lê thị huệ
KHỞI ĐI TỪ NGÂY THƠ
ĐỂ ĐẾN GẦN SỰ THẬT
tùy bút
Là một người đă có một thời con gái lôi cuốn người khác bằng
sự duyên dáng của một "bông hoa biết nói", cùng với sự việc rằng
tôi đă lớn dần, đă suy tưởng, đă sáng tạo một cách trí thức;
điều tôi hiểu về ngây thơ và về sự thật thường làm tôi khó chịu.
Cái khó chịu không buông tha kẻ đă băng qua chúng, không
muốn tin rằng ḿnh chỉ xinh đẹp và cao cả ở chân dung một
nạn nhân.
Không, tôi không phải là một thiếu nữ có nhan sắc nổi bật.
Thứ nhan sắc đi đâu cũng kéo theo những chùm người trầm trồ
sau đuôi. Hồi c̣n nhỏ, tôi chỉ là cô gái trung b́nh về nhiều phương diện,
có người thương có người ghét. Ở một một trường mà đứa con gái
được đánh giá cao thấp bằng mức độ thương yêu người khác ban,
và mức độ biết chiều ḷng người khác; tôi cũng đă từng nỗ lực
để tỏ ra ḿnh là kẻ có giá. Trong cái kinh nghiệm đó, tôi đă từng trải
qua một thứ quyền lực vào lúc c̣n quá thơ ngây để biết đó là một
thứ quyền lực.
Nó là những kinh nghiệm rất cá nhân mà bạn phải là người được người
khác say đắm và họ biểu lộ sự say đắm ấy với bạn, bạn sẽ hiểu rằng con
người ta vừa yếu đuối vừa mạnh mẽ bất ngờ. Một người đàn ông có thể bề
ngoài rất bệ vệ rất kinh nghiệm đời, nhưng có thể rất yếu đuối trước
một người nữ không biết ǵ.
Lúc c̣n trẻ tôi được nghe nhiều người lớn chỉ cho một mưu mẹo: Con gái
muốn được người ta thương đừng nên tỏ vẻ hiểu biết giỏi giang quá. Vào
một năm học ở Đà Lạt, khi quyết định rằng tôi không cần phải được mọi
người thương, tôi bắt đầu thay đổi thái độ sống. Đó là một cuộc cách
mạng cá nhân. Là lúc tôi bắt đầu thấy không muốn đóng vai tṛ cô gái
ngây thơ "Puella"(1), ăn rồi chỉ tính chuyện làm con trai theo đuổi để
biểu lộ ḿnh là cô gái nổi bật. Ở một vị thế chân trong chân ngoài nên
tôi hiểu những cô gái khôn ngoan th́ nên tỏ thái độ ngây thơ như thế
nào để quyến rũ đàn ông. Tin tôi đi, Phần lớn đàn ông rất mê hoặc nét
thơ ngây ở người con gái, ngay cả khi họ biết đó chỉ là một sự đóng
kịch ở người con gái.
Trí thức đă bảo tôi hăy vượt qua điều này. Ai mà không thích được
người ta yêu mến. Nhưng tôi không đặt mục tiêu đời tôi chỉ ở sự thâu
tóm ḷng yêu thương của kẻ khác.
Trí thức và thời gian đă lôi kéo đứa con gái ra khỏi cái ṿng vừa hào
quang vừa nô lệ của sự ngây thơ đă gắn liền với định mệnh của vô số
phụ nữ.
Với một thứ thành kiến đă được thiết lập. Tiếng Việt có thành ngữ "đàn
bà con nít", hoặc là v́ đàn bà đẻ ra con nít, hoặc v́ đàn bà ngây thơ
như con nít, hoặc v́ cả hai. Ở đây tôi tin rằng trong nhiều nền văn
hóa khác, đă có một thứ văn hóa thiết lập rằng đàn ông chủ về già dặn
và trí tuệ, c̣n đàn bà chỉ về trẻ trung và nhan sắc. Trong khi người
con trai đi về hướng tuổi tác và kinh nghiệm, th́ người đàn bà không
lớn dậy để bước ra khỏi tuổi thanh xuân. Người ta đi đến thẩm mỹ viện
để sửa thời gian. Xă hội hỗ trợ từ bao nhiêu ngàn năm nay cái giáo
điều này. Và cứ như vậy người đàn bà đă bị bóp nghẹt trong một cái kén
có tên gọi là ngây thơ, là xinh đẹp, là êm đềm. (Trong tiếng Tàu chữ
An có bộ Nữ).
Nhưng trí thức cũng có sự hấp dẫn của nó. Trí thức trong cái nghĩa
hiểu biết, kỷ luật, không thành kiến và độc lập. Trí thức là cái ch́a
khóa mở ra những chân trời mới lạ. Nó vừa là hố thẳm, vừa là đường lên
trời. Trí thức đă cho tôi biết nếu chiếc vương miện hoa hậu cho người
đàn bà là một ṿng nô lệ êm ái, th́ trí thức mang lại cái ch́a khóa
giải phóng nhiều gông cùm nô lệ cá nhân, mà giải phóng giá trị ngây
thơ ở người đàn bà chỉ là một.
Tôi đă giải phóng ḿnh đến những chân trời của thế giới tri thức vô
tận, từ một kinh nghiệm rất cá nhân để đến với một kinh nghiệm mà trí
thức đă bảo cho tôi một điều khá đau đớn rằng chi có con đường t́m đến
gần sự thật mới làm giảm bớt một niềm bi quan nào đó, và cũng chỉ có
sự thật mới làm gia tăng một niềm lạc quan nào đó về con người và về
cuộc đời ở một con người vốn rất yêu đời là tôi.
Đó là một kinh nghiệm lịch sử. Một kinh nghiệm rất quư giá. Đó là kinh
nghiệm của một cô bé lớn lên trong chiến tranh, đă bỏ chạy khỏi quê
hương của ḿnh, trở thành một nhà văn ở ngoài quê hương viết về
lịch sứ và chiến tranh trong cái nỗ lực đi t́m sự thật về những kinh
nghiệm sống của ḿnh, của xứ sở ḿnh đă bị quyết định bởi những quốc
gia khác.
Đến từ một quốc gia đă mang một thứ tai họa cho Hoa Kỳ, xứ sở tôi đang
chọn để tạm trú gần hai mươi năm. Tôi thường xuyên bị, được, tự nhắc
nhủ rằng tôi là h́nh ảnh của một cuộc chiến thô bỉ của Hoa Kỳ. Hai cái
chữ Việt Nam nó như nam châm thô bạo của xứ sở này trong ṿng mấy chục
năm nay, Viet Nam War, Not Another Viet Nam, Viet Nam Syndrome, Nam,
Charlie, Orange Agent ... được nhắc tới khi có cái ǵ dính dáng đến
hai chữ Việt Nam.
Tôi đă không biết phải nên bắt đầu như thế nào khi phải đối diện cùng
những kẻ từ phía bên ngoài với cuộc chiến Việt Nam. Cuộc chiến ấy, nếu
chịu khó bỏ ra dăm mười năm tôi có thể viết được một quyển sách với vô
số tài liệu dẫn chứng từ những nhân chứng sống chung quanh tôi cho đến
cái thư viện khổng lồ của tủ sách chiến tranh Việt Nam của xứ sở Hoa
Kỳ này. Một quyển sách uyên bác, lư lẽ chặt chẽ khách quan để hỗ trợ
cho những quan sát của ḿnh.
Nhưng để có thể viết được và làm được điều ấy, có lẽ tôi phải trả một
cái giá khá đắt với chính tôi, là tôi phải mất một thời gian dài để
bắt chước có một khuôn mặt lạnh băng như khuôn mặt của những nhà lănh
tụ chính trị. Tôi phải tôi luyện để đánh mất những xúc động. Tôi phải
khắc phục để lắng ch́m những t́nh cảm không có chỗ cho khách quan. Có
như vậy tôi mới tŕnh diện được một cái nh́n khô ráo về sự việc, điều mà người
ta vẫn mong chờ ở một quyển sách biên khảo về một sự kiện lịch sử
khách quan, bác học, sắc bén, và xác thực.
Để làm ǵ? Tôi tự hỏi. Những sôi nổi xúc động mà cuộc đời đă vun xới
trong tôi cần phải bị quẳng đi ư? Thật vậy chăng ? Tôi tự hỏi. Suốt
đời tôi những việc tôi làm có những ư nghĩa và lưu dấu những kỷ niệm
cao đẹp đă khởi đi từ những t́nh cảm, những xúc động cao hứng nhất về
ḷng yêu thương cuộc đời và ḷng yêu thương đồng loại. Tôi chưa bao
giờ giận dữ đến độ muốn tiêu hủy một mạng người. Như thế tại sao tôi
phải từ chối con tim. Trong tôi nỗi niềm xúc động dâng cao là khi nh́n
thấy những người lính bị thương ở quân y viện vào những năm mới lên
tám chín tuổi đi theo chị lên nhà thương "chơi". Là h́nh ảnh của những
em bé trong cô nhi viện có những đôi mắt khủng khiếp thần sầu ở cô nhi
viện Mỹ Khê, Đà Nẵng, hoặc cô nhi viện Ghềnh Ráng, Qui Nhơn. Và những
đứa bé sơ sanh chết cóng v́ lạnh mà tôi đă lẽo đẽo đi chôn cất năm sáu
giờ sáng trên ngọn đồi cô nhi viện của vị linh mục người Hoa lăng mạn
ở Đà Lạt. Của một mùa đông mà tôi đă ngủ giữa những bầy ruồi, những
đống bắp ngô, và những em bé không cha không mẹ. Là những khuôn mặt
người như thủy tinh vỡ khi chạy loạn ở Huế ở Cam Ranh ở Vũng Tàu.
Những khuôn mặt người, đàn ông đàn bà già cả lỡ cỡ cài trâm nhi đồng
giàu nghèo, không c̣n chủ được cuộc đời của ḿnh nữa. Làm sao tôi có
thể quên được nỗi xúc động trong lúc đứng giữa đám nhân loại để thấy
tôi không phải là họ, đứng nheo nhóc giữa đồng bào ḿnh để thấy họ là
ḿnh. Nếu không v́ trái tim đă rung động mănh liệt lôi kéo niềm hy
vọng trong tôi ngóc đầu lên. Có lẽ tôi đă ṃn mỏi như bao nhiêu người
bạn ấu thời khác. Có lẽ tôi đă tự vẫn chết trong nỗi yêu đương tuyệt
vọng cuộc đời như Minh, như Phương Mai, những người đă chia xẻ những
phút giây lớn lao của đời họ với tôi, của tôi với họ. Có lẽ tôi không
c̣n ngồi viết được những gịng chữ này. Có một ân sủng hồng hào nẩy
mầm từ những khổ đau lớn lao, đó là nhủ ḷng níu kéo một ư nghĩa
nào đó về cuộc đời - ở một tương đối nào đó - để ta băng ngang
được nỗi hiu quạnh vô nghĩa của đời sống, và đến được với người khác,
đến với cuộc đời bằng một tấm ḷng không bị thương tổn.
Như vậy tại sao tôi cứ phải từ chối những t́nh cảm của ḿnh.
Đă có vậy khi tôi đă phải đặt câu hỏi về ḷng oán hận những kẻ đă dă
man chủ mưu phá nát mảnh đất đă sinh ra đă nuôi dưỡng tôi. Nhưng tôi
đă kiệt lực về ḷng oán hận của ḿnh. Tôi đă kiệt lực để giữ măi ḷng
oán hận về những kẻ dữ đă bay măi trong cuộc đời này như những cánh ó
đen thui bay rợp bầu trời xanh. Kiệt lực nhưng nhưng câu hỏi vẫn chờn
vờn trong tôi mỗi sáng lúc thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Lâu
dần tôi tập sống với ḷng oán hận của ḿnh. Tôi vẫn ngó thấy thù lù
những bè ḷng ḿnh lênh đênh như nước không thể ḥa được với dầu, như
mỡ không thể bốc hơi trong khoảng không khí trước mặt. Câu trả lời cho
một mặt thấp hèn của nỗi xúc động - điều gọi là sự thù hận trong tôi
- là một nỗi vu vơ mơ hồ. Bởi v́ những kinh nghiệm của chính cá nhân
tôi đă trải qua, có thể không mang tính chất phổ quát, nhưng lại là
một sự thực hiển nhiên rằng th́ là tôi là một kẻ bất lực với ḷng oán
hận.
Người ta sẽ nói. Như vậy th́ c̣n ǵ để nói. Bạn muốn trở thành một nữ
thánh mất rồi. Nhưng tôi th́ tôi không bao giờ mơ ước trở thành những
vị thánh thiếc này nọ.
Nhu cầu phô diễn của tôi có thể đến từ nhiều lư do, nhưng một trong
những lư do mạnh mẽ nhất là v́ tôi biết rất rơ rằng tôi đang hành xử
quyền tự do. Khi nói được, tôi cứ nói rằng tôi là kẻ đi t́m sự thật.
Biết bao nhiêu kẻ mất tiếng nói sống suốt đời với một sự oan ức đến
tội nghiệp. Khi nói được tôi cứ nói rằng đă đến phiên tôi nói. Tôi
cũng không muốn kẻ khác nhân danh tôi để nói hộ tôi.
Có. Cũng có khi ḷng tôi bị thương tổn. Lúc c̣n nhỏ tôi cứ tưởng không
có đam mê nào mạnh mẽ hơn t́nh yêu. Đến khi rời bỏ quê hương trong một
hoàn cảnh bị áp bức, tôi mới biết t́nh quê hương cũng cung ứng cho con
người thứ nguồn năng lực để sinh sống không thua ǵ t́nh yêu, như một
câu nói của một nhân vật của Naguib Mahfouz, "Có lẽ ḷng yêu nước,
cũng như t́nh yêu, là một thứ sức mạnh làm cho ta phải quỵ lụy đầu
hàng nó, tin hay không tin", (Perhaps patriotism, like love, in a
force to which we surrender, whether or not we believe in it. Sugar
Street). Có đôi khi giữa những đoạn đường rong bạt kỳ hồ của những
tiểu bang rộng lớn của nước Mỹ, nghe một câu hát đơn sơ mộc mạc
Country Music từ một băng tầng FM, "Country roads. Take me home. To
the place. Where I've belonged ...." (Ơi những ngă đường. Hăy mang tôi
về nhà. Về nơi chốn nào. Nơi quê quán nào tôi đă thuộc về nó). Tôi đă
bật khóc v́ xúc động như đă từng run rẩy khóc lần đầu khi trái tim vừa
biết yêu. Nếu t́nh yêu mà không có một thân xác để phô diễn là một bất
hạnh lớn cho cuộc sống t́nh cảm của một cá nhân. Th́ sự bị lưu đày xa
rời quê hương là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người xă hội trong mặt
cấu tạo nên đời sống tinh thần của một cá nhân.
Trí nhớ của tôi thường nhập nḥa về quá khứ, nhưng những ấn tượng th́
không thể quên. Tôi c̣n nhớ một mùa hè đi nghỉ ở Pleiku, vào khoảng
những năm đầu thập niên 1970. Mùa hè ấy đă để lại trong tôi vài kỷ
niệm. Thứ nhất là cuộc phiêu lưu vào động đĩ của một cô bé c̣n trinh
trắng. Phải hối lộ ba tấc lưới và la cà với một chị người Nam từ Long
An lên Pleiku làm đĩ , ăn với chị ta bao nhiêu tô bún ḅ ở cái hàng
xẹp đầu nhà ông anh họ đặng chị dẫn cho vào xem chỗ hành nghề của
những người đàn bà "phải yêu đời mới làm được". Vào thời điểm ấy những
khách giang hồ mập ù vẫn c̣n là những chú GI Mỹ sót lại trên đường
phố. Nhưng cái động chị dẫn tôi vào là cái động hành quân của lính Sư
Đoàn 22 Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi c̣n nhớ tôi đă ngồi xuống vân vê cái
giường, mũi hênh hếch ngửi thấy mùi mắm ruốc mà ḷng th́ dâng lên một
nỗi buồn kỳ lạ. Khác với cảm giác ghê tởm như lần phiêu lưu khác vào
ổ bán hàng thiệt hàng giả pornography ở đường 42nd New York sau này. Kỷ
niệm trên dă gây thành một đoạn tả t́nh trong tác phẩm Rồng Rắn của
tôi.
Một kỷ niệm khác của những ngày ở Pleiku là gần suốt một mùa hè tôi
phải chịu đựng bệnh đau mắt cấp tính và cuộc bầu cừ của ông tổng
thống Nixon. Tôi c̣n nhớ những ngày đó mọi người đều bàn tán với nhau
ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ. Báo chí, truyền thanh, truyền h́nh Việt
Nam nói về vụ bầu cử tổng thống Mỹ c̣n hơn cả tin tức chiến trường
đang nóng hổi, hơn cả những tin tức địa phương, hơn cả những trạm tiếp
cư nheo nhóc đầy các thành phố, hơn bất cứ hàng trăm người Việt chết
từng ngày, hơn bất cứ một đống người sống nào khác. Hồi đó trong cái đầu bé
tí của tôi đă hiện lên mấy câu hỏi nhức óc: Tại sao. Tại sao chuyện
cái ông tổng thống nào đó lên hay xuống bên xứ Mỹ th́ kệ cha ông ta
chứ. Tại sao người Việt lại lo sốt vó đến độ báo chí phát thanh phát
h́nh cứ ra rả suốt ngày suốt đêm như mắc dịch vậy. C̣n cái bệnh đau
mắt cấp tính th́ ai cũng nói tại Mỹ đổ thuốc khai quang xuống những
cảnh rừng Trung Việt và Nam Việt để tiêu diệt Cộng Sản. Tôi bị đau mắt
mà lỗi do người khác mang bệnh đến cho ḿnh nên cũng bắt chước người
chung quanh chửi, mẹ cha mấy cái thống Mỹ bỏ cái thuốc chi mà nhức mắt
chịu không nổi.
Tôi vẫn không hiểu tại sao hồi đó, và ngay cả cho đến bây giờ, tôi vẫn
từ chối sự chuyển nhượng trách nhiệm tinh thần về số mệnh của ḿnh cho
người khác. Những người chung quanh lúc ấy đă giải thích với tôi rằng,
người Mỹ đang nắm vận mệnh nước tôi quay ḷng ṿng trong tay họ. Cho
nên chuyện ông tổng thống Mỹ nào lên hay xuống nó ảnh hưởng đến chính
sách điều khiển chiến tranh Việt Nam.
Nhưng mà tôi đâu có đi bỏ phiếu cùng nước Mỹ để chọn ông ta quyết
định dùm số mệnh của tôi và của quốc gia tôi đâu. Ồ, chuyện không thể tin nổi.
Tôi đă lang thang một ḿnh trên những con đường đất đỏ mùa khô ở phố
nhỏ ấy suốt một mùa hè để trăn trở về những câu hỏi vĩ đại này. Tôi
thiếp đi trong những giấc ngủ muộn mùa hè và nhớ đến những lời ai đó
nói rằng, đó là Nỗi Buồn Nhược Tiểu. Tôi bắt đầu không thích những
cái tên đặt gọi là Da Vàng Nhược Tiểu.
Hiển nhiên là tôi ngây thơ để tra hỏi rằng tại sao lại gọi như vậy.
Thật là những cụm từ bất lực. Mà tôi th́ không bao giờ thấy ḿnh bất lực
điều chi cả!!!
Tôi đặt chân đến Hoa Kỳ năm 1975. Một kinh nghiệm mà tôi quá ngây thơ,
"ngắn mắt" để hiểu biết định mệnh của kẻ nạn nhân tiếp nhận hồng ân
cứu độ nhân loại đoái công chuộc tội từ những "Kẻ Cả".
Tôi là một đứa đại ṭ ṃ. Cũng bởi v́ cái tính đại ṭ ṃ này mà tôi là
kẻ đại đa nghi với những cái ǵ có bề mặt chắc chắn nhất. Huống hồ
trong t́nh thế của một bối cảnh lịch sử mà những cái ǵ c̣n lại là
những dấu vết của kẻ chiến thắng. Khi ṭ ṃ t́m hiểu chiến tranh
Việt Nam qua lăng kính của những người Hoa Kỳ đă đến đất nước
tôi tham chiến, lần đầu tiên tôi hiểu cái kinh nghiệm xốc đời của kẻ
nạn nhân bị quay ḷng ṿng trên những gịng cuồng lưu lịch sử của
kẻ gây hấn.
Đó là những chương sách của hàng vạn trang sách viết về chiến tranh
Việt Nam trong những thư viện tuyệt vời của Mỹ. Tôi không nghĩ có quốc
gia nào in sách nhiều hơn Hoa Kỳ vào những thập niên 70, 80 này. Chiến
tranh Việt Nam đă tạo nên danh vọng cho những Frances Fitzgerald,
Stanley Karnow Orlana Fallaci ... Tôi ngạc nhiên khám phá ra người Hoa
Kỳ viết về chiến tranh Việt Nam làm như đó chỉ là cuộc chiến giữa
những người thuộc Đảng Cộng Sản miền Bắc Việt Nam và Mỹ.
C̣n chúng tôi đây chi. Chúng tôi đây là những người dân đen của miền
Nam Việt Nam mà quí vị đă nhân danh chính nghĩa để bảo vệ.
Nh́n lại tủ sách Chiến Tranh Việt Nam của Hoa Kỳ đi.
Xem thử có được mấy quyển nói về người dân và văn hóa Việt
Nam. Hay chỉ toàn là sách nói về Hồ Chí Minh và lịch sử đánh nhau ở
Việt Nam.
Đó là những tranh chấp kỳ lạ trong tâm hồn mỗi khi tôi nghe những
chương tŕnh trao trả những bộ xương khô của línhh Mỹ, hoặc những bàn
tán ầm ĩ trên báo chí và truyền h́nh Mỹ về những người Mỹ mất tích ở
Việt Nam. Tôi đă chứng kiến bao nhiêu người Việt Nam chết như rơm như
rạ trong cuộc chiến ấy. Họ là những bà mẹ chết v́ ngửi quá nhiều thuốc
DDT của Mỹ. Chết trên chiến trường. Bị thương trong lúc ngủ . Chết
trên đường tản cư. Cụt cùi ngay lúc c̣n trong bụng mẹ. Những mạng
người rẻ như bèo. Dù sao họ cũng là những con người. Người nào lại
không phải là tác phẩm tuyệt vời của nhân loại. Người Việt Nam
thí mạng trong cuộc chiến ấy bao nhiêu kể. Không ai truy điệu và
tưởng nhớ những người Việt ấy. Trong khi đó một nhúm xương khô
của một người lính Mỹ được trân trọng như bảo vật để người chính
quyền Hà Nội dùng chúng mặc cả cho quyền lực của họ. Và
người chính quyền Mỹ nhử qua nhử lại như những món hàng ngoại giao lớn
lao để chứng tỏ rằng sinh mạng một công dân của quốc gia này to lắm.
To hơn hàng triệu sinh mạng của người dân của một quốc gia khác. Với
tôi đó là một sự thô bỉ vĩ đại của lương tâm nhân loại.
Không, tôi không nên so b́ với những người cựu chiến binh
Mỹ đă kêu lên kêu xuống chất Orange Agent đă tác hại trên cơ thể họ
như thế nào, với những người dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc đă thành
thứ nồi chứa bao nhiêu là chất độc hóa học, bao nhiêu là bệnh tật của
bom đạn chiến tranh mà các cường quốc đă đổ lên cơ thể chúng tôi.
Không, tôi không có ǵ phàn nàn về những người bạn học Hoa Kỳ trong
những lớp American History đă hùng hổ biện luận cho sự rút lui của Hoa
Kỳ. Không cần đếm xỉa ǵ đến nửa mảnh đất Việt Nam mà Hoa Kỳ đă nhúng
tay nhúng chân vào phá cho nát nước. Nếu đă là một sinh viên ở đại học
vào lứa tuổi ấy có thể tôi cũng miệng nhai cà rốt tay cầm biểu ngữ
"Make Love Not War", đứng ở HoChiMinh Park trong khuôn viên đại học
Berkeley như Linda bạn tôi. Tôi ghen với những người sinh viên Mỹ, v́ họ
được phát biểu tự do về sự phi lư của chiến tranh. Tại sao phải tham
chiến ở một xứ sở không phải là xứ sở của ḿnh, để hy sinh mạng sống
của ḿnh một cách ngu xuẩn cho những tính toán từ những tham vọng
chính trị của những nhà lănh tụ. Nếu tôi đă sinh ra và lên lên ở xứ sở
này, có thể tôi cũng ứng xử như họ. Tôi đă có dịp ngồi vào một lớp học
của Angela Davis ở San Francisco State University, người nữ thủ lănh
da đen của Đảng Cộng Sản Mỹ, mà trước đó tôi có dịp đọc trên tạp chí
Đối Diện, một tạp chí thiên tả ở Sài G̣n trước đây. Tưởng tượng bạn
là một người sinh ra và lớn lên với mớ giáo điều nhồi nhét rằng "Cộng
Sản là kẻ thù của ngươi". Rồi một ngày kia bạn có dịp đối diện với kẻ
thù hoặc với "bạn của kẻ thù", và chợt hiểu ra rằng ai mới thật sự là
kẻ chủ mưu giật dây chiến tranh. Ai chính là những "aggressors" kẻ gây
sự. Ai chỉ là nạn nhân, chỉ là những "followers" kẻ theo đuôi. "Kẻ thù"
th́ không đáng gọi là "kẻ thù". C̣n kẻ nào th́ đáng gọi là kẻ thù khi
tôi đă muốn "xét xử lại toàn bộ hệ thống kinh điển" mà tôi đă được đổ
vào đầu ?
Có thể v́ tôi là con gái không bị động viên đi lính trong
chiến tranh. Có thể v́ tôi không có quyền lực trong tay. Có thể v́ tôi
không có máu giết người. Tôi không tin chỉ có chiến tranh mới giải
quyết được những xung đột đất đai, xung đột chính kiến, xung đột tôn
giáo. Tôi tin con người có tiềm ẩn máu tàn ác. Nhưng nó là một điều ǵ
vĩ đại hơn là một bản án truyền thống mà trí thức đă réo gọi trong tôi
những sự tra hỏi và xét lại.
Và rồi những tiếp tục tra hỏi ngày này tiếp nối ngày nọ. Chỉ là những
câu hỏi nối tiếp những câu hỏi trong cái nồi câu hỏi vô tận của đời sống.
Những câu trả lời thường nhẹ nhơm một cách lạ lùng. Tôi thường
phải tự t́m kiếm những câu trả lời cho chính tôi. Có những câu trả lời
chúng nâng người tôi bay bỗng như quả bóng bay la đà không thoát khỏi
sức hút của mát đất. Có những câu trả lời dúi tôi vào nỗi đau đớn cùng
tận. Nhưng hết chín mươi phần trăm cuộc đời th́ không có câu trả lời.
Để có khi tưởng chừng như đang từ từ rơi xuống một cái chết nhẹ nhàng của
suy tưởng th́ tôi lại bị vốc người dậy và nói cho biết là tôi c̣n đang
sống với một thân xác đầy đủ hỉ nộ, ái, ố, cuồng, si và một mối tương
quan giữa tôi với những người chung quanh.
Và rồi tôi lại tiếp tục tra hỏi. Tại sao những kẻ chung quanh tôi có
người khổ đói, khổ nô lệ, khổ đàn áp, khổ lao dịch, khổ ngu dốt.
Trong khi có những người khác sướng quyền hành. sướng ăn ngon
sướng tự do, sướng nhà cao cửa rộng.
Có một thời gian giữa mùa thanh xuân con gái, tôi tự vứt bỏ tôi đi.
Tôi không tha thiết điều ǵ cho cá nhân ḿnh. Đến cả việc lấy chồng,
sanh con, danh vọng, tiền bạc. Để cho người minh nhẹ bớt đi. Tôi đă tự
nhủ với ḿnh như vậy. Đó là lúc tôi vừa bước chân vào con đường suy
tưởng nghiêm chỉnh của một người muốn phiêu lưu cùng văn. Tôi đă hơi
ảo mộng về con đường viết, nghĩ rằng nó có một thứ quyền lực để có thể
thức tỉnh một sự bất công giữa những khối nhân loại này với khối nhân
loại khác.
Tôi đă thấy gần gũi, chạm đến những sự thật nào đó.
Tôi bớt ảo mộng về hành tŕnh viết. Tôi đă nhận ra rằng muốn san bằng
bất công xă hội tốt hơn là tôi nên đi làm chính trị, làm cán sự xă
hội, làm luật sư ... chứ không phải là đi viết truyện & chuyện. Cái h́nh thức
sáng tạo cổ điển này, trong một thế giới càng lúc càng mở rộng biên
cương sinh hoạt giải trí tinh thần con người, đă dường như chỉ c̣n
uyển chuyển trong vai tṛ nghệ thuật và giải trí. Sự co cụm của độc giả
trong một thế giới có nhiều cách thức để thỏa măn món ăn tinh thần.
Viết lách với những hoài băo giao tế xă hội, là cái ngơ cụt.
Nhưng tôi làm ǵ với mớ chữ nghĩa đă mở cho tôi những cánh cửa đời
phiêu lưu đầy quyến rũ này? Mối tỉnh thức về sự hạn chế chữ nghĩa
bỗng làm tôi thấy sự chọn lựa của ḿnh nhẹ nhàng hơn. Lần đầu tiên
tôi cầm bút một cách có nghệ thuật hơn. Như một người đă trải qua
dăm ba cuộc t́nh và bây giờ được quyền chọn lại một người t́nh ưng ư nhất,
tôi đă đến với nghệ thuật viết văn khi viết Kỷ Niệm Với Mỵ Ánh như
một trở về vũ điệu nồng nàn nhất của tôi và tiếng Việt.
Tôi đă khiêu vũ với chữ nghĩa trong mối mê đắm nhất của một cuộc
trở về và t́m thấy đởi sống cuồn cuộn dưới những tầng "Chữ" và "Nghĩa".
"Chữ nghĩa"! Thật là một cụm từ tuyệt vời. Hồi đó vào khoảng năm
1985. Tôi rời Việt Nam đă mười năm. Chưa được phép
trở về Việt Nam. Cộng Sản là một thứ chính trị không "bè" (chữ của nhà thơ Thi Vũ)
nổi. Vào thời điểm ấy báo chí và truyền h́nh cái xứ Mỹ tôi ở b́nh và chiếu chuyện
Việt Nam như không có hiện diện tôi. Tôi bị đau đớn và dày ṿ. Tôi dă
đi từ một xứ sở chiến tranh. Đến sinh sống ở đây và nghe hai kẻ chủ mưu Mỹ
và Việt Cộng với một chục kẻ ngấm ngầm chủ mưu Nhật, Do Thái, Nga Sồ,
Tàu, Pháp ... bàn luận làm thế nào để bắt đầu và làm thế nào để chấm
dứt chọc chiến ở xứ sở tôi.
Một nửa khuya tôi nằm ôm chiếc radio và nghe chương tŕnh Larry King,
ông vua tán dóc của truyền thông Mỹ. Tôi đang nghe muốn nhức lỗ tai
những lời b́nh luận của mấy ông học giả và mấy ông chính trị gia Mỹ
rằng nên thua và thắng như thế nào về chiến tranh Việt Nam. Bỗng có
một nữ thính giả gọi vào là một bà già Mỹ ngủ không được, bà ta nói với
Larry King rằng tại sao dân Việt Nam ưa đánh nhau làm ǵ. Tại sao họ
không thấy rằng sống trong ḥa b́nh xứ sở họ sẽ được phát triển và
người dân sẽ có đời sống hạnh phúc hơn .v..v... Tôi đang mơ màng bỗng
giật thót người. Dậy và cầm bút viết. Một thôi thúc khủng khiếp. Như
một câu nói của một tác giả khác, Leo Tolstoy, "Lịch sử là điều ǵ
tuyệt vời chi khi nào nó thật như vậy" ("His"tory would be an excellent
thing if only it were true).
Tôi đă viết Mỵ Ánh vừa tối vừa sáng. Nhân vật không c̣n là một cá
nhân. Nó là một thứ tổng hợp của một dân tộc. Nhân vật không c̣n đơn
thuần là một đứa con lai. Nó là một bề mặt khác của con người ngô nghê
xảo quyệt văng mạng của lịch sử Việt Nam. Quyển truyện không thành
công về rất nhiều mặt nhưng với tôi nó là một thỏa măn cá nhân, một
tổng hợp tuyệt diệu giữa trí tưởng của người sáng tạo và mối đam mê
ngôn ngữ. Tôi t́m được chỗ trú thân. Một kẻ rất vụng về che dấu sự
thật trong đời sống trần truồng, v́ cái tính "ruột ngựa" v́ cái miệng
nói thẳng nói thật không nương tay của tôi, lại rất uyển chuyển và ẩn
nấp trên trang giấy. Bởi khi viết tôi phấn đấu và làm chủ được sự thật
mặc dù viết lách chi là một nghệ thuật với những bước chân khéo léo
của nó, có những qui luật riêng. Nhưng nó đă cho tôi một chỗ để tấn
công và tŕnh bày. C̣n trong đời sống này, sự nhỏ nhoi bất lực của một
cá nhân công chính không thế lực không thể làm ǵ được với những lư
tưởng chân thật của ḿnh đôi khi c̣n thấy những sự thật bị dấu tiệt
chà đạp dưới chân ngay trước mặt ḿnh.
Trong một nỗ lực kinh nghiệm về sự thật, tôi chọn phương thức viết làm
phương tiện. Tôi đă có cả cuộc đời trong ṿng tay. Trong công việc xây
dựng nên một tác phẩm tôi có thể tái tạo cuộc đời theo mắt nh́n của
tôi. Giữa con mắt nh́n của tôi, một người đàn bà cầm bút hồn nhiên, và
con mắt của một nhà chính trị độc nh́n về chiến tranh, là một khoảng
cách nói không hết. Nhưng tôi không c̣n muốn làm một kẻ nạn nhân đi
tiếp nhận hồng ân cứu độ của ai cả. Tôi chọn lựa tư thế một con người
b́nh đẳng với tất cả những ǵ mẹ tôi đă ban tặng từ lúc tôi chào đời
để tŕnh bày tác phẩm của ḿnh.
Tôi từ chối những lối ṃn cũ kỹ. Giữa một chữ Truyện và chữ Chuyện tôi
tách xé ra hai ngả. Tôi kê ra hai khung bố khác nhau. Tôi sung sướng
t́m thấy h́nh thức một chữ có hai ba nghĩa là miếng đất ph́ nhiêu
thuận tiện cho người đu dây nghệ thuật chữ nghĩa tung hoành. Chuyện
phát âm dễ hơn nên tôi cho nó là kể chuyện. Thấy sao kể lại vậy. C̣n
Truyện phát âm khó hơn. Nói phải uốn ẻo hơn. Tôi muốn Truyện của tôi
phải chuyên chở bề dày và sự nặng kư của bàn viết ngôn ngữ. Với riêng
tôi Truyện sẽ chuyên chở hai ba nghĩa. Có chỗ cho ẩn dụ. Có chỗ cho
trí tưởng và trí sáng tạo của người đọc. Là nơi chốn lao phóng rộng
răi của bộ môn Văn của Tiếng Việt. Thấy vậy mà không phải vậy, là chủ
ư của tôi khi đặt "truyện" Kỷ niệm Với Mỵ Ánh. Mà tôi gọi đó là lối "viết
lập thể". Để cho người đọc có thể tham dự vào tác phẩm một cách chủ
động hơn. Tôi mong sự thành công của tác phẩm hạnh là sự thưởng ngoạn
được từ nhiều phía, từ nhiều loại độc giả. Mà tôi đă t́m thấy tiếng
Việt rất phong phú chữ nghĩa để tạo cơ hội cho một thế viết Truyện
này.
Chuyện với tôi là kể chuyện, một loại story teller của Tây Phương.
Nghĩa là thấy sao kể lại y hệt. Càng y hệt càng tốt. Trong tinh thần
này, các quyển tự chuyện là đúng nghĩa nhất. Nếu tác giả viết lại câu
chuyện, th́ tác giả cũng mang theo cái tinh thần càng giống sát thực
tế ngoài đời chừng nào càng đạt mục tiêu của tác giả chừng đó.
Tôi bị ám ảnh bởi những đời sống, những con người thật, những câu
chuyện thật ngoài kia. Mà khi mang nó vào cơi viết, tôi cố đến gần
sự thật của đời sống càng tinh tế chừng nào, càng tốt. Văn chương
và nghệ thuật ở đây phục vụ cho Sự Thật của Con Người và Đời Sống.
Chuyện là một sự chạy đuổi đời sống. Tôi kể lại một câu chuyện có thật
100% hay 70% ngoài đời kia. Tài năng của tác giả ở cái chỗ "Kể Như
Thật" và có độc giả nghe theo ("nghe cứ như thật!"). Dĩ nhiên có
rất nhiều câu chuyện thật hay ho ngoài đời sống phong phú kia.
Nhưng một tác giả được đánh giá là sư phụ viết Chuyện th́ càng nắm bắt
được Sự Thật của đời sống, càng sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật
tài hoa để mô tả lại Sự Thật th́ tác phẩm càng đạt được năng lực giá trị Chuyện
Một trong những hạn chế của Chuyện theo tôi, Chuyện chỉ có thể nên
được viết bởi nhân vật chính trong cuộc, hoặc bởi tác giả ngay
chính trong thời đại đó. Ví dụ Thụy Vũ sống trong thời lính Mỹ
sang Miền Nam Việt Nam khoảng thập niên 1960 và 1970, nên
tương đối Thụy Vũ sống và viết sát với những nhân vật Lao Vào Lửa
hơn. Nhă Ca về Huế và bị kẹt lại Tết Mậu Thân ở đó, nên
Giải Khăn Sô Cho Huế là chuyện sát với đời Thật hơn.
V́ không phải là tự chuyện, nhưng mức độ sát với Sự Thật của
con người và khung cảnh Huế Tết Mậu Thân 1968 trong
Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhă Ca sẽ được đánh giá cao hơn
là một tác giả Mỹ chưa đến Việt Nam.
Vai tṛ của Tưởng Tượng đóng một nhiệm vụ khá lớn trong Truyện.
V́ Truyện được giải phóng bởi sự Tưởng Tượng, cho nên Truyện
ít biên giới hơn.
Khi viết Truyện, tôi tha hồ pha chế sự Tưởng Tượng vào đấy.
Khi dựng nhân vật Mỵ Ánh tôi không nghĩ đến một nhân vật nhỏ
bé ngoài đời kia, mà tôi hoàn toàn xử dụng các mô típ tâm lư xă hội
Việt Nam, một đại tượng nhân vật, để làm nền cho Mỵ Ánh.
Nói tóm lại Mỵ Ánh chính là tâm lư tâm linh tập thể đất nước
Việt Nam. Nhân vật Tôi, Quang, là đại diện cho Miền Nam.
Và cái bối cảnh sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam năm 1975
là sườn chính câu chuyện mà tôi dùng để phân tách cho cái chết
của một tập thể Việt Nam vào thời điểm lịch sử đó. Kỷ Niệm
Với Mỵ Ánh là một truyện lịch sử
Kiếm Hiệp của Kim Dung ứng hợp vào mẫu Truyện của tôi tối đa.
V́ dù nói truyện nào giống nhân vật nào ngoài đời đi chăng nữa,
nhưng v́ mô típ viết của tác giả là pha chế óc tưởng tượng vào
Đời Thật của các nhân vật nhiều qúa, dù các nhân vật có thể
có thật, cho nên cái sự Không Thật của tác phẩm chiến thắng.
Mà khi sự Không Thật làm nền tảng cho sự viết của tác giả,
tôi liệt loại sáng tác ấy là Truyện
Truyện Cô Gái Đồ Long hoàn toàn hướng dẫn bởi óc tưởng tượng.
V́ những kỹ thuật viết truyện kiếm hiệp cùng những pha
đấm đánh giang hồ khiến cho nhân vật được biết là nhân vật thật,
Chu Nguyên Chương, thành khó tin là "chuyện" Chu Nguyên Chương có thật.
Theo như trong Cô Gái Đồ Long, Trương Vô Kỵ bỏ đời đi theo
Triệu Minh không chịu đi lên làm bang trưởng Cái Bang. Nên Chu
Nguyên Chương, một thủ lănh khác mới có cơ hội lên giành chức
bang trưởng Cái Bang. Và sau này trở thành người đánh đuổi quân
Nguyên, thống nhất nước Trung Hoa và lên làm vua, tức là Minh Thái Tổ
Khi viếng thăm thành phố Nam Kinh bên Tàu, tôi có đến thăm viếng lăng mộ
của Minh Thái Tổ. Nhưng cái ng̣i bút tưởng tượng thần sầu của
Kim Dung đă đẩy nhân vật Minh Thái Tổ lên xa qúa đời thường.
Nên mặc dù đứng đấy nh́n lăng mộ của Minh Thái Tổ ở đất
Nam Kinh nước Tàu và được nghe giải thích là nhân vật Minh Thái Tổ
có thật, tôi vẫn thấy nhân vật Minh Thái Tổ của Cô Gái Đồ Long
là một nhân vật Truyện.
Như vậy chẳng qua là v́ nghịch ngợm chơi với "chữ nghĩa và tác
phẩm" mà tôi đà đặt ra Truyện với Chuyện khác nhau như thể nào.
Điều này hoàn toàn là do tôi dựng lên cho nhu cầu sáng tác của tôi
Đây cũng chỉ là một ngẫu nhiên phát xuất ra trong sự giao thiệp giữa
tôi với Viết và Tiếng Việt. Chỉ v́ thích chơi với cái âm tr của truyện
và ch của chuyện mà tôi dựng thành kỹ thuật viết riêng ḿnh
Tuy có theo học các lớp dạy về kỹ thuật sáng tác ở các đại học Mỹ,
nhưng các lớp kỹ thuật viết (creative writing) của Tây Phương
không tạo nên cú đột phá trong tôi như khi tôi ngồi ngẫm lại
hai âm tr và ch trong tiếng Việt
Đó là một bí mật của ngôn ngữ và sáng tác.
Đẻ từ một quốc gia mà lịch sử u mê đần độn đi v́ chiến tranh. Đến từ
một xứ sở mà bản chất cứng đầu của chị nông thôn và của anh kẻ biển đă
sẵn sàng làm chết hoặc làm tụt hậu lịch sử để biểu dương anh hùng tính
của ḿnh. Chỉ cho đến lúc tách ra được khỏi cái cuống rún gọi là Tổ
Quốc ấy, tôi mới nh́n lại được một sự choán ngợp của lịch sử Việt Nam
trên tôi.
Như một kẻ đă lỡ mặc cạn với ám số quốc gia ḿnh khi câu thúc hối về
những khổ đau vĩ đại mà tôi đă lăn lộn cùng dân tộc tôi đă chưa giết
chết tôi. Tôi đă sống qua thây những thanh niên hào hoa trẻ đẹp làm
phân bón cho chiến trường. Tôi đă sống trong hàm răng cá mập của những
tay buôn bán chiến tranh quốc tế. Tôi đă bơi được trong đường tơ kẽ
tóc may mắn để giật cho ḿnh một phần số phong phú như ngày nay.
Nên tôi biểu tôi hăy đi đi. Nên tôi biểu tôi hăy lên đường phóng cho
đến bất tận những chân trời của chữ nghĩa tiếng Việt. Tôi biểu tôi hăy
viết đi hỡi cô nhỏ cứ ngần ngại măi trong niềm lương thiện không lớn
nổi kia. Chỉ khi viết cho hết những ám ảnh về những điều lớn lao ấy
tôi mới nhẹ tấm ḷng ân oán với quả đấm vào thinh không và quả đấm vào
cái cơi người hỗn loạn mang mang này. Chỉ khi viết tôi mới rửa sạch hết
những ân oán với lịch sử. Chỉ khi viết tôi mới xông xáo tấm ḷng lương
thiện cạnh kẻ độc tài đă xô đẩy bạn hữu ân nhân kẻ lành người thân của
tôi xuống cái vực thẳm vô bờ vô đáy của tàn ác chiến tranh.
Nếu tôi đă sảng khoái t́m được tiếng Việt và kỹ thuật viết của ḿnh để
tung hoành tác phẩm. Th́ tôi đă phải đau đớn để kinh nghiệm về những
mặt khác của nội dung tác phẩm như điều mà nhiều người đă nói và đă
mong chờ. Ở đây là một kinh nghiệm nhiều khi chỉ c̣n thu vén ở một
sự phiêu lưu. Có thể gọi là ḷng can đảm, có thể gọi là sức mạnh tinh thần,
hay là một sự già họng.
Bản chất tôi là một người yếu đuối về thể xác. Tôi thuộc loại đàn bà
không thể nói lâu và nói nhiều. Tôi thường bị những cơn mệt mỏi thân
xác ủ ê cả nửa tháng. Một tháng thiên hạ có ba mươi ngày khỏe mạnh.
C̣n tôi th́ chỉ được mười lăm ngày. C̣n lại mười lăm ngày đằng trước
và đằng sau ngày kinh th́ cơ thể tôi rầu rĩ dễ buồn dễ giận. Suốt ngày
th́ chí thích đi nằm. Tôi chỉ có thể sáng tác sung măn vào mười lăm
ngày de xa cái chu kỳ kinh nguyệt kia.
Tôi đă muốn viết nhiều hơn mà không viết nổi. Đến khi có con. Trời đất
ơi. Tôi gần như kiệt lực. Giờ đâu dành để chơi với con. Giờ đâu dạy
con học. Giờ đâu ngủ với chồng. Giờ đâu đi làm việc. Giờ đâu để mà viết.
Tôi nghe nhiều người đàn ông thành công nhờ vợ. Nhiều bà vợ đánh máy
nhưng bản thảo cho những ông chồng nhà văn. C̣n tôi chỉ ước ḿnh
có mấy chục cánh tay và vài chục đôi chân khỏe mạnh. Cái sức mạnh
về thể xác chỉ là bước đầu để tôi biện hộ về một thứ sức mạnh tinh thần
mà tôi cần thể tích của nó vĩ đại lắm th́ mới đủ can đảm chạy đuổi theo
con đường viết lách.
Viết về chiến tranh. Đó là một cuộc phiêu lưu khi tôi thoát hồn ḿnh
từ một tâm hồn đơn sơ để xỏ ḿnh vào trong một linh hồn của kẻ gây sự
chiến tranh.
Tôi đă có lúc tự ḿnh ở vào tư thế một vị thống soái chỉ huy chiến tranh.
Tôi đă thử đặt ḿnh vào vị thế ông trùm CIA Mỹ để tham chiến Việt Nam.
Tôi đă ở vị thế của một anh nông dân ôm ḿn đi giết người, nhân danh
ḷng yêu quê hương.
Một khi đă tự ḿnh mọc ra những cái ṿi để có thể nối kết tôi vào
những bề mặt của tâm hồn con người mà ḿnh chưa bao giờ có thể tưởng
nổi, lúc đó tôi mới thấy tôi cũng có thể tiềm ẩn những ác tính để trở
thành một thứ ác quỷ như những kẻ giết người kia.
Tôi đă học hỏi được ǵ về sự thật của cuộc chiến đó. Tôi đă học được
rằng người ta có thể chết đi v́ những danh tự mà người ta không hiểu
ǵ cả. Những người dân quê hai miền Nam Bắc đă chết v́ "Chính Nghĩa".
Những người dân quê ấy đă được dùng làm phân bón cho một xứ sở chiến
tranh triền miên đến phát sợ. Họ chết đi. Bản quốc ca của hai miền
được cất lên. Tiếng hát như những lớp ám khói che phủ lấy mảnh đất và
linh hồn họ phía dưới.
Đục thủng qua cái lớp ám khói ấy ở một nơi nào đó ở những bộ chỉ huy
cao cấp nhất ở Moscow và Washinglon D.C. Người ta tính toán nên thắng
và thua như thế nào để quyền lợi nước Mỹ nước Nga được chứng minh. Ở
đây cái chết của những sư đoàn người Việt Nam không đụng đến sợi lông
chân của họ.
Đó là một cuộc chiến được tính toán bằng những sợi dây quyền lợi và
một sự khoe trương sức mạnh từ những nơi xa xôi như Moscow và Hoa
Thịnh Đốn.
Đó là những người lính miền Bắc và miền Nam Việt Nam đă chết vị bị bắt
đi quân dịch, v́ bị động viên. Những chính sách động viên, quân địch,
nghĩa vụ ấy đă được được xướng bởi những tay người Mỹ soạn thảo chiến tranh mà
khi cần người Mỹ có bản đồ từng xóm từng quận từng tên đường của bất cứ mảnh
đất xó xỉnh nào của xứ sở Việt Nam. Người Mỹ biết cái xứ Chắc Cà Đao nằm ở
đâu và khi cần người Mỹ có thể biết được nguồn gốc của từng nông dân Mít hay
nông dân Xoài như thế nào.
Hai mươi năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc mời bạn hăy nghe một
dư âm của nó như sau:
Vào cuối năm 1994. Một thượng nghị sĩ ông John Kerry, đă từng ra ứng
cứ tổng thống Mỹ, đi Việt Nam để nói chuyện thiết lập bang giao lại
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông đại diện dân này đă tuyên bố vào ngày 17
tháng 11 năm 1994 ở Hà Nội như sau: Ông phản đối việc nối kết vấn đề
Nhân quyền với việc b́nh thưởng hóa bang giao. Ông nói vấn đề Nhân
quyền ở Việt Nam chưa bao giờ được cột với vấn đề bang giao giữa hai
nước. Và chúng ta cũng không nên bắt đầu nó ở thời điểm này.
Đại diện của một xứ sở trước đó ba mươi năm đă nhân danh bảo vệ nền tự
do thế giới để đổ bộ lính lên thềm đất Việt Nam. Sau đó nhân danh
quyền lợi nước Mỹ không gỡ gạc ǵ được trong cuộc chiến ấy nên đă phủi
tay, Chiến Tranh Hóa Việt Nam, để mặc kệ cho hai miền Nam Bắc Việt Nam
uưnh nhau. Hai mươi năm sau nữa lại có hạnh xách rằng th́ là Nhân
Quyền của người Việt Nam không là cái thá ǵ so với mấy bộ xương khô
của lính Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam, nơi bàn hội nghị quốc gia
đại sự ấy.
Những người đàn ông lănh tụ miền Bắc Việt Nam đă quá ngu
dốt khi tiêu hủy những thế hệ thanh niên trai trẻ tươi tốt cho cuộc
truyền bá chủ nghĩa của Đảng Cộng Sản ở Việt Nam. Nhưng c̣n những
người đàn ông lănh tụ miền Nam Việt Nam th́ đă quá ngây thơ khi tin
chắc rằng có một chính quyền ở một nơi xa xôi nào đó sẵn sàng bảo vệ
Tự Do Chính Nghĩa v́ ḿnh và cho ḿnh?
Trong cái gọi là trật tự cuộc đời này, cho đến giờ phút này trật tự ấy
vẫn là thứ trật tự của những người đàn ông lănh tụ thế giới mà mỗi tập
đoàn thống lănh một quốc gia và thổ ngơi riêng để đ̣i thiết lập trật
tự theo ước muốn quyền bính của họ.
Và đó là nguồn gốc chiến tranh. Và đó là một sự thật!
Càng nỗ lực đi t́m một giải thích về chiến tranh. Tôi càng thấy ḿnh bị
gạt văng ra ngoài. Càng muốn hiểu về chiến tranh tôi càng thấy giữa
tôi và những nhà chính trị độc là một khoảng cách vô cùng vĩ đại.
Như vậy giữa tôi và nhà chính trị độc làm thế nào để gần lại được với
nhau để chung sống trong một thế sống mà nhà chính trị độc kính trọng
tôi và tôi kính trọng ông ta.
Cái kinh nghiệm bị gạt văng ra ngoài là kinh nghiệm mà tôi đă cảm nhận
được từ lúc như trí khôn để biết rằng ḿnh là một đứa con gái, rằng ḿnh
sinh ra từ giai cấp bị trị, rằng ḿnh sinh ra từ một xứ sở chưa phát triển kinh tế ...
Nhưng tất cả những điều này không mắc mớ ǵ đến việc phát biểu của tôi.
Có nghĩ được như vậy tôi mới liều mạng viết.
Khi cầm bút viết, nỗ lực của tôi là t́m kiếm những mối giao tiếp giữa
tôi và những nhà chính trị độc này ư ? Tôi nghi ngờ lắm. Đă có bao
nhiêu người trước tôi làm điều này. Đă có vô số những người cầm bút từ
nhiều nơi nhiều góc đời trên thế giới đă lên tiếng.
Tôi cũng muốn tin cũng có nhiều v́ sao nở đẹp trong bầu trời tăm tối
đầy dẫy bạo động tham tàn của thế giới này. Tôi thường bâng khuâng
về những điều tôi đă được dạy bảo, mà khi lớn lên đi vào đời, tôi thấy nó
không có một chỗ nào để mà dựa cẳng vùng vẫy trong cái cuộc đời mà bản
chất vẫn là kẻ mạnh trấn áp kẻ yếu này.
Ví dụ như "tương nhượng" một nguyên tắc tinh thần mà tôi đă học hỏi được
từ nền văn hóa cổ truyền Việt Nam để người ta có thể chung sống ḥa
b́nh với nhau. "Một Sự Nhịn Chín Sự Lành" là câu ca dao mà mẹ tôi đă
dạy tôi từ những năm thơ ấu. Nhưng điều này rất vắng mặt trong lịch sừ
của những kẻ chiến thắng thế giới này. Nhân loại cho đến giờ phút
này vẫn man rợ ở chỗ là kẻ mạnh ḷng gây hấn và ḷng ác độc là những
kẻ bá chủ. Nhân loại cho đến giờ phút này vẫn chỉ nền văn hóa may mắn
quất chửng những nền văn hóa thiếu may mắn. Nhân loại cho đến giờ
phút này con người vẫn chưa văn minh đủ để tương nhượng, kính
trọng, và chấp nhận văn hóa lẫn nhau.
Tôi là đứa con gái đàn bà đă ra đi và đă trở về với điều người ta gọi
là t́m về "Ngôn Ngữ Mẹ". Cuộc ra đi trắng tay. Không thần tượng đề ngợi
ca không lănh tụ để tôn thờ. Nên có đôi tay cô đơn nhưng thanh thản để
thêu dệt nên tác phẩm mới. Rồi đă trở về khi đời ḿnh đến ngày khai
hoa nở nhụy với tiếng réo mời của thảm chữ giới hạn. Trở về với mấy
chục năm sống sót nặng nề trên mặt đất. Trở về với một tấm ḷng thổn
thức tiếng hát xanh lung liêng bóng h́nh ḿnh ngây thơ và ảnh ảo những
nhà chính trị độc với nhau nhạt nḥe thứ ánh sáng tối và âm thanh câm.
Nhưng tôi đă lỡ bay xa ngái. Tôi không c̣n là đứa con gái đơn sơ vùi đầu
vào t́nh yêu khóc vàng vơ như năm nào vừa mới lớn cam chịu số mệnh bị
đồng hóa t́nh yêu là đàn bà đàn bà là t́nh yêu.
Tôi từ chối những cái nhăn hiệu. Tôi tháo gỡ những gông cùm. Tôi đốn
ngă những cánh cửa nô lệ. Tôi cởi bỏ những chiếc voan nhung "thiên tính
nữ" êm ái và tự ḿnh bước vào đời b́nh đẳng như mọi người.
Khi những đứa con gái đàn bà biết đặt những câu hỏi về bản thể ḿnh và về bản
chất của cuộc đời là lúc nhân loại cần một cuộc cách mạng mới.
lê thị huệ
(trích Khởi Đi Từ Ngây Thơ Để Đến Gần Sự Thật, xuất bản năm 1995.
Bản trên gio-o 7-2008 có sửa chữa và bổ túc)
1. Puella, tiếng La Tinh là con gái ngây thơ