photo:http://www.forward.com

 

 

tin thế giới - philip Levine

 

Lê Nghĩa Quang Tuấn dịch

 

 

 

III

 

 

CHỮA CHÂN: VỀ NHỊP ĐIỆU

Cho Lejan Kwint

 

Hôm qua, tôi nghe một ông bác sĩ người Ḥa Lan nói chuyện với một con bé, con bé bị đứt chân, không nặng lắm, & hoảng sợ khí thấy máu ḿnh. "Không! Không!" ông nói đi & nói lại. Tôi có thể nghe thật rơ qua bức tường ngăn đôi chúng tôi, & giọng ông trầm & tĩnh, ông nói chậm răi & dường như không lúc nào ngưng lại; gần như là ông đang tụng kinh, không lớn quá mà cũng không nhỏ quá. Giọng con bé, mới đầu hốt hoảng & ré lên, dần dần mềm lại cho tới lúc tôi không c̣n nghe nữa ngoại trừ giọng của ông bác sĩ &, tôi nghĩ, bắt đầu có hiệu quả. Rồi một khoảng im lặng, & ông nói, " A!" & những chữ tôi không hiểu. Tôi h́nh dung ông đang bước những bước thật linh động trong quá tŕnh thăm ḍ bịnh nhân. Và một giọng nói nổi lên, trước đó không nghe tiếng, giọng của cha con bé, cám ơn ông, & con bé cám ơn ông, trở lại nguyên thủy giọng của một đứa trẻ. Một cánh cửa mở ra & đóng lại. Và xong.

 

 

NHỮNG H̉N ĐẢO

 

Manhattan không phải là một ḥn đảo--tôi không tin mấy thứ bạn đọc--nó không phải là một ḥn đảo. Tôi có thể đi bộ tới đó từ Brooklyn, nơi tôi ở, một chỗ cũng không phải là một ḥn đảo. Bạn có thể nghe người ta nói Úc Đại Lợi là một lục địa. Tôi đă ở đó, tôi cho nó là một ḥn đảo, một trong đám mấy ḥn đảo hoang nằm ở vùng biển phía nam. Trong một tuần tôi thuê một căn nhà chài khoảng một trăm dặm phía nam Wollongong. Khi nước xuống tôi có thể đị bộ ra ngoài ghềnh đá & và băi san hô dài hàng chục dặm, & tôi có thể ngó về hướng Brooklyn & và thấy hàng hàng héc ta ngập nước ồn ào & không một người nào tôi biết. Trên những con đường của Manhattan & Brooklyn đủ hạng người đi bộ, & và khi họ mở miệng--thường là với một thứ ngôn ngữ tưởng tượng của riêng tư--nên lúc nào chung quanh cũng như có tiếng nhạc. Nếu họ một ḿnh họ sẽ nói chuyện với đám chim bồ câu & se sẽ--loại chim đất liền lúc nào cũng có mặt--, & nếu những con chim sẽ sẽ & bồ câu quay đi v́ người nói tỏ vẻ quá lưu tâm họ sẽ quay qua nói chuyện với ánh nắng hay ánh trăng hay với khoảng trống ngay trước mặt. Bạn sẽ thấy ḿnh đang sống ngay giữa một tuồng hát được hưng phấn thỉnh thoảng bằng mấy tiếng kèn báo động & tiếng gầm gừ từ xe vận tải & máy đập đường & phà & thuyền bè. Và khi bạn ḥa theo với cái giọng mất tiếng & thật thà của ḿnh bạn sẽ thấy đây là một bản hợp ca của nước Mỹ hùng tráng. Tất cả những tiếng hát chung quanh đang hát về bạn. Và trong một phút thật nhanh, bạn sẽ nhận ra bạn là một phần của đất liền.

 

 

KHÔNG ĐÁNG PHẢI CHỜ

 

"Mọi thứ ở Libson đều phải nhớ thuộc ḷng, tất cả đều được ghi lại trong mấy cuốn sổ cái và được giữ lại ngàn đời." Tim tôi chùng xuống: tôi tưởng tượng như tôi đang là một tên kế toán buồn rầu & già nua ở trong truyện của Dickens hay Merville ngồi hằng giờ lần ṃ từng ḍng trong mấy cuốn sách nhà hỏa táng để t́m cho ra một cái tên. "Bọn người này," & đây người đàn ông đang múa tay ṿng tṛn tạo sự cố ư của người hầu bàn, một người đàn ông lớn tuổi tóc hoa râm đầu đang dí sát vào mấy trang báo, hai người đàn bà đi ngang tay cầm hai cái ví thật bự, " họ nhớ cả những lần động đất. Không có cái ǵ bị bỏ quên." " Tại sao vậy?" tôi hỏi. Rất đơn giản. Không có chuyện ǵ xảy ra ở đây từ cả hàng thế kỷ. Các nhà hàng hải đă bị chết ch́m. Cả đất nước đang trôi xa & và xa hơn ra biển để t́m kiếm một thời tiết hoàn hảo hơn, một âm khí tuyệt vời nơi chúng tôi đang ngồi. "Thuở xa xưa đă một lần chúng tôi là người châu Âu," hắn nói. Chiếc điện thoại di động của hắn reo & reo. "Anh không trả lời à?" tôi nói. Không, hắn biết nó là của bà vợ ông đại tá muốn hắn chở đi vào trại tù thăm chồng, người đang hoàn toàn hạnh phúc t́m thêm mấy chước cờ mới & viết hồi kư. " Nếu hắn ráng kéo dài sự sống lâu hơn th́ chắc sẽ được ân xá, & tên khốn kiếp sẽ được hoàn toàn tự do."

 

 

TRONG THÀNH PHỐ TRẮNG

 

Từ trên đó--& hắn chỉ lên trên chiếc cầu trên đầu chúng tôi--họ vất thằng mập thợ cắt tóc xuống, một thằng Falan, thẳng ngay vào cái chết. "Tất cả nằm trong cuốn sách của Người Cọng Sản Hoa Kỳ đó." "Người Cọng Sản?" tôi nói. Ừ, một người bạn của Fidel Castro, Đồng chí Hemingway."Bọn du khách tới đây v́ thằng Hemingway của tụi mày, và đó cũng là v́ sao mày tới đây." Ai có thể căi lại một vị sĩ quan trẻ hói đầu của Guardia Civil người dám tự động rời trại bỏ quên sau lưng luôn chiếc mũ ba sừng & bên hông chỉ một khẩu súng lục? Chân mang một đôi dép xẹp anh đứng b́nh thản trên con đường ướt nhẹp của thành phố ḿnh, Ronda, và vạch ra cho tôi thế giới. "Trên mấy tảng đá đằng kia," anh ta tiếp tục, chỉ tay về một phiến đá đằng xa ở đầu hẻm núi, "hắn bị bắn bỏ & cái bụng phệ nổ tung tóe. Họ hăm đứa con gái xinh đẹp của hắn, một nữ minh tinh Thụy Điển & và hăm xong họ cạo đầu cô nàng. Đó là lư do tụi tao mang hết ra xử tử." Chắc anh chàng đang nói đó là lư do chính ở trong cuốn tiểu thuyết là Đảng Quốc Dân đă xử tử họ? (Tôi cẩn thận không dám dùng từ "bọn phát xít"; ḿnh đang ở 1965.)"Không phải, không phải, xử tử ngay tại đây, dù c̣n sống hay đă chết"--hắn nói xong rồi cười--"trên cây cầu đó đó"--& hắn lấy tay chỉ lên lần nữa,--"lính quân đội tỉa từng đứa một, rất nghiêm chỉnh. Đó là lư do tại sao cả làng phải ra chứng kiến và học tập. Mục tiêu giáo dục." Nhưng mà, tôi lên tiếng, cái chết của tên Falan chỉ là một yếu tố của truyện không dính dáng ǵ tới sự thật, một cuốn tiểu thuyết ngắn, một câu chuyện hư cấu, một cuốn sách bán chạy. Người sĩ quan có vẻ thích thú với sự ứng đáp qua lại, hắn ngạc nhiên trước sự ngây thơ của tôi, hắn lắc đầu, hắn đang thận trọng & kiên nhẫn với một người du khách đang xâm nhập vào thành phố cổ xưa của ḿnh một thành phố hănh diện là nơi đă xây Băi Đấu Ḅ đầu tiên của thế giới. "Bọn Mỹ tụi mày," & hắn cố gắng không bật cười, "tụi mày tưởng chỉ v́ hắn là một thằng đỏ nổi tiếng hắn không biết nói lên sự thật. Người ta không bao giờ trao giải Nobel cho những người nói dối."

 

 

THẾ GIỚI CỔ

 

Trên chuyến xe từ Copenhagen tới Helsingor, một người đàn bà nhỏ con bên cạnh kéo giật tay áo tôi cho tới khi tôi phải ngừng đọc sách & nh́n lên. "Ông sẽ thấy trước kia là Công Viên Hươu Sao Hoàng Gia," & bà chỉ tay qua vai tôi về phía một khu vườn xanh um được cắt tỉa ngay thẳng chạy thẳng tắp về phía trước. Hai g̣ má của bà, dù đă trét & bôi hồng, nh́n trắng bệt; ngay cả cái đầu môi của bà đang lo le qua lại nh́n cũng đỏ loét, giả tạo. "Bên nước anh có được mấy thứ như vầy không?" bà hỏi. Một cách thật từ tốn--trong đầu vẫn c̣n đang nghĩ tới cuốn truyện đang đọc--tôi giải thích là bên nước tôi chúng tôi không có vua chúa hay hoàng hậu và do đó chúng tôi không có công viên hoàng gia. "Đúng rồi," bà nói, & cánh tay bọc găng trắng th́nh ĺnh tḥ qua và đóng gập cuốn sách của tôi lại. "Ở đây tại vương quốc tôi anh không được đọc, chỉ được nh́n."

 

 

ĐÓNG CỬA

 

Tiệm ăn đă đóng cửa. Hai anh em đứng ngoài cửa kiếng ngó vô & không nh́n thấy ai sau quầy. Một ngọn đèn nhỏ sáng cạnh máy tính tiền, nhưng ngay cả con mèo vàng thường luẩn quẩn trên mặt quầy cũng vắng mặt hôm nay. Max, thằng mập hơn trong chiếc áo khoác ca rô, đề nghị đi t́m địa điểm khác. "Nếu Teresa không mở, không chỗ nào mở," Bernie, thằng anh cao, dẻo dai hơn, nói. "Có tiệm Thằng Hy Lạp, " Max nói, "đi, gần mà." Thằng Hy Lạp thực ra là Yervan, người Armenian có một cái chợ nhỏ bán kèm bánh ḿ sandwich phía bên kia đường gần sở giao thông. Bernie tính hút một điếu cần sa nhưng thấy mệt trong người nên thôi. "Nick, hôm nay có món ǵ?" Max nói. "Tụi mày muốn ǵ?" thằng Hy Lạp nói. "Cà phê & và hai cái trứng ốp la với mấy miếng bacon & bánh ḿ whole wheat nướng," Bernie nói. Yervan kêu chúng qua bên Teresa bởi v́ chỗ của nó không phải là nhà hàng. "Mày kêu chỗ Teresa là tiệm ăn à?" Max nói. "Tám tiếng đồng hồ tao không nghĩ về chuyện ǵ khác ngoài chuyện ăn sáng," Bernie nói. "Làm thúi cả cuối tuần, dám thúi luôn cả cuộc đời." Tới lúc đó th́ ánh nắng đă chiếu rọi chói lóa mấy ṭa nhà bên sở giao thông & chiếu xuyên qua mấy tấm kiếng nḥa bụi của cái chợ nhỏ. Thằng Hy Lạp đưa tay lên che mắt & biết trước mặt là một ngày dài; chắc nó nên đi lau kíếng mặt tiệm, dọn dẹp đôi chút. "Tao có cà phê & sữa tươi," hắn nói, "mấy cái bánh pie nhỏ tụi mày thích." "Được," Bernie nói & đặt cả hai tay lên mặt quầy & chúi nhủi ḿnh vào. "Nếu mà c̣n chút ǵ lại trong người," nó nói, "chắc tao đă khóc."

 

 

VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ

 

Tiếng Tây Ban Nha của người Cuba nghe khó hiểu ngay cả với người Cuba. "Nếu anh nhổ nước miếng vô mặt họ, họ sẽ nói là trời đang mưa," người lái taxi nói. Ở Cuba nó nghĩa là, "Điếu x́ gà của mày từ Tampa." Độc thân, tuyệt vọng, gần bốn mươi, bà vợ cũ của tôi nói với ông bác sĩ Cuba là bà sẽ trả cho ông một triệu đô la cho một cặp vú tuyệt hảo. "Chúa ghét những người nhút nhát," hắn nói, & đẩy bả qua tiệm bán giày chỉnh h́nh nơi mọi thứ đầy mùi i ốt. Bản quảng cáo chiếm đầy mặt tờ báo Neuva Prensa Cubana đọc rơ "Rượu rum miễn phí 24 tiếng một ngày & hơn nữa những ngày cuối tuần." ("Rượu rum miễn phí" nét chữ nghiêng.) Khi tôi xuất hiện tối đó tại đúng địa điểm, Calle Obispo, 28, một anh thương gia trẻ tuổi tôi gặp tại đó nói, "Rum? Đây không phải là nhà máy rượu." Tụi nó quất $4 tiền Hoa Kỳ cho một cái dù Venetian. Cái của tôi làm tại Đài Loan và khi trời mưa nó không chịu mở ra. Trước khi trời chiều tất cả những ngả đường quanh quảng trường tràn ngập tiếng nhạc. Tại quảng trường vĩ đại Plaza de la Revolucion bóng tối tới thật chậm, phủ với mùi khói xe và đậu tía. Tôi nhảy với một cô gái tới từ Santiago de Cuba, Gabriela Mistral Garcia là tên của cô; cô ấy cao hơn tôi & và tóc cột rối như đan bện. Cô đang năm cuối tiến sĩ lư thuyết học. Sau khi nhảy cô chụp cặp vai tôi bóp mạnh như một thủ trưởng trong một phim xi nê, và cúi xuống gần như hôn lên má tôi, & th́ thầm vào trong cái tai thuận nhất, "tôi mơ về giảng viên thực thụ." Thế hệ năm mươi một lần nữa.

 

 

TIN THẾ GIỚI

 

Khi chúng tôi ra khỏi Barcelona con đường trèo qua những trang trại nhỏ ch́m ngập sau những ngọn đồi xám tro và khô héo. Người cuối cùng chúng tôi thấy là một cô gái gần đôi mươi mang một chiếc váy đen & cái tạp dề xám tay nắm móng xách ngược một con gà. Cô ngó lên & cười. Một giờ sau đất trời mở ra một khu đồi xanh ngắt. Tại biên giới một người cảnh sát hỏi bằng một giọng Tây Ban Nha gầm gừ ngọng ngịu dở gần giống như tôi tại sao chúng tôi đi qua Andorra. " Du lịch," tôi nói. Bật cười, hắn vẫy cho chúng tôi qua. Những bức tường đá của thung lũng xuất hiện bất ngờ làm con đường thu hẹp lại. Những chùm khói xanh bay thẳng lên không gian u ám bên trên. Sáng hôm sau chúng tôi t́m ra cái chúng tôi đến đây t́m: một cái radio hoàn hảo, của Pháp, tiện dụng, nhẹ, hơi chói mắt v́ màu sắc của mấy con số & tay cầm nhôm, rẽ tiền. "V́ ở đây núi rừng, đài khó bắt sóng," người chủ tiệm nói, nên ông ta chỉ ḍ được Đài Phát Thanh Cọng Sản địa phương bắn qua Tây Ban Nha. "Cọng Sản?" tôi nói. Ừ đúng, họ tới đây hai mươi lăm năm trước để trốn bọn Đức, & họ ở lại. "Hồi đó," ông nói, "chúng tôi ai cũng đỏ hết." "Giờ th́ sao?" tôi nói. Bây giờ ông ta bán tất cả những ǵ tôi muốn mua. "Bất cứ cái ǵ?" Ông gật đầu. Một người đàn ông cao lớn, tóc muối tiêu, khuôn mặt ông tạc đúc xuống chỉ c̣n lại những nét cần thiết. "Một chiếc xe Cadillac?" tôi nói. Ừa, dĩ nhiên, ông có thể nhấc điện thoại & có nó ngay trước mặt--ông ta nh́n xuống đồng hồ--đúng bốn giờ chiều. "Một tài tử xi nê Mỹ?" Một tay để lên bên mặt má chưa cạo, ông ngước lên nh́n trần nhà có cái xà ngang nám đen. "Cái đó chắc phải một tuần."

 

 

Lê Nghĩa Quang Tuấn dịch

http://www.gio-o.com/LeNghiaQuangTuan.html

 

© gio-o.com 2010