lê thị huệ

hiểu thấu điêu tàn


làm sao em hiểu thấu, trong ḷng anh điêu tàn

nhạc sĩ Trần Quang Lộc

tản mạn

 

 

Ông ngồi giữa bằng hữu. Một bọn đàn ông đà sáu xược. Tóc họ nhuộm. Tóc họ muối tiêu. Tóc họ bạc. Họ lăng đăng đàn đùm xướng ca.

 

Đàn ông Miền NamViệt Nam Cọng Ḥa.  Cũ! Thân mến.

 

Miền Nam Việt Nam bị tụm túm đế quốc chơi bàn Cờ Vua Thế Giới những niên 1950, 1960, 1970.  Mỹ đổ bộ lên xứ sở h́nh cong chữ ếch. Mỹ ỉa băi cứt Thế Giới Tự Do, (lúc nhỏ tôi thấy người lớn x̣e ra tờ báo Thế Giới Tự Do do cơ sở Thông Tin Hoa Kỳ in giấy trắng láng bóng đẹp nhất Châu Á). Xong.  Mỹ cắp đít bỏ đi. Để mặc Gian Ác Cọng Sản Tàu, Nga, Việt Cọng hiếp dâm Giải Phóng Miền Nam năm 1975.

 

Nội chiến kết thúc. Những người lính Miền Nam bị các đế quốc đưa vào con đường bức tử. Họ tự vận. Họ bị thủ tiêu.  Họ bị tù cải tạo từ người anh em Hà Nội tay sai chủ nghĩa Cọng Sản Mác Xít.

Họ sống sót.  Họ đến Hoa Kỳ theo diện HO (Humaritan Operation) do người Mỹ lập ra. Thứ nhân đạo thô bỉ và đạo đức dổm thúi tha. Cứu vài nhúm người sau khi đă khai tử một quốc gia Miền Nam Việt Nam mấy chục triệu con người ta.

Điêu tàn rơi trên từng chi tiết bị lật tẩy bởi những bài dịch Sử của ông Ngô Bắc trên gio-o.com  về  cuộc chiến Nam 1975. Tôi bị ám ảnh bởi con số 1975. Tôi cứ lặp đi lặp lại Nam 1975. Giống như người Do Thái lặp đi lặp lại lời than oán ḷ thiêu Holocaust 1945.  Từ đó đến nay. 

 

Điêu Tàn. Mất Mát. Đau Đớn. Tuyệt Vọng. Như ly nước khổ đau tràn đầy mà mỗi người sống sót qua cuộc chiến ấy phải uống  tan nát tâm can và ngậm tăm tàn phế xác thân ḿnh.

 

Điêu tàn. Làn da sẹo vĩnh viễn không lành trên khuôn mặt của Nam.

 

Việt chúng tôi không yêu cầu chiến tranh. Những người Mỹ người Cọng Sản Nga Tàu và Việt Cọng nhơn nhơn mang chiến tranh đến xứ sở tôi. Sự tàn ác ấy của họ hăy để cho đời đời lên tiếng lăng mạ. Đừng. Đừng tha họ, nhé đời.

 

Đường nhăn  gió Hạ Lào thổi thốc chết trận những mịn màng âu yếm của tuổi trẻ. T́nh yêu đường da ngầu rám gió chiến tranh ấy là thứ t́nh yêu định mệnh. Bởi đời sống điêu tàn rách nát có nỗi u uẩn đẹp man dại của chúng. Người đàn ông rách da để chứng cầu chiến tranh đâm thọc vào đời sống những người dân bị gọi. Những nạn nhân bị động viên vào cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam 1954-1975 là những kẻ bị gọi số đời. Không ai muốn tên gọi số phận tả tơi chiến tranh. Nhưng cuộn tṛn đời ḿnh vào trong đó rồi, chúng tôi tự yêu ḿnh để sống sót ḿnh.

 

Và như thế chiến tranh vận rănh trên khuôn mặt người thanh niên thế hệ tôi. Nam là khuôn mặt suốt cả tuổi thanh xuân tôi hằng nh́n thấy. Có chút rách da. Có nhiều thẹo to. Đen đủi v́ giang nắng. Mệt mỏi v́ đeo ba lô lính trận. Điêu tàn là một bản doanh to tướng trên khuôn mặt Nam. Và tôi thấy mắt tôi thao láo nh́n sự điêu tàn trên khuôn mặt của Nam thân quen.

 

Mấy mươi năm sau, chợt nghe người đàn ông hát, "Làm sao em hiểu thấu .. trong ḷng tôi điêu tàn".  Ngay lập tức, tôi có cảm tưởng như linh hồn tôi rợp dậy đồng bóng ngất ngây khiêu vũ qua câu hát ấy. Họ đă chết ở một phương trời hoa mộng. Họ đẹp đớn đau khi khuôn mặt cúi xuống buồn buồn trong dấu vết âm thanh nức nở điêu tàn của đời đó. Ở nỗi phù trầm của một cung ḷng luôn luôn thấy ḿnh cao cả và  thánh thiện, tôi cảm thông nét điêu tàn có nỗ lực đẹp một cách hấp hối. Tôi không đành ḷng bước đi. Tiếng hát địu chân tôi. Đời sống níu sự điêu tàn từng góc xó. Sống với điêu tàn nhưng tôi không tử vong. Chiến tranh không giết chết những người đàn ông sáu xược ấy. Họ sống sót trở về và ca hát "Làm sao em hiểu thấu trong ḷng anh điêu tàn”. Bài hát chỉ c̣n lại đọng đúng lại một câu hát này.

 

Chiến tranh như cục bùi nhùi hoen đen quá khứ tôi. Ngày đó chung quanh tôi nhiều đàn bà, con gái có bồ có chồng là lính. Tôi nh́n đôi họ và tự hỏi sao cuộc đời con gái tôi chưa bao giờ cặp với một tên thiếu uy đính hoa mài vàng trên trên ngấn cổ áo. Có lẽ từ trong mơ tôi đă đẩy họ ra khỏi sổ ḷng ḿnh. Tôi sợ cái chết. Tôi sợ đổ nát. Tôi sợ mất mát. Tôi sợ điêu tàn. Nỗi sợ hăi chiến tranh làm tôi thấy ḿnh tội lỗi v́ đă là kẻ chân trong chần ngoài. V́ chưa một lần ôm một người lính Việt Nam Cọng Ḥa vào ḷng. Tôi chưa bao giờ biết nụ hôn của một người t́nh chiến tranh, t́nh anh lính chiến. Nhưng cũng v́ thế nỗi háo hức để t́m tâm trạng "Làm sao em hiểu thấu ... trong ḷng tôi điêu tàn" có một cái giá đậu xuống ḷng tôi.

 

Nhưng tôi đă một lần nằm chung  đơn vị ở Vùng Chiến Thuật Quân Khu 5 ấy.  Quân Khu 5. Quân Khu Tử Địa. Vùng Chiến Thuật số 5 là nơi chói ḷa ánh hỏa châu thắp sáng những linh hồn trai ngon chết trẻ và khói súng thảo thơm những nấm mộ trắng ḷng điêu tàn của những cuộc đời vinh danh sự tận tuyệt của đời sống.  Linh hồn và xác thân thế hệ chúng tôi  có chút hào hùng nào đó tử trận cùng với Nam tháng Tư năm 1975.  Đứa con gái lớn lên trong chiến tranh và đă sống sót trở về từ ḷng điêu tàn của một quân khu chiến. Tôi sống trong cái chết của Nam. Và rồi đứa con của chiến tranh Nam đă không chết trong cái chết ấy.

 

Tôi rời Việt Nam. Tôi đến Camp Pendleton bang California tháng Tám 1975. Tôi sống trên xứ sở Cali xinh đẹp và giàu sang bao nhiêu năm qua, nhưng mỗi năm gió tháng Ba cuộn về ḷng tôi cứ chồm lên những cơn sóng dữ hoang tàn đổ nát ở cuối đáy chiến cuộc . Lúc đó tôi đang là sinh viên năm thứ Tư. Cô sinh viên xinh đẹp hoa mộng của trường Văn Khoa  Đại Học Đà Lạt chạy tả tơi về và gặp Cha tôi cùng mấy đứa em trong trại tỵ nạn ở Cam Ranh. Một rừng sắn củ bị phạt phắt để những người tỵ nạn từ Đà Nẵng Qui Nhơn Huế chạy về dẫm đạp lên. Trên là trời dưới là đất. Nắng điêu tàn. Nóng lở loét. Không có nước để uống. Không có gạo để mua. Trời ơi sao con người ta khổ quá thế này. Tôi đă đau đớn khóc than cùng mấy chị em trong những cái lều do những người lính Quân Đội Miền Nam mang đến cung cấp.   Đó là những ngày mấy chị em tôi c̣n ngủ chung nhau trong chiếc chiếu cói trải ra trên đất cày củ sắn Cam Ranh. Mấy chị em gái da thơm tuổi mười sáu. Che chở thằng em út. Để thằng em út ngủ ở giữa v́ sợ ai bắt mất thằng út cưng của sáu chị. Cha tôi không ngủ. Ngày đó tôi ngưỡng mộ Cha tôi là người đàn ông ngủ ít. Người nào ngủ ít là tôi ngưỡng mộ. Điêu tàn cùng giấc ngủ của Cha, Cha ơi. Khuôn mặt Cha trong những đêm khuya hắt hiu v́ đài BBC nói ông Mỹ này tuyên bố cái chi đó về chính phủ Nguyễn Văn Thiệu hay chính phủ Bắc Việt. Cha thở ra hắt hiu. Con nh́n Cha và thấy tiếng thở dài của Cha như một chuỗi âm thanh đẹp tuyệt vời. Con chỉ biết nhớ thương âm tiếng thở dài của Cha trong thời chiến tranh. Ngày đó con nào biết đấy là hơi thở của điêu tàn. Trong ḷng Cha điêu tàn. Ngày thơ Cha đă ôm con vào ḷng cho con ngủ giữa ḷng Cha. Con nhớ thương Cha khi tiếng thở dài của những người đàn ông tên Nam lướt qua trí nhớ của con bao lâu con c̣n mở mắt ngó trân trân vào một thế giới tưởng như khi nào cũng có thể tan vỡ v́ một sự điên khùng chiến tranh nguyên tử nào đấy.

 

Sao nghĩ về Điêu Tàn tôi nhớ Cha tôi. Người đàn ông khi trẻ đẹp trai và thông làu chữ nghĩa nổi tiếng trong họ trong làng. Nhưng chợt đến năm 1975 thành một ông già ốp tong teo làn da mặt nhăn nheo điêu tàn v́ quá nhiều vất vả lao động và suy tư của một người đàn ông vợ chết và nuôi một bầy con gái thanh thiếu niên.  Mỗi khi tôi hỏi cha điều ǵ. Cha thường không trả lời ngay, suy tư một hai phút và những câu trả lời của ông thường bắt tôi phải suy tư hơn suy tư hơn. Một lần Cha nói với tôi: Người Việt ác lắm con ạ. Chúng ta tiệt tiêu luôn cả cái nước Chàm ấy. Tôi bị sốc khi nghe câu ấy đến độ tối đó nằm trên sàn xi măng mát lạnh với mấy chị em tôi trong một mùa hè nóng cực ở một thành phố Trung Việt, tôi bị ám ảnh: Tại sao Cha lại trao cho tôi một chữ Ác kỳ lạ như thế. Đấy là lần đầu tiên trong đời tôi được giới thiệu đến khái niệm Ác . Sau đó tôi phiêu lưu xuống con đường to nhất của thành phố, đường Gia Long ở Qui Nhơn. Tôi đi nh́n mấy bà Chàm bán hàng trên hè phố. Tôi đứng sớ rớ làm sao mà có một bà đưa cho tôi gói thuốc ǵ đó, tôi nói tôi không có tiền. Bả nói về nhà nói với Mẹ đưa tiền ra trả cho bà. Tôi chạy về nhà nói với Mẹ. Mẹ tôi hốt hỏang nói: Con ơi tại sao con đi đâu coi chừng bị người Chàm thư! Mẹ tôi là người đàn bà hiền lành nhất thế giới, mở bâu áo đưa một món tiền khá to cho tôi chạy trở lại trả tiền cho người đàn bà Chàm ấy. Sau đó là cả hai mẹ con tôi bị nhiều người khác nói là sao khờ quá vậy. Bây giờ nghĩ lại tôi sung sướng thấy Mẹ và tôi đă làm một việc trả nợ t́nh xa. Trả nợ mối điêu tàn Chàm ám ảnh tiền thân chúng tôi. Trong đầu tôi khi nghe hai chữ Điêu Tàn là phọt ngay lên một bóng h́nh nhân sinh khốn khó kiếp người là Cha tôi và một chữ Chàm. Khắp miền Trung Việt Nam nơi tôi lớn lên toàn là những Tháp Chàm đổ nát ...

 

 

(c̣n tiếp)

 

Lê Thị Huệ

 

© gio-o.com 2013