên Mỹ gốc Da Đỏ. Từ một sinh viên nghiện ngập, bỏ bê con cái, ăn welfare. Vào gặp tôi, một thời gian, Madeleine học hành đàng hoàng, tôi giới thiệu cho she vào làm một công việc văn phòng trong trường. Madeleine cao và xương xương, miêng hơi hô, làm việc khoẻ, nhanh nhẹn, và cười hở răng hở lợi.
Tôi không bao giờ quên sự giận của Madeleine về câu chuyện tại sao người Việt lại đổi thành tên Mỹ. Madeleine biết tôi là một người rất bướng bỉnh trong việc chứng tỏ tôi - là - ai - thì - tôi - cứ - tôi - là . Tôi đã nói chuyện nhiều với Madeleine về việc cứ "be a Da Đỏ".
Một trong những hội chứng mà dân trí thức ở Mỹ thường nhiếc tới là hội chứng white washed, dịch nôm : “bị tẩy trắng”
Thế giới bị white washed tá lả .
Thuốc tẩy trắng da. Có những đàn bà Việt Nam Lào Campuchea giờ này mà vẫn còn đi mua kem thoa và mua thuốc Glutathione Whitening Pills về uống đặng làm cho trắng màu da của mình!
Lần đầu tiên khoảng năm 1986 tôi đến Nhật. Ngồi trên những vỉa hè hay trong những quán bar ở Tokyo, kinh khủng thấy các anh chị trẻ ăn mặc và hát nhạc Âu Mỹ hết biết. Nước Nhật bị tẩy Trắng văn hóa khá mạnh.
Sau đó tôi sang Hồng Kông, đi Thượng Hải, Seoul, ở đâu tôi cũng thấy họ bắt chước nhạc nhiếc, áo quần thời trang, và học tiếng Mỹ kinh!
Tôi ngồi và nhìn họ. Tự nghĩ khi họ nghe một bản nhạc tiếng Anh, họ "thấm thấu" được bao nhiêu phần ngôn ngữ của bài hát.
Ơ mà hình như họ không cần "thấm". Họ chỉ muốn hát thứ tiếng đang được nhiều người hát.
Tháng nọ năm kia, tôi đi đại học Berkeley dự một chầu conference về Ngôn Ngữ Của Các Giống Có Nguy Cơ Bị Tiêu Diệt - The Languages That Could Soon Be Extinct! Tôi đi mân mê những dấu tích văn hóa, đồ trang sức, vải, tranh, tượng, của các giống dân mà tiếng nói của họ càng ngày càng bị teo tóp lại dần. Tôi thấy thương. Tôi rưng rưng nước mắt.
Nước Mỹ biến những người bạn Đen Trắng và Nâu thành máu thịt da của tôi. Tôi thành Đen thành Brown thành Trắng lúc nào tôi không hay. .
ảnh: Hoàng Huy Mạnh
Khúc trên tôi viết lâu rồi. Trong sân trường EVC .
Tôi về hiêu đã 2 năm nay.
Từ ngày đó tôi chưa bén mảng về thăm lại EVC.
Ngày 21.6.2020 tôi đọc được mẫu tin một cô sinh viên Việt Nam tên Phúc cự lại một ông giáo sư Mỹ Trắng là sao lại đề nghị cô ta đổi tên vì chữ Phúc bọn Mỹ phải phát âm là “Fuck” tục tĩu quá . Ông giáo sư toán Matthew Hubbard đề nghị cô Phúc Bùi Nguyễn Diễm đổi tên Phúc.
Thế là thành chuyện kỳ thị ở trường Laney College ở vùng Oakland, Bắc California.
Tammeil Gilkerson Viện Trưởng trường đại học cộng đồng Laney cho ông giáo sư Mỹ Trắng tạm thời nghỉ dạy. Tammeil Gilkerson cũng là bạn tôi. Tammeil từng là cô nhỏ Khoa Trưởng ở EVC. Nói cho rõ là tư cách Khoa Trưởng ở các đại học công lập ở California không mạnh mồm bằng bọn giáo sư ngạch trật lâu năm. Vì Khoa Trưởng bị thẩm định công việc quản trị cứ 2 năm một lần. Điều hành giỏi thì ở lại. Dở là có thể bay chức. Còn bọn giáo sư lâu năm vào ngạch như chúng tôi muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm. Một khi đã vào ngạch trật ít khi bị cho nghỉ việc. Thành ra khi cần to mồm rộng họng tranh đấu thì bọn giáo sư dễ ăn dễ nói hơn các Khoa Trưởng.
Tammeil Gilkerson là con nuôi một gia đình Mỹ Trắng. Cô sinh ra ở Nam Hàn và được nhận làm con nuôi từ lúc còn sơ sanh. Cô lớn lên và lập gia đình với một anh Đen. Tammeil và tôi rất hợp nhau. Tôi từng xúi Tammeil ra tranh cử chức vụ chính trị nào là tôi sẽ ủng hộ. Tháng Bảy này Tammeil sẽ về lại Evergreen Valley College và nhận việc như là Viện Trưởng của trường cũ này. Cô đã thăng chức từ Khoa Trưởng lên Viện Trưởng.
Tôi không ngạc nhiên về việc Tammeil làm một điều mà những Viện Trưởng khác đôi khi không dám làm. Tammeil cấp tiến, cởi mở, tài năng lãnh đạo cao, thông minh, thân thiện và rất hào hiệp mở lòng với các bất công bất hạnh của sinh viên nói riêng và của xã hội nói chung. Chống áp bức và kỳ thị là những giá trị tinh thần mà chúng tôi trong đó có Tammeil Gilkerson cùng đồng lòng tranh đấu.
Tôi định làm một cuộc phỏng vấn với Tammeil nhưng vì vài lý do riêng nên thôi. Tôi đọc trong cộng đồng Việt Nam thấy những người nói là cô Phúc không nên làm như thế. Tên Phúc khó đọc thì đổi tên gì đó cho Mỹ dễ đọc.
Tammeil Gilkerson mặc đầm màu hồng
sen ngồi ở giữa.
Lê Thị Huệ đứng bìa ngoài cùng bên phải trong một buổi tiệc ra
trường của sinh viên cuối năm 2013
Những người Việt này không hiểu là ở trường học Mỹ có vô số giống phái ngoại quốc nên chúng tôi phải học phát âm các tên ngoại quốc ấy. Đâu chỉ tên Việt, mà còn tên tên Ấn Độ, Tên Ethiopian, tên Nga Sô, tên A Phú Hãn, tên Pakistan, cũng khó phát âm đúng. Thành ra như một thói quen, chúng tôi thường hỏi sinh viên khi không biết phát âm tên họ. Chuyện rất đơn giản. Chuyện nhỏ như con thỏ.
“Bình Đẳng- Equality” là một giá trị tối cao trong giáo dục của Hoa Kỳ. Việc đề nghị đổi tên để theo số đông, là hành động phản giáo dục Mỹ. Sinh viên Phúc lớn lên ở môi trường giáo dục Mỹ nên biết rõ quyền lợi của mình cần được bảo vệ và tôn trọng. Bài học tất cả mọi người sinh ra được bình đẳng trước pháp luật được cô sinh viên Phúc thực tập rất oanh liệt trong trường hợp này.
Ngày 25 tháng 5 năm 2020, George Floyd đen bị một viên cảnh sát Mỹ Trắng dùng đầu gối đè đầu xuống đất đến tắt thở chết.
Cái chết của George Floyd đã khơi lại bức tranh kỳ thị màu da và dân Mỹ túa ra đường biểu tình chống Kỳ Thị Chủng Tộc mấy tháng qua.
Tôi đã viết 2 bài thơ sau biến cố George
Floyd ấy.
LẦY
Bên dưới màu da là những hố bom
Bên dưới sự ngu dốt là những bãi độc
Bên dưới kinh thánh là những ổ rắn
Bên dưới lời Phật dạy là những bạo dâm
Dối trá ác độc và ngu dốt thấm sâu hoắm lòng người
Rồi nhân loại giết nhau cho hả dạ
Rồi cầu kinh và nghe nhạc để an ủi thương lòng
Rồi tỷ tỷ năm sau mặt đất vẫn cứ lầy thế
đấy
TRƯA THÁNG SÁU KHÔNG MẦU
Nằm kề bên con nghe sóng biển vỗ lâm râm
Hai mẹ con chỉ biết hai mẹ con
Trong thành phố nhân loại đang rồ tét cứu George Đeng ở cầu Golden Gate
Hai mẹ con ta hai kiếp người nằm lăn trên cát
Trần gian trú ẩn con khờ mẹ khùng là một bãi cát tự do lăn
Và một bầu trời hanh chiều tháng sáu không xanh
Loanh quanh vớt nắng vớt cát không ai rảnh ngó ngung mẹ con thị lợ
Nằm bên con mẹ ước cùng trôi vào đại dương thoát niềm lo sợ
Khi mẹ lìa trần con khỏi bị liệng vào nhà thí đợi chờ thương
Lê Thị Huệ
30/6/2020
Phụ bản bài tường trình trên báo Viễn Đông
Giáo sư Mỹ bị cho tạm nghỉ việc vì khuyên cô sinh viên gốc Việt hãy ‘da trắng hóa’ tên ‘Phuc Bui’
OAKLAND - Một giáo sư dạy tại trường Laney College ở thành phố Oakland, Bắc California đã bị nhà trường cho tạm nghỉ việc, vì ông từng đề nghị một nữ sinh gốc Việt hãy “da trắng hóa” tên của cô. Dưới đây là tin lấy từ báo New York Times và đài CNN. Quý vị đọc và thử nghĩ xem ông giáo sư có kỳ thị hay không? Và sự phản đối của cô sinh viên có hợp lý hay không trong thời buổi này tại Hoa Kỳ, khi mà làn sóng chống kỳ thị chủng tộc đang đưa đến những hành động có thể bị xem là quá đà.
Tin cho biết là vào ngày học thứ nhì trong lớp toán của giáo sư Matthew Hubbard tại trường Laney College, ông đã viết thư email cho Nguyễn Diễm Bùi Phúc (Phuc Bui Diem Nguyen) và yêu cầu cô hãy “Anglicize” (da trắng hóa) tên của cô vì hai chữ “Phuc Bui trong tiếng Anh nghe như một từ ngữ tục tĩu.”
Cô họ Nguyễn nói với đài CNN rằng cô đã sửng sốt và cảm thấy không được tôn trọng khi nhận được thư email nói trên. Cô cho biết là ông giáo sư chưa bao giờ gặp cô trước đây và cũng chưa hỏi cách đọc tên của cô.
Cô họ Nguyễn đã trả lời thư email của ông Hubbard, nói rằng yêu cầu của ông nghe rất “kỳ thị” và cảnh cáo ông ta rằng cô sẽ điền đơn khiếu nại chiếu theo điều luật Title IX, nếu ông không gọi cô bằng tên viết trên khai sanh của cô. Ông hồi đáp rằng tên của cô, tức hai chữ “Phuc Bui” nghe giống chữ “F*** Boy” trong tiếng Anh (tức là “Đ* Trai” theo tiếng Nam hoặc “Đ** Trai” theo tiếng Bắc của người Việt Nam).
Ông Hubbard viết thêm, “Nếu tôi sống ở Việt Nam và tên của tôi phát âm theo ngôn ngữ của cô nghe giống như ‘Eat a D***’ [Ăn C**], thì tôi sẽ đổi tên để tránh bị ngượng ngùng.” Trong thư này thì ông cũng lập lại yêu cầu cô hãy đổi tên.
Bà Viện Trưởng Tammeil Gilkerson của trường Laney College viết trong thư gởi CNN ngày thứ Năm, 18 tháng 6, rằng nhà trường đã được biết về sự việc này.
Bà Tammeil Gilkerson viết, “Chúng tôi được biết có cáo buộc về những thông điệp mang tính chất kỳ thị và bài ngoại xuất phát từ một thành viên trong ban giảng dạy của chúng tôi, về việc đọc tên của một sinh viên. Chúng tôi xem trọng những cáo buộc này và đã ngay lập tức cho thành viên đó được tạm nghỉ một thời gian trong lúc đang có điều tra.”
Trong khi đó, ông Hubbard có nói với nhật báo The New York Times và bày tỏ sự hối tiếc.
“Thư email đầu tiên là một sai lầm,” ông nói với NY Times. “Tôi đã viết thư đó khi đang nghĩ tới một sinh viên khác đã sẵn sàng Anglicize tên gọi. Có một sự khác biệt rất lớn giữa một người tình nguyện làm việc đó và yêu cầu một người khác hãy đổi tên. Thứ thứ nhì thì rất phản cảm, và nếu tôi đợi thêm chừng tám tiếng đồng hồ thì có lẽ tôi đã viết thư đó khác đi rất nhiều.”
Cô họ Nguyễn mới học năm đầu tiên tại trường đại học cộng đồng này. Cô cảm thấy mình phải tự quyết liệt không đổi tên theo yêu cầu của người khác.
“Tôi đã quyết định hoàn toàn gìn giữ tên của mình và muốn nói cho mọi người biết rằng họ hãy hãnh diện với tên của họ,” cô Nguyễn nói với CNN.
Cô cho biết cô vẫn đang chờ nghe một lời xin lỗi chân thành và chuyên nghiệp của ông Hubbard.
Cô Quỳnh, một người chị của Nguyễn Diễm Bùi Phúc, nói rằng ông Hubbard có gởi hai câu xin lỗi mà cô cảm thấy ông không thành thật.”
“Ông ấy không nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ” Quỳnh Nguyễn nói với CNN. Cô cho biết cả gia đình cô đã bị ảnh hưởng bởi vụ này. “Tôi rất sửng sốt và thất vọng trước sự thiếu hiểu biết của ông ấy và về hành động của nhà trường.”
========
Phụ bản bài báo Anh Ngữ trên tờ The New York Times ngày 21/6/2020
https://www.nytimes.com/2020/06/21/us/phuc-bui-diem-nguyen-laney-college.html
By Derrick Bryson Taylor and Christina Morales
Professor Who Asked Student to ‘Anglicize’ Her Name Is Put on Leave
Matthew Hubbard, a mathematics professor in Oakland, Calif., said his emails to Phuc Bui Diem Nguyen, a Vietnamese-American college freshman, were both a “mistake” and “offensive.”
A community college professor in Oakland, Calif., is on administrative leave after asking a Vietnamese-American student to “Anglicize” her name because he felt it sounded “offensive” in English.
In a Wednesday night email exchange that was quickly shared to tens of thousands on social media, Matthew Hubbard, a professor in the Laney College mathematics department, repeatedly asked the student, Phuc Bui Diem Nguyen, to “Anglicize” her name because it “sounds like an insult in English.”
In response, Ms. Nguyen told the professor that his request “feels discriminatory” and that she would file a complaint with the school’s Title IX office if he could not call her by her given name.
“I understand you are offended, but you need to understand your name is an offensive sound in my language,” Professor Hubbard replied. “I repeat my request.”
Tammeil Gilkerson, president of Laney College, addressed the situation in a statement on Thursday, calling the incident “disturbing.” Without naming the professor, she said the faculty member involved had been placed on administrative leave pending an investigation.
“While our mission has been bold and unrelenting, we also recognize that our college and its community is a reflection of broader society, and we must actively fight ignorance with education,” she said. “We do not tolerate racism, discrimination or oppression of any kind.”
Laney College has an enrollment of more than 16,000 students, about 29 percent of whom are Asian.
In an interview on Friday with KGO-TV, Ms. Nguyen, a freshman, said she used to go by a nickname, May. But after years of using the nickname, she wanted to begin using her legal name, which means “happiness blessing,” she said. She received Professor Hubbard’s initial email during her first week of classes.
She told the station in a Zoom interview that she was unfamiliar with the word “Anglicize.”
“I never heard that before,” she said. “At that moment I was surprised, so I Googled the meaning — I didn’t know what it meant, so I called my best friend to ask him, ‘What does that mean?’”
On Saturday, Professor Hubbard issued an apology on his now deleted Twitter account. “I apologize for my insensitive actions which caused pain and anger to my student, and which have now caused pain and anger to an untold number of people who read my two inappropriate emails on the Internet,” he wrote.
Ms. Nguyen could not immediately be reached for comment on Saturday.
Professor Hubbard said Ms. Nguyen was in his online trigonometry class, which had about 30 students.
Professor Hubbard, who has taught at the college for 15 years, said in a phone interview on Saturday that there were two people in his class with the surname Nguyen. He said he sent his initial email on Wednesday night partly to prevent confusion with the other student, and partly because he was uncomfortable using Ms. Nguyen’s name.
Seeing that another student had changed his online name inspired Professor Hubbard to ask Ms. Nguyen if she would do the same. Eventually, he asked all of his students to change their Zoom names for Thursday’s class to their last name and their first initial, he said.
“The first email was a mistake, and I made it thinking about another student willing to Anglicize,” Professor Hubbard said. “But it’s a big difference with someone doing it voluntarily and asking someone to do it. The second email is very offensive, and if I had waited eight hours, I would’ve written something very different.”
The Peralta Federation of Teachers, the union that represents Laney College faculty members, said on Saturday that it was hoping to institute diversity and equity training by the fall but that plans were still in the early stages.
“I am shocked and appalled by the racist comments we are seeing online from a Laney faculty member to a student,” Jennifer Shanoski, the union’s president, said in a statement. “In no way are these comments or assertions acceptable in our diverse, welcoming, educational environment.”
John C. Yang, president and executive director of Advancing Justice — AAJC, a nonprofit organization that works to advance civil and human rights for Asian-Americans, said he was “deeply offended” by the professor’s actions.
“A person’s name is core to their identity,” Mr. Yang said on Saturday, adding that he strongly objects to “the notion that unless you have an American- or English-sounding name, you are a foreigner, and that somehow you have to prove your worth in the United States.”
Mr. Yang said that in the 1970s, Asians who immigrated to the United States felt the need to Anglicize their names or adopt an American name to fit into society. Nowadays, people feel more at liberty to choose names that they see fit for their family. “Names are about who we are as a family, who we are as people,” he said.
He added that the school should make it clear that behavior like Professor Hubbard’s was inappropriate and harmful.
Ellen Wu, associate professor of history at Indiana University Bloomington, said the incident “disgusted” her.
The exchange between Professor Hubbard and Ms. Nguyen was of a piece with larger currents in the country, she said. “Ever since people from Asia have come to the United States as immigrants, as refugees, many Americans have viewed them as foreigners, as culturally too different to be true Americans,” Professor Wu added. “And those ideas have stayed in American culture and popular thinking.”
Mr. Yang emphasized that it was important that people understand the harm that incidents like this can cause.
“Some people might think of this as some microaggression or something small that students should just get over it,” he said. “But the reality is, students and adults of Asian descent have to go through this all their lives.”