Lê Thị Huệ
Sài G̣n Mẹt *
tản mạn
Tôi c̣n nhớ những ngày rất đầu tiên ở Mỹ 1975. Vào những năm rất đầu hai mươi của một thời con gái c̣n rất yêu đời là tôi. Những ngày vừa đặt chân đến xứ Mỹ. Tôi chia nhà trọ với một cô bạn học người Mỹ. Cô ta người da trắng, xấp xỉ tuổi tôi. Cô có một chiếc xe truck chỉ hai chỗ ngồi, với cả một thân xe duỗi dài trống hoắc đằng sau không biết để làm ǵ, và không bao giờ cô ta cần dùng đến. Tôi c̣n nhớ cô ta có một anh bồ rất là Californian boy. Mắt nâu tóc vàng, hút cần sa, lái xe trúc con, để tóc dài, mặc quần jean. Mỗi tuần họ chỉ hẹn gặp nhau để làm t́nh ở pḥng cô ta vào tối thứ tư. C̣n những cuối tuần tôi không biết anh ta đi làm chuyện này ở đâu, v́ không thấy cô bạn tôi ra đi với anh vào những cuối tuần.
Có một lần cô ta nói với tôi. Hue nghe nè, bay giờ ở chung với nhau lâu rồi tôi mới nói cho bồ nghe. Bồ không giống như lời ông anh tôi nói về con gái Việt Nam hồi anh tôi vừa từ Việt Nam về. Tôi nói anh bồ nói cái ǵ về con gái Việt Nam. Sandy nói, anh tôi nói con gái Việt Nam ai cũng làm đĩ hết. Ai cũng làm đĩ hết, they all prostitute. Tôi trố mắt hỏi lại. Cô gái tóc vàng có hàm răng trắng kem Crest cười rung lên những sợi tóc ướp đầy mùi hương ngợi ca thân xác trả lời. Không phải everybody, you know. Nhưng ông ấy nói con gái Việt Nam làm đĩ nhiều lắm. Và chỉ có làm đĩ với Mỹ họ mới có nhiều tiền. Nếu không họ nghèo lắm. Anh tôi là lính hồi đó đóng ở Việt Nam, you know.
Đây không phải là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về những bộ mặt của một cuộc chiến mà tôi là kẻ ngây thơ trong cuộc và không biết cái ǵ hết.
Năm mười mấy tuổi, trong một phút giây vô tư học tṛ nhỏ áo trắng đến trường, có một hôm trời bất ngờ đổ mưa to. Cô bé dạt vào một cái hàng hiên để vội nép mưa. Trúng ngay một cái bar Mỹ. Có một người đàn ông Mỹ đang đứng chờ để vào cái bar đó. Cũng trong một phút giây chắc là vô tư nhất của một thanh niên ở xứ lạ quê người, anh ta mắt nh́n tôi và tay chỉ vào hạ bộ đến mấy phút. Không hiểu sao lúc đó tôi không run rẩy. Nh́n anh ta một lần. Nh́n ra trời mưa đang sắp thành cơn dông sấm chớp nổ um sùm trên trời. Rồi nh́n lại anh ta lần nữa. Rồi trời th́ mưa to mà tôi cứ ôm cặp vở nhào đại ra đường mà đi về nhà. Vừa đi vừa khóc như vừa đánh mất một điều ǵ. Tôi đă không kể cho mẹ tôi nghe về chuyện này. Tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe chuyện này. Trong đoạn đường đánh mất thơ ngây, để mở mắt ngó trừng trừng về ph́a những khoảng không màu thăm thẳm của cuộc đời, tôi không bao giờ quên được khuôn mặt của người lính Mỹ và những ngón tay của anh ta trong một buổi hoàng hôn mưa trên hè phố đường Lê Lợi Quy Nhơn năm nào.
Khi tôi đang viết những gịng chữ này (1990) th́ ngoài kia một chương tŕnh ca kịch lừng danh đang diễn ra ở New York. Người ta đang nói về Miss Saigon như một hiện tượng. Vé bán sạch bách gần mấy tháng trước ngày mở hàng. Tôi chưa xem, chỉ mới nghe, đọc, và xem những mục điểm tuồng trên báo, truyền h́nh và truyền thanh. Chuyện phim mô tả một cô đĩ Việt Nam và một anh ma cô Tây Lan ham đi Mỹ. Làm tất cả mọi cách để đi Mỹ.
Cùng một lúc đang xảy ra đang nói tới là trong chế độ Cộng Sản hiện nay, nạn đĩ điếm đang thịnh soạn bày cỗ ở Việt Nam. Lư do v́ đây là một cách kiếm sống phổ thông trong một xứ sở vừa nghèo vừa ngu, và có chương tŕnh chào đón du khách Tây Mỹ Tàu Phi Hàn ghé chơi.
Tôi đang lẩn tránh chính tôi khi cố gắng nói ít về những điều ǵ đang xảy ra trên một xứ sở có tên gọi Việt Nam. Mỗi người Việt Nam là một kẻ tội đồ. Mổi người Việt Nam đều mang theo trong ḷng một cảm giác tội lỗi tại sao ḿnh lại để cho xứ sở ấy tồi tệ đến như ngày nay. Nhưng bạn phải là người Việt Nam bạn mới hiểu được nỗi câm nín khốn nạn ấy. Chuyện này chỉ có thể giữa chúng tôi giải quyết với nhau. Cho nên tôi sẽ nói một cách lơ tơ mơ về cái điều gọi là ngây thơ từ những kinh nghiệm cụ thể nhất cho đến những ư niệm mơ hồ nhất. Bởi tôi là kẻ thường xuyên bị giằng co giữa hai bờ vực này, dưới lớp biểu b́ rất mẫn cảm của một thứ cảm giác có tên gọi là nhà văn.
Người ta có thể dẫn lên niềm ngây thơ của kẻ khác để vinh danh những giá trị như Hạnh Phúc, Hoan Lạc, Nghệ Thuật, Tài Năng, Tự Do, Cách Mạng v.v…Miss Saigon theo cái ẩn ư của nó chuyên chở một nước Việt Nam ngây thơ và buông thả phó mặc cho một tên ma cô có máu Pháp-Tây (lịch sử) buôn bán sinh mạng. Tất cả cái bi kịch của Sàig̣n là cuộc giẫy chết 1975 và cái ùa ạt hướng về đất Hoa Kỳ để t́m kiếm một sinh lộ. Đó là cái cách người ngoại quốc nh́n về Việt Nam và tiểu thuyết hóa nó. Đó là cái nh́n của ngoại quốc ném về phía chúng tôi – Và rồi tôi không quên được đôi mắt nh́n của người lính GI Mỹ của chiều mưa năm xưa.
Cho dẫu là một kẻ mang đầy người gịng máu lăng mạn của một kẻ viết tiểu thuyết. Cho dù tôi có thể mường tượng ra niềm xúc động khi ngồi thưởng ngoạn nét diễn xuất độc đáo của một anh tài tử xi nê ma hoặc thán phục sự sắp đặt tinh tế của một vở kịch. Tôi vẫn phải nhận chịu nỗi đau đớn của một kẻ trong cuộc. Một cuộc hăm hiếp chính trị, văn hóa, lịch sử, dân tộc xẩy ra dưới ánh đèn màu huyền ảo của sân khấu Broadway. Tính chất giải trí của ánh đèn màu gia tăng vẻ mờ ảo về một thế giới hỗn loạn mà con người vẫn sống cùng. Nhưng h́nh thức bạo động này nó đă không có đến cái khả tính hổ ngươi trong cái cách người ta tŕnh bày về những hành động của kẻ gây sự luôn luôn chủ mưu mập mờ đánh lận con đen (Kiều), trong cái cách người ta tường tŕnh về những biến cố một cách ngây thơ hoặc không ngây thơ của khối đám đông nhân loại thờ ơ. Đó là lúc bạn đọc một mẫu tin trên báo Công An, Tuổi Trẻ về hiện tượng đĩ điếm ở Việt Nam hiện nay. Đó là lúc bạn xem chương tŕnh Entertainment Tonight của đài truyền h́nh Hoa Kỳ NBC tŕnh chiếu quảng cáo Miss Saigon.
Tôi đă đọc và xem những bài b́nh luận trên báo chí, truyền thanh, truyền h́nh, với một cái đầu ô nhiễm. Nền truyền thông đại chúng với sự phụ họa của báo chí truyền h́nh truyền thông ngày nay lột trần và bày chường ra những sự thực và những sự không thực. Sự ngây thơ tin rằng bài báo này nói đúng, đài tivi kia nói thật, đă mất. Trong cái nỗ lực đi t́m sự thật tôi phải tự hỏi một câu hỏi trước hết là kẻ đưa tin này với chủ ư ǵ ? Hắn phục vụ cho quyền lợi của ai? Phục vụ cho đế quốc Mỹ hay chính quyền Việt Nam – Phục vụ cho đài BBC hay VOA - Phục vụ cho tư bản Nhật hay Ba Tàu Hồng Kông - Muốn truyền bá đạo Phật, hay đạo Jehovah’s Witnesses đây.
Đă từng đứng lẫn lộn giữa đám đông cuộc đời và ngơ ngác ngó những kẻ nhân danh người ngoại quốc để bôi vẽ lên khuôn mặt chúng tôi Miss Saigon những h́nh thù theo ư muốn đĩ điếm ma cô của họ. Khi hiểu ra rằng đă có những kẻ nào đó, ngồi ở một nơi nào đó ở Newyork hay Hollywood, tính toán nếu cung cấp cho tôi những nguồn thông tin này th́ con người tôi sẽ biến ra màu nước này, tôi chợt hiểu ra rằng bản chất của cuộc đời vốn là một mớ hỗn độn mà có lẽ Sự Thật vẫn măi măi là một thứ con người phải vất vả t́m kiếm.
1990
* đă đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn hải ngoại do nhà văn Mai Thảo chủ biên, dưới tựa Ngây Thơ Đă Chết Tự Hôm Nào
Lê Thị Huệ
http://www.gio-o.com/LeThiHue2.html
vài tài liệu phim ảnh Mỹ mô tả Việt Nam là một tên điếm
chỉ biết phục vụ các thế lực ngoại quốc
Một cảnh mua bán đĩ điếm Việt Nam do Holywood dựng
lên trong phim Full Metal Jacket(1987, Stanley Kubrick).
Nữ diễn viên không biết nói tiếng Việt nên người Việt Nam nghe không hiểu ǵ hết
photo: info.piercecollege.edu
h́nh ảnh nhạc kịch Miss Saigon (1989, Claude-Michel Schönberg & Alain Boublil)
© gio-o.com 2013