photo: www.vnafmamn.com/photos/t54-2

 

lê thị huệ

KỶ NIỆM VỚI MỴ ÁNH

 

truyện vừa

 

Về đến nhà, tôi đi xuống pḥng ăn dùng bữa trưa.

Cái bàn ăn kê sát cửa sổ. Trên bàn đĩa rau muống chụm lại. Mấy khoanh cá chiên dầm ḿnh trong lớp sốt cà đỏ. Bát canh tía tô không c̣n bốc hơi. Trên thành cửa sổ, lớp kính cũ khói bếp phủ vàng ám, hai cái gà mên cơm sắp sẵn c̣n đấy. Ngoài cửa kính bầy kiến đen nối đuôi nhau chạy thành hàng dài xéo ngang cửa sổ.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế dài ở bàn ăn. Cô Sáu đến cạnh và ngó ra cửa sổ. Cô mập và lùn, bệ vệ trong chiếc áo len nâu. Mái tóc của cô đă ngả mầu muối tiêu. Cô nh́n qua hai cái gà mên cơm. Cô ngó cái ngơ sau ngoài cửa kính. Từ cửa sổ chạy dài ra tới cổng sắt. Không bóng ai.

- Kiến ḅ lên nhà vậy chắc trời sắp giông. Cô quay vào và nói.

Cái ghế đối diện chỉ c̣n hai người, Lục và Thắng. Chiếc bàn dài và rộng b́nh thường ép chứa có đến tám hoặc mười tên sinh viên ăn cơm tháng. Giờ chỉ c̣n ba mạng. Thắng và Lục ngồi dềnh dàng một mặt. Tôi ngồi mặt bên này.

- Ăn đi. Cô Sáu bưng đĩa thức ăn tiếp cho tôi và nói. Mày có thấy cậu Hoàng với cái cô dạy Đoàn Thị Điểm ở đâu không?

- Họ chưa lấy phần cơm à. Tôi nói.

- Không thấy đâu hết.

- Dzông rồi. Lục nói bâng quơ.

Lục trạc giữa tuổi ba mươi lăm. Mặt choắt. Có hàng ria mép dầy và rậm. Hai con mắt hí. Đội một chiếc mũ sụp mặt. Lục mặc hai ba lớp áo và người toát ra mùi mồ hôi dầu, nặng. Anh chàng đang bưng bát canh lên húp. Đặt cái bát xuống bàn, xít xoa miệng rồi nói lần nữa.

- Dzông rồi. Giờ này mà chưa đến là chắc dzông rồi bà già ơi.

Cô Sáu nh́n qua Lục. Mắt cô mài mại, hơi bị lé, nên không rơ là cô đang nh́n Lục hay đang nh́n khoảng không.

- Sao mà mày biết? Cô nói.

Lục cười hích hích, húc tay Thắng và nói:

- Hích hích…Bà già ớn rồi đó mày.

- Bà già sợ không bà già? Thắng cười phụ họa với Lục.

Lục họ hàng với cô Sáu phía bên chồng. Người chồng quá cố của cô Sáu là anh của cha Lục. Tôi và Thắng là cháu ruột của cô Sáu. Cô không có con. Cô ở đây trông coi ngôi nhà của cha tôi và nấu cơm tháng cho bọn nam sinh viên trọ học ở kư túc xá gần đây.

Thắng và Lục tiếp tục cười và hỏi tới cô Sáu. Thắng là cái ǵ tươm tất, bắt mắt, trái ngược với Lục.

Thắng giữa tuổi hai mươi lăm. Để tóc dài điệu nghệ theo thời trang của thanh niên thời ấy. Những năm đầu thập niên bảy mươi. Thắng cao và to con. Mặc áo sơ mi sọc mới c̣n nguyên nếp, để hở hai nút ở ngực.

- Việt Công sắp về rồi đó. Thắng nói.

- Ban Mê Thuột mất rồi. Lục nói. Đài BBC Luân Đôn nói sáng nay đó.

- Mấy cái đài quỷ đó. Ưa loan tin rước giặc. Cô Sáu nói.

- Không phải đài BBC thôi. Đài giải phóng cũng loan nữa đó. Bà già.

- Ối. Cô Sáu x́ một tiếng. Cái ngữ đó chỉ có mày nghe chớ ai mà nghe.

Tôi đẩy qua đẩy lại những hạt cơm trong bát. Thức ăn hơi khô đối với tôi. Trời hầm. Không chút gió. Lục và Thắng ăn ngon lành. Hai đôi đũa kêu lách cách.

- Đánh chiếm luôn bộ Tư Lệnh sư đoàn 23 với tiểu đoàn khu rồi đó bà già. Lục nói. Tây Bắc th́ một trung đoàn có trọng phái với cao xạ yểm trợ.Tây Nam th́ một đại đội xe tăng với một tiểu đoàn bộ binh theo quốc lộ 14 tiến thẳng vào Ban Mê Thuột. Phi trường cháy trơn trụi rồi. Hích hích…Mày coi ḱa Thắng. Bà già ớn rồi ḱa. Coi ḱa.

Cô Sáu nh́n Lục. Không biết cô đang nh́n Lục hay đang nh́n khoảng không. Cô nói:

 - Thôi. Thôi. Dịch vật ở đâu. Tao không muốn nghe…

Cô đứng dậy và bỏ đi ra ngoài.

Lục và Thắng nh́n theo cười húc hích.

- Giờ này c̣n học hành ǵ nữa, anh Tư. Thắng quay sang nói với tôi.

- C̣n lai rai. Tôi nói.

 - Cái xứ Đà Lạt này buồn hiu. Anh ở đây có mục ǵ không anh Tư.

 - Hầy. Hỏi đây này, Lục nói. Để tối tao dẫn mày đi.

Khi cô Sáu trở vào, cô nói với tôi:

 - Ăn lẹ lên. Cái thằng này ngồi hết cả buổi chưa hết chén cơm.

- Anh Tư ăn từ từ. Tụi nó ăn hết à. Thắng nói.

- Bữa nay cơm ngon. Bà già. Lục vỗ tay lên bụng và nói.

Khi tôi đi rót nước uống, cô Sáu ghé vào tai tôi:

- Cô có chuyện muốn nói với mày.

Măi đến tối. Sau bữa cơm chiều. Lục và Thắng ra khỏi nhà. Cô Sáu ngồi với tôi trong pḥng ăn.

 - Cháu tính làm sao. Cô Sáu nói. Nó ở lỳ luôn ở đây. Gặp thêm thằng Thắng. Họp lại thành một cặp. Tao không muốn nó ở đây chút nào cả.

- Th́ cô nói với chả.

- Nó mở cái giọng y hệt thằng cha nó. Giọng liều mạng.

- Nói từ từ. Nó thấm vô trong đầu của người ta

- Mày tưởng nói mà được hả.

- Thấy cái nào đúng th́ làm. Biết sao hơn.

 - Thứ đó, cô Sáu x́ một tiếng, tao sợ là cầm gậy đuổi nó c̣n chưa đi nữa chớ ở đó mà nói.

Dừng một lát cô Sáu nh́n trước nh́n sau rồi ghé gần tôi. Cô nói:

- Mày biết thằng Thắng nó nói với tao ngày hôm qua cái ǵ không. Nó nói cha thằng Lục gặp cha nó ở trong này.

Tôi quay người:

- Cái ǵ? Chú Bảy đi tập kết mấy chục năm nay không nghe tin tức ǵ cả. Sao giờ ở trong Nam.

Cha tôi là thứ Ba, chú Tư và cô Năm đă mất, đến cô Sáu, rồi đến cha Thắng là thứ Bảy. C̣n cha của Lục đă từng bị bắt rồi thả, thả rồi bắt v́ tội hoạt động cho cộng sản ở dưới vùng quê tôi.

Lục trốn quân dịch. Mang trong người giấy khai sanh giả mười bảy tuổi. Nên không ở yên một nơi. Sống lay lất, ẩn nấp nay chỗ này mai chỗ khác. Mấy tháng nay Lục lên Đà Lạt. Thỉnh thoảng ghé về ngủ trong nhà xe. Tuần lễ nay Thắng lên đây. Lục về đây thường xuyên hơn. Ban đêm ngủ ở đây. Ban ngày có khi ăn cơm với Thắng ở đây luôn. Bọn sinh viên vẫn thường ăn cơm tháng chiều nay chỉ có hai người đến. Ăn xong họ chào cô Sáu. Ngày mai họ rời Đà Lạt.

- Ngày mai không c̣n ai ăn cơm tháng nữa. Tôi nói. Cô đừng nấu nướng bày vẽ ra th́ thôi chứ ǵ. Để cháu tự lo lấy cũng được.

- Th́ cũng toàn là con cháu trong nhà cả. Cô Sáu chép miệng và nói. Làm vậy hóa ra ḿnh ăn ở thất nhơn thất đức.

Đây không phải là lần đầu tiên cô Sáu lầu bầu về Lục. Trước khi về nhà ăn tết. Tôi dặn với cô nếu muốn yên th́ đừng tiếp. Đừng bày vẽ nấu nướng cho Lục để tránh  những bực ḿnh. “ Nó nói nó vào rửa cái mặt. Cô Sáu kể lại. Rồi nó ngồi nó nói chuyện con cà con kê. Nó nói tết nhất mà tao ở đây một ḿnh. Không con không cháu. Không ai chăm sóc tao cả. Thôi để nó ở đây cho có đứa này đứa nọ. Nó về rồi nằm ĺ cả tháng ở đây.” “Rồi cô có nói với chả điều ǵ không?” Tôi nói. “Tao nói xa nói gần mà nó không đi.” Cô Sáu nói. “ Rồi Cô nấu cơm cho chả ăn.” Tôi nói “Tao có nấu cho nó đâu. Tao nấu cơm để sau bếp. Nó ngủ riết thôi. Hễ đến lúc tao không có sau bếp. Nó dậy lục cơm nguội. Ăn xong rồi là đi. Đến tối lại về. Chậc. Th́ nó cũng con cháu trong nhà cả. Tao không muốn ăn ở thất nhơn thất đức. Tao không muốn ác nhơn với người nào…”

Tôi đứng dậy. Định đi về pḥng. Cô Sáu nói:

- Coi bộ nó rành lắm Quang ơi. Mày đi học. Tụi nó ngủ ṃi người. Dậy xuống bếp. Tao nấu ăn. Nó ngồi nó ra rả cái họng cha thằng Thắng bây giờ chỉ huy cái ǵ. Ôi thôi nó c̣n kể lô họ nội họ ngoại nó giờ làm chức to chức nhỏ ǵ bên bển. Nó c̣n nói cả chuyện cha mày với cha thằng Thắng không đội trời chung.

- Khi nào chả về. Tôi nói.

- Về đâu. Cô Sáu nói

- Về dưới.

- Ở đó mà về. Nó nói nó ở đây. Cha nó nói cứ ở yên đây không sao hết. Nó c̣n nói hễ tao với mày mà chạy. Đưa ch́a khóa cho nó. Nó giữ nhà cho.

 


www.belleindochine.fr

 

Khi tôi giật ḿnh thức dậy. Những tiếng súng rầm mạnh như tiếng đại bác từ xa vọng lại. Từ qua tết, những tiếng súng dội vào thành phố thường xuyên hơn. Mọi người đều biết có những cuộc giao tranh giữa cộng quân và quốc gia đang diễn ra khắp nơi. Những tiếng súng đă không chỉ c̣n làm giật ḿnh giấc ngủ nữa. Mà nó c̣n gia tăng nỗi ám ảnh về những cuộc di tản từ cao nguyên về đồng bằng đang xảy ra ở Ban Mê Thuột.

Dạo ấy thỉnh thoảng tôi thức dậy nửa đêm. Tôi viết lách lăng nhăng. Viết vài cái truyện ngắn và làm vài bài thơ. Tôi lấy một cái bút hiệu rồi gửi đi cho các báo. Hai cái truyện ngắn tôi gửi đi cho những tờ báo văn nghệ đă được trả lời là cần cố gắng hơn. Những bài thơ th́ tôi chưa gửi đi đâu cả. Cảm thấy chúng là điều ǵ riêng tư quá. Phần lớn là những bài thơ tôi làm dạo gần đây mà Mỵ Ánh là một khởi đầu. Những bài thơ với những điều tầm thường mà tôi đă ngại ngùng tỏ lộ với Ánh. Một thằng con trai thường che dấu và ít nói như tôi chỉ có thể làm thơ khi trốn nhủi trong pḥng một ḿnh. Và thường th́ cũng say sưa đọc thơ của ḿnh khi không có ai.

Câu chuyện bên bờ hồ với Phan chiều hôm trước lại hiện về. Phan lớn hơn tôi mười mấy tuổi. Anh là một họa sĩ nhưng chưa có một cuộc triển lăm nào. Trong pḥng anh đầy những bức tranh chưa trưng bày ở đâu. Và vô số những đĩa nhạc cổ điển. Tôi vẫn thường đến pḥng anh nghe nhạc mỗi khi có giờ rảnh. Buổi chiều khi đến nhà tôi thấy anh đang dọn dẹp. Anh rủ tôi đi dạo một ṿng bờ hồ. Anh dừng lại bên mái gỗ ch́a ḿnh trên mặt nước. Bên kia là đồi Cù xanh lướt thướt. Dưới kia là phố chợ lao xao. “ Cậu nh́n thấy mầu ǵ trên mặt hồ?” Anh hỏi tôi. “ Màu xanh” Tôi đáp. “ Có bao giờ cậu nh́n thấy một màu sắc trong giấc ngủ chưa. Tôi gật gù. Không đáp. “ Cậu có thể tưởng tượng, Phan tiếp, một chàng trai họa sĩ nằm mơ thấy được một mầu mà khi thức dậy không thể nào pha nổi cái mầu mà ḿnh đă nh́n thấy trong giấc mơ ấy.’

Phan vỗ vai tôi và nói: “ Tôi sắp đi xa. Tôi sẽ bỏ Đà Lạt và đi xa một thời gian. Tôi đă từng bỏ đi nhiều lần. Nhưng rồi cứ ḷ ḍ trở về lại. Cậu biết không. Năm tôi mười bốn tuổi. Từ nhỏ đến lớn chưa rời Đà Lạt bao giờ. Tôi c̣n nhớ một lần nằm bên đồi Cù nh́n về dăy núi con voi kia và cứ tưởng qua khỏi dăy núi kia là thấy biển. Chuyến phiêu lưu đầu tiên tràn đầy thất vọng. Từ đấy tôi đă làm nhiều chuyến ra đi. Nhưng rồi cứ lại ḷ ḍ trở lại thành phố này. Cái thành phố thơ mộng đă ép nát tim ḿnh chảy ra.

Cậu nh́n xem. Đà Lạt ḱa. Một cái mầu hấp hối đang bao trùm lấy nó. Điều ǵ sắp sửa xảy ra. Đà Lạt đang ngoi lên như thủy triều. Lóe lên. Để trước khi trở thành một thứ ánh sáng tắt.”

Tôi đă vỗ vai anh và cười cười, nói: “ Về kiếm xị rượu uống vô rồi nói tiếp.” “ Cậu thắc mắc tại sao à. Phan khẩy khẩy mấy đầu ngón tay và nói. Cái gọi là sáng tạo đó nếu có điều ǵ lôi cuốn hấp dẫn th́ đấy chính là một khả năng tiên tri mẫn mẫn cảm ấy. Nhưng chính cái khả năng ấy làm cho hắn đau khổ hơn về sự tàn tật của hắn, về sự bất lực của hắn trước thực tế cuộc đời. Cậu mới lớn. Nói cứ nghệch mặt ra thế kia th́ hiểu chó thế nào được.”

Căn pḥng bên cạnh. Có tiếng cục kịch. Rồi tiếng của Thắng và Lục ồn ào và đèn bật sáng.
      

Họ nói lớn với nhau. Tôi nghe rơ. Thắng nói.

- Tôn ông lên hàng đại ca. Đại ca ṃ đâu ra chỗ này. Được quá chứ.

- Ở cái xứ Đà Lạt này. Không có mục này. Tao ở sao được.

- Đại ca chịu con nhỏ đó quá hả?

- Nó chơi khi nào cũng mặc áo dài trắng quần trắng xách cặp bước dzô.

Cứ làm như đi học. Sinh viên sinh nữ ǵ. Đụng tay tao th́ sinh ǵ cũng đi tuốt luốt. Cái khu đó gần trường chiến tranh chính trị. Tao phải chi bộn mới giật được nó trên tay mấy thằng lính Chiến Tranh chính trị.

Thắng cười lên răng rắng. Rồi nói.

- Tui hả? Tui chịu món khác.

- Dzị hả?

- Cỡ lanh chanh ưa làm ra vẻ gay cấn. Tui khoái trị mấy chị này.

- Bà già mày dạy mày.

- Bả hả. Nhà chứa của bả đủ loại. Bả nói tụi nó có biết ǵa trẻ ra sao đâu.

- Đế quốc Mỹ rút rồi. Bả vẫn c̣n làm ăn à? Lục nói.

- Lai rai. Thắng nói.

Lúc đầu tôi ngồi dựa sát vào tường và đọc lại bài viết. Một lúc sau tôi vừa hút thuốc vừa lắng nghe câu chuyện. Rồi tôi tắt đèn nằm sát vào vách tường lắng nghe cho rơ hơn tiếng nói tiếng cười của Lục và Thắng.

Trong bóng tôi tôi lắng tai nghe rơ chuyện giữa Lục và Thắng về ngôi nhà thổ mà họ vừa đi chơi  về. Một đứa con trai hai mươi tuổi như tôi đây là thế giới đầy kích thích. Thắng có vẻ rành rẽ. Hắn mô tả lại những kinh nghiệm đáng nhớ của hắn ở cái bar của mẹ hắn ngoài Qui Nhơn.

- Bả nói mày làm sao. Lục nói.

- Bả hả. Bả nói tui không được cái ǵ hết.

- Tướng mày coi cũng ngon. Đóng xi nê được.

- Tui có ngón của tui. Thắng nói.

- Ngón ǵ? Lục hỏi.

- Ngón Nhất Dương Chỉ. Thắng nói và cười lên răng rắc.

Rồi tiếng của Lục đồng ḥa âm. Tiếng cười của họ rung rinh không gian. Pḥng bên cạnh cô Sáu vẫn ngáy lớn. Ngoài kia tiếng súng vẫn thỉnh thoảng ầm ầm. Không hạ xuống.

Tôi không thể nói rằng tôi không để ư đến Thắng.

Thắng là em họ nhưng Thắng lớn hơn tôi bốn tuổi. Đúng theo vai vế trong họ th́ Thắng gọi tôi bằng anh. Cha tôi là anh  thứ ba của cha Thắng. Cha Thắng thường được chúng tôi gọi là chú Bảy theo lời xưng hô thứ tự sanh đẻ của người miền Nam.

Chú Bảy tập kết ra Bắc vào đầu thập niên năm mươi. Chú có hai vợ trước khi đi tập kết. Thắng là con trai độc nhất của chú từ người vợ thứ hai. Là con ngoại hôn nên Thắng mang họ mẹ.

Thắng c̣n là con ngoại hôn đời thứ hai. Mẹ Thắng đă là một h́nh thức ngoại hôn đời thứ nhất. Bà là con lai của một người lính Lê Dương Pháp. Phía họ ngoại Thắng, chúng tôi chỉ được biết mẹ Thắng và Thắng.

Trong kư ức tôi. H́nh ảnh về đầu tiên về người đàn bà mẹ Thắng là một người đàn bà Tây lai. Nước da mịn màng. Khổ người cao lớn như những người Tây lai. Bà đánh son đỏ choét. Phấn dồi trắng mặt. Hai hàng lông mày tô đen. Trong khi mái tóc của bà quăn lọn màu vàng. Bà luôn xức nước hoa và bận áo quần mới mẻ đủ bảy màu cầu ṿng.

Chuyện trong họ kể lại. Bà là người gây nên sóng gió lớn bên nhà họ nội tôi, mà khởi đầu là cái chết của chú Tư tôi.

Theo lời trong họ truyền  tụng lại. Monique, mẹ của Thắng lớn lên ở một viện mồ côi ở Hải Pḥng. Năm mười lăm tuổi Monique bỏ trốn ra Hà Nội và luân lạc vào trong một nhà thổ.

Ngày ấy ông nội tôi gửi các con ra tận Hà Nội trọ học. Chú Tư tôi trong những ngày trọ học ở Hà Nội đă dan díu với cô Monique mà bỏ mạng. “Chết v́ cái chứng phong lưu mă thượng của ḍng họ nhà này. Cô Sáu kể lại. Anh Tư bị con gái mẹ nó bán đứng cho Việt Minh chỉ v́ tiền. Cái ngữ ấy th́ chỉ biết có tiền. Chú Tư mày hồi đó hào hiệp, chứa mấy người họp đảng họp hội chống Việt Minh, chống Pháp ǵ đó. Lại thỉnh thoảng cho con nhà thổ đó ghé nhà chơi. Cái ngữ ấy đừng có xem thường. Mấy người lập đảng lập hội kể lại là đă nhắn nhe chú Tư mày mà ổng không có nghe. Cho nên mới bị nó chỉ điểm cho Việt Minh bắt đi thủ tiêu. Vậy mà đă yên với con mẹ nó đâu. Một ông anh bỏ mạng chưa mồ yên mả đẹp. Th́ một thằng em ăn phải cái bả ǵ của nó không biết, cũng đem thân nạp mạng cho nó…”

Chứ Tư vừa mất được ít lâu th́ ông nội tôi ở trong Nam lại nghe tin chú bảy tôi lại vừa dan díu với cô Monique.

Khi chú Bảy bỏ học để tham gia kháng chiến, th́ gia đ́nh ông nội tôi nghe tin chú Bảy đă có một đứa con trai với cô Monique. Chú Bảy theo kháng chiến luân lạc về vùng Phan Thiết. Dẫn theo cô Monique vào Sàig̣n. Ông nội tôi nhất định không chấp nhận khi chú bảy về nhà và giải thích mối liên hệ với cô Monique chỉ là công tác của đảng giao phó. Người vợ đầu của chú Bảy đă có hai đứa con gái với chú Bảy khi biết chú dan díu với người đàn bà nhà thổ, đă ôm con về quê ở Nam Định.

Khi chú Bảy đă trở thành đảng viên ṇng cốt Cộng sản rồi thời những cuộc tập kết ra Bắc cũng vừa khởi đầu. Chú là một trong những người miền Nam tiền phong trở ra Bắc tập kết. Kể từ đó gia đ́nh ông nội tôi tắt bặt tin của chú.

Thỉnh thoảng gia đ́nh chúng tôi nhận được những tin đồn về chú ở ngoài Bắc nay đă làm đến chức này chức nọ. Những tin đồn này thường do cô Monique loan ra. Tin đồn c̣n nói cô Monique vẫn liên lạc với chú Bảy qua ngả Ba lê.

Tôi c̣n nhớ một ngày giữa mùa hè khoảng năm 61, có một người đàn bà tây lai từ Sài G̣n xuống. Bà ta chải đầu phồng quăn tít. Đi xích lô đậu xịch lại trước cửa nhà ông nội tôi. Bà bước xuống dẫn theo một thằng nhỏ khoảng chín hoặc mười tuổi. Thằng con trai giống bà như giọt nước đúc. Nghĩa là mang hầu hết nét Tây lai của mẹ. Cũng dáng người to lớn, tóc vàng và quăn, mắt mầu nâu nhạt, mũi cao. Bà nói bà phải đi làm đây đó nên muốn gửi đứa con lại cho bên nội. V́ chú Bảy chính là cha của đứa nhỏ này.

Với một người tính t́nh cương trực và rất để ư đến việc bảo vệ danh dự như ông nội tôi th́ đây là một việc không thể chấp nhận. Ông nội tôi trả lời không. Ông không muốn một đứa trẻ hoang vào ḍng họ nhà này. Người đàn bà dẫn đứa nhỏ bước trở ra. Tôi c̣n nhớ đứng trong cửa sổ nh́n ra. Tôi thấy người đàn bà kéo xồng xộc đứa nhỏ ra khỏi ngơ. Bà đánh túi bụi vào thằng nhỏ. Bà vừa xô đẩy nó vừa nói: “ Tiên sư mày. Bà đánh mày cho chết. Cho rảnh nợ bà.”

Ông nội tôi không chấp nhận. Nhưng bà nội tôi th́ không nỡ ḷng nào với đứa nhỏ. “ Nhà này có đứa con như cha nó là thiếu phúc đức của ông bà để lại. Bà nội tôi nói. Mang thằng nhỏ về đây nuôi. Để đức cho con cháu. Dù xây chín bực phù đồ. Không bằng làm phước cứu cho một người. Mẹ nó cứ đi theo con đường ấy c̣n biết ǵ đến con cái.” Một năm sau đấy khi ông nội tôi qua đời. Bà nội tôi đă vội cho đi t́m đứa nhỏ mang về.

Đứa nhỏ ấy chính là Thắng.

Việc đầu tiên bà nội tôi giao cho cha tôi, bấy giờ là người thừa kế chịu trách nhiệm mọi việc trong gia đ́nh, là t́m trường cho Thắng đi học. Những năm lớn lên với mẹ. V́ cứ phải theo mẹ đi “ làm ăn” khắp nơi. Nên Thắng không được học lớp nào ra lớp nào cả. Khi Thắng đến trường thay v́ vào lớp đúng tuổi, Thắng được xếp vào học lớp ba với tôi.

Tụi học tṛ trong trường gọi ngay Thắng là Thắng Tây Lai. Thắng to xác hơn cả những đứa lớn nhất cùng trường. Học cứ đội sổ hoài. Trong lớp bốn mươi tám đứa th́ Thắng thường đứng thứ bốn mươi lăm cho đến bốn mươi tám. Buổi sáng nội tôi thường mua cho các cháu mỗi đứa một nắm xôi. Thắng cắp quyển vở lên bàn, ngồi cạnh nắm xôi vừa bốc xôi ăn vừa đọc rổn rảng vang nhà: “ Rắn là loại ḅ. Rắn là loài ḅ. Sát không chân. Sát không chân…” Thắng cứ đọc đi đọc lại mấy chục lần. Vậy mà đến lớp cô giáo gọi lên trả bài. Thắng không nhớ nổi hai chữ “ ḅ sát”. Thắng chỉ đọc đến “ Rắn là loài. Rắn là loài…” Rồi đứng đó ấp a ấp úng măi. Nên bị cô giáo cho hai hột vịt lộn.

Anh Hai tôi lănh nhiệm vụ dạy kèm cho Thắng. Thắng học không lên. Anh Hai tôi bị cha tôi rầy la. Anh tôi tức quá, gọi Thắng là “con ḅ tót”.

Nhưng Thắng lại là một đứa phổ thông. Ở giữa bọn con trai, chơi tṛ chơi nào cần sức mạnh, có Thắng vào là bảo đảm phe đó ăn. Thắng c̣n chơi được cả với bọn con gái. Ở vào lứa tuổi tiểu học. Tụi tôi chơi riêng. Con trai chơi với con trai. Con gái chơi với con gái. Có khi bọn con trai chúng tôi c̣n thích đi chọc phá bọn con gái. Như khi bọn con gái đang nhảy dây, chúng tôi chạy ùa vào và nhảy lung tung. Bọn con gái la lối lên om x̣m. Hoặc lúc bọn con gái chơi banh thẻ. Chúng tôi chạy ngang hốt trái banh rồi đá lung tung với nhau. Những lúc như vậy  Thắng thường là đứa chụp trái banh sau hết, rồi trao lại cho bọn con gái và nói “ Mấy thằng kia chớ không phải tui đâu”.

Thắng Tây Lai c̣n có khiếu kể chuyện. Ở trong xóm, cứ mỗi tối sau khi ăn tối xong, bọn con nít chúng tôi thường tụ họp lại trước đường. Chơi đùa cho đến lúc bị gọi về. Có những đêm được chơi cho đến khuya hơn, chúng tôi ngồi tụ lại và nói chuyện. Xóm tôi con gái nhiều hơn con trai. Tôi vẫn ngồi riêng với mấy đứa con trai. Trong khi bọn con gái đồng tuổi tôi, mấy đứa con gái nhỏ hơn, và kể cả mấy thằng bé em của tụi con gái, tụ thành một đám. Chúng bu quanh một đứa. Đó là Thắng. Để nghe Thắng kể chuyện ma.

“ Con ma lai, Thắng hạ thấp giọng và kể, có cái ruột dài đến mấy chục thước. Buổi tối nó rút cái ruột ra. Hai con mắt và cái lưỡi dài đỏ ḷm ḷm. Nó bay lượn trên nóc nhà này sang nóc nhà khác. Hễ nó thấy con nít với đàn bà ở nhà một ḿnh là nó vào nó để cái miệng lên ngang cái cổ người ta nó hút máu. Nó khịt ra máu đỏ và kêu gao gao gao…” Thắng kể những chuyện ma với một gịng lúc to lúc nhỏ lúc hù lúc dọa, khiến bọn con gái và lũ nhóc t́ càng ép sát rạt vào nhau, càng châu người vào Thắng. Đến cái đoạn Thắng lên giọng và đưa tay ra làm điệu bộ, phùng má trợn mắt lên thổi là bọn con gái ôm chầm lấy Thắng và la lên “ Anh Thắng, anh Thắng. Em sợ con ma…” C̣n lũ nhóc t́ th́ kêu la khóc lóc lên ơi ới.

Năm học thứ nhất, Thắng đă lớn. Trong xóm có gia đ́nh kia vừa dọn lại. Có hai đứa con gái xít xoát nhau một tuổi tên là Vinh và Hiển. Vinh và Hiển mới mười ba mười bốn mà trổ mă. Được nhiều đứa con trai và con gái nhắc đến. Anh Hai tôi lúc đó đă học đệ Tứ, cũng phát biểu: “ Hai con nhỏ đó coi được. Con Vinh mắt nhỏ tí xíu mà long lanh. Cười có má lúm đồng tiền. Con Hiển ít nói hơn. Hay cười và mắt hay liếc hơn. Miệng hồng hơn con chị: “ Thắng hay rề rề đi học với hai chị em Vinh Hiển. Chuyện này đến tai anh Hai tôi, anh tôi hỏi Thắng trong bữa cơm:

- Sao mày ngon quá vậy Thắng. Được ghép một lần cả hai con. Con chị lẫn con em.

- Con Vinh thích tui. Thắng nh́n anh Hai tôi, mỉm cười và nói một cách không ngần ngại. Nhưng tui nghe anh Hai nói con Hiển được nên tui theo nó chơi.

Thắng học hết lớp nhất. Không thi đậu vào trường Châu Văn Tiếp nên ra học trường tư.

Học trật duột được hai năm th́ bỏ học. Thắng bỏ Bà Rịa đi một thời gian.

Thắng ra Qui Nhơn ở với mẹ. Mẹ Thắng ra ngoài Trung làm ăn với lính Mỹ trong những năm lính Mỹ sang Việt Nam. Bà trúng mối. Bốc lên. Về Sài g̣n mua căn phố cho Mỹ thuê.

Năm tôi học lớp chín. Thắng trở lại Bà Rịa. Bây giờ Thắng về Sài g̣n với mẹ trông coi mấy cái bar. Thắng về Bà Rịa thường xuyên. Thắng lái xe gắn máy Suzuki Nhật Bản đen, mới toanh và láng lẫy. Thời trang của bọn thanh niên bấy giờ Thắng lạng đi lạng lại đường Sài g̣n Bà rịa hàng tuần.

Thắng lái xe về. Phanh một cái kịch. Rồ máy lớn mấy ṿng trước khi tắt. Rồi dựng xe trong sân nhà tôi. Tôi nh́n Thắng. Mới ngày nào Thắng học lớp ba với tôi. Chạy theo tôi dấm dúi: “ Anh Tư cho tui coi bài toán đi. Rồi anh biểu tui cái ǵ tui cũng làm.” Vậy mà bây giờ Thắng cao lớn hơn cả anh Hai tôi. Tôi c̣n ham trốn học đi tắm biển, đi khều dừa và hái xoài với mấy thằng bạn. C̣n Thắng th́ đă ra một thanh niên đúng điệu thời trang. Ăn mặc chải chuốt. Áo sơ mi ca rô chẽn, bó eo, hở hai nút ở ngực. Quần din Mỹ. Tóc để dài hút thuốc Salem ṿng nhỏ chui qua ṿng lớn. Đă xem hết phim chưởng và phim cao bồi mới nhất ở Sài g̣n trước khi về bà Rịa.

- Nh́n dữ anh Tư. Thắng cười với tôi. Tui về Bà rịa chơi. Thăm bà nội với anh Tư tí xíu. Tối tui ngủ ở nhà thằng bạn.

Bạn Thắng bây giờ phần lớn là tụi học trường tây ở Sài g̣n. Nói chuyện qua tiếng Pháp. Hát bài hát tiếng Anh. Chơi ban nhạc ở bar của mẹ Thắng.

Có một chuyện xảy ra giữa anh Hai tôi và Thắng. Anh tôi lúc ấy đang học để chuẩn bị thi vào các đại học ở Sài g̣n. Anh ít khi về Bà Rịa v́ bận học. Anh tôi để ư đến Hiển từ thuở hai chị em này c̣n học lớp nhất với tôi. Vinh đang đính hôn với một anh trung úy bộ binh. Hiển c̣n lững lờ. Có lời đồn đăi là anh Hai tôi với Hiển sẽ trở thành một cặp trong tương lai. Đó là những lời đồn đăi ở bên ngoài. C̣n về trong nhà, anh tôi thường nói: “ Muốn có đào đẹp vợ đẹp, chắc ăn nhất là phải có nghề ngỗng công danh trước. Không nghe người ta nói trai tài gái sắc sao.” Anh tôi chăm chỉ học hành. Thi đậu vào trường dược. Thỉnh thoảng nghỉ lễ, nghỉ hè, anh về bà rịa. Đến thăm Hiển ở nhà. Ngồi ngoài pḥng khách nói chuyện.

Giữa cái lúc Thắng vừa trở lại Bà Rịa được một thời gian. Một buổi chiều thứ bảy nọ, chị tôi đi chơi với bạn bè về. Chị nói với tôi:

- Quang nè. Thằng Thắng đi uống nước với con Hiển. Chị gặp ở bên chợ Long Hương.

- Đâu có sao. Tôi nói.

- Ở đó mà không có sao. Thằng Thắng đèo con Hiển ngoài xa lộ. Ôm eo nhau đó mày ơi.

Tuần lễ sau anh Hai tôi về nhà. Ăn cơm chiều xong. Anh tôi ghé qua nhà Hiển. Nói chuyện với ba Hiển một lát rồi về.

- Không có ở nhà. Anh tôi nói.

Ba anh em tôi ngồi hóng gió trước sân. Chị Hường nói:

- Em biết mà. Con Hiển đi xi nê với thằng Thắng ngoài rạp Thành Thái rồi.

- Cái thằng đó ra ǵ. Anh tôi nói.

- Nó không ra ǵ sao con Hiển lại chịu nó. Chị tôi nói.

- Anh có rủ con Hiển đi uống nước sinh tố không. Chị tôi tiếp. Anh có rủ con Hiển đi xi nê không. Anh không làm được như thằng Thắng. Ở nhà cứ ôm mấy quyển sách gạo. Anh tưởng học cho thiệt tới là giỏi rồi cua gái là được. Tưởng vậy là con gái nó theo ào ào. Đâu có phải vậy. Thực tế đâu có phải lúc nào cũng vậy.

Đấy là một buổi sáng chủ nhật. Ngày đầu tuần lễ. Thắng ghé về nhà tôi. Chào hỏi dăm ba câu  với bà nội tôi. Ăn sáng qua loa. Rồi Thắng rủ tôi:

- Bữa nay tui với mấy đứa bạn hẹn nhau đi Vũng Tàu chơi. Anh Tư đi chơi . Tui chở đi.

- Đi th́ đi.

Kể từ khi thấy anh Hai tôi rầu rầu v́ Hiển nay không c̣n gặp anh Hai tôi nữa. Mà đi chơi với Thắng thường xuyên hơn. Tôi bắt đầu ṭ ṃ hơn về Thắng.

Đối với tôi, anh Hai tôi học giỏi nhất, được nhiều người nể phục nhất. Vậy mà bây giờ Thắng qua mặt anh Hai tôi một cái vèo. Từ thuở bé, tôi vẫn có ấn tượng Thắng là một đứa con hoang. Một đứa trôi sông lạc chợ. Rồi chẳng ra ǵ.Vậy mà bây giờ Thắng rủng rỉnh tiền bạc. Ăn mặc bảnh bao. Tướng mạo bắt mắt. Có người gọi bằng “ chú”. Ân cần chào hỏi. Bắt tay bắt chân mỗi lúc gặp.

Thắng đèo tôi sau xe gắn máy của hắn. Trời tháng tư. Nắng mười giờ óng ả hai bên bờ đất khô dọc quốc lộ. Thắng là một tay lái xe có hạng. Hắn lạng qua lạng lại trên xa lộ. Gió thổi dạt tóc chúng tôi ra phía sau. Những cơn gió mang theo sức nóng nung người ép lại, thổi hắt vào mặt. Nó vừa nóng vừa mát.

Bọn bạn của Thắng hẹn ở chợ Vũng Tàu. Ngồi ở quán nước cạnh chợ, Thắng nói với tôi:

- Toàn là tụi học trường Tây. Bác Ba cha anh không thích bọn học trường tây hả.

- Không. Tôi nói.

- Có đứa con tướng tá. Con nghị sĩ nữa đó.

- Rồi sao.

- Sao ổng không ưa?

- Tàn dư của Thực Dân.

- Cộng sản như ông già tui sao Bác Ba ghét dữ vậy.

- Cộng sản không phát xuất từ đất nước này.

Thực ra đây là những điều tôi nói chứ không có cha nào của tôi nói như vậy. Những điều này tôi đă nghe, đă đọc lơ mơ từ đâu đó. Không nhớ rơ. Đây là câu chuyện đánh dấu lần đầu tiên trong đời tôi nói về một đề tài lớn lao, liên quan đến một thứ ǵ đó gọi là Đất Nước. Điều mà trước đây chưa bao giờ tôi phát biểu với ai. Không hiểu sao tôi lại đi nói  những điều này với Thắng.

Chúng tôi gặp đám bạn của Thắng xong th́ trực chỉ ra hướng băi biển. Chúng tôi t́m ra gần những kè đá để tắm.

Đến gần chiều. Mặt trời chiếu xuống làm những tảng đá trở nên lấp lánh. Nước từ từ rút ra xa bờ. Băi biển no nước phơi ḿnh trên mặt cát. Cái khuôn mặt trần truồng của nó mời gọi một cuộc chạy đua trước khi xuống nước bơi lội. Tôi cởi áo, mặc cái quần đùi vải nội hóa mẹ tôi vẫn cắt và may hàng tá cho con cái. Thắng mặc cái quần tắm bó chẽn da thịt, loại quần tắm của Mỹ. Hắn lôi ra mội chai dầu bôi lên khắp lưng, ngực, và đùi.

- Chi vậy. Tôi nh́n Thắng và nói.

- Không biết hả. Thắng nói. Thứ này bôi cho da nâu bóng lên. Dầu tắm nắng của Mỹ đấy.

- Thắng choàng vai đứa con gái mặc bộ áo hai mănh nhún nhẩy bước đi. Tôi nh́n theo bóng Thắng. Quả là thân h́nh hắn sáng ngời, nâu bóng, rực rỡ lên dưới ánh mặt trời chiều. Rồi cả bọn xuống nước và bơi ra xa thành một đàn. Thắng bơi sải nhanh. Hắn bơi mấy chục ṿng rồi mới lên bờ. Thắng từ dưới nước ngoi dậy và bước lên bờ.  Tôi lại nh́n thân h́nh hắn. Thân h́nh con trai đang thời kỳ sung măn căng lên dưới làn da nâu đồng của gịng máu lai. Cả thân h́nh hắn mơn mởn dưới ánh nắng biển. Như một bức tượng biết đi. Thắng đến ngồi xuống cạnh tôi. Hắn lấy khăn ra lau nước biển và nói.

- Anh Tư bơi đua với tôi không.

- Bơi th́ bơi. Tôi nói.

- Thiệt hả. Thắng cười lên hích hích. Hồi nhỏ th́ đồng ư là tui bơi thua anh thiệt. Nhưng giờ lớn rồi tui bảo đảm tui hơn anh à. Giờ tui bơi nghề lắm à.

Rồi Thắng vỗ vai tôi và nói:

- Anh Tư, tui nghe nói anh Hai rầu vụ con Hiển lắm hả.

- Ừ. H́nh như là vậy. Tôi nói.

      - Ảnh học cao vậy kiếm thiếu ǵ đào.

- Th́ ảnh cũng thích thích người ta vậy mà.

- Cha anh Tư bênh anh Hai dữ ha. Thắng cười lên và nói. Chuyện đó tui có nói với con Hiển nếu mà nó thích anh Hai th́ nó tự nhiên bỏ tui về với anh Hai. Tùy nó. Nghĩ cũng tức cười. Anh Hai học hành giỏi giang. C̣n tui th́ không học hành ǵ cả. Hồi nhỏ anh Hai cứ mắng tui “ ngu như ḅ tót”. Con  ḅ tót này đâu có quên. Anh Hai giỏi hơn tui thiệt đó. Cái ǵ ảnh cũng ngon lành hơn tui. Ảnh chịu con Hiển. Ảnh ngon ảnh cua nó đi. Tui thề có trời đất làm chứng là tui nói với con Hiển vậy mà. Tui nói hễ mà nó chịu anh Hai th́ nó cứ tự động.

Tôi không có dịp bơi đua với Thắng ngày hôm ấy. Mấy người bạn của Thắng lại kéo hắn đi rảo bộ. Tôi xuống nước bơi một ḿnh. Tôi nhảy xuống nước. Hung hăn đạp ḿnh giữa tiếng sóng xao xác, giữa tiếng ù ù của biển cả. Ánh mặt trời gay gắt trút xuống khối nắng chiều. Tôi thấy những bóng h́nh nhảy múa trước mặt. H́nh bóng anh Hai tôi tay đưa lên mũi sửa cái kính cận. Im ĺm và đăm chiêu. H́nh ảnh rực rỡ thân trần của Thắng. Tiếng cười nói của hắn. Rồi có khi cả hai lẫn lộn, méo mó, hoặc vỡ tan. Những bóng h́nh cứ chờn vờn, cứ lồ lộ phọt lên giữa mặt nước mà những sải tay tôi quạt tới.

 


fotografia.na.net


Tôi đang ngồi ở quán nước Hạnh Tâm. Quán nước giáp mặt ra bờ hồ, bến xe, và lối dẫn lên chợ. Tôi ngồi chờ Ánh đă gần một tiếng. Quán chỉ có một đôi t́nh nhân và tôi. Ở quầy hàng, người thiếu nữ ngồi không yên. Thậm thọt đi ra đi vào cửa tiệm. Thỉnh thoảng có người quen ghé ngang, cô ta và những người thân phía sau đổ ra. Đứng ở cửa tiệm. Họ nh́n qua bến xe và bàn tán về đám đông đang đổ dồn về bến xe bên kia bùng binh.

Mới chỉ một ngày sau khi Ban Mê Thuột mất vào tay cộng quân, mà bộ mặt của thành phố này nhốn nháo hẳn lên. Người ta bàn tán. Tụm năm tụm ba nói về thời cuộc, về cuộc di tản của dân chúng từ cao nguyên xuống đồng bằng. Lính và cảnh sát đầy đường phố. Những chuyến xe chở đầy sinh viên đổ ra hướng bến xe. Họ chỉ vừa ăn tết lên, nay vội vă bắt một chuyến xe về nhà ở những thành phố khác. Bến xe đầy kín sinh viên. Cả những dân cư của thành phố này đă thấp thoáng di tản.

Thiếu nữ ở quầy bỏ ra ngoài cửa đứng nói chuyện với vài người khác. Điệu nhạc t́nh tiền tuyến hậu phương rền rền giữa cái vẻ trống trải của quán vắng. Đôi t́nh nhân ngồi cách tôi một cái bàn. Họ là một đôi t́nh nhân quen thuộc mà tôi vẫn thường gặp ngoài đường phố hoặc trên viện. Thiếu nữ học trên tôi mấy năm. Cô ta có mái tóc dài dầy kín bờ vai để lộ khuôn mặt nhỏ, xanh, hơi lạnh và buồn. Cặp mắt buồn nhất. Thỉnh thoảng bất chợt tối thấy cô ta cười với người thanh niên. Lúc ấy khuôn mặt cô ta thay đổi hoàn toàn. Nét tươi vui ánh lên trong đôi mắt và miệng cười làm cho cô ta có một vẻ sung sướng trọn vẹn. Đó là khuôn mặt khá lôi cuốn. Người thanh niên đối diện gầy. Vận một bộ đồ bạc mầu. Anh ta nh́n cô gái không ngừng. Nói lớn tiếng. Giọng ồ ồ vang xa.

Họ tṛ chuyện như chỉ có hai người với nhau. Giọng của họ lẫn lộn giữa những bài hát phát ra trên trần nhà. Có lẽ tôi đă nghe những câu chuyện của họ từ khi ngồi xuống đây. Và thời gian ngóng đợi v́ vậy trôi qua mà tôi không hay biết.

- Anh nhớ chở đốn sách của em lên Du Sinh. Gởi hộ em. Người thiếu nữ nói.

- C̣n mớ guốc và giày của em trong pḥng tôi. Người thanh niên nói.

- Lấy thơ hộ em nữa.

- C̣n ǵ nữa không. Sao em không nói anh gửi em đi. Anh đóng thùng em và gửi đi luôn một thể.

- Anh hạng nhất.

- Nói lớn hơn nữa. Người thanh niên nói.

- Anh nói nhỏ lại. Xuỵt xuỵt.

- Nói lớn hơn nữa. Tôi không nghe.

- Anh sẽ làm ǵ.

- Không biết sẽ làm ǵ.

- Anh đă hoang phí những ngày qua.

- Có. Anh đă rong chơi với em.

- Cái ǵ vướng trên mắt anh. Để em phủi.

- Cái miệng em nhỏ xíu.

- Anh nói nhỏ nhỏ lại. Xuỵt xuỵt.

- Chỉ có em và tôi.

- Anh to mồm quá.

- Tại v́ tôi bận lo sợ là tôi sẽ không c̣n gặp lại cô nữa. Cô biết không.

- Anh nè.

- Nói lớn hơn nữa.

- Em tưởng là nếu em đi rồi anh sẽ làm được việc. Anh vẫn thường nói một ḿnh th́ dễ chịu hơn.

- Sẽ c̣n tệ hơn trong thời gian tới. Một điều chẳng liên hệ ǵ đến cô.

- Em mong anh sẽ về dưới. Anh biết vậy mà.

Tôi đứng dậy. Trả tiền và bước ra khỏi quán. Trời xâm xấp, hầm hầm. Tôi băng qua đường. Leo dốc. Lên phố đi về nhà. Tôi tḥ tay vào túi quần. Mảnh giấy của Ánh c̣n trong túi. “ Ngày mai, mười một giờ, hẹn gặp nhau ở Hạnh Tâm nhé.”

Đi ngang qua một tiệm bánh. Tôi dừng lại và mua ít bánh nóng. Người đàn bà trắng trẻo mập mạp nở nụ cười chào hàng. “ Cô ấy đâu”. Bà ta nói. Ánh rất thích những cái bánh h́nh bán nguyệt, nóng và gịn, thơm phức mùi bơ nướng ở cái tiệm đầu rạp Ngọc Lan này.

Con mực sủa gâu gâu trên vườn. Nó ve vẫy dưới gốc cây ổi. Cạnh những bóng người mà tôi nhận ra họ là ai. Tôi leo lên nhưng bậc tam cấp của vườn. Ánh và Phương đang đứng dưới gốc cây ổi. Trên thân cây ổi Thắng đang đứng vít những cành. Hái những trái ổi và thẩy xuống.

- Có trái này to. Thắng nói. Cô Phương chụp nè.

Thắng thẩy xuống. Phương đang quay sang chào tôi. Trái ổi rơi xuống đất. Lăn ṿng và lăn xuống dốc vườn.

- Trái này. Trái này lớn. Ḍn và chua hết xẩy nè. Cô Ánh chụp nè.

Thắng thẩy xuống. Ánh đưa hai tay ra hứng. Bịch. Trái ổi xanh to mơn mởn c̣n nguyên cuống lá nằm gọn trong tay Ánh.

Tôi nh́n lên thân cây. Thắng đứng xoạc chân ở ngă ba thân cây. Hắn mặc cái quần din Mỹ ngang đầu gối. Để tua tủa những đường ria vải phơn phớt lên hai ống chân óng ả lớp lông vàng. Cái quần bó chặt lấy hạ bộ. Có lẽ hắn vừa tắm xong nên tóc c̣n ướt nước một cách gọn ghẽ. Từ phía dưới nh́n lên tôi đă để ư thấy hắn mặc một cái quần chật bó. Thân h́nh hắn nổi bật giữa những chùm lá xanh. Không biết hai người con gái đứng phía dưới nh́n lên thấy cây lá hoặc cũng bị cái thân h́nh hắn dội vào mắt như tôi lúc vừa nh́n lên.

- Đến từ năy giờ. Cả tiếng đồng hồ. Ánh quay sang và nói với tôi.

- Gặp người này hăng hái hái ổi cho ăn. Phương nói.

- Anh Tư mới về nhà hả. Thắng nhẩy xuống cây và đứng với chúng tôi. Con gái thích ăn chua. Tôi hái ổi tặng mấy cổ.

- Ổi ḍn chấm muối ớt. Ánh nói. Hấp dẫn không tả được.

- Coi chừng ăn ổi đau bụng đấy chị Ánh. Phương nói.

- Ối giời. Chuyện ấy tính sau. Ánh nói. Dĩ thực vi tiên. Cứ ăn cho ngon miệng trước đă nào.

Ánh chấm quả ổi vào chén muối ớt. Bỏ vào miệng nhai rạo rạo. Xuưt xoa lưỡi và chớp chớp mắt.

Chúng tôi lại ngồi ở tam cấp vườn.

- Tưởng bạn hẹn ở ngoài Hạnh Tâm. Tôi nói.

Ánh vỗ tay lên đầu và reo lên:

- Trời ơi. Thật vậy sao. Vậy mà cứ ngỡ là hẹn với bạn ở đây. Bộ năy giờ chờ ngoài ấy sao.

Không chờ tôi phản ứng. Ánh ngồi thụt xuống một bậc. Xoay người lên nh́n tôi. Và nhoẻn miệng cười. Nắng vừa gợn lên, xuyên qua những cành lựu chiếu phơn phớt trên mắt trên má trên môi nàng.

 - Giận không. Xin lỗi nhé. Ánh nói.

Khi Ánh cười mắt và miệng nàng hé lại. Khuôn mặt lung linh những đường nét. Nét cong ở đuôi mắt ở khóe miệng. Nét tṛn lẳng của da thịt thiếu nữ.

- Cười. Cười lên xem nào. Ánh khúch khích và ghẹo tôi.

Tôi mỉm cười và nói “ Bạn th́ chỉ có mỗi món cười trừ.” Ánh gật gật đầu.

- Anh Tư, Thắng ở ngay sau lưng tôi và nói. Coi nè.

Thắng thẩy một trái thông khô xuống cuối vườn. Rồi huưt gió. Con mực từ đâu phóng như bay xuống cuối vườn cắp quả thông. Rồi leo lên dốc vườn. Đến bên Thắng nhả quả thông xuống trên tay Thắng.

- Hay. Hay. Ánh nói.

- Mới dạy nó mấy hôm nay nó đă làm được. Thắng nói.

Chúng tôi cùng đứng trên đồi vườn nh́n Thắng biểu diễn tài điều khiển con mực. Con mực hết chạy đi quắp thông khô, đến quỳ mọp dưới chân Thắng, đến nhảy cởn lên sủa gâu gâu gâu.

- Súc vật rất thính mũi. Ánh nói. Chủ nhân phải thơm đặc biệt con vật mới học nhanh làm vậy.

Thắng bật cười, nh́n Ánh và nói:

- Ánh nói chuyện ǵ cũng ngộ. Nghe cũng lọt lỗ tai. Chịu cái chuyện ǵ hồi năy Ánh đọc. Chuyện ǵ mà mèo chó đàn ông đàn bà…

Ánh phá lên cười lớn rồi đọc một tràng:

- Đàn bà sợ chuột. Chuột sợ mèo. Mèo sợ chó. Chó sợ đàn ông. Đàn ông sợ đàn bà. Đàn bà sợ chuột. Chuột sợ mèo. Mèo sợ chó. Chó sợ đàn ông. Đàn ông sợ đàn bà…

Phương chỉ hỏi thăm về xấp bài chúng tôi soạn chung. Phương và tôi học cùng lớp. Chúng tôi đă dự định thuyết tŕnh chung về một đề tài. Phương phụ trách phần phê b́nh văn chương và tôi phụ trách phần nội dung tác phẩm.

Ánh đặt xấp bài của chúng tôi lên vạt áo dài vàng. Nàng ngồi xếp bằng trên sàn nhà, dựa lưng vào tường. Đọc một hơi và nói:

- Bạn thương con Kiều ghê. Yêu và hiểu đến thế này cơ à. “ Thúy Kiều lặng lẽ thả đời ḿnh vào gịng sông đời lớn trôi xiết của nhân gian. Nàng cúi ḿnh xuống hứng hết những mơ mộng, khốc liệt, đau khổ, hạnh phúc, khoái lạc, cô đơn, sự sống, và nỗi chết của định mệnh một kẻ yêu đời, yêu tha nhân, yêu sông đời cuồn cuộn mời gọi cuộc giao du của nàng…

- Chị Ánh…Phương ngập ngừng nh́n tôi và nói.

- Cứ tự nhiên. Tôi nói.

- Mấy cái tên con trai đàn ông trong Đoạn Trường Tân Thanh đáng vứt đi. Ánh nói. Nh́n xem. Chẳng c̣n tên nào nên tích sự ǵ. Mấy tên Sở Khanh, Bạc Hạnh, Mă Giám Sinh, Từ Hải, Kim Trọng, đều đáng mang đổ xuống sông Tiền Đường hết. Một đống đàn ông vậy mà có ai ra tay cứu vớt Thúy Kiều nên chuyện ǵ đâu. Cái lăo Từ Hải hữu dơng vô mưu. Thua cả ḷng trắc ẩn của một con đàn bà. Nên mới bị Thúy Kiều bán đứng cho quân địch. C̣n Kim Trọng là một tên vô trách nhiệm. Trí thức vô trách nhiệm. Cái ǵ mà “Tiện đây xin một hai điều. Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng!” Trời ơi ǵ mà rệu rệu như sợi bún thế nào thảo nào trốn mất tích biệt tăm giữa cái lúc con Kiều hoạn nạn…

Khoan đă, Phương ngắt lời Ánh, ư tác giả này nói Thúy Kiều đă tự lần tự ṃ lấy lối đi. Ở mấy ngả ba ngả tư bồ bịch. Cứu Quan ông Quan bà. Mộng thành ni cô. Nhảy xuống sông Tiền Đường. Mơ màng ở chốn lầu xanh. Cũng tự chính Thúy Kiều đứng ở đấy. Đâu ai xúi bẩy. Đâu ai xô cô nàng vào những lối đoạn trường ấy đâu.

Ánh quẳng xấp bài lên sàn nhà, và nói:

-  Phải thương cảm cho nó. Nó là một con đàn bà nhẹ ḷng nhẹ dạ. Đàn bà con gái ai mà chả nhẹ ḷng nhẹ dạ. Đời hấp dẫn. Nhẹ là phải rồi. Tôi hỏi quư vị ở đây người nào tự nhận là ḿnh không có những lúc nhẹ ḷng.

 

Ánh thường nói về điều mà nàng gọi là những cảm nhận của nàng về đời sống. “Hăy sống bằng cảm nhận. Bằng trái tim. Bằng chân t́nh. Yêu ai cứ bảo rằng yêu. Ghét ai cứ bảo rằng ghét.” Ánh ngâm ư ử. “ Chịu hai câu này của Phùng Quán quá chừng chừng.”

Ngay cả những điều rất mơ hồ khi chui qua miệng Ánh sao mà nó cũng trót lọt. “ Ánh nói cái ǵ nghe cũng lọt lỗ tai.” Tôi không thể nào không đồng ư về lời phát biểu này của Thắng.

“ Nhưng thế giới này không chỉ bằng trái tim. Có lần tôi nói. C̣n cả cái đầu nữa.”

“ Đam mê. Đời sống là một đam mê lớn. Bạn thân.” Ánh ngoe nguẩy vừa bước đi vừa nói.

Ánh từ Sài g̣n lên đây ở trọ. Dạy tiểu học vùng ngoại ô. Và ghi danh học lai rai trên Viện.

Cứ theo lời Ánh th́ nàng sanh ra trước tôi hơn gần nửa giáp. Tôi tuổi Mùi. Ánh tuổi Dần. Tư sửu dần mẹo th́n tỵ ngọ mùi. Ánh x̣e tấm căn cước bọc nhựa ra và nói: “Thấy cái tên Trần Thị Mỵ Ánh sinh ngày hai mươi lăm tháng ba năm một ngh́n chín trăm năm mươi ba không. Mỵ Ánh là hậu thân của Mỵ Châu. Thật mà. Bạn phải diểu diểu một tí mới được. Cứ việc cười. Không sao cả. Nhưng để kể cho nghe. Đời này qua đời nọ. Cứ một nàng Mỵ này vừa nằm xuống. Hồn nàng Mỵ liền đậu  vào một nàng Mỵ khác vừa mới chào đời. Có những đêm nằm mơ tôi thấy những tiền kiếp của ḿnh lần lượt hiện về. Rồi tôi thấy ḿnh về bên giếng nước sâu ngày nào Trọng Thủy gieo ḿnh. Tôi soi xuống và không thấy khuôn mặt của ḿnh đâu cả. Một cái giếng xa lạ. Tôi cảm thấy xa lạ với nó. Cái cảm giác xa lạ ấy làm cho tôi thấy xấu hổ. Tự xấu hổ. Tự hổ ngươi về ḿnh. Cứ mỗi lần nằm mơ thấy giếng thấy soi h́nh là cái cảm giác xấu hổ cứ chồm dậy. Nó cứ đánh thức tôi dậy. Không hiểu tôi đă nằm thấy tự bao giờ. Nhưng h́nh như đâu từ thuở nhỏ. Cứ nằm mơ thấy về bên giếng nước ấy soi ḿnh. Lâu lâu lại cứ thấy cảnh tượng này trong giấc ngủ. Từ nhỏ cho đến bây giờ. Nó đeo đuổi măi. Nó ám ảnh măi. Cứ mỗi lần như vậy là hoảng hốt thức dậy. Mồ côi tháo ra như tắm. Nhưng thôi bây giờ hăy nói qua chuyện tuổi Dần thành ra tuổi Tỵ. Hồi năm năm mươi tư. Chạy Cộng sản từ Hải Dương. Đi đường biển vào Nam. Bà già đánh rơi hết giấy tờ xuống biển. Vào Sài G̣n khi làm chứng thư thế v́ khai sinh. Bà già thụt tuổi con gái xuống những mấy năm v́ hăi cái mạng con gái tuổi Dần. Con gái tuổi Dần có cái mạng kinh thiên động địa lắm. Bà già kiếm gần gần đấy xem tuổi nào tốt nhất. Quư Tỵ. A phải rồi. Nam Nhâm nữ Quư mà lỵ. Quư Tỵ. Con rắn quư. Nên con cọp biến thành con rắn. Căn th́ căn cọp mà cốt th́ cốt rắn…”

Những ngày tôi mới dọn từ Bà Rịa lên đây trọ học. Chúng tôi gặp nhau ở quăng đường từ chợ lên viện. Những con đường dốc với khí hậu sớm mai sương mờ mờ quấn quít. Ánh mặc áo dài vàng. Áo dài hoa đỏ. Áo lụa xanh. Tóc dài. Tươi cười từ dưới dốc bờ hồ bước lên. Cứ mỗi bẩy giờ ba mươi sáng. Mới lên cao. Vâng, mới lên. Đây là đường Hàm Nghi có nhiều tiệm tắm nước nóng. Đây là ngă ba chùa tháng sáu hoa qú nở vàng xối xả. Đây là học tṛ Bùi Thị Xuân trường con gái quanh năm mặc áo len giấu cái eo như mèo giấu kít…Ánh chỉ kể về từng góc phố, từng mẫu chuyện lộn xộn không thôi. Cũng đủ trở thành một niềm mong chờ ngóng đợi của tôi mỗi sớm mai ra đến khu ngả bảy đầu dốc. Rồi đi ăn chè. Rồi đi dạo phố. Đi xi nê. Những buổi đi chung mà Ánh thường nói  huyên thuyên. C̣n tôi th́ hay im lặng. Một thằng con trai vừa  qua ngưỡng cửa trung học đi cạnh một thiếu nữ đáng tuổi chị hai ḿnh. Tôi nghe nhiều hơn nói.

Không phải mọi cuộc đi dạo bộ là êm đềm. Có khi là gây cấn. Có khi là im ỉm suốt buổi. Mà chúng tôi vẫn tiếp tục đi với nhau.

Những khi không gặp Ánh tôi thấy nhẹ nhơm hơn. Nhưng không phải những lúc ở cạnh nàng tôi mất bớt hào hứng. Ngược lại là đằng khác.

Ánh có một mái tóc dài. Dài ngang lưng. Ánh nâng niu mái tóc. Gội chanh gội bồ kết rồi khoe với tôi. “ Phải để lâu lắm mới có được một mái tóc dài như thế này.” Thực ra nhiều người chung quanh tán thưởng mái tóc nàng. Tóc Ánh đen mượt, dài và mịn. Mái tóc ấy đi với hai vạt áo dài thu vàng. Quần sa tanh đen. Giầy cao gót nhún nhẩy. Dáng người dài mảnh khảnh. Khuôn mặt nâu mịn màng ẩn một nụ cười thân mật. Một cái miệng rộng hấp dẫn với hàm răng trắng đều đặn và cặp môi dày tô son đậm lóng lánh. Khi chúng tôi đi ngoài đường phố, những cặp mắt thường chiếu vào khuôn mặt và mái tóc của nàng. “ Mái tóc của bạn hơi dài.” Tôi chỉ nói vậy mà Ánh hờn. Ánh cứ tưởng tôi đă thích mái tóc của nàng. “ Nó dài quá. Nó làm cho bạn có vẻ làm dáng quá.” Tôi nói một cách chân thành. Nhưng Ánh không gặp tôi cả tuần lễ. Sáng chủ nhật Ánh đến pḥng tôi và gơ cửa. “ Không. Không thể nghe theo lời bạn cắt tóc ngang vai.” Ánh nói và tiếp tục nuôi mái tóc dài.

Lần văn nghệ mới đây, sau tết, bọn sinh viên tổ chức nhằm mục đích tŕnh bày những bài hát đang được sinh viên ưa chuộng nhất. Ánh được mời làm xướng ngôn viện một phần chương tŕnh.

Ánh nhất định mạng Điệp lên sân khấu. Điệp là thằng bạn hàng xóm của tôi từ những ngày c̣n ngồi ở cửa nhà ngóng mẹ đi chợ về. Hắn là thằng vịt đực. Giọng nói cũng như giọng hát. Nghe xong rồi quên. Từ những năm trung học, hắn đă lăng xăng tập hát và tập ngâm thơ.

- Giọng nó chỉ hát ở Châu Thành Bà Rịa. Tôi nói.

- Cứ để cho anh chàng lên sân khấu. Ánh nói.

- Nó là thằng bạn của tôi. Tôi biết quá rơ.

- Anh chàng muốn lên sân khấu. Mộng thành ca sĩ.

- Nó sẽ thất vọng.

Thật sự tôi muốn ngăn cản Điệp v́ hắn là một trong những thằng bạn thân. Tôi biết hắn sẽ hát một bài hát của hắn sáng tác. Và tôi c̣n biết hắn chưa bao giờ tŕnh bày bản nhạc này. Hắn đă cất giữ và g̣ nắn kỹ lưỡng nó bây lâu nay. Mơ ước có ngày sẽ tŕnh diễn trên sân khấu lư tưởng. Trước một đám khán thính giả có thể thưởng thức được ca khúc này. Và họ sẽ cho hắn từng tràng pháo tay nồng nhiệt như đă từng vỗ tay tán thưởng giọng ca thần tượng Duy Khánh. Tôi muốn bạn tôi cứ giữ trong ḷng giấc mơ ấy. Những giấc mơ mang đến cho ta niềm hạnh phúc và niềm tin yêu đời ngây ngất khi nó c̣n ảo ảo giữa mộng và thực.

Nhưng Ánh cứ giới thiệu Điệp lên mặc cho sự ngăn cản quyết liệt của tôi. Hôm văn nghệ tôi có mặt. Tôi cảm thấy như chính giấc mộng của ḿnh tan vỡ khi chung quanh tôi bọn sinh viên tṛ chuyện như vỡ chợ và bạn tôi trên bục gơ vừa bưng bưng giây đàn vừa xuống giọng mộc ở cung trầm nhất. Tôi bỏ về sớm. Tối hôm ấy, văn buổi văn nghệ Ánh t́m tôi ở nhà người bạn. Giữa một đám bạn đông đảo, Ánh phân trần:

- Nhưng mà bạn không thể làm vậy được. Hăy cho bạn ḿnh một cơ hội. Phải để cho bạn ḿnh một lần nhận diện hoặc sẽ trở thành ca sĩ, hoặc dẹp mộng ca sĩ sang một bên.

Tôi bỏ đi uống cà phê với mấy thằng bạn. Tôi không muốn phải nh́n thấy Ánh nói thế nào cũng được. Không muốn nh́n thấy những điều  tôi đă cho là ngụy biện phát ra từ miệng Ánh. Tôi không t́m gặp Ánh sau đấy. Măi cho đến hôm kia Ánh viêt cho tôi mảnh giấy hẹn ḥ. Tôi đă đến. Và không gặp. Về đến nhà th́ lại gặp Ánh và Phương đang ở đấy. Có vẻ như những lần chúng tôi khó khăn thông đạt nhau. Ánh thường dẫn Phương theo. Và cái bộ ba nói năng cười đùa như thể không có chuyện ǵ xảy ra. Sau đấy chúng tôi chẳng đề cập đến chuyện cũ nữa.

Buổi chiều sau khi tiễn Phương về. Hai chúng tôi băng qua bờ hồ. Lên đồi cù. Chúng tôi nằm dưới gốc thông. Buổi chiều u u. Không nắng. Không thời gian. Không giờ học. Không thời gian. Không thời khóa biểu. Sinh viên đă lục tục dọn ra khỏi viện. Đồi Cù trơ trọi và vắng vẻ.

Ánh vén vạt áo dài xanh chuối non lên. Mảng da quanh eo mầu nâu mịn. Mát tay. Ánh cởi giày ra và thả chân trần lên cỏ. Chúm chím kể những chuyện đă xảy ra trong những ngày chúng tôi không gặp nhau.

Tôi ngửa mặt nh́n lên ṿm lá thông xanh im sững trên nền trời và lắng nghe. Ánh ngồi cạnh. Tôi ṿng tay ngang lưng Ánh.

- Bạn có vẻ nở ra và mềm mại hơn khi ở giữa thiên nhiên. Tôi nói.

- Cái ǵ cơ chứ. Ánh cúi xuống.

- Nói ít ít lại. Tôi nói.

- Khi th́ bảo thích nghe kể chuyện. Khi th́ bảo thôi im đi.

Tôi hôn lên cánh tay Ánh. Những sợi lông măng trên cánh tay nàng mềm mại. Mùi ngái rạ của cỏ và đất bốc lên phảng phất. Chúng tôi nằm dài trên cỏ gần hết một buổi chiều.

Khi một thanh niên phóng xe gắn máy bừa lên đồi. Băng qua chỗ chúng tôi. Trượt xuống dốc đất đỏ. Bụi bay mù lên. Ánh vẫy tay chào.

- Doanh học bên kinh doanh đấy. Hắn đang sốt vó lên v́ lệnh tổng động viên mới ra. Bạn nghe vụ động viên.

- Có. Tôi nói.

- Tụi sinh viên kỳ này bị nặng. Bị gọi thêm một tuổi để bổ sung chiến trường đang sôi động. Chuyến này đến một nửa nam sinh viên trên viện bị gọi. Bạn cũng dính mà. Phải không?

- Lẽ ra bọn ḿnh nên nói chuyện ǵ khác hơn. Tôi nói.

- Khi nào bạn cũng tỏ ra không quan tâm đến những chuyện gần nhất.

Tôi đốt một điếu thuốc và im lặng nh́n lên bầu trời. Bầu trời xám đục. Vài chiếc phi cơ trực thăng đang chờn vờn quanh lưng trời. Tiếng động của nó vang động.

- Ừa. Mà có lẽ đúng. Ánh nh́n qua bên kia phố và nói. Thời buổi chiến tranh. Biết ngày mai ra sao. Nghĩ ngợi làm chi cho mệt. Việc ǵ đến sẽ đến. Đừng thèm để ư chuyện ǵ cả như vậy có lẽ hay.

- Bạn diễn giải như vậy là trật rồi.

Ánh xê người ra và nói:

- Sao điều ǵ phát biểu ra cũng không vừa ư bạn. Bạn không bao giờ khen ngợi lại một lời. bạn không thích. Biết mà. Bạn từ chối ngay từ đầu. Bạn nghĩ người khác không cảm nhận ra điều này sao. Có chứ. Tôi đă cảm thấy nó ngay. Một sự từ chối hiện lên quá rơ ràng trong cái cách bạn phiền trách. Trong cái cách bạn đối xử. Tôi không phải là h́nh bóng mà bạn vẽ vời và t́m kiếm. Không phải là h́nh bóng  đàn bà của bạn. Biết chứ. Tôi chưa từng may mắn là niềm mơ ước của ai trong những mối giây liên hệ…

Ánh đứng dậy. Và bỏ đi. Chúng tôi đi bộ cạnh nhau. Tôi làm một cử chỉ thân mật choàng tay qua vai Ánh. Ánh lảng ra. Im lặng. Tôi đốt thuốc lá liên miên. Khi đưa Ánh về chỗ trọ của nàng. Gia đ́nh người chủ nhà đang xếp dọn đồ đạc. Họ nói về một cuộc di tản.

Từ nhà trọ Ánh tôi đi thẳng qua nhà Phan. Trời đă sập soạn tối. Trong pḥng có ánh đèn. Tôi gơ cửa. Đăi, một người bạn của Phan ra mở cửa.

- Quang đấy à. Vào đây.

- Anh Phan c̣n đây không anh. Tôi nói và bước vào pḥng.

- Nó chưa đi đâu. Đăi nói. Chắc c̣n luẩn quẩn đâu đấy.

Tôi gặp Đăi ở pḥng Phan một vài lần. Tôi không biết anh làm ǵ. Sinh sống ra sao. Nhưng lúc nào anh cũng ăn mặc lịch lăm. Áo vét xám cũ ủi thẳng li. Đăi lớn hơn Phan độ dăm tuổi. Nói năng hoạt bát. Mày râu nhẵn nhụi. Mỗi lần gặp ở pḥng Phan tôi đều thấy anh bắt tay làm bếp.

Đăi đang xào hành to bản và thịt ḅ thái mỏng trên chiếc bếp con. Nồi canh khoai môn bốc hơi bên cạnh. Đăi nấu ăn rất khéo.

- Trúc vừa tham cậu hôm trước. Đăi nói. Khen cậu đấy. Nói cậu c̣n nhỏ mà trầm trầm. Được.

Tôi nhớ đến một người đàn bà vui tính. Chải đầu phồng cao. Có căn pḥng trong cư xá Hùng Vương. Làm một bữa thịt ḅ nhúng giấm. Phan dẫn tôi đến. Có Đăi đang ở đấy.

- Chỉ giờ sao anh. Tôi nói.

- Mới sanh xong.

- Trai hay gái.

- Trai.

Đăi bỏ cái chảo đang kêu xèo xèo sang một bên.

- Bận không. Đăi nói.

- Không.

- Tối nay em phải vào trong này với anh mới được. Em phải vào nh́n mặt thằng nhỏ hộ anh. Xem nó có giống anh không mà chúng nó bảo là con anh.

Tôi cười và nói:

- Phải kêu anh Phan đi nữa mới được. Cho chắc ăn.

Đăi rủ tôi ở lại dùng cơm. Sau bữa cơm tối. Chúng tôi ra hiên lầu đứng. Bản tin đài phát thanh Sài G̣n vừa cho biết quốc hội Mỹ bác bỏ quân viện bổ túc bốn trăm triệu cho Việt Nam Cộng Ḥa.

- Mẹ nó. Đăi nói.

Chúng tôi nh́n xuống phía dưới đường. Những gia đ́nh đang ḥ hét khuân vác đồ đạc lên xe. Bến xe Ngọc Lan đông nghịt người. Kẻ trên xe người dưới xe. Ánh điện đường và những sạp hàng quanh bến xe sáng trưng. Cảnh ồn ào náo nhiệt dưới bến xe cứ tiếp tục mặc cho bầu trời trên cao đă tối thăm thẳm đến đâu.

Đăi đáng bóng hai cái phin láng lẫy. Pha hai ly cà phê và mang ra.

- Cà phê Ban Mê Thuột mới. Anh nói. Ngon lắm đây. Trúc pha cà phê thật là nghề. Bỏ thêm tí bơ vào nữa. Mà sao nó thơm lắm ḱa. Tôi pha hoài vẫn không giống. Nàng ta trân trọng  từng cái muỗng quậy cà phê. Từng cái tách dùng cà phê.

Đăi nh́n lên bầu trời vừa đêm, hớp một ngụm cà phê đầy hơi. Mặt anh nhẵn nhụi. Trắng và sạch.

- Chậc, Đăi ngửa cổ lên, chép miệng và nói. Ở đời c̣n ǵ sung sướng hơn là ở cạnh một người đàn bà đẹp. Biết đam mê và sành điệu ăn uống như nàng.

- Sao giờ  anh chưa vào thăm chỉ. Tôi nói.

Đăi làm một cử chỉ xua tay, gù đầu, liếc mắt, và mỉm cười.

- Đùa với cậu vậy. Đăi nói. Chậc. Chứ giờ này vào đấy có mà mang của nợ.

Tôi bật cười. Anh nh́n tôi và nói:

Lắc đầu à. Cậu lại bắt chước thằng Phan mất rồi. Cũng cái kiểu lắc đầu như vậy. Em mà bắt chước nó là đời em khốn nạn đấy. Tôi bạn nó hai chục năm nay c̣n lạ ǵ nữa. Sở dĩ nó cứ chế trước mặt mọi người rằng không biết tôi có mấy  mươi đứa con rơi là v́ nó ganh với tôi đấy.

Dừng một chút. Đăi chớp chớp mắt, xoay bàn tay quanh đáy cốc cà phê và gật gù.

- Vậy chứ thương nó lắm. Anh nói.

Chiếc xe hàng bên kia đường nổ máy. Tiếng kêu ơi ới của mấy người đàn bà khi xe vừa lăn bánh. Tiếng chó sủa ran. Có gia đ́nh vẫn c̣n chất đồ đạc lên xe. Tiếng ồn ào ở dưới đường, ở dưới bến xe vẫn nhao lên khuấy động cả một vùng không gian trước mặt chúng tôi.

- Tụi nó về thật sao ta. Đăi nh́n xuống đường và nói.

- Ai.

- Việt Cộng.

- Đang gay cấn. Tôi nói. Không biết có như mùa hè 72 không.

Mùa hè 72. Việt Cộng tràn qua sông Thạch Hăn định chiếm miền Nam. Nhưng binh lính miền Nam chống trả dữ dội. Kết quả là chiếm giữ được cổ thành Quảng Trị. Chiến thắng vẻ vang.

- Nó sắp khùng lên rồi. Đăi nói.

- Anh nói ai.

- Thằng Phan.

- Chuyện ǵ vậy?

- Cậu không biết chuyện ấy à. Chuyện nó đă từng bỏ vào rừng theo phe bên kia một thời gian. Giờ nghe cái điệu này không hoảng sao được. Thế cậu không biết chuyện của nó trước đây à.

- Nghe nói sơ sơ.

- Hồi trước nó khác bây giờ. Đăi nói. Hồi đó hễ mở miệng ra là nó ca ngợi Cộng sản. Thằng đó nó có cái tài nói. Nghe nó nói về những là Karl Marx những là Lenin những là tư bản bóc lột nghe cũng hăng lắm ḱa. Nó mê cái quyển luận luận ǵ đó. Tư bản cộng sản luận ǵ đó. Nó dịch một lô. Có đưa cho cậu xem lần nào chưa.

- Có. Tôi nói.

- Cậu biết thằng Phan nó ṃ vào rừng thiệt chứ không phải giỡn. Đăi tiếp. Ṃ vào được mấy tháng không biết. Vỡ mộng. Bỏ ra ngay. May nhờ có tôi. Tôi lo cho nó chứ c̣n ai. Về Đà Lạt ở lỳ từ đến giờ.

- Tại sao bỏ ra. Tôi nói.

- À cái lư do ấy. Đăi nói, chả có ǵ lạ. Nó có lư do cũng dễ hiêu thôi.Ở trong rừng núi đồi cao đất đỏ. Những buổi chiều hoàng hôn xuống. Trời lành lạnh. Sương mờ giăng giăng trên những ngọn đồi. Bàng bạc nao nao. Đứng ở đấy trông về hướng Đà Lạt mà mơ và thèm một ly cà phê nóng.  Nhớ đến những chiều se se lạnh ngồi phía trong khung cửa kính của nhà hàng Sangai, nh́n ra khu Ḥa B́nh, xem thiên hạ dập diều qua phố. V́ vậy mà nó bỏ ra. Trở lại Đà Lạt.

- Bây giờ ảnh đang ở đâu. Tôi buộc miệng nói.

- Muốn đi kiếm nó à.

Đăi vừa nói vừa mỉm cười nh́n tôi. Một cái nh́n quan sát đầy  tinh nghịch hiện lên khuôn mặt của anh. Tôi hơi ngượng.

- Rồi cũng chả ra ǵ. Đăi uống hết giọt cà phê cuối cùng và tiếp. Loay hoay vậy thôi. Nó thường mắng tôi. Như hôm trước uống rượu có mặt cậu ở đấy. Nó mắng tôi là không tư cách. Ôm váy đàn bà. Nhưng cứ như nó th́ được cái ǵ đâu. Cũng loay hoay vậy thôi. Không ngu quá để thiên hạ bảo sao làm vậy. Mà cũng không thông minh đủ để xoay chuyển thiên hạ, thay đổi cuộc đời theo như ư ḿnh. Đó là t́nh trạng nhập nhà nhập nhằng của những thằng như nó. Chả làm được cái ǵ. Chả đi đến đâu. Cậu thấy tôi nói vậy có đúng không. Cậu mới lớn, lại ưa suy tư ṭ ṃ. Tôi khuyên cậu. Sống th́ phải lăn sả vào. Hăy cứ sống chết với đam mê với niềm tin của ḿnh đi. May ra mới biết ḿnh đi được đến đâu, mới biết đời sống khó đến thế nào. Đừng sống với giấc mộng vẽ vời ấp ủ. Sống bằng tưởng tượng là tệ nhất trong những cái tệ.

 

 

Tưởng chừng như không c̣n gặp Ánh nữa th́ Ánh bất ngờ xuất hiện trở lại. Ngày hôm sau tôi đến t́m Ánh hai lần ở nhà trọ nàng. Nhưng người chủ nhà trả lời Ánh đă về Trại Hầm với gia đ́nh người cô và có lẽ sẽ di tản về Sài G̣n luôn. Dù không tin nhưng tôi không đủ kiên nhẫn nghe những câu trả lời của người chủ nhà khi ông ta đang bận rộn chất đồ đạc lên xe hàng. Ngày hôm sau trong khi tôi đang ngồi trước vườn nhà th́ Ánh đến rủ tôi ra phố mua một ít đồ khô.

Dăy nhà trước chân đồi đă lục tục di tản. Trung tâm ngôn ngữ của ông giáo sư kia đă hoàn toàn yên tịnh. Những căn phố dưới đường Duy Tân không c̣n mở toang cửa ra mời khách hàng. Mà chỉ mở he hé. Cô Sáu khóa chặt hết các cánh cửa trên lầu. Cô c̣n thu hết các lớp vải trải giường. Các b́nh hoa, ấm trà ly tách, tranh ảnh treo lên trường đă được xếp hết vào các hộc tủ.

Hôm qua mày đi chơi với con Ánh, cô Sáu nói, thằng Lục dẫn một cái thằng nào đó lại. Nó nói cái thằng này nhà ở Phú Mỹ. Tao thấy y như con của lăo Nam Dương theo Giải Phóng đó Quang ơi. Hai đứa nó nói chỉ nội trong ṿng một tháng nữa là Giải Phóng về đến Sài G̣n.

Lục càng tỏ ra cười nói rủng rỉnh trong những bữa cơm. Càng nói về những tin tức liên quan đến thời sự chắc nịnh hơn. Ông già của Lục đă từng vào tù ra khám v́ hoạt động cho Cộng Sản. Bây giờ Lục úp mở cho biết  là ông già hắn đang ở trong mật khu chờ ngày về với Giải Phóng.

- Ông già anh Lục mới gặp ông già tui ở trong khu. Anh Tư tin không.

Thắng ngồi xuống cạnh tôi và nói.

- Khu nào. Tôi nói.

- Đâu miệt Phan Thiết Lâm Đồng ǵ đó. Giờ ổng làm lớn lắm à. Ổng c̣n nhắn ổng muốn gặp bà già tui nữa.

Thắng vỗ tay lộp độp lên đùi chân. Thắng mặc một bộ đồ cộc trắng. Loại đánh banh quần vợt. Giày ba ta trắng. Luôn miệng huưt những điệu nhạc giữa những mẩu chuyện.

- Nè anh Tư. Thắng nói. Cô Ánh coi được quá chớ. Xí xọn hết xảy à. Cỡ đó mới hết trật. Chớ mấy cái con nhỏ ở dưới trường Việt Anh c̣n nhỏ ưa ỏng ẹo. Anh theo mệt lắm à.

Tôi không nói ǵ. Thắng nh́n tôi, cười cười,  vỗ vai tôi và tiếp:

- Anh Tư Quang này coi vậy mà có duyên ngầm. Được mấy đàn bà con gái lớn hơn để ư. Tui nhớ cái cô Lang bán nước sinh tố đầu đường nhà bác Ba cũng chịu anh lắm à. Đừng có nhát. Dzô bạo đi anh Tư.

- Đàn bà con gái lộn xộn lắm. Tôi cười, nh́n Thắng và nói.

- Ǵ đâu mà lộn xộn. Thắng xoa xoa hai bàn tay vào nhau một cách đắc ư. Tui  bảo đảm với anh. Anh mà biết ngón nghề là cỡ nào nó cũng theo anh hết.

Thắng nói về kinh nghiệm với người đàn bà con gái một cách đầy hứng khoái và tự tin. Đến những đoạn đặc biệt. Thắng vỗ nhẹ lên vai tôi và nói nhỏ: “ Anh phải đi cái chiêu này…” Có vẻ như tôi hơi lắng nghe những điều Thắng đang nói. Tôi đă xem Thắng là một đứa không đáng để ư. Thật là sai lầm biết bao.

- Thứ nhất là phải rộng răi. Thắng nói. Đàn bà con gái chịu nh́n đàn ông rộng răi khi ở bên cạnh họ. Nhất là cái khoản chi tiêu. Cũng có đi phố đi xá ngắm cửa tiệm chút đỉnh chớ đi dạo bờ hồ hoài sao. Hai là phải dzui dzẻ. Anh đi cua đào mà anh cứ im ỉm không biết chọc cho cổ cười lên th́ trời ơi chít ngộ lồi. Cái món thứ ba là phải biết chiều ḷng người đẹp. Cô nào càng làm eo làm ách, anh càng cần chiều kỹ hơn. Đặng sau đó từ từ ḿnh điều trị. Từ từ ḿnh dụ dỗ. Từ từ ḿnh tiến đến mục tiêu. Cái mục tiêu thứ tư này mới hấp dẫn. Mới đáng cho anh dồn nổ lực tối đa. Anh biết là cái ǵ không. H́ h́… Cái này không nên bỏ qua anh Tư à. Anh biết cái mục “ Đưa em t́m động hoa vàng” không?

Thắng muốn tỏ cho tôi biết hăy c̣n kém kinh nghiệm về đàn bà.

- Anh thử chưa? Thắng nói. Bữa nào tui dẫn anh đi.

- Phải yêu mới được. Tôi nói.

- Cần ǵ yêu.

- Yêu th́ vẫn hào hứng hơn.

Tôi đỏ mặt và đáp lại.

Thắng cười lớn.

- Tui hả. Lấy cái khăn trùm hết mặt tui vẫn hứng được như thường.

- Giống hệt lục súc tranh công vậy cha nội.

Tôi chạm đến một đề tài mà Thắng vẫn muốn chứng tỏ là kẻ sành sơi. Tôi buột miệng nói. Thắng đối câu nào tôi đáp câu đó. Tôi hơi bị kích động. Không c̣n giữ được sự im lặng mà tôi vẫn thường mở ngỏ trong những câu chuyện khi thấy người đối diện đang hăng hái phát biểu.

Thắng bật lên từng tràng cười và nói:

- Tui chịu anh nhất nhà ngoại trừ bà nội. Thấy anh tử tế. Không khi người. Đối xử với ai cũng như ai. Tui rất chịu. Đi đâu xa Bà Rịa lâu ngày lại thấy nhớ. Nhưng anh nói vậy là anh lại giống  anh Hai với bác Ba rồi. Anh Hai giống bác Ba giống ông nội. Luôn luôn nói giọng kẻ cả. Giọng kêu ngạo. Nghĩ cái ǵ của ḿnh phải là đúng. Đúng hơn của cả thiên hạ. Tui nói cho anh nghe. Thấy vậy chớ không phải vậy đâu anh Tư à.

Thắng nh́n xuống đường Thủ Khoa Huân. Một đứa con gái mặc chiếc quần tây và cái áo thun đỏ bó sát đang đi lốc cốc dưới dốc. Thắng đưa tay lên miệng huưt gió liên tiếp. Ở cổng sau. Có tiếng chuông. Chúng tôi nh́n ra. Ánh thấp thoáng trong vạt áo dài vàng. Tôi và Thắng cùng đứng dậy bước về phía cánh cổng.

- Ai huưt gió vang trời. Ánh nói trong khi Thắng đưa tay tháo dây xích sắt mở cổng. Ở đầu dốc Trương Vĩnh Kư đă nghe. Cứ theo tiếng nhạc mà vào đấy nhé.

- Ánh mặc áo dài đẹp quá. Thắng cười và nói.

Chúng tôi cùng đi vào sân. Con mực lại chạy theo ve vẩy và lăng xăng. Ánh tươi cười và bắt chuyện huyên thuyên với Thắng.

- Chơi quần vợt nữa à. Ánh nói

- Sơ sơ. Thắng đáp.

- T́nh h́nh nguy ngập quá. Trường học đóng cửa hết. Đáng lo ghê.

- Ánh tính khi nào đi?

- Ngày mai.

Cả bọn đứng trên nền đất cao nh́n xuống phố. Ánh nắng trốn tiệt sau ṿm trời đục trên cao. Những mái nhà chập chùng như màu xám im ĺm giữa những tiếng động cơ xe cộ đang nổ rền vang khắp đường phố.

Ánh nh́n qua tôi và hỏi dịu dàng:

- Mai Quang có về luôn không?

Thắng nhào bổ vào:

- Đi chớ. Ánh với anh Quang đi. Tui đi theo nữa.

- Đường chính phủ làm rộng. Ánh đùa. Ai muốn đi th́ đi.

- Đi theo người đẹp vẫn thích hơn.

Câu o bế của Thắng làm cho Ánh liếc mắt nh́n hắn và mỉm cười rộn ràng.

Sau đấy khi chỉ c̣n lại ḿnh tôi với Ánh.

- Bạn thích nghe bốc thơm. Tôi nói.

- Dĩ nhiên. Ánh nói.

- Bạn nói hắn đẹp trai giống tài tử Alain Delon…

- …

- Kể từ khi gặp hắn bạn bảo tên Tây lai ấy ngộ ghê.

- Ngộ ghê th́ nói ngộ ghê. Nói sao bây giờ.

- Đâu có sao.

- Không sao? Thật hả.

- Ừm.

- Nói có sao đi.

- …

Chúng tôi ra đến phố Minh Mạng. Tôi đứng trước một cửa hiệu chờ người bạn trong khi Ánh vào bên trong mua sắm. Tôi đứng nh́n những chiếc xe chất đầy đồ đạc và người đang đổ dốc xuống hướng bến xe. Khu phố tạp hóa tấp nập người mua thực phẩm khô như ḿ gói, sữa, đường, gạo… Chưa bao giờ tôi thấy thành phố nào óng ả lên nét sôi động như hôm nay. Trên những ṿm thông gốc đồi Phan Bội Châu, sau chợ. Nắng vẫn chưa lên. Những lùm thông xanh vẫn nhấp nhô trên nền trời. Dưới đất. Dưới đường. Dù đang xảy ra cảnh tượng nào . Th́ nửa phần lưng chừng không gian phía trên thành phố này vẫn vậy. Cây vẫn xanh. Mây vẫn mờ mờ dày ám che phủ hết khuôn mặt trời thăm thẳm trên cao không bao giờ ló mặt.

Ánh xách túi hàng vừa  ra khỏi cửa tiệm. Điệp ở dưới gốc phố đi lên vỗ vai chúng tôi.

- Người ta chạy loạn tưng bừng. Điệp nói. Hai người với nhau thế này. Nhất nhé. Tôi đi cho không kịp chuyến xe. Có nhắn ǵ về nhà không?

- Nói ổng bả đừng lo. Tôi nói. Tao đang cố gắng thu xếp.

- Thôi đi nhé.

- Thượng lộ b́nh an. Tôi bắt tay Điệp.

Chúng tôi đi về nhà trọ của Ánh. Ở dưới lũng sau khu nhà Chung. Căn nhà khép kín. Gia đ́nh người chủ nhà đă di tản. Ánh vào pḥng. Tôi ra sau vườn. Ngôi vườn thường ngày vẫn được chăm chút tỉ mỉ. Những luống hoa hồng vẫn c̣n  tươi tốt. Tôi nh́n lên ràn bồ câu và nói khi Ánh bước ra:

- Chim bồ câu đâu cả rồi.

- Chủ nhà trước khi đi đă thả bay hết. Ánh nói. Nhưng chiều nay sẽ rủ Phương sang đây. Tôi có cách gọi chúng về. Kiếm con nào tốt nhất làm một chầu rô ti đăi hai bạn.

Chúng tôi rời nhà trọ Ánh ngay. Phương ở một phần lũng khác trong thành phố. Chúng tôi đi lối tắt băng qua lưng Thư Viện. Thư viện đă đóng cửa. Hai chúng tôi nắm tay nhau và chúi mũi nh́n qua cửa kiếng. Những bức tranh của cuộc triển lăm của một họa sĩ không tên tuổi đang dở dang. Chúng tôi rời thư viện. Ánh dẫn đi băng những lối ṃn qua những mặt nhà hoặc qua những lưng vườn. Ánh đi thoăn thoắt. Và nói năng. Và chỉ trỏ. Tôi lẽo đẽo. Đi qua một ao thả vịt. Ánh le te giỡn với mấy con vịt. Đi qua một thửa vườn có những luống cải và những luống hành. Ánh dừng lại. Thửa vườn bốc lên mùi đất và mùi rau cải. Ánh đứng trên bờ đê hít hà từng hơi.

- Thích quá. Ánh nói. Đà Lạt đáng mê nhất là những lối ṃn. Bạn không thấy những lối ṃn này tuyệt vời sao. Đây mới chính là khuôn ḷng thật của thành phố. Đây mới chính là Đà Lạt. Những con đường cái lớn ngoài kia là cái bộ mặt quá làm đỏm rơi rớt của một thành phố đă từng quá bị Tây khai thác này. Bạn đồng ư không?

Tôi gật gù và nh́n ngắm khuôn mặt Ánh phơi phới trong làn gió thổi ngang bờ đê. Hai vạt áo dài lung linh giửa những luống rau xanh và những vạt đất thó đỏ vừa khô. Tôi vẫn không ngừng kinh ngạc và xôn xao. Tôi đă từng bị lôi cuốn bởi điều này. Tôi đă cùng Ánh đi qua nhiều ngóc ngách của thành phố. Quen hết những lối đi ṃn. Hai Bà Trưng lội xuống Phan Đ́nh Phùng rồi leo lên Hàm Nghi. Hoàng Diệu thơ thẩn sang tận thác Cam Ly. Những con dốc dẫn về chùa. Khu đại học. Chúng tôi đă từng lục soạn với nhau từng xóm nhỏ, từng con dốc, từng con đường ṃn. Ánh luôn luôn tọc mạch và hăng hái lôi kéo tôi vào những cuộc đi dạo này. Nàng như người mở lối dẫn tôi vào khám phá cái thế giới thân cận tôi đang sống mà không chú ư đến. Cái đời sống của một thành phố giản dị nhưng đầy những bí mật mà nó óng ánh lên từng lối đi, từng lối xóm, từng nỗi ồn ào hay sự yên tịnh của nó.

- Rờ lên đây xem. Ánh ngồi xuống bờ đê và đưa tay xoa lên những phiến lá cây mắc cỡ. Những liếp lá nhỏ xanh mướt khép lẫn giữa những nụ bông màu tím nhạt. Ánh nói. Chúng nó xếp lại dễ thương chưa.

- Bạn nhớ Khánh không. Tôi nói khi hai chúng tôi ra đến Duy Tân.

- Chuẩn úy Khánh hả. Ánh gật đầu.

- Hắn vẫn nhắc về lần nghỉ phép bạn dẫn hắn từ bến xe qua Hoàng Diệu. Hôm đó quân cảnh bố đầy đường. Nhờ bạn dẫn lách qua mấy cái đường ṃn mà hắn không bị hốt.

Ánh ngửa mặt trên trời, cười và nói:

- Người ta thường nói về những thứ hạnh phúc lớn lao chứ nếu phải bị mất đi niềm sung sướng đơn giản. Là được tự do đi lại hít ngửi và nh́n ngó một lối đi quen, một mảnh đất thân mến, một khu phố mà ḿnh rất gắn bó. Trời ơi như thế cũng đau đớn đến chết đi được nhỉ.

Ánh vừa nói vừa ngoe nguẩy đi vào cái hẻm sau dăy quán ăn lụp xụp để vào nhà Phương. Hai má Ánh ửng hồng. Những giọt mồ hộ rịn ra trên thái dương và lấm tấm trên mặt làm cho khuôn mặt Ánh rạng rỡ lên.

Bố Phương ngồi ở cái bàn giữa pḥng khách. Ông cụ đón chúng tôi vào nhà.

- Hai  cháu vào chơi. Cái Phương vừa mang cơm ra cho chị nó ngoài chợ. Nó về ngay đấy.

Ông Siêu lấy một nhúm thuốc bỏ vào b́nh thuốc Lào. Ông vuốt cái cần hút dài thon thon một cách chậm răi. Sửa đi sửa lại dúm thuốc Lào trên miệng b́nh. Cái b́nh bằng men sứ. Khắc b́nh ngư ông đang ngồi câu cá. Trên bàn ăn b́nh thuốc Lào và bộ ly tách uống trà sáng bóng. Mấy lần đi với Ánh đến đây tôi đều thấy ông Siêu hoặc đang uống trà hoặc đang ngồi cạnh b́nh thuốc Lào. Ông Siêu ngày trước là một giáo sư trung học. Nay ông đă về hưu và sống với mấy cô gái ở Đà Lạt. Ông Siêu rít một hơi thuốc Lào rồi chuyển b́nh thuốc Lào sang cho tôi.

- Làm một hơi thuốc Lào đi cậu.

Tôi đỡ lấy b́nh thuốc Lào. Vê điếu thuốc không gọn. Ông Siêu vừa chỉ tôi vấn thuốc vừa nói:

- Hút thuốc Lào phải có bạn. Hút mới ngon cậu ạ.

Quay sang Ánh ông nói:

- Bác tưởng cháu đă đi.

- Cháu lại chào bác và Phương. Ngày mai cháu đi rồi. T́nh h́nh thế này phải chạy lẹ bác ơi.

- Đường Sài G̣n nghe như đă bị cắt. Ông Siêu nói.

- Cháu xuống Phan Rang. T́m đường về Phan Thiết. Có thể phải đi ghe về Vũng Tàu v́ nghe nói có đoạn đường nào đó đang đánh lớn.

- Chỗ Rừng Sát ấy là khúc nguy hiểm. Cẩn thận. Ông Siêu nói.

- Lo ǵ bác. Ánh nói. Đi cái biết liền. Bao giờ bác mang gia đ́nh đi.

Ông Siêu đút hai tay vào bâu áo. Dướn người lên. Và nói giọng chậm răi:

- Chạy. Chạy. Không biết lần này chạy vào đâu. Cái cảnh tượng này cứ tiếp diễn không biết mệt. Lịch sử đất nước này đầy dẫy những cuộc tháo chạy. Mới năm 54 đấy chứ có bao xa. Dân Việt Nam đă giỏi chạy. Lần này không biết chạy đi đâu.

- Ông cụ nhất định không chịu đi đâu. Phương nói khi cả ba chúng tôi trên đường qua nhà trọ Ánh. Làm chị em Phương chẳng tính đi đâu cả. Bộ hai người định chạy mai cùng lên đường sao.

Chúng tôi không nói ǵ về ngày mai. Ánh đăi cả bọn một chầu bồ câu rô ti. Ánh xuống vườn. Khu vườn im vắng không tiếng chim hót. Những cánh cửa đụng đến cái nào cũng đều khóa. Ánh rắc nắm gạo xuống sân rồi chu miệng lại huưt gió. Âm thanh nhỏ không lan rộng bao xa. Vậy mà những cánh chim theo tiếng gọi ngoan ngoăn bay về đập cánh sè sẹt trên ràn. Rồi sà xuống sân kiếm thức ăn. Ánh chụp lấy hai con. Một ḿnh vặt lông và mổ sẻ. Hai tay làm thoăn thoắt. Phương đứng cạnh luôn miệng nói:

- Tội nghiệp chúng. Ánh làm ǵ vậy. Ánh bạo tay thế.

Hai con bồ câu chiên ướp lá chanh, sả, hành tỏi, vàng rụm và thơm phức bày lên bàn.

- Có ăn không nào. Ánh nói. Ai cũng ớn vặt lông và mổ sẻ. Để tôi lănh phần. Nhưng thưởng thức th́ ai cũng biết thưởng thức hết phải không.

Ánh chuyền cho tôi và Phương chai rượu dâu Đà Lạt già đỏ sẫm. Rượu vào chúng tôi đùa giỡn vang nhà. Tôi mạnh dạn choàng tay qua vai Ánh.

- Tối nay về bên ấy nhé. Tôi nói.

Xẩm xẩm tối. Chia tay Phương. Từ nhà Phương về Ánh trở nên im lặng. Tôi bỗng đùa và nói nhiều lên. Qua một ngơ quẹo ở một dốc kín trong hẻm. Tôi ôm lấy Ánh và hôn nàng. Hơi thở chúng tôi tràn đầy mùi rượu. Tôi nói nhiều điều ǵ không rơ. Tất cả như để che dấu những điều nào đó đang tràn dâng bên trong. Như buổi sáng nay vừa thức dậy tôi đă rất nhớ Ánh. Nhớ tiếng chuyện tṛ ríu rít. Nhớ thân h́nh uyển chuyển lướt đi của nàng. Và rồi những cuộn sóng vô h́nh nào đó bỗng ào ào hiện về. Ánh như một khối nặng nề ́ ạch lăn qua những h́nh dáng mà tôi có thể h́nh dung ra trong những lúc Ánh mệnh lệnh. Ánh lớn tiếng. Ánh bỏ đi. Nhưng tôi đă không ngừng hi vọng. Thằng con trai nào cũng hi vọng ḿnh sẽ là kẻ chinh phục. Kẻ chiến thắng. Đứa con gái cuối cùng sẽ hoàn toàn thuộc về ḿnh.

Cô Sáu đón tôi ở cửa pḥng khi tôi vừa về đến nhà.

- Cô chờ mày cả ngày hôm nay. Cô nói.

- Ǵ vậy cô.

- Cháu lấy xe chạy lên nhà thím Sang giúp cô.

- Tuốt trên Chi Lăng. Chuyện ǵ gấp vậy.

Cô kéo tôi ra một góc pḥng và nói:

- Cô không biết nhờ ai…

Cô dừng lại và ngập ngừng. Búi tóc của cô không phải là chải dầu dừa như thường lệ. Lọn tóc hơi ḷa x̣a trước trán. Làn da chảy thơng xuống dưới g̣ má. Hai mắt cô nhấp nháy nh́n xuống. Người đàn bà sống cô độc hai mươi năm tưởng chừng đă một ḿnh được. Hôm nay bỗng hớt hăi nắm lấy tay tôi.

- Chuyện này không ai biết. Cô nói. Kể cả ba má mày. Cô để dành được chút đỉnh. Lâu nay không dám cất giữ v́  một thân một ḿnh. Cứ gửi nhờ trên thím Sang nhờ thím để trong ngân hàng dùm. Giờ thím ấy đi. Thím rút ra trao lại cho cô. Sợ loạn lạc lung tung không biết ngày mai ra sao. Cô không muốn  ai biết cả. Có ǵ th́ mai mốt cô cũng để lại cho cháu. Trong nhà cũng chỉ có mày hay lo cho tao. Hay hỏi han tao. Tao coi mày như con. Lo cho mày từng li từng tí từ nhỏ…

Tôi đứng dậy và ngắt lời cô:

- Thôi được rồi để cháu đi. Cô lại kể lể nó khuya mất bây giờ.

Tôi dắt xe ra và nổ máy. Phóng lên Chi Lăng. Gia đ́nh người thím họ giữ tôi lại nói đủ điều. Cháu phải về ngay. Việt cộng về sau đít rồi mà mày chưa thu xếp mang cô mày đi. Ở đây là chết đấy cháu ạ.

Tôi về đến nhà đă hơn mười giờ đêm. Sau khi thoát khỏi mấy trạm xét hỏi giấy tờ. Gói bạc của cô Sáu tôi nhét vào bụng áo. Cái túi vải nhỏ được khâu may cẩn thận có sợi giây rút thắt chặt. Món tiền quả là to lớn đối với một người đàn bà góa như cô.

Ánh đang ngồi với Thắng ở bàn ăn. Đèn sáng trưng. Từ ngoài cửa tôi đă nghe tiếng Ánh cười như nắc nẻ. Thắng đang ngồi đối diện vừa hút thuốc vừa kể chuyện.

- Chuyện ǵ vui quá vậy. Tôi nói trước khi bước vào.

- Đang nghe kể chuyện. Ánh ngước lên nh́n tôi và nói.

- Kể chuyện ma pha chuyện tiếu lâm, anh Tư. Thắng nói. Cô này lại thích nghe kể chuyện ma.

Khi tôi trao gói bạc cho cô Sáu. Cô hỏi tôi:

- Bộ cháu tính mai đi hả.

Tôi không nói ǵ. Định quay lưng. Cô Sáu nói tiếp:

- Bộ mày đi với con Ánh ngày mai hả.

- Th́ cũng phải về nhà chớ cô. Tôi nói.

- Trời ơi vậy mà mày không cho tao hay một tiếng. Cô tṛn mắt và nói lớn.

- Cô cất túi vải và đi ngủ đi. Tôi nói. Mai mốt ǵ th́ cháu cũng sẽ cho cô hay. Đừng lo lắng quá lại thức dậy hoài mà bệnh.

Tôi vừa bước được mấy bước. Cô Sáu lại gọi giật lại:

- Quang.

- Ǵ vậy cô.

- Mai mày đi thiệt hả.

- Nữa. Đă nói cô yên chí đi nằm đi. Cháu không để cô ở lại đây một ḿnh đâu mà.

Cô Sáu ngập ngừng:

- Hồi năy mày đi lên trển. Thằng Lục nói về đây. Tao thấy nó với thằng Thắng to nhỏ ǵ với nhau dưới nhà ăn. Nghe y như tụi nó nói đi đâu đó. Sao tao ớn quá.

 

 

Mặt trận cao nguyên. Mặt trận miền Trung. Mặt trận nào cũng đang diễn ra khốc liệt. Nhưng Đà Lạt th́ không nghe đến mặt trận nào. Đà Lạt là thành phố cao nguyên luôn luôn có bộ mặt yên lặng. Chính cái vẻ b́nh tĩnh ấy đă khiến cho Đà Lạt là thành phố cưu mang cả những mặt trận then chốt ở cái nơi khác. Một khi những mặt trận khác thắng hay bại, Đà Lạt sẽ là nơi chốn cuối cùng chia chung số phận.

Chúng tôi nằm cạnh nhau trên sàn gỗ. Bên ngoài trời đen thui thui. Những tiếng súng vọng về yếu ớt.  Cánh cửa sổ pḥng hé mở. Ánh vừa gội tóc xong. Mái tóc xơa dài trên nệm gối. Mùi dạ lư hương từ hàng dậu ngoài vườn len nhẹ vào. Thoang thoảng quyện với mùi chanh từ mái tóc tỏa ra. Tôi đốt những điếu thuốc liên miên. Những mảng im vắng tràn ngập căn pḥng. Những điều chúng tôi không nói th́ mênh mông. Ánh yên lặng nằm cạnh. Càng làm cho căn pḥng mang một dáng vẻ tê thiếp và gờn gợn hơn. Chúng tôi nằm nghe những bản nhạc tiền chiến chọn lọc. Chín mươi phút trôi qua. Nhạc hết. Tôi đưa tay định thay cuộn băng th́ Ánh bảo thôi đừng nghe nhạc nữa.

Tôi luồn tay qua mái tóc, kéo vai nàng gần hơn.

- Nói bất cứ điều ǵ đi. Tôi nói.

Ánh không nói. Người nàng mềm mại gần hơn. Tôi đốt một điếu thuốc khác. Hút tàn điếu thuốc. Ánh vẫn nằm yên trong tay.

- Người bạn nóng. Ánh trăn trở và nói.

- …

- Nói chuyện thiên binh thiên tướng.

- Nghe.

- Chuyện trên trời dưới đất nhé.

- Cứ việc.

- Chưa đi mà đă nhớ Đà Lạt tha thiết.

Tôi quàng tay ôm trọn một ṿng người nàng.

- Nhưng ḷng th́ rộn ràng nhớ nắng Sài G̣n hơn. Ánh tiếp. Sài G̣n hấp dẫn không tả được. Tại sao lại có những mối yêu mến vớ vẩn thế này. Không biết. Những điều không thể nói cho ai nghe. Trừ bạn. Phải nắng nóng nung người lên đi giữa Sài G̣n mới thú. Nhớ Sài G̣n là nhớ nắng. Nắng đổ ra bao nhiêu ghét bẩn và mồi hôi. Nắng ngủ không được. Nắng nghe hàng xóm chửi nhau. Con nít khóc thét lên với tân nhạc và cải lương mỗi trưa. Nằm đây im lặng mà nhớ Sài G̣n nắng nóng. Nhưng mà nó kích thích. Như vậy chui vào chợ Bến Thành  trả giá với mấy mụ bán hàng mới sướng miệng. Nhưng mà nó xúi giục. Đạp xe giữa Sài G̣n mà len lách qua được đèn xanh đèn đỏ. Qua mặt được những kẽ đang chen lấn. Thật là một niềm vui. Bạn biết không. Tôi mê những lối đi ṃn ở Đà Lạt. Nhưng Sài G̣n mới là đất của tôi. Tôi rành nó như ḷng bàn tay. Mấy cái hẻm Sài G̣n trên mấy trên mấy tôi t́m cũng ra. Hai trăm trên một trăm mấy chục. Những cái địa chỉ trong ngỏ hẹp. Ôi những cái ngỏ hẹp Sài G̣n. Nó mới hấp dẫn để mà truy lùng. T́m ra được một cái địa chỉ là một cuộc chinh phục. Là cả một chiến thắng vẻ vang. Cái thành phố đấy cho ta đầy thách thức. Đầy yêu mến và phẫn nộ cùng một lúc. Mà chẳng thà như vậy đi. Mong về Sài G̣n dễ sợ. Mà không hiểu tại sao tôi lại đi nói những điều như thế này với bạn. Những điều buồn cười quá. Tại sao tôi lại đi nói những điều thế này với bạn. Vào một lúc như thế này. Không biết. Không biết. Và không biết…

Người tôi nóng ran. Tôi lao lên. Ôm lấy nàng. Tất cả sức nóng ào ạt cao ngất. Chúng tôi hôn nhau. Nhưng khi niềm xúc động của tôi lên đến cao độ. Ánh nắm lấy tay tôi và đẩy tôi ra.

- Đừng. Đừng bạn.

- Tại sao. Tôi chồm lên và nói.

Ánh lắc đầu. Mắt nhắm nghiền.

- Không biết.

Tôi buông thả. Nằm  nghiêng người. Chúng tôi im lặng khá lâu.

- Bạn biết chuyện hai con nhím. Tôi đốt một điếu thuốc khác và nói.

- …

- Hai con nhím yêu nhau. Khi yêu nhau chúng tủa ra những gai nhọn đâm vào thân thể nhau cho đau đớn lên.

Chúng tôi nằm im lặng. Rất lâu.

Có tiếng gơ cửa rất rút. Chúng tôi vẫn nằm im. Tiếng gơ cửa tiếp tục. Rồi có tiếng người gấp rút.

- Quang. Quang. Mày có ở nhà không.

- Đứa nào đó. Tôi bật đèn và hỏi vọng ra.

- Tao đây. Tao Khánh đây.

Tôi bật dậy. Ánh cũng vậy. Chúng tôi ra mở cửa. Khánh lao vào. Bộ đồ lính của hắn đầy bụi. Râu tóc mọc dài. Mắt lơm sâu. Dớn dác. Hắn ngồi phệt xuống sàn nhà. Vất cái mũ xuống sàn.

- Làm sao mà vào.

- Leo hàng rào. Khánh nói.

- Làm sao mà mày chạy về đây.

- Tao chạy đường rừng từ Ban Mê Thuột. Qua Quảng Đức. Rồi về đây. Chạy bộ mấy ngày mấy đêm nay.

Tôi vơ hết mọi thứ vung văi trên sàn nhà. Sách vở. Áo quần. Đồ đạc. Sang một bên. Xếp chỗ cho Khánh.

- Ăn uống ǵ chưa. Tôi hỏi.

- Đói. Khát. Thèm thuốc lá. Thèm ngủ.

Ánh đi ra bếp kiếm thức ăn mang lên. Khánh ngồi xẹp ăn háo hức. Vừa ăn vừa kể chuyện sư đoàn hắn đánh trận. Hắn đă chống cự dữ dội với đồng bạn. Nhưng rồi súng ống đạn dược cạn dần. Không nguồn tiếp tế. Sư đoàn ră ngũ. Dân chúng và binh lính ùa chạy trối chết về hướng quốc lộ 21. T́m đường về miền xuôi. Khánh chạy về hướng Quảng Đức, Đà Lạt.

- Tả tơi. Tả tơi. Khánh ăn hết bát cơm. Uống hết ly nước trà. Và nằm lăn ra sàn nhà hút thuốc. Nói tiếp. Tức quá. Đang khi không vậy phải bỏ cuộc.

Khánh kể lể qua loa được ít câu rồi lăn quay ra ngủ. Khánh nằm ngoài hết, đến tôi, rồi đến Ánh. Cả ba chia chung chỗ nằm chật hẹp trên cái nệm trên sàn gỗ. Tiếng Khánh ngáy vang như sấm. Trong giấc ngủ hắn đạp người lung tung. Có khi ngồi bật dậy và quát “ Thằng nào bỏ chạy ông bắn nát thây.” Tôi phải lôi cổ hắn nằm xuống. Những tiếng chửi thề của hắn nhiều hơn những câu ú ớ nào khác.

Ánh nằm im thin thít. Tay tôi luồn qua cổ Ánh. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nàng ấm áp và gần tôi hơn. Tôi nói về những ngày tuổi nhỏ tôi và Khánh là hai đứa bạn thân. Tôi  nói vừa đủ cho Ánh nghe. Giọng tôi điềm đạm và chậm. Tôi có thể ngửi thấy mùi mồ hôi đầy muối nồng quen thuộc của thằng bạn quá đỗi thân thiết nằm bên cạnh. Và Ánh ở một bên. Ánh lắng nghe tiếng tôi tuôn ra trong đêm tối. Tâm hồn tôi lâng lâng xiết bao. Chiến tranh cướp hết những cơ hội. Tôi nói với Ánh. Khánh là một trong những đứa học giỏi. Chỉ v́ yêu một con nhỏ kia quá. Yêu quá nên học không được. Con nhỏ kia không yêu Khánh. Làm thằng nhỏ điên cha cái đầu và học không được. Kết quả là thi rớt. Bị gọi đi lính. Một cách b́nh thường nếu không có chiến tranh Khánh sẽ qua cơn khủng hoảng cấp thời ấy. Rồi học lại. Học lên. Nó là thằng thông minh. Sẽ giúp ích cho xă hội. Sẽ lấy vợ. Sanh ra những đứa con cũng thông minh và kháu khỉnh như Khánh. Nhưng chiến tranh đă không cho Khánh một cơ hội nào để làm những điều rất b́nh thường như vậy.

Ánh thiếp đi trên cánh tay tôi.

 


yates.ds.uiuc.edu/new/gallery/

 

Tôi thức dậy vào giờ nào không rơ. Căn pḥng kín mít. Tôi không định được bây giờ là mấy giờ. Khánh vẫn c̣n nằm bên cạnh. Giờ này hắn nằm xuội lơ. Hơi thở mệt nhọc và nghiến răng trèo trẹo. Cảm giác đầu tiên là hốt hoảng. Rồi nỗi trống trải chạy dài. Ánh đă bỏ đi. Nỗi choáng váng khi nh́n quanh pḥng. Áo dài máng trên tường. Xách tay, đôi giày, và mấy thứ đồ vật lỉnh kỉnh của nàng không c̣n nữa. Tôi nghe tiếng gơ cửa mấy lần nhưng không dậy mở. V́ biết đây không phải là nhịp gơ ồn ào, réo gọi của Ánh mỗi khi nàng gơ cửa pḥng.

Xế trưa. Khi Khánh ngủ dậy. Hắn hỏi một điếu thuốc và đưa tay tắt cái máy hát. Cô ca sĩ đang rỉ rả một điệu nhạc thời trang: “ Người người yêu nhau đă mất nhau trong đời…” Khánh lầu bầu: “ Mẹ. Mới bảnh mắt ra nghe nhạc nhiếc kiểu này là thấy lúa rồi.”

Hắn nh́n quanh quất rồi nh́n sang tôi đang trùm mền.

- Bả đâu rồi. Khánh nói.

- Đi rồi. Tôi nói.

Khánh trao gói thuốc lá cho tôi.

Thấm đ̣n yêu chưa con. Khánh nói. Ngày trước mày nói tao dại. Tao đâu biết mày thương bả dữ vậy. Mày chuộng đồ cổ hả Quang.

- Cổ vậy mới mệt.

- Đi hồi nào. Mày không hay hả.

- Tôi ngủ quên. Mệt quá. Ngủ quên.

Hai thằng tôi hút thuốc mù mịt. Nói chuyện liên miên.

- Sao mày không cản bả. Khánh nói.

- Không. Tôi nói. Tao không cản ai cả.

- Mày tự ái. Đúng là yêu lần đầu.

- Lớn rồi. Tự định lấy.

- Mày nói tao cóc hiểu. Khánh nói.

- Để mọi người có thể b́nh đẳng trước cuộc đời. Tôi nói.

- Mẹ. Yêu cái kiểu của mày mất đào như chơi.

- Tao không hiểu nổi.

Khánh gắt lời tôi.

- Chuyện cũ như trái đất. Hắn nói. Làm sao mà mày hiểu nổi đàn bà.

- Ngây thơ. Đàn bà ngây thơ từ trong tim.

- Mày lẩn thẩn thấy mẹ. Yêu th́ nhào đại vô. Một được hai không. Một là thắng hai là thua. Đời là vậy.

- Đời là vậy.

Tôi trở người, kéo mền lên và lập lại lời Khánh như một thói quen chúng tôi vẫn thường làm. Những câu chuyện đến lúc không c̣n lối thoát. Chúng tôi thường mỗi thằng một câu “ Đời là vậy.”

Khánh dụi điếu thuốc. Trầm ngâm. Đôi mắt chớp chớp nhanh. Hắn ngồi thừ người ra một lát.

Đôi khi, Khánh nói, tao không c̣n chắc lắm về những điều trước đây tao tin tưởng nữa. Có những thất bại làm cho mày phải  xét lại điều mà mày đă tin tưởng. Mà thực tế trước mặt th́ đôi khi cứ như một con đàn bà tênh hênh và thơ ngây sẵn sàng phủ phục đứa khác. Ai mạnh th́ nó theo.

Tôi không ngừng:

- Không ưa ai nắm đầu đâu mày ơi. Bả làm má người ta th́ có.

- Gặp thú dữ, Khánh nói, vừa yêu vừa ớn hả.

- Làm ra bộ dữ mà đụng đến thấy cũng hiền. Thấy th́ có vẻ ớn mà chẳng có thằng nào ớn cả. Xa th́ nhớ mà gần th́ hồi hộp. Thứ đàn bà con gái như vậy mới làm mày chới với.

Buổi chiều, Khánh và tôi đứng trên bệ xi măng gần cổng. Hoàng hôn rực đỏ trên những núi đồi cuối phố. Mái đầu của những ṭa nhà binh viện Đà Lạt ngất ngưỡng chập chờn giữa đồi thông xanh và nắng vàng ối của mặt trời chiều phía tây đang rực lên. Không c̣n cảnh buổi chiều người đi đầy đường phố. Cửa nhà nào cũng khép kín. Nhiều tiếng chó sủa vang xa. Thành phố chỉ c̣n lắm chó, lính, và đàn ông, Khánh nói.

Chúng tôi nh́n xuống đường và thấy Phương đang đi bộ phía dưới. Phương ngước lên, đưa tay chào chúng tôi.

Khánh và tôi nhảy mấy chục bậc tam cấp xuống.

- Để đưa Phương một đoạn về nhà. Chúng tôi nói.

Ông Siêu nghe Khánh từ Ban Mê Thuột về th́ níu bắt Khánh tường thuật lại mặt trận Ban Mê Thuột.

- Tụi nó đưa mấy sư đoàn chính quy ngoài Bắc vào, Khánh nói. Xử dụng đến cả sư đoàn thiện chiến Sao Vàng. Bác biết nó nả đại pháo vào thành phố từ hai giờ cho đến bốn giờ sáng. Đại pháo bắn vào như mưa. Rồi chiến xa với hàng sư đoàn của tụi nó ở trên rừng trên núi ào ạt đổ ra. Chiến thuật biển người với chiến xa hạng nặng, hỏa tiễn, đại pháo, 122 ly, 130 ly, T.54 của Nga tràn ngập. C̣n lớp đặc cọng nữa. Tụi cháu chống trả cũng dữ dội ngay quanh phi trường Phụng Dực. Đẩy lui bao nhiêu đợt tấn công của tụi nó. Bên địa phương quân, bộ tư lệnh sư đoàn, Biệt Động quân, cũng chống cự mănh liệt. Từ phi trường vào thành phố, chiến xa của tụi nó bị bắn cháy, xác Việt cộng kéo dài thiếu ǵ. Tức quá. Vậy mà mất. Bác nghĩ có đau không.

Ông Siêu chua chát sau khi nghe Khánh kể lại.

- Một cuộc chiến mà những kẻ xâm lược th́ được tiếp tế đầy đủ, ông nói, c̣n những kẻ tự vệ  th́ bị bó tay. Cuộc chiến này thực sự đă bị đổi chác từ cái hiệp định Ba Lê. Cả một bọn, chúng nó xúm lại buôn bán mấy chục triệu dân ba nước Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên. Sinh mạng triệu triệu người dân ở đây đă bị trao đổi ở đâu đó rồi.

Nhưng các cậu tin đi, ông Siêu tiếp, chỉ một phần nào cái trật chân lịch sử này do kẻ khác. Chính cái đất nước này mới tự xô đẩy và lôi kéo nó đến đây.

C̣n ai vào đây nữa. Bọn chúng nó tưởng đánh chiếm miền Nam, rượt Mỹ chạy văng ra khỏi miền Nam, tưởng vậy là chúng nó nhất thế giới. Thật là khôi hài. Thật là tội nghiệp. Và thật là vô phúc cho những kẻ c̣n lại đă để số mệnh của đất nước này cho kẻ khác quyết định.

Nhưng nào phải chỉ đơn giản thế thôi. Kinh khủng hơn cả là cái đám dân này. Dân tộc ta oai hùng lắm. Chúng ta là con dân của những kẻ kiêu hùng làm nên những trang sử oanh liệt. Lịch sử Việt Nam được viết nên bởi bao nhiêu cuộc chiến. Hết ngoại chiến rồi đến nội chiến. Sẵn sàng thí mạng. Sẵn sàng đổ máu ra để giải quyết lịch sử. Các cậu thấy không. Đâu phải chỉ có cá nhân mới u mê sai lầm. Cả một dân tộc vẫn có thể u mê, vẫn có thể sai lầm như thường.

Vậy mà ai trong chúng ta có thể nói rằng dân tộc Việt Nam không mơ ước một cuộc sống an b́nh. Bởi v́ họ là những kẻ mơ mộng. Mơ mộng thứ ḥa b́nh mà họ đă thấy xao xuyến ngay tự trong thâm tâm. Nó có chất kích thích của nỗi mơ mộng. Cho nên những trang lịch sử Việt Nam chạy dài theo những giấc mơ, cuốn hút theo những phiêu lưu, đưa đẩy vào những chân trời vô định. Có phải cái áo lịch sử mang màu đấu tranh bất khuất, màu oai hùng cách mạng đă trở thành một thứ nghiệp. Các cậu thử nh́n lại đi. Lịch sử Việt Nam là một cái nghiệp đi đấu tranh. Đấy là cái áo kim tuyến lóng lánh của một ngôi đấu thủ có ngai vàng hấp dẫn khó rời bỏ. Thật là kinh ngạc. Thật đáng hoảng hốt nếu cứ tiếp tục mơ mộng, tiếp tục phiêu lưu, tiếp tục lao vút ḿnh đi làm lịch sự kiểu này.

Nhưng dù thế nào th́ tôi cũng phải nói điều này cho hai cậu nghe. Tôi đă lớn tuổi, đă chứng kiến qua nhiều đổi thay của đất nước này. Tôi vẫn phải tâm niệm rằng thời cuộc hiện nay như một thứ cơn lốc, một thứ thủy triều lớn. Làn sóng này lớn quá lớn. Nó đă dâng quá cao mà sức người ta không thể nào cản được nữa. Chỉ c̣n biết là phải lướt qua ngọn sóng này. Phải đứng cho vững để mà vượt qua nó…

Phương chỉ cho tôi những ngôi nhà hàng xóm. Nhà này có một con chó. Nhà kia hai có hai con mèo. Nhà nọ có con chó mẹ vừa sanh bầy chó con. Nhà nào cũng đi di tản. Chó mèo không chủ. Chúng sủa và réo gọi suốt đêm không ai ngủ được.

Phương ngồi lên miếng ván chắn mô đất cao. Cái nền xi măng giữa tường nhà và mô đết hẹp có vài cái ghế con kê dọc đường. Tôi ngồi ở cái ghế gần chổ Phương ngồi. Trên đầu Phương những dây xu xu xanh kín giàn. Phương mắt ướt và hai má ửng hồng. Miệng chúm chím điệu bộ. Dáng người hơi co ro.

- Buổi trưa Phương có tiễn Ánh ra bến xe. Phương nói.

Tôi châm điếu thuốc. Nh́n bâng quơ lên hàng rào gỗ. Con mèo len lén nhún từng bước chân.

- Sao vậy. Phương nh́n tôi và nói.

- Chuyện ǵ. Tôi nói.

- Sao lại có chuyện ấy xảy ra. Sao Ánh lại đi cùng người khác.

- Tôi không biết, thật sự là không biết.

Phương ngập ngừng đôi chút, rồi nói:

- Hai người dỗi hờn nhau đậm thế.

- Một người đáng yêu với ḿnh, tôi nói, th́ cũng có thể đáng yêu với người khác.

- Ánh có nhờ Phương trao lại cái này.

Phương vào nhà lấy và trao cho tôi một quyển sổ tay. Tôi nhận ra quyển sổ của tôi. Lập bản thảo chép lại một số bài thơ đă làm lâu nay. Tôi lật ra. Có mấy bài thơ đă bị xé mất. Quyển sổ c̣n lại nhiều giấy trắng hơn ở phía sau. Ở một trang bên trong, những nét vẽ nguệch ngoạc của Ánh về một chân dung của tôi. Tôi hơi ngạc nhiên khám phá ra Ánh phác họa tôi trong chiếc áo len màu lục. Trông hơi ảm đạm quá độ. Phía dưới kư tên nàng và đề “ Tặng bạn.”

Trang bên cạnh là những gịng chữ to lớn nháp nghiêng ngả vội vàng.

“Ngày hôm qua, Ánh viết, hỏi bạn biết bao lần có đi cùng không. Nhưng bạn đă không trả lời. Bạn cứ im lặng như bạn vẫn thường im lặng. Bạn làm tôi buồn ghê lắm. Lúc nào tôi cũng có cảm tưởng rằng bạn phải phấn đấu ghê gớm khi chúng ta ở cạnh nhau.

Xin mấy bài thơ làm kỷ niệm. Mỵ Ánh.”

 


LewisM.Stern Collection, 26 May 1975

 

Những đoàn xe của Cộng Sản rầm rộ tiến vào Sài G̣n ngày 30 tháng 4, 1975. Những ngả đường chính của thủ đô miền Nam trà ngập xe thiết giáp và đoàn người lính. Những người lính Bắc Việt rất trẻ rất im lặng ngồi ngay ngắn trên những chiếc xe Molotova của Nga Sô nh́n xuống hai bên đường. Con đường Trương Minh Giảng mở rộng. Dân chúng đứng chật kín hai bên đường. Không có tiếng chào hỏi của những người lính trên xe. Cũng không có tiếng reo ḥ mừng rỡ của đám đông phía dưới. Kẻ trên nh́n xuống. Kẻ dưới nh́n lên. Những cặp mắt nh́n vào nhau đầy quan sát và kinh ngạc. Chỉ có tiếng của đoàn xe thiết giáp là ầm ầm. Vang lên nhịp nhàng lấn át tất cả mọi thứ âm thanh nào khác vào lúc này. Những tiếng súng nổ c̣n nhiều. Vẫn c̣n nhiều cuộc giao tranh đâu đó ở ven đô hoặc trong thành phố. Bầu trời u u. Mây xám dày kín nặng nề như thể đặc quá mà không nắng  không mưa nổi.

Ở cái ngỏ hẽm đầu cổng xe lửa số Sáu, đầu nhà Khánh, một đống rác vừa chất cao. Đống áo quần súng ống giày mũ của những người lính miền Nam thẩy ùn ra đấy lúc nào không hay.

Tôi ra khỏi ngỏ hẹp nhà Khánh. Đến đầu đường Trương Minh Giảng kiếm mua một gói thuốc lá.

Mọi cửa tiệm đều đóng cửa. Đám người đứng đầy kín hai bên đường. Người đứng. Kẻ di chuyển. Người mặc quần đùi đi chân đất đứng vỗ tay lên ngực trần lạch bạch và ngó đoàn quân đang di chuyển. Kẻ c̣n tay xách nách mang. Kẻ khác quẩy gánh đựng đầy quần áo. Có kẻ đẩy xe đạp hoặc xe gắn máy chất đầy đồ đạc. Kẻ đi lên người đi xuống. Những chiếc xe nằm ụ hai bên đường đầy những khán giả leo lên nh́n cuộc diễn binh đang xảy ra trên đường phố.

Măi gần chợ Trương Minh Giảng mới có cái cửa hiệu của nhà Duy, bạn tôi, đang mở cửa. Người ta chen nhau mua hàng. Duy thấy tôi vào mua thuốc lá hắn nói: “ Nhà ở ngay cửa biển Bà Rịa. Người ta t́m đường về đất để dzọt đi ngoại quốc. C̣n mày lang thang ở đây làm ǵ.”

Duy vừa nói vừa tính tiền và trao hàng cho khách. Khách chen lấn mua ào ào. Thứ nào họ cũng mua.

- Có bao nhiêu tiền mới mua hết. Một người đàn bà nói. Nó sẽ đổi tiền. Làm ǵ mà c̣n xài giấy bạc này nữa.

- Mua về ăn. Một người đàn bà khác ôm nửa thùng bánh vào ḷng. Mai mốt làm ǵ được ăn ngon nữa.

Duy vỗ vai tôi:

- Mày chờ tao. Tao đi với.

Tôi không biết Duy nói đi đâu. Nhưng cũng  lên hiên lầu nhà nó đứng chờ. Tôi đứng nh́n xuống đường. Quang cảnh người đông nghẹt lúc nhúc phía dưới.Tôi cứ tiếp tục đứng nh́n. Từ những ngày chứng kiến Đà Lạt hấp hối. Đi một chuyến trèo đồi lội bọ vượt biển về đây. Trải qua những giờ phút bom đạn bay vèo vèo trên đầu. Những xác chết lăn lóc trên vỉa hè phải đi qua nhanh. Những đoàn người hớt hăi đổ xô ra bến xe, bến tàu. Những trại tạm cư nhốn nháo tả tơi những khuôn mặt. Bom đạn khói lửa mờ mịt bốn phương trời. Hai con mắt cứ mở lớn ra nh́n. Không c̣n kịp một ư nghĩ nào nữa. Những đường dây về óc. Lối ngơ về tim. Đều như đang gờn gợn tê thiếp và đặc kín. Đặc kín h́nh dáng lúc nhúc như những đại lộ ngoài kia đang chất chứa vào ḷng chúng hết cái khối lượng đời mà chúng có thể cưu mang. Chỉ bất chợt một đôi phút giây nào đó. Tôi như ngộp thở. Nh́n ngó cái ṿng bánh xe lịch sử quá lớn lao đang từ từ nghiến tấc đất nào mà bước chân khổng lồ của nó lăn tới. Mà bóng dáng những con người th́ lúc rúc bé nhỏ và yếu đuối in lên đường phố. Lên bến tàu. Lên những trạm tiếp cư. Lên nền trời.

Tôi thấy. Giữa làn sóng người đang di chuyển phía dưới. Mắt tôi không lầm. Thắng đang đẩy chiếc xe gắn máy cùng với Ánh đi bên kia đường. Cả hai cùng trẩy với đám đông đi về hướng chợ Bến Thành. Ánh cột tóc đuôi ngựa. Mặc chiếc áo dài hoa mai trắng nền đỏ rực rỡ. Nổi bật giữa cái đám đông ăn mặc lếch thếch chung quanh. Dù trông hơi bụi bặm đường xe. Thắng đẩy chiếc xe. Lách lối cho Ánh đi. Họ nói chuyện. Thỉnh thoảng âu yếm nh́n nhau. Cả hai tươi cười như một đôi t́nh nhân đang đi trên hè phố. Họ đi qua chợ. Qua chỗ tôi đứng. Qua cầu. Rồi mất hút theo đoàn người và đoàn xe tăng đang rầm rộ tiến về hướng thủ đô.

Duy từ dưới lầu nhảy lên.

- Đi. Duy nói. Khiêng ít chai 33 qua thằng Khánh uống. Mẹ. Uống một bữa cho đă. Mai tính tiếp.

Trên đường sang nhà Khánh. Duy hỏi tôi “ Hôm trước tao thấy mày luẩn quẩn bên Thị Nghè. Làm cái ǵ bên đó.” “ T́m người bạn.” Tôi trả lời hắn. “ Gặp không.” “ Không.” Dĩ nhiên là tôi đă không nói với hắn rằng tôi về đây t́m Ánh.

 


blackapril.norcaluvsa.org/

 

Đám tang của ba tôi được cử hành một cách đơn giản. Trái với thông lệ những  ma tang giỗ kỵ của gia đ́nh trước đây được cúng kiếng rầm rộ ba bốn ngày. Má tôi không muốn làm một đám ma lớn khi con cái trong nhà không đầy đủ. Người anh lớn và thằng em út đă theo đoàn người di tản ra đi hồi tháng tư. Nhà chỉ c̣n má tôi, chị Hường với đứa cháu gái, và tôi. Người chồng của chị Hường là một sĩ quan Hải Quân đă theo chiếc hạm đội của anh đi Mỹ tị nạn.

Ba tháng sau khi Việt Cộng vào. Ba tôi qua đời. Ông bị một cái bướu ở cổ. Ông không chịu vào bệnh viện mà chỉ ở nhà uống thuốc và húp nước cháo. Đấy là một cái chết chậm. Ông cương quyết không nhập viện mặc cho má tôi khóc lóc và họ hàng năn nỉ. Má tôi rất đau buồn. Bà luôn đưa tay quệt nước mắt và nói: “ Đến chết ông cũng không bỏ được cái nết ấy.”

Cho đến lúc nhắm mắt. Ba tôi không gặp mặt chú Bảy, người em đă tập kết ra Bắc. Nay trở về là cán bộ cao cấp của chế độ mới. Ngôi nhà ở Đà Lạt của gia đ́nh tôi đă bị chính phủ mới trưng dụng. Cô Sáu về sống với chúng tôi. Ruộng vườn ở Bà Rịa đă bị tịch thu để phân phát làm cách tổ kiểu mẫu. “ Nó biết mà. Ba tôi nói. Ruộng vườn nhà này đâu phải là đồ đi giật của ai. Toàn là mồ hôi nước mắt của tổ tiên ông bà để lại. Cái này là cướp giật trắng trợn giữa ban ngày. Vậy mà nó c̣n muốn về đây gặp tôi để giải thích đường lối cách mạng cái ǵ nữa. Nó giải thích nó nghe lấy.”

Sau ngày Cộng Sản vào, có tin chú bảy đă đi lại với mẹ Thắng ở Sài G̣n. Đời sống bây giờ đầy dẫy các thứ giấy. Giấy Đi Lại. Giấy Tạm Trú. Giấy Hộ Khẩu. Giấy Chứng Minh Nhân Dân… Bà Monique được tiếng là người cung cấp các loại giấy tờ trong khu vực với một giá vừa phải.

Hôm đám tang ba tôi. Thắng có về dự. Sau khi hạ thuyết, mẹ tôi mời họ hàng ở lại dùng cơm chiều. Thắng phụ chúng tôi tiếp khách. Khi văn đám, Thắng đến cạnh chúng tôi ngồi nói chuyện.

- Nghe nói chị Hường với anh Quang giờ về làm rẫy. Thắng nói.

- Làm cái ǵ, chị tôi nói, giờ cũng phải có giấy tờ. Phải có lư lịch tốt. Chỉ có làm rẫy là khỏi.

Thắng cười cười. Trả lời qua loa khi chị tôi hỏi chuyện hắn bây giờ khỏe quá v́ có cha đi theo cách mạng bao nhiêu năm. Khi câu chuyện lơi ra. Thắng quay qua nói với tôi.

- Có chuyện này muốn nói với anh Tư. Được không.

Tôi gật gù nh́n Thắng. Thắng gầy và có vẻ nghiêm chỉnh hơn trước.

- Vụ đám cưới Ánh. Thắng nói.

- Bao giờ.

- Làm cái đám cưới cho danh chính ngôn thuận. Chớ coi như đă…

Thắng bỏ lửng lơ câu nói và nh́n tôi. Tôi nh́n ra sân. Trời không gió. Cái nóng cuối tháng bảy hun lại. Xẩm tối mà vẫn không một ngọn gió. Những cái băng tang rũ lặng ḷng tong dưới những cây vú sữa già. Tôi sẵn chai rượu đế trên bàn. Rót một ly và nói:

- Chia vui. Tôi ra bộ mỉm cười.

Thắng ngập ngừng nh́n tôi giây phút rồi nói:

- Lỡ rồi…Giờ phải làm đám cưới gấp. Anh cũng biết là tui rất nể anh. Rất quư anh. Tui không có ư ǵ xấu đâu anh Tư. Anh đừng nghi ngờ tui kia nọ. Tui nghĩ kỹ rồi mới về đây gặp anh. Ví dụ anh là anh Hai th́ tui không bao giờ về đây làm ǵ. Nhưng giữa anh và tui là đặc biệt. Nên phải nói với anh một tiếng tui mới yên tâm.

Thắng dừng lại. Gơ lốc cốc lên mặt bàn. Một lát sau nói tiếp:

- T́nh thật tui cũng có thương Ánh. Tui thương Ánh thật chớ không phải cua kéo qua đàng như hồi nào đến giờ. Thông cảm dùm nghe anh Tư.

Thắng đứng dậy. Tôi bắt tay và vỗ vai hắn. Tôi nói tôi mong mọi điều tốt đẹp sẽ xảy đến cho hắn.

- Tiền dâm hậu thú. Cô Sáu nói khi Thắng vừa đẩy xe ra khỏi sân. Có bầu ba tháng rồi hả. Cái thứ con gái lẳng lơ ngủ với biết mấy thằng rồi. Bây giờ gặp một thằng như thằng Thắng cũng là vừa. Vỏ quưt dày th́ gặp móng tay nhọn chớ có ǵ đâu.

Ba người đàn bà xúm lại b́nh giảng một cái đám cưới.

- Cô nói vậy. Chị tôi nói. Tại lỡ có bầu chớ không sức mấy con Ánh nó chịu lấy thằng Thắng.

- Mày nói vậy không lẽ chửa một ḿnh. Cô Sáu nói. Tao biết mà. Thằng Quang dẫn về là tao biết liền. Con gái đi cái tướng rắn ḅ đó tao c̣n lạ ǵ nữa. Thằng nào rủ mà không theo. Chỉ có thằng Quang mới vậy. Gặp thằng khác nó đâu có buông ra.

- Hết nước nói. Chị tôi nói. Cả anh lẫn em. Lại cũng thằng Thắng.

Má tôi chép miệng và nói:

- Nhà này gặp cái đồ yêu ǵ đâu ám. Ám từ đời cha đời ông cho đến đời con đời cháu. Có làm cái ǵ nó được đâu.

- Má nói làm cái ǵ bây giờ. Tôi đứng lên và nói. Mần thịt nó à.

Mọi điều xảy ra có vẻ như không tốt đẹp cho tôi trong những năm tiếp theo. Gia đ́nh tôi luân lạc về quê ngoại Biên Ḥa làm rẫy mía. Mía mùa được mùa mất. Nhưng tôi không hứng thú ǵ trong việc chặt mía và bổ đất. Nó chẳng có ǵ khích lệ cả. Tôi có ư định vược thoát. Hai lần đi đều không lọt. Lần thứ nhất ghe ra được mấy dặm phải quay trở lại v́ băo và máy bị trục trặc. Lần thứ hai ghe đi từ Phước Tỉnh bị bố ráp và bị bắt trọn ghe. Ghe tôi đă bị tố toàn là thứ phản động. Tôi bị bắt và bị giam ở trại tù Đất Đỏ một năm.

Ở tù chuyến ấy ra. Tôi về Sài G̣n. Sài G̣n rộng, đông dân, dễ  tránh bị xét hỏi và ruồng bắt. Tôi không có giấy tờ nào trong người. Thường lang thang ngoài đường và ngủ lung tung.

Tôi gặp Điệp đi cà ngơ ngoài đường. Hắn kéo tôi vào một cái quán xẹp bên đường. Hắn cũng đang thất nghiệp. Sống lung tung lúc Sài G̣n lúc Bà Rịa. Vừa kéo ghế ngồi xuống hắn nói:

- Tao mới gặp Ánh hôm trước.

- Có ǵ lạ.

- Trông già đi. Đều vẫn nhộn như ngày nào.

- Vậy sao.

Hắn nh́n tôi, ngước lên và nh́n xuống một lát, rồi mới hỏi:

- Dạo này viết lách ǵ nổi không?

- Lách th́ có. Tôi đùa.

Điệp nhắc đến những bài viết của tôi thời tôi c̣n gửi đăng báo. Thời chúng tôi c̣n làm báo lớp báo trường.

- Ánh c̣n giữ mấy bài thơ của mày. Điệp nói. Có đưa cho tao coi.

- Bao giờ.

- Hôm trước tao có lại nhà. Bữa đó có tụi con Dung, Châu. Có Ngọc Phương nữa. Với bọn thằng Dân, Công, Chi. Không biết Ánh với Châu buôn bán trúng mánh làm sao đó. Đăi cả bọn. Có kèm văn nghệ chui. Hát hỏng lai rai. Cũng được. Nghe Ngọc Phương hát “ Giấc Mơ Hồi Hương” nhớ thời đó quá. Ánh ngâm thơ nữa. Được lắm.

- Mày lúc nào cũng giọng đầy ngưỡng mộ kiểu vậy. Tôi nói.

Điệp cười ruồi. Thằng này bao giờ nói đến văn nghệ mặt nó cũng sáng rực lên.

- Giờ làm ǵ. Tôi nói.

- Ánh hả. Nghe nói bán chợ trời. Ly dị rồi.

Một dịp cách đấy không lâu. Trong lúc bị mất chỗ ở. Người bác họ bán nhà cũ dọn đi chỗ khác. Tôi không muốn dọn đến nhà người bà con khác . Đang định bỏ về làm mía lại ở Biên Ḥa. Tôi lang thang qua khu chợ trời trong Chợ Lớn. Gặp Ánh. Ánh và cô em gái đang đứng bán hàng. Hàng tạp lục mua đi bán lại từ cục xà bông cho đến vỏ xe đạp. Ánh vận một cái áo cánh màu cam, ngắn tay. Ốm rốc. Nước da rám nắng. Tóc kẹp ḷa x̣a ngược ra phía sau. Vẫn tô ít phấn hồng lên má. Vẫn sơn màu hồng tím lên môi. Miệng tía lia mời mọc khách hàng. Tôi hơi bỡ ngỡ lẫn vào đám đông khi thấy Ánh đang mặc cả với một ông khách hai cái vỏ xe đạp. Lượn lại một ṿng nữa. Tôi mới dừng lại.

Cô em gái khoảng vừa ngoài hai mươi. Giống Ánh như tạc. Nụ cười có vẻ kín đáo hơn. Mắt lại càng long lanh hơn. Đang giữ thằng bé trạc hai ba tuổi. Đứa bé không chịu ăn cơm. Khóc rấm rức. Cô em chỉ sang Ánh và nói: “ Không ăn mẹ la. Mẹ thẩy ra ngoài đường như bố Thắng đấy.”

Tôi hỏi thăm công việc làm ăn của Ánh. “ Th́ cũng đắp đổi sống cho qua ngày.” Ánh nói. “ Không biết bị hốt lúc nào. Cô em nói chen vào. Bán chợ trời này măi thành bà già mất.” “ Con nhỏ này hay sợ quá.” Ánh nói. “ Già chứ không già. Cô em nói. Lao động quá mà.” “ Thấy tớ vẫn yêu đời không. Ánh nói. C̣n trời c̣n đất c̣n non nước. Chả lẽ ta đây măi thế này.” Cô em cười khúc khích. Quay sang nói với tôi. “ Cỡ nào chị ấy giỡn cũng được. Nhờ chỉ như vậy mới đở thấy nản. Hồi mới ra bán hàng. Em cứ mắc cỡ. Chả biết bán làm sao. Có chị ấy mới đỡ ra.”

- Nghe bạn vừa ở tù ra. Ánh nói khi c̣n lại hai chúng tôi.

- Sao bạn biết.

Tôi nh́n anh. Ánh chớp mắt nh́n đi nơi khác.

- Biết chứ. Ánh nói nhỏ. Chuyện ǵ của bạn. Tôi cũng biết.

Chúng tôi im lặng. Vài phút trôi qua nhanh. Một người khách hàng hỏi mua mấy sợi dây đàn ở khoảng giữa. Người khác bước đi. Ánh quay sang tôi và nói:

- Không hộ khẩu.

Tôi lắc đầu. Nh́n qua bên kia đường phố có cái bảng hiệu to lớn. H́nh những người thanh niên và thiếu nữ ôm súng trong tư thế xung phong. Hàng chữ đỏ nghiêng nghiêng. “ Kỷ niệm một năm thắng lợi của Cách Mạng Áp Ga Ni Stan.”

Cô em trở lại. Hai chị em hỏi chuyện ăn ở của tôi. “ Nhà tụi này rộng lắm. Ánh nói. Trên lầu c̣n pḥng trống. Nếu bạn không ngại. Và nếu chưa t́m ra chỗ ở th́ cứ đến thuê tạm trên lầu. Khi nào kiếm ra chỗ mới hẳn hay. Tùy bạn.”

- Đừng ngại. Cô em nói. Bạn anh em tù cải tạo ra ở tạm quen rồi. Không th́ bộ đội thấy trống nó dọn vào mất. Anh Quang ngại th́ sẽ nói mẹ em tính giá đặc biệt.

Tôi nh́n cô em cũng lém lỉnh không kém chị.

- Tính giá bao nhiêu một mạng. Cô hàng xén.

Cô em cười khúc khích. Chiếc răng khểnh và nụ cười xinh.

- Nửa cây thôi. Cô em nói.

- Rẻ. Tôi nói tới. Một mạng bằng mấy cái vỏ xe đạp xứ Xă Hội Chủ Nghĩa đây.

- Rua một cái đi.

Ánh x̣e tay ra. Bàn tay của nàng gầy và xanh. Vành môi nhấp nhô. Cười nữa miệng. Nói với một giọng trầm trầm nhưng vẫn ào ạt như ngày nào.

- Phải đùa một tí vậy mới được, Ánh nói. Đời sống có khi phải biết đùa giỡn tí xíu vậy mới mỉm cười được vào những nghịch lư của nó, mới tha thứ nổi cho ḿnh, rộng lượng nổi với đời. Có ǵ đâu. C̣n hơi thở là c̣n đường binh mà. Bạn thân ./.

 

Hết.
 

 

Lê Thị Huệ

 

Kỷ Niệm Với Mỵ Ánh, truyện vừa, 1987.