tranh: Rừng, Người Đàn Ông Buồn

 

 

KINH DƯƠNG VƯƠNG

 

KINH ĐEN

 

 

chuyện cực ngắn

 

 

 

 

Đứa cháu bà Hai chạy hớt hăi từ ngoài vào, ôm ngực thở hổn hển:

 

“Bà ơi! Có người tự tử ngoài kinh !”

 

“Thiệt hả? Nam mô A Di Đà Phật, ai vậy cháu ? Đàn ông, đàn bà, trẻ con vậy ?”

 

“Con hổng biết, nghe người ta nói. Chắc người lớn”

 

“Chạy coi báo tin bà hay”. Con cháu chạy đi .

 

“Tội nghiệp!” Bà Hai lầm bầm.

 

Con kinh Nhiêu Lộc nước đen, nơi hứng tất cả những chất cặn bă của thành phố dồn xuống. Chế độ trước 75 là nơi là nơi ở của dân lao động trên nhà sàn ổ chuột và những dề rau muống, nước đen hôi thối quanh năm . Chế độ kế tiếp giải tỏa làm đường, trồng cây, bắt đèn, nhưng nước th́ vẫn đen, mùi hôi thúi vẫn nồng nặc. Dân sống hai bên bờ kinh bị viêm mũi. Nước lên, màu đen pha loăng thành xám, nước xuống ḷng kinh phơi bùn, nước đặc quánh, đen ng̣m. Dân nhậu bất chấp mùi hôi thúi,vẫn đến ăn uống ́ sèo mấy quán nhậu hai bên bờ kinh . H́nh như khi con người sống lâu trong môi trường ô uế, người ta quen không biết là ô uế nữa. Nghe đâu nhà nước thuê thầu Trung Quốc làm máy lọc nước, công việc làm hai năm mà sáu năm chưa xong .

 

Cách nhà bà Hai vài trăm thước, có cây cầu gỗ nối hai bờ kinh quận Tân Định và Phú Nhuận. Đó là nơi xảy ra sự cố .

 

Một lát đứa bé trở về.

 

“Bà ơi! Một ông già . Ông đứng trên cầu từ hồi chiều lận” Đưá bé kể. “Ổng mặc quần cụt, ở trần giơ xương sườn, người ta tưởng ổng đứng hứng gió. Rồi ông nhảy ùm xuống kinh. Họ tưởng ổng biểu diễn, bu coi quá trời, nghẹt cầu làm cản trở giao thông, chen không lọt. Đợi hoài không thấy ổng nổi lên, bơi lội ǵ hết, mấy tiếng đồng hồ rồi đó”

 

“Nam mô A Di Đà Phật”, bà Hai lại niệm .

 

“Ổng ch́m luôn rồi đó bà há ?”

 

“Sao không ai xuống cứu ổng?” Một chị hàng xóm đặt câu hỏi.

 

 “Nước dơ ai dám xuống !” Ai đó trả lời. “Thời buổi này người ta sống chẳng để ư đến ai đâu. Ai sống ai chết mặc kệ. Họ cũng khổ quá rồi, chẳng hơi sức đâu lo ḅ trắng răng ”

 

“Công an đâu?”

 

“Ở đó mà công với  an”

 

!!!

 

Có tiếng thở dài.

 

Hồi lâu đứa trẻ về báo tin mới:

 

“Bà ơi! Ông Tư x́ ke đó, nhà trong xóm chùa. Con dâu đánh ổng, bỏ đói. Ổng kêu công an,công an cũng đánh ổng luôn. Ổng buồn nên tự tử. Sao người ta ác quá vậy bà?”

 

“Không phải người ta ác, do hoàn cảnh khiến họ vậy thôi. Ngày trước, thời của bà đâu đến nỗi”

 

 

KINH DƯƠNG VƯƠNG

Tân Định 5/2002

 

 

http://www.gio-o.com/RungKinhDuongVuong.html

 

 

© gio-o.com 2010