photo: NAT

 

lê thị huệ

 

Gơ Ca Hư Không

 

 

cầm chữ đến giữa đời

 

tản mạn năm kỳ

1

 

Phải trải qua tuần trăng thứ năm mươi của cuộc đời, tôi mới đủ can đảm và đủ ngần ngại nh́n vào con  mắt tươi hồng của nền trời hư vô, gơ cửa gió thiên mông lung, mời Thượng Đế vô h́nh ra tṛ chuyện.

Hỡi Thượng Đế Đấng Sáng Tạo Của Muôn Loài, đừng nói tôi là cứ hăy ngây thơ  đặt  Niềm Tin vào trong bàn tay Chúa Quan Pḥng th́ mọi việc đều Ok nhé.

Người dễ tính dễ tin th́ dễ chấp nhận Niềm Tin chính là cái ch́a khóa trả lời những câu hỏi khó ấy. Nhưng c̣n tôi, tôi không chịu tin vào Thượng Đế cái kiểu như vậy đâu. Dù ǵ th́ tôi cũng là kẻ có khả năng sáng tạo ra nhân loại mà. Tôi cũng từng sanh ra mạng người nên tôi đă từng vào vai Thượng Đế của các con tôi. V́ là Thượng Đế của hai thằng con tôi, nên tôi quan tâm đến chúng, và tôi muốn nh́n lại vai tṛ Thượng Đế của ḿnh chút xíu. Người có nhiều quyền lực, hay thấu suốt kiến thức th́ có thể thấy thượng đế là đồng minh giữ quyền bính, là niềm bí mật ngại ngùng, nên họ lơ câu hỏi. Nhưng c̣n tôi, tâm hồn tôi tràn đầy một mối lăng mạn về khái niệm Thượng Đế, nên tôi thich đặt câu hỏi vu vơ thôi.

Tôi cảm tưởng ḿnh đang co núm bàn tay của một người nữ hiền lành bé nhỏ nhất, dộng một tiếng vào hư không.

Thượng Đế à, cám ơn Thượng Đế lắm đấy. Tỉ tỉ nhân loại này nhờ có Thượng Đế mà bớt loạn. Chả biết Thượng Đế là ai, nhưng nhờ Niềm Tin vạ Thượng Đế mà chúng bớt gian ác tội lỗi. Nhờ cái niềm tin vô h́nh là con mắt Thượng Đế  phán xét, mà chúng sinh mới làm điều lành lánh điều dữ. Không có niềm tin vào đấng Tối Cao này chắc thế giới mà tôi đang sống chả tồn tại cho đến ngày nay. Chúng nó giết nhau chết hết từ cái thuở nào rồi. Mà tôi nghi là có nhiều nền nếp khác của chúng nó cũng đă bị tiêu diệt, hoặc chúng giết lẫn nhau hoặc chúng tự giết chúng, chỉ v́ chúng tin vào Thuợng Đế

Thượng Đế qủa là món quà Niềm Tin hoang tưởng đẹp đẽ mà thế gian có thể nghĩ ra để làm quà tặng cho nhau. Đẹp tuyệt !

Công nhận Thượng Đế sướng!  Bao nhiêu tốt đẹp hay ho mỹ miều nhất của trần gian, Thượng Đế hưởng trọn gói. Ta bà chúng nó giết nhau như ngoé v́ gái đẹp, v́ lănh thổ, v́ x́ ke, v́ tiền. v́ uy quyền, v́ khùng điên. Thượng Đế ở không, Thượng Đế zero hưởng hết những cái mà chúng sanh giành giật xé xác nhau ra.

Tôn giáo là Niềm Tin. Sống th́ phải có Niềm Tin. Tin cái ǵ cũng tốt. Có c̣n hơn không.

Thượng đế là niềm tin mơ hồ, nhưng tại sao thứ niềm tin mơ hồ ấy lại lôi cuốn con người mănh liệt khủng khiếp. Nhân lọai chạy theo, cuốn hút theo, hương dẫn bởi niềm tin mơ hồ ấỵ

Lạ ghê.

Hay thiệt.

Th́ ra các thứ “mờ mờ nhân ảnh” vẫn lôi cuốn con người ta.

Thượng đế là nguồn mờ ảo và vô ngôn.

Quá sức cuốn hút !

Nhưng có một thành phần không nhờ đến Thượng Đế mà họ sống thật an lành và đẹp vô cùng, đó là những mẹ già hiền lành.  Tôi chỉ nói mẹ già hiền lành trên mặt đất này thôi nhé. Những mẹ già lựu đạn vô cùng gian ác c̣n hơn cả tú bà ở Lâm Truy. Mấy mẹ này đi chỗ khác chơi.

Mấy mẹ già hiền là những người hay tuyệt. Họ không cần Thượng Đế. Họ sống nhờ con và cháu. Con cháu là Thượng Đế của tâm hồn họ. Mấy bà già sống lâu có con có cháu vây quanh khuôn mặt bà nào cũng an và lành. Họ hạnh phúc khi thấy mặt con mặt cháu. Họ no. Họ thanh thản. Họ là những người hạnh phúc nhất đời mà không cần sex, không cần tiền, không cần t́nh, không cần drug, không cần danh vọng, không cần power, không cần nhan sắc, không cần ǵ cả. Nếu nói quê hương vĩnh cửu của nhân loại là niềm B́nh An Tâm Hồn, th́ chỉ có những mẹ già hạnh phúc bên con cháu mới thấm hết được xốp B́nh An Tâm Hồn ấy. Nếu Mother Earth là biểu tượng cho sự B́nh An Tâm Hồn th́ Mẹ Đất già cả nhăn nheo xứng đáng là Thượng Đế mà nhân loại nên hướng ḷng t́m chút dị đoan nơi họ.

Có giáo lư nào nói hăy hạnh phước như một bà già được vây quanh bởi con cháu.

Không có đấng sáng lập tôn giáo nào dùng  khuôn mặt một bà già để làm mẫu cho nhân gian thờ phượng. Không ai nói các ngươi hăy đạt cho được hạnh phúc như tâm hồn một mẹ già yêu con cháu tràn trề hạnh phúc quanh cháu con. Sự b́nh an của tâm hồn và niềm yêu đời đơn sơ của những mẹ già này là một mục đích con người khát khao t́m kiếm, nhưng nhân loại không chấp nhận sự tôn thờ nguyên mẫu mẹ (già) này.

Tại mấy bà già th́ không phải là những nhà lănh tụ kinh bang tế thế. Thế giới ngoài kia bảy phần mười th́ vẫn thuộc về Thượng Đế. Thượng Đế tha hồ có con chiên theo, có tín đồ chiến đấu cho, có người lo rao giảng tuyển mộ người theo Thượng Đế. C̣n mấy bà già th́ nằm trong đáy thang của xă hội khi nói về sự được xă hội trọng vọng. Người ta ca ngợi tuổi trẻ, nhan sắc, và sức sống. Chứ ai đi thờ phượng bà già trừ mấy bà đạo Lên Đồng thờ Mẹ Việt Nam.

Người ta thờ Thượng Đế để kiếm hạnh phúc trên mây. Chứ ai mà tôn thờ mấy bà già đang hưởng hạnh phúc thực tại tê chân ở trần thế.

Cho nên Thượng Đế với những thứ mơ hồ trên mây trên trời cứ tha hồ mà làm Thượng Đế đi nhé. Tôi hiểu Thượng Đế hơn ai hết. V́ tôi là một người đàn bà sanh đẻ ra nhân lọai. Tôi hiểu nhân loại lắm mà. Họ cần mấy thứ xa xỉ ấy Thượng Đế à.

Chỉ có tôi mới thấy Thượng Đế xa xôi hơn một bà già chứ chúng sinh muôn loài th́ chỉ muốn mơ tưởng một Thượng Đế xa xôi cơ. So sánh bà già với Thượng Đế là qúa sức hỗn, qúa sức phạm thượng, và qúa sức là hạ giá Thượng Đế của họ.

Đôi khi tôi bâng khuâng, tại sao người ta không tin dị đoan một Bà Già Hiền và Khờ để người ta thấy ḷng Khờ và Hiền bớt lại chút chút nhỉ. Tại sao không nhỉ ? Trong tục ngữ ca dao có câu “Thờ Mẹ kính Cha” nhưng thờ đây là thờ v́ đạo Hiếu. Không phải là thờ Niềm Tin, điều tôi đang nói đến.

Tôi rất cám ơn khi biết Thượng Đế là một Tha Nhân Other vô lượng và gần gũi nhất của con người. Thượng đế chính là “the best and the dearest Other” đă giúp tôi và nhân loại khám phá ra tha nhân. Sự định nghĩa về tha nhân qua vai tṛ Thượng Đế là một may mắn mà con người sáng tạo ra. Dù sao th́ cũng dễ chịu hơn qủy sứ.  Con nít mới sanh ra được chi bảo là hăy tiếp xúc với khái niệm Thượng Đế th́ dù sao cũng thấy có chiều hướng tích cực hơn là dạy cho chúng bài học phải canh chừng lũ qủy sứ trên dương thế này.

 

(c̣n tiếp)

 

Lê th Hu

 

cầm chữ đến giữa đời . bài một . là chữ của tôi

 

© gio-o.com 2012