tranh: Rừng (Kinh Dương Vương) 

 

 

 

KINH DƯƠNG VƯƠNG

 

BÀN CHÂN

 

 

chuyện ngắn

 

Mùa hè năm 1972, quân đội miền Bắc đồng loạt mở các cuộc tấn công vào các đô thị miền Nam. An Lộc, Quảng Trị, Kontum, những chiến trường tiêu biểu. An Lộc bị chiếm, quân chính phủ miền Nam cố thủ và đánh bật địch ra khỏi tỉnh. Quảng Trị thất thủ, Sư  đoàn 3 tan ră, thành phố trở thành một ruộng cày do bom pháo đài bay B52.

 

Bây giờ Kontum trong những ngày chờ đợi....

 

Thoạt tiên là tin một chiếc xe đ̣ bị bắn B40 ở dốc cầu số 3, trên quốc lộ 14, tài xế và hai hành khách chết. Hôm sau một chiếc khác, bị đạn AK, xe chạy thoát nhưng ba hành khách bị thương và em phụ xe bị thương nặng, đem vào đến bệnh viện th́ tắt thở. Một vài chiếc khác liên tiếp những ngày sau đó cũng chịu t́nh  trạng tương tự.

 

Xe đ̣ ngưng chạy.

 

Quốc lộ 14, con đường huyết mạch duy nhất nối liền Kontum với bên ngoài bây giờ chỉ c̣n những chuyến xe thồ của những tay mạo hiểm do mấy chị bạn hàng thuê về Pleiku buôn hàng lên bán chợ đen, mỗi chuyến đi về tám ngàn đồng – ngày thường giá xe đ̣ chỉ có trăm rưỡi mỗi bận. Đến lúc có một vài tài xế loại xe ôm bỏ mạng cùng với người mua hàng, xác bỏ nằm giữa đường không đưa về được th́ ngay những tay ham tiền bậc nhất cũng không dám bán mạng đi trên con đường “tử thần” đó nữa. Lưu thông đường bộ gián đoạn hẳn, bộ đội miền Bắc trấn giữ, cắt đứt ở đèo Chưpao.

 

Trong thời gian đó, thành phố và phi trường Kontum mỗi ngày bị pháo kích bốn năm lần, hàng trăm quả hỏa tiễn 122 ly. Một chuyến bay của Hàng Không Việt nam bị trúng đạn. Nhà đợi đổ nát, cô tiếp viên chết, nhiều hành khách bị thương.

 

Hàng không Việt nam ngưng các chuyến bay.

 

Thành phố Kontum bị cô lập.

 

T́nh trạng đó kéo dài hàng tháng...Mỗi ngày áp lực bộ đội miền Bắc tăng mạnh. Các lực lượng trừ bị được tăng viện gấp rút bằng cầu không vận, vào trung tuần tháng tư. Nhiều ṿng đai pḥng thủ được thiết lập quanh thị xă.

 

T́nh h́nh căng thẳng.

 

Đêm 24 rạng sáng 25 tháng tư, Dakto và Tân Cảnh mất. Quân miền Bắc đánh thẳng vào Bộ chỉ huy Sư đoàn 23.

 

Tin Dakto và Tân Cảnh, hai thị trấn biên giới phía Bắc tỉnh lỵ Kontum lọt vào tay quân miền Bắc đă gieo vào ḷng đám dân thị xă nỗi hoang mang khôn tả. Mọi sinh hoạt, từ lâu vốn đă ở trong t́nh trạng tê liệt, trở nên đ́nh trệ hẳn. Cả thị xă náo động như một tổ ong th́nh ĺnh bị lửa đốt.

 

Bấy giờ, căn nhà, cái tổ ấm ngày thường của họ không c̣n là nơi họ cảm thấy yên tâm duy tŕ đời sống nữa. Nhưng lại là các con đường và chiếc máy thu thanh.

 

Ban ngày, người ta túa ra đường nghe ngóng tin tức. Tụm năm, tụm ba bàn bạc. Nét mặt luôn nghiêm trọng, họ tiên đoán thời cuộc, đưa ra những nhận xét với giọng điệu chủ quan, nhưng ánh mắt cho thấy họ không tin vào những điều họ vừa nói. Họ muốn chia sẻ nỗi âu lo bằng cách nghe những người khác căi lại khi họ đưa ra những luận điệu bi quan.

 

Đêm đến, chiếc máy thu thanh khổ thân với họ. Họ đón nghe mọi đài phát thanh ở nước ngoài mà họ nghĩ rằng nguồn tin khách quan và trung thực hơn đài trong nước. Đài BBC, Viễn Đông Manila, Úc Đại Lợi...nghe cho bằng hết, họ trở nên bi quan hay lạc quan tùy theo những tin tức của các đài đó. Họ hy vọng phút trước để rồi thất vọng phút sau, lạc quan đài này, bi quan đài nọ. Lắm khi những tin tức trái ngược nhau đem đến cho họ nỗi lo âu, rồi bực tức, họ chửi đổng là mấy thằng nhà báo nói láo, mấy thằng phóng viên ngồi nhà viết tin...

 

Nhưng nỗi phập phồng đó kéo dài không lâu, t́nh h́nh trở nên sáng tỏ đem lại cho họ một quyếùt định dứt khoát. Họ phải rời nơi cư trú.

 

Ba hôm sau, vào một buổi trưa nắng gay gắt, một  đứa nhỏ từ ngoài đường chạy hớt hơ hớt hăi vào xóm hô hoán lên là có những người chạy từ trên Tân Cảnh về. Mọi người ùa ra xem. Đó là những toán đầu tiên của đám dân lánh nạn cùng với những người lính di tản chiến thuật, thất thểu, lạc hồn lạc phách, tả tơi, tất tả như bị ma đuổi từ vùng lửa đạn thoát được chạy về tới thị xă. Họ bị vây lại hỏi han trăm thứ chuyện.

 

Trong khi đám dân lánh nạn cảm thấy sung sướng được sống c̣n đă chạy xa khỏi vùng đất giao tranh, yên tâm ngồi nghỉ bên vệ đường – mặc cổ khát cháy bỏng, mặc bụng đói ba ngày chưa được ăn, mặc chân tay ră rời, bàn chân phồng lột da – th́ đám dân trong thị xă lại không kham nỗi khi nghe những mẫu chuyện do họ kể lại, sau đó đă loan truyền ra nhanh chóng – qua mỗi người kể, câu chuyện lại có vẻ kinh khủng hơn.

 

Niềm tin và sự an tâm khó truyền đạt, nhưng nỗi hoài nghi và sự bất an dễ gieo rắc.

 

Bóng giặc chưa thấy mà khí thế giặc đă lan tới, đánh vào tâm năo dân chúng một đ̣n chí tử.

 

Tai họa chưa thực sự tới mà chỉ cái bóng dáng của nó đă che lấp cả thần trí con người, khiến họ kinh tâm. Nh́n vẻ hoảng hốt trên nét mặt và dáng điệu quưnh quáng của họ người ta tưởng tai họa đă đến bên đít rồi. Chỉ một chốc lát nữa đây thôi, chưa biết điều ǵ sẽ xảy ra, nhưng chắc chắn là ghê gớm lắm. Phải bôn đào tẩu thoát ngay, bằng không ắt hứng lấy họa lớn vào thân.

 

Họ hộc tốc quay về nhà, vội vàng gom góp mớ của cải, tay xách nách mang, rồi cha con, chồng vợ bồng bế, dắt díu nhau, bỏ nhà bỏ cửa, ba chân bốn cẳng ùn ùn kéo nhau...chạy giặc.

 

Trong những con đường chật hẹp của thị xă nhỏ bé, một buổi sáng dậy lên bụi mù và tiếng động của người, xe cộ đủ loại, đủ cỡ, những bầy gia súc chen chúc xuôi ngược.

 

Họ kéo đi nườm nượp, lũ lượt đổ về cái ngơ duy nhất thoát ra khỏi thành phố : Quốc lộ 14, tạo thành một gịng thác cuồn cuộn, hỗn loạn. Sự nôn nóng, hối hả của họ làm tŕ chậm lại cuộc hành tŕnh.

 

Cây cầu gỗ bắt qua gịng sông Dakbla, bị giật sập nhịp giữa mấy hôm trước đây, mới sửa chữa tạm chỉ có thể đi được một chiều đă bị nghẽn lối : người ta, xe cộ, thú vật dồn đống lại. Dưới trời nắng, khói xe, hơi người, hơi súc vật lẫn với bụi mù làm cho làn ánh sáng trở nên vàng đục. Bầu không khí ứ đọng, ngột ngạt.

 

Mặc dù nhân viên công lực làm việc tháo mồ hôi cũng không  giải quyết mau lẹ được t́nh trạng tắt nghẽn đó. Họ ḥ hét, la mắng khản cổ, doạ dẫm, xô đẩy trở lại, bắn hàng loạt súng chỉ thiên cũng không ngăn lại được số người đi bộ, cố len lỏi qua hàng rào kẽm gai – chỉ chừa một lối nhỏ – để vượt  qua cầu. Người ta cố chận bắt lại những người ở lứa tuổi 16 - 50, những công chức đào nhiệm – gọi là thành phần cố thủ thành phố – nhưng cuối cùng họ bất lực, làn sóng người tuôn đến ào ạt không c̣n sức nào ngăn lại nỗi.

 

*****

 

 Quốc lộ 14 đang c̣n chờ khai thông, họ vẫn chưa đi khỏi tỉnh.

 

Những chiếc xe đầu tiên bị chận lại ở cây số 9. Chính quyền lại thiết lập một trạm kiểm soát. Nhân viên công lực loan báo tin cấm những “thành phần cố thủ thành phố” ra khỏi tỉnh, kêu gọi họ “ư thức bổn phận” trở về, bất tuân sẽ “bị bắn tại chỗ”. Không thấy có dấu hiệu khích lệ, dù họ đang có mặt, lẫn lộn trong đám đàn bà trẻ con. Người ta nói, nhưng không ai nghĩ là sẽ bắt và đem bắn những người đó.

 

Đoàn xe và người, trải dài trên một đoạn đường mười cây số, từ chỗ bị tắt nghẽn vào tận trung tâm thành phố. Chính quyền loan báo sẽ khai thông quốc lộ, dân chúng hăy yên tâm chờ. Ngày đầu tiên, người ta thấy hai chiếc GMC chở khoảng bốn chục người lính, chạy về phía có giặc. Một lúc nghe có tiếng súng nhỏ nổ, rồi tiếng súng lớn. Một vài cột khói đen và trắng bốc lên, cách chỗ đoàn người đang chờ không xa mấy. Những người lính giữ trật tự cho biết là có đụng độ. Người ta khiêng về những người bị thương đầu tiên. Dân chúng được lệnh rời xa địa điểm hành  quân.

 

Ngày nắng thiêu, họ chui nấp dưới hàng cây hai bên đường, dưới những mái che tạm bợ. Đêm trải miếng vải dầu, manh chiếu kiếm được trong những căn nhà đă bỏ hoang, lá cây khô, họ ngủ giữa trời sương. Và rồi, người ta chờ đợi trong t́nh trạng đó ba ngày đêm liền. Cuối cùng chính quyền phải khuyên họ trở về. “Khi nào giao thông tái lập, Ṭa Thị chính sẽ thông báo sau”. Họ yêu cầu :”Trong khi chờ đợi, đồng bào chuẩn bị hầm hố đề pḥng bom đạn. Chúng ta quyết tâm bảo vệ thành phố đến giọt máu cuối cùng”. Nhưng đó là ư kiến của chính quyền, dân chúng dường như có ư kiến riêng của họ. Có lẽ là họ không lường nổi cái độ cương quyết của nhà cầm quyền, khi mà trước đó tất cả thân nhân của những viên chức cao cấp đă yên ổn ra đi trên một chuyến máy bay đặc biệt rồi – cũng có thể do ḷng hoài nghi v́ những lư do chính trị thầm kín, vượt quá sự hiểu biết, tin tưởng của họ – và không thích ǵ chuyện phải đổ ra giọt máu cuối cùng, nên khi biết đường bộ không khai thông được, họ cũng quyết một ḷng ra đi thôi, bỏ lại tất cả gia tài, chỉ mang theo một chiếc xách nhỏ.

 

Bấy giờ chỉ c̣n duy nhất một lối thoát bằng đường hàng không quân sự Mỹ. Họ kéo nhau ra phi trường ngồi chờ chực máy bay Mỹ đến để xin đi, mặc những cuộc pháo kích, họ bất kể. Họ đi bất cứ đâu, tùy theo lộ tŕnh của các chuyến bay : Pleiku, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Nẵng hay Sài g̣n... Miễn là họ được rời xa vùng đất mà họ nghĩ, rồi đây sẽ trở thành b́nh địa bởi đạn pháo kích, bom B52, như một thành phố ở phía Bắc đă nhận chịu số phận đó.

 

Những người thừa tiền đă không ngần ngại thuê một chiếc trực thăng với giá hai, ba trăm ngàn để chỉ đưa gia đ́nh năm, sáu người từ Kontum về Pleiku, tính theo quốc lộ chỉ non năm mươi cây số. Để mua sự sống, cái giá đó cũng c̣n quá rẻ, nên các phi đoàn trực thăng, trong thời gian đó, song song với việc hành quân, rất hăng hái làm công tác dân vận, cũng là dịp cứu nhân độ thế.

 

Ở trong cư xá bệnh viện, chúng tôi cũng chia sẻ hoàn cảnh chung. Cư xá có khoảng mươi người. Thoạt tiên người ta cùng có chung ư tưởng sống chết có nhau. Đi cùng đi, ở cùng ở. Nhưng rồi v́ t́nh trạng căng thẳng tinh thần kéo dài quá sự chịu đựng, nên cuối cùng họ không giữ được ư tưởng ban đầu. Bằng cách này, cách khác, dần dà thấy xảy đến cảnh chia ĺa. Mỗi người tự t́m lấy lối thoát cho riêng ḿnh, tùy theo dịp may đưa đến.

 

Hậu và Thao là hai chị em ruột cùng làm chung một sở. Cả hai đều c̣n độc thân. Trong khi mọi người đều hầu như  bị tê liệt do t́nh trạng bất khả kháng của t́nh thế, chỉ c̣n ngồi chờ một phép lạ xảy ra để cứu vớt họ ra khỏi t́nh cảnh bế tắc, tôi không khỏi khâm phục hai cô gái đó, về tinh thần chiến đấu của họ. Trong thời gian chúng tôi ngồi nhà, chịu trận, họ luôn luôn vắng mặt. Họ chạy khắp nơi, khắp chốn, nghe ngóng, thăm ḍ rồi trở về tường thuật cho chúng tôi đầy đủ những chi tiết về các tin tức thu lượm được. Hai cô chạy đến bất cứ chỗ nào nghe nói có thể giúp phương tiện cho chúng tôi. Liên lạc với những quân nhân cao cấp, có thế lực, không nề hà hạ ḿnh, chịu những sự cợt nhă để mong được việc. Dầu không thành công, hai cô cũng đă giúp ích cho chúng tôi về mặt tinh thần. Có hai cô, chúng tôi cảm thấy yên tâm. Khi số người trong cư xá đă lần lượt tách rời, Hậu và Thao nói với chúng tôi xin cho hai cô được lo liệu riêng, v́ t́nh thế đă có vẻ cấp bách lắm rồi. Chúng tôi buồn  ḷng chia tay họ.

 

Mọi người đă đi hết. Tôi bàn cùng vợ tôi liều đi theo họ, ra phi trường ngồi chờ máy bay Mỹ. Ngoài lối đó, không c̣n cách nào ra khỏi thành phố đang chuẩn bị đón tiếp bước chân tử thần này nữa. Chúng tôi không đủ can đảm để ra phi trường, có thể, sẽ trở thành cái đích bất đắc dĩ  cho một trái hỏa tiễn đui mù nào đó... Như vậy mọi lối thoát cho chúng tôi xem ra có vẻ bế tắc. Nhưng chẳng lẽ ngồi chờ chết, nên suốt một tuần lễ, mỗi ngày chúng tôi ra ngồi ở sân cỏ bệnh viện – tương đối c̣n an toàn – chờ đợi vô vọng những chuyến trực thăng đến di tản bệnh nhân để xin quá giang. Nhưng măi cho đến khi hai mắt của chúng tôi gần như mù v́ bụi cát do những cơn gió lốc mùa hạ và lớp đất bám trên người dày tưởng có thể gieo hạt được rồi mà bóng dáng những chiếc trực thăng vẫn chưa thấy đâu. Bấy giờ những chiếc trực thăng đối với chúng tôi giống như những thiên sứ trời cho xuống cứu vớt chúng tôi vậy. Nhưng lại là những thiên sứ lười biếng không làm tṛn bổn phận. Chúng tôi cứ ngước mắt lên trời nh́n chúng bay lượn nhỡn nhơ, chẳng chút đoái hoài đến thân phận khốn khổ chúng tôi.

 

Giữa lúc chúng tôi tuyệt vọng, buông xuôi rồi th́ một thiên sứ bổng hiện đến. Một chiếc trực thăng từ đâu bay tới liệng thấp, đảo nhiều ṿng trên đầu chúng tôi và hạ xuống trên sân cỏ bệnh viện. Máy vẫn nổ, chong chóng cuốn bụi cát bay mù trời. Một viên phi công nhảy xuống hối thúc chúng tôi lên. Như những người chết đuối vớ được phao cấp cứu, chúng tôi lên máy bay cùng với vài gia đ́nh nữa. Mọi người thầm cảm ơn trời đất đă không phụ ḷng kẻ ăn ngay ở lành, gia ân cứu nạn. Mọi người vừa mới hoàn hồn, không ngăn nổi niềm vui tràn ngập ḷng họ. Họ mỉm cười nh́n nhau với những ánh mắt sáng ngời niềm hy vọng. Có lẽ v́ sung sướng quá, sự may mắn đến bất ngờ ngoài sự cầu mong, họ không biết phải nói những lời ǵ để cảm ơn mấy viên phi công mà họ nh́n bằng ánh mắt tôn kính như những vị cứu tinh trời sai đến cứu họ, vừa tŕu mến như những người thân yêu.

 

Tôi vuốt tay vuốt tóc, lau mặt lau mày cho được sạch sẽ, sửa sang lại áo quần cho ngay ngắn, như sắp ra mắt một nhân vật quan trọng mà tôi hết ḷng kính mến. Tôi thay mặt bà con ngỏ lời cảm tạ họ. Tôi ứng khẩu đọc một bài diễn văn ngắn với những lời lẽ vô cùng đẹp đẽ với tất cả ḷng xúc động của tôi đối với hành vi cao thượng của họ. Chúng tôi nguyện sẽ kết cỏ ngậm vành, ghi tạc ơn sâu. Tôi hỏi tên tuổi họ cùng địa chỉ, để khi sóng lặêng gió êm, chúng tôi sẽ t́m đến đền ơn trong muôn một.

 

Tôi nói với viên phi công phụ, nhờ chuyển lời lại viên phi công chính. Ḷng tôi tràn ngập hân hoan, thầm khâm phục ḿnh về tài diễn đạt trung thực những ư tưởng tế nhị trong lúc tâm hồn vừa mới thoát khỏi trạng thái rối ren. Viên phi công phụ im lặng nghe tôi nói, mỉm cười rất dễ thương rồi nói qua máy vô tuyến. Tất cả mọi cặp mắt đều nh́n anh, chan chứa niềm vui và ḷng cảm phục. Anh ta quay ra, cũng trong ánh sáng chan chứa t́nh thương yêu ruột thịt của chúng tôi bao trùm lên người anh. Anh nh́n tôi thật nhanh rồi hướng mắt ra khung cửa, ngập ngừng hỏi tôi:

 

- Xin lỗi, ông có phải là ông Thật, ở bệnh viện không ?

 

- Thưa ông, tôi cũng làm ở bệnh viện, nhưng không phải tên Thật, tôi có biết ông ấy. Tên tôi là Hưng. Ông có việc ǵ cần hỏi thăm, tôi rất vui ḷng nói lại khi gặp ông ấy.

 

Vẫn không nh́n tôi, gă hỏi :

 

- Ông có phải là người trong gia đ́nh của ông Thật không ?

 

- Dạ thưa ông không. Tôi vội nói thêm, nhưng chúng tôi là bạn cùng sở.

 

- Trong số người đi ở đây có cô nào tên Hậu và Thao không?

 

- Dạ không. Ông quen hai cô ấy? Tôi là bạn họ, ông có thể nhắn bất cứ ǵ, tôi sẽ nói lại giùm. H́nh như hai cô ấy đă đi được rồi.

 

Gă phi công phụ lưỡng lự :

 

- Cảm ơn ông, không. Chúng tôi cũng không quen họ.

 

Gă quay vào pḥng lái. Chúng tôi nh́n nhau lo lắng. Đột ngột, chiếc trực thăng đổi hướng bay, hạ thấp xuống, đảo một ṿng rồi hạ cánh bên lề quốc lộ trên một vạt ruộng lúa mới trổ. Chúng tôi ngơ ngác hỏi nhau:

 

- Tới Pleiku rồi hả?

 

- Ủa, ở đâu vầy nè?

 

- Sao đi Pleiku mà bay mau dữ vậy?

 

Viên phi công phụ từ buồng lái bước ra giục chúng tôi:

 

- Bà con xuống đây đi. Mau lên, kẻo VC thấy được bắn bây giờ.

 

- Nhưng... Nhưng... H́nh như chưa tới mà... Ở đây là chỗ nào? Tôi bối rối hỏi viên phi công. Gă ngó lơ, tiếp tục hối thúc:

 

- Bà con xuống gấp giùm đi. Chúng tôi c̣n công tác hành quân.

 

Sau đó không muốn chúng tôi chần chờ, gă yêu cầu chúng tôi xuống bằng cách đẩy ra khỏi máy bay.

 

Đứng trong ruộng lúa, nh́n theo chiếc trực thăng xa dần chúng tôi thắc mắc và hoang mang. Ra đến quốc lộ, chúng tôi mới thấy c̣n đang ở Tân Phú, cách Kontum sáu cây số, nghĩa là chúng tôi chưa đi được tới đâu cả.

 

Không có xe cộ, chúng tôi phải đi bộ trở về. Vợ tôi lúc nhảy từ máy bay xuống bị trặc chân, về lại đến chỗ khởi hành cách đây chưa quá mười phút, mắt cá chân sưng to lên. Giữa đường lại gặp cơn mưa giông, ướt lóp ngóp, chiều lại đứa bé lên cơn sốt.

 

*****

 

 Chúng tôi c̣n kẹt lại khoảng một tuần lễ nữa. Lúc ấy ṿng đai bảo vệ thị xă đă lui về cách trung tâm thị xă không quá năm cây số. Chúng tôi sống những ngày lo âu, hít thở cái không khí bất trắc của trận mạc đă tràn về bao phủ lên thị xă.

 

Ban ngày lẫn đêm, tai chúng tôi không ngớt vang dội những âm thanh bất ổn. Và chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, thính giác chúng tôi học hỏi được cách phân biệt một cách chính xác mỗi loại tiếng động trong ḍng âm thanh đổ vỡ bất tận.

 

Không cần nh́n thấy, chỉ nghe từ xa, chúng tôi cũng biết được đích xác tiếng động cơ đó là của loại máy bay nào : trực thăng “chuồn chuồn”, “ṇng nọc” hay “sâu đo”, phản lực “con ma” hay “sấm sét”...Vận tải loại “cá voi”, “cá mập”...

 

Tiếng đề-pa của hỏa tiễn 122 ly nghe “bụp” như chiếc bong bóng nổ, rồi ngay sau đó “sạt sạt” hay “rét rét” rất kinh khủng như tiếng run lên của hàng vạn lưỡi thép mỏng – tùy theo xa hay gần – tiếp theo tiếng nổ ầm ỉ ḍn tan, ngắn gọn, có vẻ dứt khoát.

 

Tiếng pháo binh nhà bắn đi th́ chát chúa nhưng đục khàn, đạn réo veo veo, vọng lại những tràng ục ục như tiếng sôi bụng được khuếch đại. Những tiếng nổ từ xa vọng về sau dăy núi xanh nghe rền rền, có vẻ uể oải, lười biếng.

 

Không thể lầm lẫn, vượt lên trên hết mọi âm thanh là những tràng tiếng nổ ầm ầm đầy vẻ đe dọa, kéo dài hơn sáu mươi giây của hàng trăm trái bom thả xuống từ pháo đài bay B52. Một bức tường khói đen bốc lên cao, che lấp những tảng mây, hàng cây, dăy núi. Thành phố rung chuyển khi những chấn động liên tục lan truyền tới. Ngôi nhà, tưởng như có bàn tay của người khổng lồ nắm trọn lấy mà lay. Mái tôn, các cánh cửa, vách tường run lên bần bật. Về phía con người, tác động của những làn sóng chấn động đó vang dội vào ḷng ngực chúng tôi như một mặt trống buộc phải tiếp nhận những cú dùi không thiện cảm. Toàn thân chúng tôi, từ bên trong máu huyết, thịt xương, trong mỗi tế bào cấu tạo bị những làn sóng chấn động làm cho rúng động. Chúng tôi có cảm tưởng thân thể bị chia ĺa ra từng phân tử và rồi, tất cả những phân tử rời rạc đó giật nẩy lên, run rẩy, chao qua chao lại, tạo cảm giác hoang mang, sây sẩm.

 

Vợ tôi ôm choàng lấy đứa con trai nhỏ, chốc chốc giật ḿnh, khóc tức tưởi. Nàng vỗ về:

 

- Ôi à...Tội nghiệp con mẹ. Cái bom nó đánh thức con. Nó không để con ngủ. À à...Để mẹ đánh nó. Mẹ đánh nó năm roi, nó hư quá. Thôi con mẹ ngủ, chóng ngoan mẹ cưng. Tôi nghiệp con mẹ quá. Con mẹ c̣n nhỏ mà cái bom nó không cho con mẹ ngủ hả. Mẹ gọi cái bom về đánh ba roi nhé. Nàng kéo con ôm sát vào ḷng ḿnh như có ư che chở.

 

Vợ tôi xót xa cho t́nh cảnh giấc ngủ không yên của đứa bé v́ tiếng bom vọng về. Trong t́nh cảm chủ quan của một người mẹ có lẽ tôi cũng không nghĩ  ǵ khác hơn nàng. Nhưng tôi hiểu rằng, chẳng phải nàng không biết đến, c̣n bao nhiêu những đứa trẻ khác kém may mắn hơn, chịu một số phận hẩm hiu, thê thảm hơn con nàng nữa. Th́ chính tay nàng đă từng vá lại những mảnh thịt rách nát trên thân thể những đứa trẻ đó, băng bó lại những phần da thịt cháy bỏng, cắt đi những cánh tay, những bắp chân bụ bẫm c̣n thơm mùi sữa mẹ. Và nàng cũng đă từng xót xa, đau đớn, khi phải bó tay, không giành giật lại được sự sống của chúng trong bàn tay tử thần.

 

Những trẻ thơ trút hết máu ra trên đất cát, những đôi mắt ngây thơ vô tội của chúng khép lại vĩnh viễn, từ bỏ ánh sáng, trời xanh, những bầu vú sữa căng, con búp bê nhỏ, những gương mặt, ánh mắt tŕu mến của mẹ cha. Các em chết một cách đau đớn, nhưng tâm hồn các em hoàn toàn thanh thản, không mảy may oán hận những kẻ gieo tai họa đưa cái chết đến cho các em. Những người lớn, những kẻ đă trưởng thành.

 

Đêm dài thêm với giấc ngủ chập chờn những cơn mộng mị. Mắt nhắm nhưng tâm trí chúng tôi tỉnh thức. Thỉnh thoảng đứa bé lại giật ḿnh khóc ré. Tiếng cành cây bị gió lay động, quét trên mái tôn, tôi tưởng tượng ra như tiếng va chạm của đôi cánh một loài cú đen đang bay lượn trên nóc nhà báo điềm mộng dữ.

 

Trong những ngày đêm đó, như có một giao ước ngầm: chúng tôi cố tránh những cử chỉ, những lời nói có thể gieo sự lo lắng cho nhau. Nhưng đến một đêm, sau những trận không tập của B52 quá gần, trực thăng bay sầm sập, phản lực gầm thét như xé tan cả bầu trời, vợ tôi đă không c̣n chịu đựng được, nàng thấy cần chia sẻ nỗi âu lo:

 

- Anh ạ, em điếc cả tai, ngực tức ran. Nàng nói, đè bàn tay lên ngực.

 

- Anh cũng vậy em ạ. Tôi trả lời, sít lại gần, vuốt tóc an ủi nàng.

 

Giọng nàng như sắp khóc:

 

- Làm sao, anh?

 

- Chưa hề ǵ, hăy c̣n xa mà, em. Tôi trả lời, ḷng thiếu tự tin.

 

- Năm cây số đâu phải là xa...

 

Nàng không phải chịu đựng không khí đe dọa đó lâu hơn nữa. Vài hôm sau, vợ tôi và đứa con rời khỏi thành phố nhiễu nhương.

 

Có chuyến trực thăng của người quen thuê c̣n chừa một chỗ cho nàng quá giang. Khi Nguyệt đưa xe đến đón, vợ tôi khóc oà:

 

- Không ! Không ! Anh ơi ! Em không đi một ḿnh đâu. Nàng có vẻ quyết liệt. Em chờ cùng đi với anh, có vợ, có chồng.

 

Em phải đi trước với con, nhất định như thế. Tôi cố tỏ ra b́nh tỉnh và cứng rắn, nhưng giọng tôi rung lên. Không dễ c̣n một dịp may khác cho chúng ta trong hoàn cảnh này đâu em. Em ơi, c̣n một ḿnh anh mới dễ bề lo liệu. Anh có thể đi bộ, băng rừng lội suối được. Em và con là sao kham nổi việc đó.

 

Nàng khóc run lên trong tay tôi, bấu chặt lấy tôi không muốn rời ra:

 

- Lúc sống yên ổn có nhau, trong cơn hoạn nạn em bỏ anh, em đi một ḿnh...Không, em không làm vậy đâu, anh ơi !

 

- Không phải em bỏ anh, tôi cố phân trần, dỗ dành nàng. Giọng tôi lạc hẳn. Em phải nghĩ  đến con chúng ta. Trong hai đứa phải có một đứa sống nuôi con. Ở lại, lỡ chết cả hai th́ ai nuôi con ḿnh ?

 

- Em chết với anh. Nàng khóc nấc. Chết hết. Con ḿnh cũng chết.  Em đi để được sống một ḿnh, bỏ anh ở lại... Anh chết... Em c̣n sống làm chi nữa !

 

Chiếc xe đến rước vẫn c̣n để máy nổ chờ. Nguyệt có vẻ bồn chồn. Tôi đưa mắt ra dấu cho nàng. Nàng bước tới giật lấy đứa bé từ tay vợ tôi. Tôi vất cái xắc đựng đồ ăn khô theo rồi bế xốc nàng lên xe. Nàng vùng vằng. Nguyệt vừa bồng đứa nhỏ vừa gh́ giữ nàng. Xe ra đến cổng bệnh viện, tôi c̣n nghe vẳng lại tiếng khóc của nàng. Nàng gọi tên tôi liên hồi, tuyệt vọng, như những tiếng kêu trong giờ vĩnh quyết.

 

..."Trong hai, phải c̣n một đứa sống để nuôi con...” Tôi nghe vọng âm chính giọng ḿnh. Đột nhiên hai mắt tôi trở nên mờ và ấm nóng.  

 

 

*****

 

Xế trưa, Lâm lái xe đến báo tin Hà Phương, cháu gái chúng tôi đă đi được sau ba hôm ngồi chờ máy bay ở  “Băi đáp cây số 5” – cùng với đám thân nhân gia đ́nh binh sĩ – và suưt xảy ra tai nạn. Khi máy bay rời khỏi mặt đất, một nhân viên phi hành Mỹ gạt xuống bớt một số người v́ trọng lượng vượt quá số ấn định. Nếu không có một người quen kịp nắm tay giữ lại th́ cô bé đă bị rơi xuống từ chiều cao mười thước.

 

Chúng tôi ngồi nói chuyện trước hiên nhà, dưới bóng mát dàn su vừa trổ hoa và những trái đầu tiên. Vài con ong vo ve đến hút nhụy. Trên băi cỏ xanh mướt mịn màng, một đàn ḅ vô chủ – có đánh dấu bằng sơn đỏ trên lưng – đang ung dung nhai cỏ. Trời xanh cao trong vắt, mây trắng bay từng đám lững lờ. Gió thổi nhẹ, lay động những chiếc lá thanh xuân mơn mởn.

 

Lâm nằm dài người trên vơng. Tôi mở cửa vào nhà - căn nhà chúng tôi đă đóng chặt cửa, bỏ hoang từ suốt tuần nay. Trong bóng tối mờ mờ, không khí ứ đọng, thoang thoảng mùi ẩm mốc, tạo ra một cảm giác lạnh lẽo, xa lạ. Tôi đứng nh́n sững tất cả đồ đạc quen thuộc – cái tổ ấm xinh xắn của chúng tôi luôn luôn vang lên tiếng nhạc êm ái, giọng cười ấm áp của vợ tôi, trong trẻo tươi sáng của con tôi – bàng hoàng trong ư nghĩ, rồi đây, tôi sẽ phải xa rời nó, không biết bao giờ trở lại, và số phận nó sẽ ra sao trong khi tôi vắng mặt.

 

Trong pḥng riêng của chúng tôi, trên giường ngủ, tấm vải phủ nệm c̣n thẳng với nguyên cả gối chăn. Tôi có cảm giác đang lọt vào căn pḥng của một đôi vợ chồng nào xa lạ, ngắm say mê những tư vật của gia chủ vắng mặt một cách ṭ ṃ, mà chỉ nh́n qua sự thân trọng trong cách xếp đặt những đồ vật nho nhỏ, cũng thấy được có sự chăm chút, khéo léo  của bàn tay một người đàn bà, từ đó, bộc lộ mối t́nh đằm thắm của nàng đối với chồng con.

 

- Nghịch cảnh nào đă khiến họ cắt ḷng rời xa tổ ấm của họ? Tự đặt cho ḿnh câu hỏi đó, ḷng tôi bùi ngùi xúc động.

 

Tôi ra sau vườn bắt một con gà mái làm thịt – trong số hơn trăm con gà đẻ mà chúng tôi đă khổ công chăm sóc chắt chiu trong hai năm trời, bây giờ thả ra thành gà hoang. Đàn gà quen người, tưởng tôi ra cho chúng ăn nên bu quanh lại. Tôi đi rồi người ta sẽ đến bắt chúng. Tôi tiếc đứt ruột, nhưng ḷng phải tự nhủ “áo người nước Sở!“

 

Khi mổ bụng con gà tôi cũng lấy được một cái trứng nóng hổi, như vợ tôi những ngày trước đây.

 

- Gà sắp đẻ, anh ạ. Nàng nói, đưa cái trứng đă cứng vỏ cho tôi coi, mắt rưng rưng muốn khóc. Không bị làm thịt, chắc lát nữa nó đẻ hả anh?

 

“Phải, nếu đừng làm thịt…”. Tôi chợt nghĩ đến trường hợp một thiếu phụ có mang gần ngày sinh, ngồi chờ máy bay ở phi trường, cách đây vài hôm. Mảnh đạn pháo kích đă giết chị chết. Vết thương ở bụng làm thai nhi ḷi ra ngoài.

 

Chị c̣n sống được mấy phút để nghe tiếng khóc của đứa con. Sau đó cả hai mẹ con cùng trút linh hồn”. Nếu không bị mảnh đạn, tôi nghĩ, chắc chị sẽ sinh được một đứa con”.

 

Ăn xong chúng tôi ngồi nói chuyện vui. Chúng tôi cùng cười nhưng rồi, thấy cũng chẳng vui được mấy. Lâm ra về, tôi dặn theo:

 

- Chiều trở lại chơi. Có lẽ không hy vọng ǵ đường bộ khai thông được.

 

Khi Lâm trở lại tôi đă có một quyết định dứt khoát.

 

- Thế nào? Lâm bước vào, hỏi.

 

- Lên phi trường! Tôi quả quyết.

 

- Định làm đích cho hỏa tiễn à?

 

- C̣n cách nào khác? Tôi cười, đưa bàn tay cho Lâm coi.

 

- Sinh đạo của tôi dài lắm.

 

- Th́ đi. Lâm cười theo, mặt thoáng vẻ ái ngại.

 

Tôi hiểu ngay. Đă ba lần trong hai ngày qua, Lâm đă suưt chết v́ đạn pháo kích ở đó, cũng chỉ v́ đưa người đi.

 

Lâm chờ. Tôi ra sau nhà dở chiếc bội thả bầy gà mười lăm con mới nở được hai tuần, xua chúng ra băi cỏ. Con mái mẹ xù lông, nhảy xấn xổ đến cắn tôi.

 

- Đi đi, các con ơi! Tôi xua tay nói. Ra ngoài kia, ngoài băi cỏ kia mà kiếm ăn. Tao bỏ tụi bây rồi. Từ nay, mỗi ngày tao không c̣n cho tụi bây ăn nữa đâu. Đi đi, bươi đất bươi cát, kiếm giun kiếm dế mà sống.

 

Con gà mái mẹ kêu tục tục, hai cánh x̣e rộng, lăng xăng lít  xít lo bảo vệ con.

 

Những chú gà con sợ hăi chạy tán lạc, kêu chiêm chiếp. Một vài con chạy quấn vào chân tôi. Trong lúc hối hả xua đàn gà đi, tôi đă dẫm chân lên một chú. Nó chỉ kịp kêu lên một tiếng thất thanh, ngă lăn ra đất, ngáp ngáp vài lần, trước khi chết, ở khóe miệng rịn ra một vệt máu đỏ thắm.

 

- Trời! Tôi kêu lên, đến nước này rồi. Thôi, tao lỡ. Đă bảo ra ngoài kia kiếm giun dế ăn mà không nghe.

 

Gà mẹ đă túc con ra đến bờ rào. Tôi đem xác con gà chôn cạnh gốc cây đu đủ rồi quay lại với Lâm.

 

*****

 

Từ nhà tôi đến phi trường, quăng đường thẳng chỉ hơn một cây số. Lúc xe chạy đến khu Vơ Lâm, Lâm nh́n tôi, nháy mắt cười. Tôi gật đầu tỏ ư đă hiểu: chúng tôi đă lọt vào vùng đất tử thần ngự trị. Kể từ giờ phút đó, bất cứ lúc nào, chúng tôi cũng có thể trở thành cái đích của một trái hỏa tiễn 122 ly pháo kích. Tinh thần căng thẳng cùng cực, tôi lắng tai chờ nghe tiếng đề-pa để kịp có phản ứng. Xe chạy ngang công viên thị xă – có tượng vua Quang Trung cỡi ngựa, tay vung kiếm – tôi thấy một đám đông dân chúng đang ngồi chờ trời tối để xuống phi trường.

 

Lúc xe đổ con dốc trước Ṭa Hành chánh, chúng tôi đă có thể trông thấy ṿng rào phi trường. Xương sống tôi ớn lạnh. Cảnh vật chung quanh cũng vẫn thế: con đường thẳng tắp, bờ cỏ xanh, đám tùng trong sân Ṭa Tỉnh tươi tốt, dưới mắt tôi chúng nhuốm mầu tang tóc, đứng im sững trong trạng thái rũ liệt như chúng đang chờ chết.

 

Người lính địa phương đứng gác trước cổng nh́n theo xe chúng tôi cười vu vơ. Một lúc nữa đây, trái hỏa tiễn từ trên trời rơi xuống và đời sống anh ta kết thúc, một cách giản dị. Chính chiếc xe chở Lâm và tôi, cũng có thể, trong một tích tắc nữa đây sẽ tan tành, số phận chúng tôi bị định đoạt.

 

Chúng tôi đă lọt vào chiếc lưới của tử thần bủa ra rồi. Lưỡi liềm bén ngót của lăo đang lia vun vút trên đỉnh đầu. Sự sống của chúng tôi đang cầm giữ có cái vẻ mong manh của một đồ vật dễ tan vỡ, như bọt nước, chỉ c̣n biết t́m nguồn an ủi vào cái điều mà tôi hết sức không ưa, gọi là “số mệnh”. Mỗi giây phút trôi qua chúng tôi c̣n được thở, mắt c̣n trông thấy ánh sáng, tai c̣n nghe những âm thanh của mặt đất, điều đó như ân huệ hiếm hoi được bố thí từ “gă”, là ân nhân của bủn xỉn, keo kiệt.

 

Con người bị vất vào cuộc đời ngoài ư muốn, điều đó hiển nhiên, sự tệ hại, thê thảm là ở chỗ, chính con người không có quyền sống đời ḿnh theo những ước vọng tối thiểu. Họ bị những thế lực cưỡng bức đưa vào ngơ cụt, khó bề chống chơi.

 

Lâm nh́n tôi, hất mặt về phía rặng núi xanh xa xa phía phi trường đang ch́m mờ mờ trong sương khói. Tôi nh́n theo hướng mắt Lâm.

 

- Chính ở đó. Lâm nói.

 

Có thể như thế được chăng, chúng tôi là nạn nhân của một tṛ chơi nghiệt ngă? Một trái hỏa tiễn phát xuất từ đó, bay qua bầu trời xanh, rơi xuống nổ, rồi sự sống của chúng tôi tiêu tán! Sự sống, một cái ǵ hết sức thiêng liêng, quư báu, không thể đền bù, không thể thay thế, phút chốc tan ra thành mây khói!

 

Con người không tạo được sự sống, nhưng con người sẵn sàng tiêu diệt nó nhân danh những cứu cánh mù mờ.

 

Xe dừng lại trước cổng phi trường có dây kẽm gai giăng – trên nguyên tắc không cho dân chúng vào phi trường để bảo vệ an ninh cho họ! Lâm nhảy xuống, tới nói nhỏ với gă lính gác. Tôi chờ. Gă có vẻ không hài ḷng. Hai bên kỳ kèo. Cuối cùng cũng thỏa thuận được. Lâm móc túi rồi hai bên bắt tay…

 

Bên trong, trên một phi đạo, chiếc trực thăng gẫy chong chóng chưa được câu đi. Gần nhà đợi đổ nát, một máy bay vận tải loại “cá mập” bị nhiều lỗ thủng to. Hôm qua, máy bay vừa đáp th́ một trái đạn rớt ngay trước đầu làm chết một viên phi công Mỹ. Tường nhà đợi sập, cửa kính vỡ toang, tôn lợp bay như lá.

 

Lâm ra về. Tôi vào ngồi núp dưới một lô cốt của đại đội bảo vệ an ninh phi trường, có bao cát sơn dầu hắc chắn chung quanh và trên đầu. Sự pḥng thủ thô sơ đó không có hiệu quả bao nhiêu, song cũng đem lại cho tôi sự yên tâm của giống đà điểu khi đă chui đầu xuống cát. Rải rác trong những lô cốt chung quanh, người ta đă đến ngồi chật từ lúc nào. Ở giữa họ, bỗng nhiên tôi thấy nỗi lo âu được chia sẻ. Có những khoảng thời gian dài, như một tử tù vô tội, tôi quên đi được sự kinh hoàng về nỗi đang chờ đợi nhát dao tối hậu kết liễu đời sống ḿnh, khi cổ đă kê sẵn trên thớt gỗ.

 

Nếu chẳng may có một quả hỏa tiễn rơi xuống đây th́ tôi cũng không phải chết một ḿnh, có nhiều người sẽ cùng chịu số phận đó và như thế có vẻ “vui” hơn. Tôi ghê tởm nhận thấy ḿnh vừa có ư nghĩ đó, nhưng tôi t́m ra ngay lư lẽ để tự bào chữa và tha thứ. Tôi cũng không hiểu tại sao, lúc ấy, tôi muốn, nếu tôi chết th́ không phải chết một ḿnh, nhiều người cùng chết với tôi như vậy. Tôi sợ phải chết lẻ loi.

 

Ngồi bên cạnh tôi, một bà cụ người Huế khoảng sáu mươi tuổi, nét mặt buồn rầu. Bà bế một đứa bé khoảng ngoài năm. Bàn tay hồng nhỏ nhắn của nó đang nghịch ngợm mấy sợi tóc bạc của bà ḷa x̣a xuống bên vành tai, trái tai trễ xuống, lỗ xâu rộng, không có hoa tai.

 

Tôi huưt sáo khẽ gọi. Nó quay lại nh́n, hồn nhiên cười hết miệng. Hai g̣ má phính hồng vun lên, lúm đồng tiền. Đôi mắt to đen nhánh vui tươi. Tôi nhớ đến đứa con trai nhỏ của tôi. Bây giờ nó đang ở đâu, và ra sao? Liệu tôi c̣n sống để gặp lại nó không hay rồi đây gặp sự chẳng may, tôi nằm xuống và chẳng bao giờ c̣n trông thấy mặt con tôi nữa!

 

Đứa bé đưa tay về phía tôi. Tôi móc túi lấy bao diêm đưa cho em. Bà cụ rơm rớm nước mắt nói với tôi:

 

- Đây là thằng Thọ, cháu nội tui đó cậu. Cha nó đi lính Trung đoàn 42, bị kẹt trên Tân Cảnh. Coi như chết rồi. Mẹ nó nóng ruột lên t́m, đợi măi mấy bữa ni chẳng thấy tăm hơi. Tui biểu đừng đi, nó không nghe. Nó để lại cho tui ba đứa con. Thằng Phước sáu tuổi. Con Lộc  bốn tuổi với thằng Thọ ni đây, mới giáp năm. Đêm qua máy bay tới, tui yếu quá chen lên không nổi, bị gió chong chóng quạt té nhào. Thằng nhỏ ni rớt lăn như trái mít. May có người lượm lại kịp, không th́ bể đầu dập năo chết rồi. C̣n hai đứa tê đi mô mất. Người ta nói thấy chúng nó chen lên máy bay được rồi. Không biết họ chở chúng về phương trời mô nữa chớ. Rồi làm răng mà sống, trẻ nít mới năm sáu tuổi. Chừ c̣n lại hai bà cháu đây. Tui đợi ba ngày ba đêm rồi, không biết đêm nay có máy bay mà đi không đây.

 

- C̣n tui đợi cả tuần lễ rồi đây th́ sao na bà?

 

Một người đàn ông sồn sồn, da ngăm đen, đầu quấn khăn kẻ ô vuông, đứng ngoài sân, nghe bà cụ nói, xen vào, ông nói giọng B́nh Định:

 

- Đợi ba ngày bên sân bay MACV, thêm bốn ngày ở đây nữa rồi ư.

 

Ông vừa vấn xong điếu thuốc to bằng ngón tay cái, đưa lên miệng, lè lưỡi thấm nước miếng dán.

 

- Xin cái giấy đi tản cư thiệt hết hơi – thật ra là giấy xin phương tiện máy bay – ông nói tiếp. Ông Phó Tỉnh kư, ông Tỉnh kư rồi ông Cố vấn Mỹ kư, rốt cuộc cũng trớt he. Trưa qua may có chuyến trực thăng “sâu đo”, tống bả với mấy đứa nhỏ đi được rồi mới yên cái bụng.

 

Điếu thuốc đă được dán, kẹp giữa hai bàn tay dùi đục, móng cáu đen. Ông móc túi lấy ra cái máy lửa “zíp-pô”. Oâng bật lửa, nhưng lửa không bắt. Ông đóng nắp, rảy mạnh một cái.

 

- Người ta ào lên đông quá, ông kể tiếp. Ông lính Mỹ, ổng gạt xuống bớt. Ối thôi, người rớt xuống như sung rụng vậy. Có một ông già chịu không thấu, nằm chết giả, người ta xúm lại réo ba hồn chín vía, hèn lâu mới tỉnh lại. C̣n tui, rớt xuống nghe cái hự, tưởng găy ba sườn, bể gan bể phổi rồi chớ. May chưa về chầu ông bà nên mới c̣n đứng nói đây.

 

Ông nghiêng đầu châm thuốc, thở ra vài đợt khói mỏng:

 

- Cũng không biết nẫu chở đi ngả nào. Đồng bào ḿnh, hễ thấy máy bay tới là ùn ùn kéo lên, bất kể máy bay về đâu. Nghe có chuyến nẫu chở từ Kontum lên Benhét rồi đuổi xuống, khóc lóc, năn nỉ ǵ mặc kệ. C̣n hai gia đ́nh ở đâu tận trong An Lộc lại thả xuống Kontum, đang đứng lớ ngớ đàng kia ḱa. Chuyện tréo cẳng ngỗng, thiệt cười ra nước mắt.

 

Một tiếng “bụp” chấm dứt câu nói của ông.

 

- Pháo kích! Tôi vội la lên. Bà con nằm xuống.

 

Không quá ba giây sau, trái đạn xé không khí bay tới, vượt qua đầu chúng tôi. Một tiếng nổ chát chúa phát ra, làm rúng động không khí và mặt đất. Đất đá rơi xuống người chúng tôi như có một cơn băo bất ngờ từ trên trời chụp xuống. Lồng ngực tôi tức ran. Tôi c̣n nằm sát đất thêm một lúc, chờ đợi trái đạn thứ hai… Người đàn ông ngẩng đầu lên nghe ngóng, một lúc, không thấy ǵ ông đứng bật dậy, phủi bụi đất dính lem luốc trên bộ áo quần bà ba nâu. Trên trời, chiếc trực thăng “sâu đo” vừa đến, sắp hạ cánh, vội vàng cất lên, đảo một ṿng rộng rồi đi thẳng.

 

- Chắc hết rồi đó, ông ta nói. Tụi nó bắn cầm hơi vậy thôi.

 

Tiếng khóc lóc thê thảm bên kia nhà đợi đến tai chúng tôi.

 

Chắc có người bị thương rồi! Nói xong ông ta chạy về hướng phát ra tiếng khóc.

Tôi cũng bật dậy, chạy theo ông ta. Chỗ trái đạn nổ, một đám khói đen bốc lên cao, đang bị gió thổi tạt đi, mờ dần. Mùi thuốc súng cháy khét lẹt tỏa nồng trong không khí.

 

Đến nơi, tôi thấy hai cô gái đang nằm trên vũng máu. Một bị thương nặng đang nằm thiêm thiếp, một đă chết. Vài người nữa bị thương, rên rỉ.

 

Chung quanh họ, cảnh hổn loạn diễn ra. Đám đông hốt hoảng chạy tán loạn. Tiếng gọi t́m kiếm nhau, tiếng khóc kể, tiếng kêu la vang dậy. Thế rồi, giữa cơn kinh hoàng chưa ngớt đó, hai tiếng nổ long trời lở đất của hai tráI hỏa tiễn nữa lại phát ra, khiến cho cái cảnh địa ngục nho nhỏ đó trở nên hoàn hảo ngoài sức tưởng tượng.

 

Mắt quáng, tai ù, tôi đứng sững như trời trồng. Đến khi tôi nhận biết lại ḿnh, hai tay tôi đang giơ lên trời, chới với, tôi vội hạ tay xuống. Lúc đó nỗi kinh hoàng mới thực sự đến với tôi, khi nh́n ra chung quanh, thấy ḿnh đang lạc vào cửa địa ngục thứ chín. Tôi đâm đầu chạy. Tiếng kêu khóc bao vây tôi. Chân tôi đạp lên những vũng máu, lên xương thịt nát, xác người, những tấm áo quần đẫm máu tả tơi. Một lúc sau, tôi mới nhận ra tôi chỉ chạy ngang, chạy dọc, chạy ṿng ṿng không đến một nơi nào cả, cho đến khi tiếng c̣i của xe cứu thương kêu vang và hai chiếc xe đậu lại, những người lính nhảy xuống với băng-ca, tôi mới cắm đầu chạy một mạch về chỗ cũ, nơi có lô-cốt, có bao cát chắn chung quanh và trên đầu để t́m sự che chở, dù mỏng manh. Tôi ngồi bệt xuống đất, thở dốc, hai tay ṿng lên gối, mắt nh́n thẳng, đầu óc trống rỗng.

 

Hai trái đạn được hồn oan đưa lối đă rớt xuống giữa đám người đang ngồi chờ máy bay và họ tan tác giống như một đống lá khô bị một luồng hơi dữ từ ḷng đất thổi tốc lên, nhưng rơi xuống lả tả lại là những bộ phận thân thể họ đă chia ĺa… Đó là những kẻ có diễm phúc. Những người kém may mắn hơn nằm la liệt trên mặt đất với những vết thương trí mạng. Một lúc sau, người đàn ông trở về. Trông ông nhợt nhạt, bơ phờ không kém ǵ tôi, như vừa vuột thoát khỏi tay bọn ma quỷ ở địa ngục trở về.

 

Thấy tôi, ông nhảy chồm tới, chỉ vào mặt tôi la lên:

 

- Chu..u..ú em mầy c̣n …. số….ống đây hả?!

 

Thoáng bỡ ngỡ, rồi tôi nh́n lên ông, gượng mỉm cười:

 

- Dạ… Cháu c̣n sống đây… Bác cũng vậy.

 

- Ờ! Thiệt trời đất pḥ hộ. Tưởng hai bác cháu chết rồi.

 

Ông ôm lấy hai vai tôi lắc, bóp mạnh khiến tôi cảm động.

 

- Chú em vừa chạy tới, c̣n đứng xớ rớ… Ông kể, th́ nổ liền hai phát, tối tăm mặt mũi. Thôi… th́ mạnh ai nấy chạy. Tui cũng chạy. Chạy quàng chạy xiên. Lúc hoàn hồn mới thấy chung quanh y như băi chiến trường. Lớp chết, lớp bị thương nằm la liệt.

 

Ông lắc đầu:

 

- Thân thể cha sinh mẹ dưỡng, ǵn giữ từng ly, từng tí. Đứt tay chảy máu một chút cũng xót ḷng xót dạ. Vậy mà phút chốc tan tành, tay một nơi, chân một nẻo… Lúc lành lặn đẹp đẽ là vậy, khi rách nát coi chẳng ra cái ǵ nữa.

 

- Chết nhiều không rứa bác? Bà cụ người Huế mắt mở tṛn, há hốc miệng theo dơi câu chuyện, lên tiếng hỏi:

 

Người đàn ông thở dài, giọng ngập ngừng:

 

- Thôi, bà con biết chi, thêm buồn. Tội quá. Đi t́m sống, chưa tới đất sống đă ngă ra chết rồi.

 

Một người quan sát bộ đồ lấm máu của ông hỏi:

 

- Chớ ông làm chi mà áo quần cũng dính máu me?

 

- Máu của mấy người bị thương đây. Ông nh́n lại bộ áo quần trả lời. Tui tiếp mấy ông lính nhà thương khiêng họ lên xe rồi mới về đây chớ.

 

Ông kể:

 

- Chỉ có ba trái đạn thôi mà gây ra bao cảnh thương tâm. Có ông già bị mảnh đạn trúng bụng, ruột ḷi ra một đống. Ông nằm nghiêng, rên rỉ. Trong khi chờ người ta đến khiêng đi, thỉnh thoảng ông cúi đầu nh́n xuống đống ruột, lấy tay nâng lên từng đoạn, phủi phủi những chỗ dính đất cát. Một chị đàn bà bị lủng phổi, mỗi lần thở máu nơi vết thương sủi bọt, phát ra tiếng kḥ khè. Chị ta luôn miệng kêu tên đứa con trai, hỏi nó ở đâu. Trời! Ai mà biết nó ở đâu lúc đó. Thiên hạ chạy tán loạn, như chợ vỡ. Một em nhỏ lên mười bị nát cả hàm dưới, răng cỏ bay đi đâu mất hết, c̣n lại mấy cái dính lỏng lẻo trên những miếng lợi đỏ hỏn. Vậy mà nó c̣n mở mắt tỉnh ro nh́n người ta qua lại lăng xăng. Nó muốn gọi người đến cứu nó, nhưng không có âm thanh nào thoát ra từ khoảng thịt lầy nhầy. Cái lưỡi đỏ ḷm ngọ nguậy giữa đống thịt nát như một con chuột con chưa mở mắt cục cựa trong đó.

 

Không khí chung quanh ông hoàn toàn im lặng. Người ta nín thở nghe ông kể. Bà cụ người Huế bối rối ngăn lại một tiếng thở dài. Đôi mắt mờ đục của bà chớp chớp.

 

- Có thằng nhỏ nầy mới hay chớ. Người đàn ông lại kể, thiệt là mầu nhiệm hết chỗ nói. Hơi đạn nổ lột áo quần nó bay mất. Người nó nhuộm khói thuốc đạn vàng khè, lem luốc. Tóc cháy quăn queo. Nó nằm lăn ra đất la làng. Lúc đầu ai cũng tưởng nó bị thương nặng chớ. Vậy mà lúc coi kỹ lại, không trầy trụa chi hết. Khóc đă rồi nó nín, ai hỏi chi cũng không nói, chỉ mở to hai mắt trân trân nh́n lại. Như người trên cung trăng mới rớt xuống.

 

Nét mặt ông trở nên trầm ngâm:

 

- Ḿnh được b́nh an đây th́ cũng mừng, nhưng thấy đồng bào như vậy ḷng dạ ḿnh sao đau đớn quá đi. Trời đất ôi, bom đạn th́ của ai đâu không biết, đem về giết hại lẫn nhau. Đây rồi, c̣n chết nữa chớ đă chịu thôi ha. Bên chết v́ pháo kích, bên chết bị oanh tạc. “Mười phần chết bảy c̣n ba. Chết hai c̣n một mới ra thái b́nh”, ông Trạng Tŕnh nói đúng lắm. Nghĩ thiệt là chán nản cho đất nước của ḿnh.

 

Ngẫm nghĩ một lúc, ông lại nói, cũng với giọng tự thán, hơi cao lên:

 

- Nhưng mắc mớ ông bà ông văi ǵ vậy, mà phải chết gần hết rồi mới có thái b́nh? Thái b́nh rồi ở với ma na?

 

Ông đă ngừng nói một lúc lâu, người ta mới nghe những tiếng thở dài của đám thính giả. Họ cứ thở dài măi, làm như họ thở dài th́ có cái ǵ đó xảy đến giải thoát họ ra khỏi nghịch cảnh, hoặc giả, trút được số hơi chất chứa trong ḷng ra th́ họ cảm thấy nỗi khổ vơi bớt đi.

 

Người đàn ông bỏ rơi đám thính giả, đưa mắt nh́n mông lung ra khoảng sân rộng trải nắng, giữa nhà đợi và pháo đài. Một người đàn bà áo quần xốc xếch lem luốc đất bụi, tóc rối bời, lếch thếch dắt đứa con gái nhỏ băng qua quăng sân. Chị bồng một đứa con trai nhỏ trước ngực, gùi một đứa nữa sau lưng. Dáng điệu chị co ro khép nép, dường như chị muốn làm cho thể xác chị nhỏ bớt được chừng nào hay chừng ấy để thoát khỏi cặp mắt xoi mói của tai họa. Đứa con gái đi không kịp cố chạy theo chân mẹ, khóc thút thít.

 

Khi đă vào ngồi bên cạnh bà cụ người Huế, chị kéo đứa con gái xuống:

 

- Hết chết rồi, ngồi xuống đây đi con.

 

Chúng tôi nh́n chị. Chị nh́n lại rồi nói với bà cụ:

 

- Chu choa! Chị kêu lên, giọng rổn rảng một cách tự nhiên. Ngồi bên kia trống trải tứ phía, sợ quá bà ôi. Lúc năy nổ mấy quả pháo kích thiệt hết hồn. Cách chỗ mẹ con tui ngồi chừng năm chục thước chớ mấy.

 

Chị để đứa nhỏ trước ngực xuống, xổ tóc ra, vuốt suông rồi bới lại. Chị nói:

 

- Thấy người ta chết mà ḿnh phát rầu. Mấy ổng ác ghê chớ phải bắn th́ bắn luôn đi, để người ta biết mà trốn. Bắn một trái rồi ngừng, đợi người ta chạy tới chạy lui, lăng xăng lít xít, bắn thêm hai trái nữa. Trời quơi, lớp chết, lớp bị thương kể số. Hai chiếc xe cứu thương chở năm sáu bận mới hết. Người lớn th́ chẳng nói chi, mấy đứa nhỏ thấy mới thảm thiết. Đứa bị nặng th́ nằm thiêm thiếp chờ chết, đứa bị nhẹ réo má ơi má hỡi, trong khi ba má th́ kẻ bị thương, người chết rồi.

 

Chị nh́n lại thân thể lành lặn của ḿnh và đứa con gái, xoa đầu nó:

 

- Tui dắt con nhỏ này chạy trối chết mới c̣n đây.

 

Như thấy có điều ǵ lầm lỗi, chị vội nói thêm:

 

- Nói vậy, chớ cũng nhờ ông bà, Phật Trời che chở.

 

Bà cụ vọt miệng hỏi:

 

- Chớ chú nó ở mô mà o đi một ḿnh, con đùm đeo rứa?

 

- Ảnh đi lính chớ đâu có nhà. Chị trả lời vừa cởi cúc, vạch áo cho con bú. Thời nay, thanh niên có ai mà ở nhà được, không lính này cũng lính nọ.

 

- Rứa chú nó đóng ở mô?

 

- Ngoài Bồng Sơn, Tam Quan ǵ đó bà.

 

- Nghe nói ngoài nớ cũng đánh dữ?

 

- Dà, tui cũng nghe họ dồn vậy. Dân chúng Qui Nhơn cũng tản cư um sùm. Không biết ảnh lâu nay sống chết thế nào. Đâu có chờ đợi được. Giặc th́ chưa thấy, nhưng thiên hạ chạy quá th́ ḿnh cũng phải chạy chớ. Ở lại với ai đây. Mà có ở lại, nẫu bỏ bom, pháo kích tan nát như ngoài Quảng Trị làm sao chịu thấu?

Bà cụ quan sát đứa nhỏ:

 

- Cháu mấy tháng, mập mạp dễ thương ghê?

 

- Dạ, bốn tháng đây bà. Tui sinh đôi. C̣n thằng em nó sau lưng nè. Thiệt  mệt hết hơi. Từ ngày sinh đến nay, ảnh đă thấy mặt mũi hai đứa này vuông tṛn ra sao đâu. Đi biệt tăm biệt dạng.

 

- Chớ chú không gởi thơ về răng? Bà cụ ngạc nhiên hỏi chị.

 

- Dạ có chớ. Nhưng thơ từ mà không có người về th́ làm ăn ǵ.

 

Bà cụ quên khổ mỉm nụ cười ư nhị. Tôi cười theo.

 

- Thiệt chớ không na anh. Chị quay sang tôi. Có thấy h́nh dạng, nghe nói nghe cười ḱa, chớ thơ thẩn không th́ có ăn uống ǵ được.

 

Đứa bé sau lưng khóc, chị vỗ về nó. Rứt vú, trao đứa nhỏ vừa bú xong đang thiêm thiếp ngủ cho đứa con gái, đoạn tháo khăn đem đứa bé sau lưng ra trước cho nó bú. Không khí im lặng bổng bao trùm lên chúng tôi. Không ai nói thêm ǵ, cho đến lúc có tiếng sấm lớn nổ ngay trên đầu làm mọi người giật ḿnh nằm rạp xuống, tưởng là tiếng pháo kích.

 

Một cơn gió trở chiều thổi tung cát vào tận chỗ chúng tôi ngồi, tạo thành một con lốc nhỏ cuốn về phía xa xa trên mặt phi đạo.

 

Người đàn ông nh́n trời, tiên đoán:

 

- Gió này, chiều thế nào cũng mưa.

 

Nhưng rồi cơn mưa đă đến sớm hơn lời ông dự đoán. Mây đen đùn lên ở hướng Đông, thoáng chốc đă rải ra che lấp cả mặt trời. Bầu trời hạ thấp xuống, tối xầm lại. Sấm nổi lên ầm ầm, chớp loang loáng, gió thổi tốc tới từng cơn liên tiếp. Một lúc sau, cơn mưa trút xuống tầm tả.

 

Người đàn ông vào ngồi cạnh tôi, bập bập điếu thuốc ông ngậm đă ướt đẫm nước miếng, bây giờ thêm nước mưa, lửa tắt ngấm.

 

- Chà! Ông lên tiếng. Mai, một tháng Năm, mưa điệu này, coi chừng mấy ổng lợi dụng thời tiết, đêm nay tấn công không chừng. Kỷ niệm lễ Lao Động Quốc Tế.

 

Mọi người há hốc miệng ra nghe ông nói.

 

- Trời mây mù, ông tiếp, máy bay ḿnh đâu có lên yểm trợ được. Mà hễ đánh th́ phi trường bị pháo kích tan tành trước hết. Ḿnh ở đây có ṃi làm mồi cho đạn đa.

 

Lời nói của ông có một tác động mạnh, nhanh chóng đến đám người ngồi chung quanh. Mỗi người một câu, họ nhốn nháo lên bày tỏ ư kiến ḿnh, không ai nghe ai, nhưng giọng điệu rơ ràng thiếu tự tin. Nhưng ngay sau đó, người ta giữ im lặng, chăm chú nghe xem người đàn ông có nói ǵ thêm để trấn an nỗi lo lắng mà họ vừa bày tỏ trong những lời nói lẫn lộn thiếu mạch lạc đó không, nhưng ông ta c̣n măi ngậm điếu thuốc ướt, nh́n ra màn mưa dày.

 

- Ối thôi! Chị đàn bà có con mọn lên tiếng. Ai đánh đấm ǵ mặc thây. Đợi ba bốn ngày rồi th́ cũng phải gắng đợi luôn. Biết đâu đêm nay ḿnh về th́ lại có máy bay? Không chết sớm rồi cũng chết muộn. Ai đâu sống lột da.

 

Người ta bàn tính hơn thiệt rồi đi đến một quyết định chung. Chờ đến tối xem có tin máy bay tới không. Nếu không họ sẽ về nhà, lỡ xảy ra việc ǵ có hầm núp yên tâm hơn.

 

- C̣n anh tính sao? Chị đàn bà hỏi tôi.

 

- Tôi không về nhà đâu. Giọng tôi nghe yếu x́u.

 

Chị nh́n tôi, vẻ mặt lưỡng lự như muốn nói điều ǵ, nhưng c̣n ái ngại. Rồi đột nhiên chị nói vọt ra:

 

- Sợ anh không đi được chớ?!

 

Tôi ngạc nhiên:

 

- Sao vậy? Thiên hạ đi thiếu ǵ?

 

- Anh là thanh niên mà. Chánh quyền cấm những người từ mười sáu tới năm mươi tuổi không được ra khỏi tỉnh. Anh không biết na?

 

- Có chớ. Tôi chợt nhớ ra. Nhưng cứ đi cầu may, không được th́ về lại, mất ǵ.

 

Chị kể chuyện:

 

- Lúc chiều ra sắp hàng, cảnh sát tới kiểm soát bắt thanh niên lại hết. Trưa qua có một anh giả làm đàn bà. Khi lên máy bay thằng Mỹ biết được đá ảnh té nhào xuống, cảnh sát tới bắt đi liền. Mới đầu người ta tưởng ảnh Việt Cộng trà trộn phá hoại, chĩa súng vô bụng làm dữ. Kế biết ra ảnh giả gái, họ cười đau bụng. Ông cảnh sát cởi áo ảnh ra, lột coọc-xê, tháo tóc giả. Mấy ông phóng viên ngoại quốc chạy theo chụp h́nh, quay phim rần rần. Ảnh giả giống ghê chớ. Chị cười cười. Bận quần sa tanh đen, áo bà ba đỏ bông trắng cổ trái tim, độn ngực, độn đít, quàng khăn, đội nón lá thấy in hệt. Vậy mà ông Mỹ biết được, thiệt tài. Thấy ảnh tội nghiệp ghê, mặt cắt không c̣n hột máu, nh́n người ta lắm lét.

 

Chị bày tỏ luôn cảm tưởng của chị, cũng là của những người vừa nghe câu chuyện, để lộ ra trong ánh mắt.

 

Nghe chị kể tôi chột dạ, có cảm tưởng như chị có ư nói cạnh nói khóe ư định thầm kín của tôi. Tôi giấu sẵn bộ đồ của vợ tôi trong xách tay, định sẽ hóa trang, bộ chị ta biết được sao! Bề ǵ th́ tôi cũng không nao núng v́ câu chuyện của chị ta. Tôi đă tính toán đâu vào đấy rồi. Nếu đám mưa kéo dài đến lúc có máy bay th́ quả là tôi được trời giúp, thêm dễ bề hành động. Bằng không, tôi sẽ đợi trời tối, thừa lúc người ta chen lấn nhau hỗn loạn tôi lẫn vào mà không sợ ai khám phá. Phải biết lựa lúc nước đục mà thả câu th́ sẽ mười phần tiện lợi. Anh chàng kia gian mà không ngoan, đi giữa ban ngày nên mới bị tóm.

 

Cơn mưa dứt hạt vào khoảng xế chiều. Bầu trời trở nên quang đăng hơn với làn ánh sáng dịu, phơn phớt một màu xanh phản chiếu từ nền mây xám nhạt. Lá cây được rửa sạch bụi, xanh tươi lên. Tâm hồn con người với những nỗi thương tâm như cũng được cơn mưa xoa dịu. Giống như lá cây, nét mặt họ rạng rỡ một niềm vui ḥa nhă, tuy mong manh.

 

Chỗ tôi ngồi, người ta bắt đầu rời nơi ẩn núp kéo qua bên kia nhà đợi để xếp hàng. Tôi lững thững đi theo họ. Mặt sân tráng nhựa ướt nước trở màu đậm đen. Chỗ vụ nổ xảy ra, nước mưa  đă rửa sạch dấu tích tang thương. Những vũng máu biến mất, mặt nhựa sạch mới, chỉ c̣n lại một vài mảnh vải áo quần, những chiếc dép cao su nằm rải rác. Trong một lỗ trũng, nước mưa đọng lại, trên mặt đóng một lớp vàng dầu nhớt, dưới ánh chiều, lấp loáng ánh ngũ sắc.

 

Trên vạt sân trống chạy dài bên cạnh phi đạo, cách ṿng rào kẽm gai là một vườn cà phê xóm Phương Nghĩa trổ những chùm hoa trắng tỏa hương thơm ngát. Khi tôi đến nơi, một đám đông dân chúng khoảng trên vài ngàn người đă có mặt ở đó rồi, dầu là trận pháo kích vừa xảy ra lúc chiều và họ đă kéo nhau lánh đi cả. Họ xếp thành mấy chục hàng dài ngoằng. Trong vẻ lo âu trên mặt họ có sự cương quyết ĺ lợm, dường như họ đă kiên tŕ ngồi ở đó từ nhiều ngày qua, không rời xa nửa bước bất kể mọi nguy nan.

 

Lớp người đến sau cứ tiếp tục nối đuôi và cái đuôi dài đến hàng rào kẽm gai th́ tỏa ra, tụ tập thành từng đám nhỏ, đứng rải rác không c̣n hàng ngũ ǵ nữa.

 

Không thể vào xếp hàng chung với đám đông và cũng hăy c̣n quá sớm, chưa thi hành kế hoạch hóa trang được, tôi đi lang thang chờ trời tối.

 

Tôi gặp lại hai chị em Thao và Hậu ngồi ở hàng thứ hai. Thấy tôi họ cũng mỉm cười. Tuy có vẻ mệt mỏi, nhưng tuổi trẻ khiến cho nụ cười có cái vẻ thách đố, hồn nhiên rất đáng yêu.

 

- Thao và Hậu chưa đi được à? Tôi ngạc nhiên hỏi.

 

- Anh coi bao nhiêu người c̣n đây th́ biết, việc “c̣n ở lại” dễ hơn “việc đi” mà. Thao cười, đưa mắt nh́n một lượt đám đông. Mà chắc là Thao chọn cái ǵ dễ hơn! Anh chưa thấy cảnh người ta chen lấn nhau lên máy bay, mua gạo “cạc” c̣n thong thả hơn nhiều!

 

Chúng tôi nói chuyện lông bông một lúc. Chợt nhớ, tôi hỏi Thao:

 

- À này, h́nh như Thao có quen ông phi công trực thăng nào phải không?

 

Thao trố mắt nh́n tôi, tỏ ư không biết. Tôi thuật lại chuyện đi máy bay trực thăng cho hai cô nghe. Thao và Hậu cười ngặt nghẻo. Thao nói:

 

- Trời! Tội nghiệp anh chị và cháu bé. Tụi em thuê chung với ông Thật hai trăm ngàn đó, sau ông Thật xin được phương tiện khác cho cả gia đ́nh đi, tụi em bỏ luôn.

 

Không ngờ tụi em lại để cái họa lại cho anh chị. Bây giờ chị đi rồi, c̣n anh tính sao?

 

Tôi ghé tai Thao nói nhỏ. Cô ngạc nhiên một cách thích thú, cười lớn:

 

- Thật không ngờ. Ly kỳ. Thao nói. Phục anh thiệt.

 

Thao mở xách tay lấy ra một bộ đồ:

 

- Đây, anh lấy mà dùng. Cả cái khăn, cái nón này nữa.

 

Tôi vỗ vào chiếc xắc tay. Hiểu ra, Thao lại cười.

 

Hậu nói:

 

- Anh Kha chu đáo ghê.

 

Tôi hỉnh mũi trả lời Hậu. Hậu nhanh nhẩu, láu táu:

 

- Chúc anh Kha thành công mỹ măn.

 

Tôi nói:

 

- Gặp nhau ở “Đất Hứa”.

 

Chúng tôi cùng cười.

 

Chia tay họ, tôi đi rảo một ṿng. Phải len chân mà đi. Người ta ngồi khắp nơi, như nêm vậy. Những người lính địa phương đưa vợ con đi – để được yên tâm ở lại chống giặc, họ nói vậy – những công chức chưa đủ can đảm đào nhiệm, những thương gia c̣n tiếc của ở lại chờ thời cơ, cũng có mặt ở đó, đưa thân nhân đi trước. Gặp nhau họ trao đổi những câu hỏi tương tự:

 

- Sao, chị với mấy cháu ngồi đâu? Đi được chưa?

 

Câu trả lời:

 

- Đi được hồi nào? C̣n ngồi xếp hàng chờ kia. Đă mấy ngày nay rồi. Khổ quá. Hết giang nắng tới dầm mưa, tụi nhỏ chịu không nổi, đau hết trọi trơn.

 

Thảng hoặc mới nghe:

 

- May quá, bà xă và tụi trẻ mới đi được. Chen sứt da, rách áo.

 

Rồi lời ta thán:

 

- Người ta đông như kiến cỏ thế này mà máy bay th́ đến nhỏ giọt. Không biết đêm nay đáp được mấy chuyến đây. Cực khổ quá, nhiều lúc muốn về phứt cho rồi. Ở lại, chết th́ chết, không cần nữa, nhưng nghĩ lại, vợ con…

 

Một người cướp lời:

 

- Cực khổ th́ nói làm ǵ, quư hồ ra khỏi đất chết này.

 

Người ta đua nhau trút những hơi thở dài.

 

Tôi dừng lại, đứng tựa lưng vào một chồng vỉ sắt. Trước mặt tôi, cách vài chục thước, bên cạnh hai thùng đốt rác hoen rỉ, một anh lính không quân trẻ giữ việc trông coi các phi vụ lên xuống đang lớn giọng khoe khoang chiến công chim gái của gă với một người đàn ông. Gă nói nói, cười cười một cách hồn nhiên thích thú, chiếc mũ binh chủng bạc phếch ngả nghiêng theo cái đầu không lúc nào đứng yên. Theo lời gă, liên tiếp mấy đêm qua, gă đều “cua” được những cô gái chịu theo điều kiện của gă, nếu muốn được lên máy bay mua lẹ, chắc chắn, phải thuận để gă…

 

- Toàn thứ mới không à nghen. Anh ta đoan quyết: “O-ri-zin” đàng hoàng, chứ không phải đồ phế thải đâu. Có điều kẹt chỗ quá nên phải… bắn thế đứng. Gă cười hắc hắc. Vậy mà cũng khoái lắm, chỉ mỏi đầu gối chút chút thôi.

 

Cái giọng cười hắc hắc của gă tăng dần lên theo độ thích thú, tự măn. Đôi mắt lanh lợi – dưới vầng trán ngắn – như mắt chim két đảo một lượt ra chung quanh như để t́m con mồi. Hai chiếc răng cửa bịt vàng chừa h́nh trái tim màu lục và đỏ, đă ố v́ nhựa thuốc lá, bày ra trên vành môi thâm, mỏng.

 

- Nhưng sau đó em nào cũng níu áo, bắt dắt lên máy bay liền, giọng gă tiếc rẽ, kẹt quá phải thả chớ biết sao!

 

Gă lại nh́n quanh quất, chép miệng như c̣n thèm:

 

- Mấy con nhỏ ngon lành ghê. Chắc nịch, rờ chỗ nào cũng êm như lót nhung, mát rười rượi. Nhớ lại mà nhểu nước miếng.

 

Người đàn ông nghe chuyện, cười:

 

- Đêm nay kiếm mối khác đi.

 

- Kiếm đâu bây giờ? Mắt gă lính láu liêng. Cũng khó lắm, chớ bộ dễ ăn sao.

 

Người đàn ông nh́n quanh, đoạn chỉ cho gă một mụ đàn bà nạ gịng, mặc chiếc áo đỏ loét, ngắn cũn cỡn ngang thắt lưng, to như một cái thùng tô nô.

 

Gă lính ngửa mặt cười sặc sụa:

 

- Trời! Cha nội giỡn hoài. Thứ đó cho bù tiền tui cũng chê. Vào mà lội trong đó à?

- Hừ! Người đàn ông phản đối, vẻ mỉa mai. Rộng, càng dễ bề xoay trở chớ sao!

Giọng gă lính nghiêm trang:

 

- Mới, sít sao, vẫn khoái hơn chớ. Mà lo ǵ ông, c̣n tản cư dài dài, chỉ lo hết xí quách.

 

Một tiếng “bụp” vọng tới.

 

- Nó đó, gă lính kêu lên, vắt gị chạy.

 

Tôi và người đàn ông cùng những người quanh đó vội nằm xuống mặt nhựa ướt, chờ đợi tiếng nổ. Nhưng gă lính đă nghe lầm, có lẽ là tiếng pháo binh nhà, bắn ở xa. Chúng tôi đứng lên, áo quần thấm nước. Gă lính từ hầm trú ẩn đi ra. Người đàn ông nói kháy:

 

- Cha này lẹ như… thỏ đế.

 

Gă lính cười trừ:

 

- Nghề của chàng mà. Gă đưa tay vuốt ngực. Làm ở đây riết rồi ḿnh cũng đau tim.

Người đàn ông nhẹ nhàng:

 

- Đau thận th́ có.

 

Họ cùng cười vang khiến những người đứng quanh đó quay lại nh́n khó chịu. Có tiếng phàn nàn:

 

- Chết đến nơi rồi, không lo, c̣n cười.

 

Trời sụp tối, nền mây thấp hẳn xuống. Phương Tây c̣n ửng chút ánh hồng nhợt nhạt, rồi đổi ra tím sẫm. Vài ngôi sao xuất hiện, một lúc lại biến đi, ánh sáng bị che khuất trong những làn mây xám mỏng.

 

*****

Tôi lên tiếng gọi khi thấy Lâm đang bước xông xáo giữa đám đông, mắt nh́n dáo dác. Tôi đă thay đổi y phục nên Lâm nh́n không ra, tôi phải đưa tay lên vẫy. Lâm tiến tới, nhận ra tôi, cười ngất:

 

- Trời đất! Ăn mặc ǵ kỳ cục thế này?

 

Tôi cũng không nhịn cười được, kéo Lâm lại gần nói nhỏ:

 

- Đừng to tiếng, bại lộ cơ mưu. Cùng tắc biến. Đây là cái thế biến của ḿnh. Tôi chỉ tay ra đám người đông lúc nhúc:

 

- Coi xem, toàn đàn bà trẻ con, ông già bà lăo. Đường đường một đấng nam nhi như ḿnh làm sao lộn ṣng vào được. Phải tính kế chứ. Vào đó bây giờ để bị lột mặt nạ à!?

 

Lâm hối:

 

- Thôi, trở lại nguyên trạng đi. Mau lên. Có thuốc chữa rồi.

 

Tôi biến ra sau một dăy thùng sắt chứa đồ của quân đội Mỹ, thay áo quần vội vàng rồi trở ra.

 

- Có thế chứ. Lâm kêu lên. Nam nhi chí khí mà lị.

 

Tôi cười:

 

- Ừ, có điều cái chí khí thời đại nầy không biết đặt vào đâu cho đúng.

 

Lâm bước dài lối nhà binh, tôi chạy theo lết bết. Trời tối om, phi trường không ánh sáng, dây kẽm gai lại giăng ngang dọc. Mấy lần chúng tôi suưt đâm vào những xe GMC chạy không bật đèn. Giữa đường, chúng tôi bắt gặp một gă lính lùn tụt, áo bỏ ngoài, đứng soăi chân, ưỡn người đái ra sân nhựa một cách thoải mái.

 

- Đi đâu như giặc đuổi vậy? Nhận ra Lâm, gă gọi giọng kẻ cả trong khi cứ tiếp tục để cho gịng nước chảy ra đập xuống mặt nhựa ṭ ṭ.

 

- A! Đây rồi. Giọng Lâm mừng rỡ. Cứu tinh, cứu tinh!

 

Chúng tôi đứng đợi. Xong việc gă vẫy mạnh, cho nó vào quần, gài nút, nh́n chúng tôi hơi bối rối. Lâm giới thiệu gă với tôi. Chúng tôi chào nhau qua loa. Không mất th́ giờ, Lâm cho tay vào túi quần, rút ra, bắt tay gă. Và gă, vội vàng cho bàn tay vừa bắt vào túi.

 

- Thôi xong, vào đi. Giọng gă dịu hẳn. Nói có lệnh tôi. Sắp có chuyến bay tới rồi đó.

 

Chúng tôi ngỏ lời cảm ơn “vị cứu tinh” cẩn thận rồi hối hả bước đi. Chúng tôi bị chận lại ở cửa vào căn cứ pḥng thủ phi trường. Gă lính làm việc có vẻ đắc lực, nhưng Lâm ghé tai gă nói nhỏ vài tiếng, ṿng rào kẽm gai vẹt ra ngay.

 

Đă có hàng trăm người ngồi sẵn trong đó rồi. Ngoài cổng đang tiếp tục cho vào sau khi đă bắt tay vị cứu tinh và học thuộc mấy tiếng “có lệnh tôi”.

 

- Thôi yên trí nhé. Lâm vỗ vai tôi. Ở đây chờ, khi nào có chuyến bay tới th́ họ gọi.

 

Tôi ngường ngượng:

 

- Mấy?

 

Lâm x̣e hai bàn tay.

 

Tôi nói cảm ơn rồi bắt tay Lâm thật chặt:

 

- Tử thủ!

 

Lâm cười như mếu. Tôi nói:

 

- Mong c̣n gặp nhau lại.

 

Lâm không trả lời. Dường như chúng tôi cũng cảm thấy làm cho nhau đau đớn thêm trong giờ phút đó là điều có ư nghĩa, trong cái bắt tay. Hai bàn tay từ từ siết chặt, cứng như gọng kềm.

 

Chúng tôi giữ tay nhau. Thời gian trôi qua trong im lặng. Cuối cùng tôi nói:

 

- May mắn.

 

- Mong thế.

 

Lâm buông tay tôi, quay lưng đi. Tôi nh́n theo bạn, trong ṿng mười thước, bóng Lâm tan trong màn đêm.

 

Tôi rút vào một xó, ngồi trên một thùng đạn rỗng, để cái xách trên hai gối co, tựa lưng vào cột gỗ. Nước mưa đọng nhỏ giọt xuống ướt đầu. Tôi nhắm mắt lại cố nghỉ một lát.

 

Khoảng nửa giờ sau, nghe có tiếng động cơ quen thuộc của máy bay vận tải C.123 gần lại dần. Hai ngọn đèn dọi sáng trên phi đạo. Chiếc máy bay hạ thấp và đáp xuống, động cơ nổ rền.

 

Chung quanh tôi người ta bỗng ùn ùn đứng dậy, dắt díu, bồng bế nhau chạy dạt về một phía. Tôi cũng lật đật t́m một chỗ kín chui vào núp.

 

Tôi ngồi được một lát, một người lính hiện đến, đứng chống tay, nh́n tôi hỏi như nạt:

 

- Làm ǵ đây?

 

- Trốn… pháo kích. Tôi vẫn ngồi trong cái dáng co ro của một con thú dấu ḿnh, ấp úng trả lời. Máy bay tới… Họ hay… pháo kích. Tôi giải thích thêm.

 

Gă lính cười ngất:

 

- Ra mà đi mau lên cha nội. Không thấy người ta đi đó à. Hay cha nội muốn ở lại đây mai ăn pháo kích.

 

Gă lôi tôi dậy, xô về ngả có mấy người vừa hối hả đi ra. Tôi thoáng hiểu, vội rảo bước theo họ, nhưng đă muộn. Ngoài phi đạo chiếc máy bay vừa cất cánh.

 

Trời tối mù. Tôi men theo lối ṃn mấp mô, trơn trượt, bên hông một lô cốt, đi ṿng ra sau căn cứ. Tay vịn vào hàng rào thép gai, tôi đặt những bước chân lên mặt đất không trông thấy. Tôi đuổi kịp một người đàn bà lưng gùi một đứa con, bồng một đứa trước ngực, tay dắt một bé gái chừng năm tuổi. Hẳn là chị đàn bà lúc chiều, tôi nghĩ, không biết ai đă “mách nước” cho chị biết cái “cửa hậu” này?!

 

Con đường dốc, đổ xuống từng bờ đất như những bậc thang ṃn lẳn.

 

- Coi chừng té nghe con. Chị đàn bà thỉnh thoảng lại nhắc chừng đứa con gái.

 

Tôi nóng ḷng muốn vượt lên đi trước v́ chị ta đi chậm quá. Nhưng ngoài cái lối nhỏ chỉ vừa một người đi, giữa hai hàng rào kẽm gai, không thể chen lên được.

 

Xuống một bờ đất, đứa con gái nhỏ của chị trượt chân ngă. Đang đà đi tới, tôi bối rối, cố gh́m lại bước chân đă dở lên, nhưng không kịp nữa. Sau lưng, một người nào đó xô mạnh tôi tới, bàn chân tôi dẫm lên ḿnh nó.

 

- Có người té! Tôi la lên. Chậm lại một chút.

 

Tôi đỡ đứa con gái lên, vỗ về:

 

- Chú lỡ bước nghe cưng. Người ta thúc chú dữ quá.

 

Đứa bé không khóc, nó có vẻ cam chịu, dằn tay tôi ra chạy theo cho kịp mẹ. Tôi nói với chị đàn bà:

 

- Chị để tôi dắt cháu giùm cho.

 

Lối đi hẹp đổ ra một khoảng đất trống, lồi lơm, mọc lác đác những bụi cỏ dại nhọn cứng, đọng từng vũng nước mưa. Cách chục thước, tôi đă trông thấy đám người ngồi chờ lố nhố, nhờ ánh sáng lờ mờ của ba ngọn đèn nhỏ giăng thẳng hàng, đánh dấu chỗ chấm dứt của phi đạo – đó là chấm sáng nhỏ nhoi duy nhất thường trực t́m thấy trong phi trường.

 

Đến nơi, tôi ngửi thấy mùi phân người nồng nặc, thứ đă khô lẫn thứ c̣n mới – ngày thường, đám lính trong đồn đă ra bài tiết ở đó, hẳn vậy – và đó là chỗ đặc biệt họ chọn cho chúng tôi – những thân chủ của họ – ngồi chờ máy bay.

 

Trước mặt chúng tôi, đứng ở mép phi đạo, năm, sáu người lính có vơ trang, đầu để trần, áo bỏ ngoài, đang nói chuyện th́ thầm, trên môi họ đều có ngậm thuốc đỏ lập ḷe. Một gă cao lêu nghêu gầy sọm, nhưng giọng sang sảng, quay lại nói với đám đông chúng tôi:

 

- Bà con ngồi như vầy không được, mất trật tự lắm. Phải sắp thành bốn hàng cho ngay ngắn. Bọn Mỹ ra kiểm soát thấy lộn xộn nó ghét, không cho đi th́ ráng chịu nghe.

 

Đám đông lao xao, xê dịch một chút, nhưng không thay đổi mấy. Phần đông lợi dụng dịp ấy để chen ra phía trước hơn là có ư xếp lại cho có thứ tự, nên đâu vẫn hoàn đó.

 

Gă lính lại thuyết phục:

 

- Tui nói để bà con biết, là máy bay rất rộng, chở được hai ba trăm người lận, chừng nầy ăn thua ǵ. Bà con phải ngồi cho ngay ngắn lại. Lúc máy bay tới cứ từ từ mà lên. Hai hàng một, nhớ đi luôn vô trong, đừng đứng dồn đống lại ở cửa, choán chỗ người sau lên không được, sinh ra cảnh chen lấn… Giọng gă cao lên. Bây giờ, yêu cầu bà con sắp thành bốn hàng lại đi.

 

Gă cử một người lính trong bọn làm công việc đó. Đám đông có trật tự lại dần, nhưng một lúc sau lại không thấy hàng ngũ đâu nữa. Để được ra gần mép phi đạo, chỗ máy bay sẽ đáp, họ xê dịch, dần dần xa hẳn vị trí mà người lính đă khổ công sắp xếp.

 

Gă lại làm lại việc đó ba lần. Lần thứ ba, khi xong việc, gă dọa:

 

- Nếu bà con làm mất hàng lần nầy nữa, tụi tui sẽ đuổi vô, không cho đi. Để đám c̣n ngồi trong kia ra đi. Lúc đó đừng có kêu trời.

 

H́nh như người ta cần nghe một lời dọa nạt như thế, họ mới chịu yên.

 

Tôi ngồi trước một cụ già – đáng tuổi ông nội tôi – nhưng vị trí của tôi không được thẳng hàng với người phía trước, hơi dịch ra ngoài, có vẻ như không thuộc về hàng nào cả, điều đó khiến tôi đâm lo. Tôi lấn chỗ ông cụ để xích vào cho thành hàng với người phía trước. Ông cụ bực ḿnh cằn nhằn, nhưng tôi giả điếc, cứ làm cho được việc ḿnh. “Ai ngồi không ngay hàng, lúc lên máy bay sẽ bị gạt ra ngoài”, gă lính đă nói vậy mà. Tôi lo v́ ngồi không đúng chỗ và tôi không được đi. Ông cụ già kia hay bất cứ người nào cũng được, nhưng tôi quyết không để sự thể đó xảy ra cho tôi, v́ như vậy chẳng khác nào tự vẫn. Tôi đâu có chịu.

 

Bị lưng tôi chạm mặt, ông cụ phải thụt lùi.

 

- Làm ǵ mà lấn người ta gớm thế? Có giọng một bà già người Bắc phía sau ông cụ cất lên, cáu kỉnh. Cứ nhẩn nha rồi th́ được đi tất, họ đă bảo rồi. Sao mà xấu tính thế, muốn đi một ḿnh thôi à? Để già nầy ở lại đây chết à?

 

Tai tôi nghe lời bà cụ nói, nhưng ḷng cố giữ không xúc động. Tốt hơn tôi giữ chắc cái thế của tôi, đề pḥng trước trường hợp bất trắc.

 

Khi yên chỗ rồi tôi mới nhớ tới chị đàn bà có ba đứa con mọn, không biết chị ngồi đâu. Tôi ngẩng đầu lên nh́n một lượt khắp chung quanh, nhưng chỉ thấy lố nhố những đầu người mờ mờ.

 

Người ta vẫn c̣n lục tục kéo ra từ lối đi bí mật, mỗi lần có một tốp ra, gă lính ốm lại lên tiếng yêu cầu họ xếp hàng nối đuôi, đừng làm mất trật tự. Đám người càng lúc càng đông thêm. Người đàn ông ngồi trước tôi quay lại nh́n họ, lo lắng nói.

 

- Tham lam quá đi. Ăn chừng này chưa ngập hầu, ngập họng sao mà c̣n muốn ăn thêm nữa. Đông như vầy rồi máy bay đâu mà chứa cho hết.

 

Tôi cũng có nỗi lo lắng như ông ta. Biết đâu v́ sự tham lam đó của họ mà rồi đây, mấy người Mỹ kiểm soát sẽ bỏ bớt lại, và trong số người không may đó lại có tôi?!

 

Một trái hỏa châu bật sáng cách chúng tôi xa xa, nhưng ánh sáng dọi tới. Gă lính ốm vội la lên:

 

-         Bà con ngồi im, đừng nhúc nhích. Mấy bà lấy nón lá xuống. Ai mặc áo trắng lấy khăn đen che lại đi. Dụi tàn thuốc. Trong kia họ thấy, tràn ra cả đống th́ bà con hết đi đó nghe.

          

Tôi quay lại nh́n. Phía trong, chỗ sân nhà đợi, cách chỗ chúng tôi ngồi chừng ba bốn trăm thước, đám đồng bào chờ đợi những chuyến máy bay chính thức đă tràn ra đứng đó đông nghẹt – lúc tôi và Lâm đi qua đó chưa có ai – họ đang chỉ chỏ về phía chúng tôi, nhưng họ chưa kịp có hành động ǵ th́ trái hỏa châu đă tắt. Ngay sau đó, một trái sáng ở hàng rào pḥng thủ bỗng nhiên bật cháy. Ánh sáng soi rơ chúng tôi như ban ngày. Chúng tôi nh́n thấy đám người kia gần lại và chúng tôi như những tên trộm bị phát giác không c̣n lẫn trốn vào đâu được.

 

Gă lính ốm chửi thề:

 

- Đ.má, trời hại rồi anh em ơi! Họ thấy mẹ hết rồi c̣n ǵ. Hư sự hết.

 

Hai tiếng “hư sự” của gă gieo vào ḷng chúng tôi nỗi thất vọng sâu xa. Bỗng dưng tôi cảm thấy căm tức đám đồng bào kia vô hạn. Nếu họ tràn ra th́ việc đi đứng chúng tôi hỏng cả.

 

- Hai thằng vô tăng cường làm hàng rào, mau lên! Gă lính ốm ra lệnh. Họ tràn ra rồi đó!

 

Bắn đi!

 

Đám người đang hăm hở đổ ra phía chúng tôi như một cơn sóng lớn, bị những loạt đạn M16 bắn chỉ thiên và những báng súng chận lại. Thoạt đầu họ chống cự, nhưng sau đó chúng tôi nghe tiếng kêu la, giọng khóc lóc, lời nguyền rủa. Họ đă bị đẩy lui.

 

Trái sáng tắt, bóng tối trở lại, chúng tôi thở ra như trút được một gánh nặng. Đám đông trong kia có vẻ đă chịu thua. Hàng rào thép gai được kéo ra ngăn cách họ với chúng tôi. Một trong hai người lính vừa đi dẹp đám người trở lại, súng cầm tay, nói với gă lính ốm:

 

- Mệt quá. Họ liều lĩnh quá rồi. Bắn chỉ thiên dọa không ăn thua ǵ, phải nện báng súng chảy máu mới chịu lui.

 

- Bà con nghe chưa. Gă lính ốm quay ra nói với chúng tôi. Bà con được ngồi đây, lát nữa được đi là sung sướng lắm rồi. Đừng có nhốn nháo làm mất trật tự. Tui sẽ lo cho bà con đi được hết.

 

Thoạt nghe tôi cảm động về sự tận tâm của gă, nhưng h́nh ảnh hai bàn tay x̣e của Lâm trở lại trong trí khiến tôi buồn cười. Mỗi chuyến trung b́nh hai trăm người, tính mỗi đêm sơ sơ năm chuyến thôi họ cũng kiếm được kha khá.

 

- Mười phút nữa máy bay sẽ tới, gă nói tiếp. Bà con nhớ lời tui dặn, đừng chen lấn làm mất trật tự, cứ thong thả mà lên, không ai bị ở lại đâu.

 

Một gă trong bọn chạy đến nói nhỏ:

 

- Mấy thằng mũi lơ ra ḱa!

 

Gă lính ốm quay lại nh́n:

 

- À, thằng “Đích”, thằng “Zôn”. Được rồi, để tao lo. Mấy thằng này chi “ghệ” là xong hết.

 

Gă chận hai người lính Mỹ đến kiểm soát khi c̣n ở cách xa chúng tôi, nói líu lo rồi cùng với họ trở lại.

 

Hai gă lính Mỹ dọi đèn vào đám người. Tôi vội gục đầu dấu mặt vào hai tay ṿng trên đâu gối, làm cho có vẻ như người bệnh, ḷng hồi hộp, chỉ lo bị lôi ra. Nhưng ánh đèn chỉ dọi lướt qua. Chờ cho hai gă lính Mỹ đi xa rồi tôi mới dám ngẩng mặt lên.

 

- Tụi bây thấy tao hay chưa? Gă lính ốm lên giọng tự đắc. Gút gút lia lịa. Tao biết cách chơi mấy anh mũi lơ. Gái, bia, chớ có ǵ khó. Tao nói đám này là thân nhân gia đ́nh binh sĩ nên ưu tiên cho đi trước. Chuyến vừa rồi c̣n sót lại, nên chuyến tới đây cho họ đi luôn. Ô kê hết. Xếp x́ quá rồi c̣n ǵ nữa.

 

Đám bạn cười lên hô hố tán thưởng gă, nhái lại lời mấy người Mỹ: gút, gút, năm bờ oăn.

 

Chúng tôi nghe xong mẫu đối thoại thấy người nhẹ nhỏm. Tôi cũng cảm thấy khoan khoái, đến nỗi, chính tôi đang ngồi trên một đống phân, mùi hôi thối làm nhiều người phàn nàn, vậy mà nghĩ tới lúc được lên máy bay thoát khỏi nơi đây, bỗng chốc cái mùi nồng nặc khó thở đó trở thành một thứ xạ hương.

 

***

 

Chiếc máy bay chưa dừng lại trên phi đạo tôi đă ngồi nhổm dậy, tay giữ chặt cái xách trong thế sẵn sàng của một tay điền kinh chạy nước rút, chờ tiếng súng lệnh. Tôi ngồi thứ ba tính hàng ngang và chín hay mười tính hàng dọc. Tôi chờ người lính ốm cho lệnh lên tàu. Nhưng thoắt cái, trước, sau tôi, người ta đứng hết cả lên, đổ xô tới. Cảnh hổn loạn lập tức diễn ra. Không chậm thêm một giây, tôi phóng tới, dùng hết sức len vào giữa làn sóng người đang cuồn cuộn tuôn ra máy bay cửa vừa mở.

 

Tôi làm việc đó không khó khăn. Hai ba cụ già, vài người đàn bà, mấy đứa trẻ con đă bị tôi xô ngă chúi trong khi lướt tới. Khi đến cửa máy bay tôi bị chận lại. Một bức tường người choáng cả lối vào, rồi lập tức, sự chuyển động chung quanh đưa tôi vào cái thế bị nêm cứng. Trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải đều đông đặc những người, không sao cựa quậy được. Tôi cố sức vẫy vùng, nhưng tuyệt vọng. Nếu cứ thế, chỉ một lát tôi sẽ chết ngạt.

 

Đột nhiên có một sức mạnh mănh liệt từ một phía thốc tới, đưa tôi đi xa vài thước, bổ nhào xuống. Khi ngồi lên được th́ thấy ḿnh đă lọt vào giữa tàu, tay mất xách, chân mất dép.

 

Mệt lả, tôi ngồi bệt xuống, mồ hôi tuôn ra như vừa mới tắm, hơi mát từ trên nóc máy bay thổi xuống khiến tôi lạnh run.

 

Bên ngoài, nơi cửa vào máy bay, cách chỗ tôi ngồi chưa quá ba thước, một cảnh chen lấn sinh tử đang diễn ra. Ranh giới giữa đời sống và cơi chết chỉ là bên trong hay ngoài khoảng cửa bé nhỏ đó. Chiếc máy bay như chiếc thuyền của ông GIÔ-NA nên người ta tự nguyện chui vào bụng nó một cách hăm hở.

 

Tôi ngồi co hai chân, tựa lưng vào thành tàu, nh́n cái cảnh tượng thê thảm đó với một chút xót xa chen lẫn cảm giác xấu hổ nhưng tôi cũng không khỏi mừng thầm đă may mắn được lọt vào  chiếc thuyền của ông NÔ-Ê trong cơn lụt trừng-phạt này, v́ biết rằng rồi đây nó sẽ đưa tôi đến bến b́nh an.

 

Trong số người vừa mới lên đang đứng ngồi lố nhố, tôi không thấy chị đàn bà có con mọn. Tôi đứng lên để nh́n ra phía cửa cho được rơ th́ có tiếng một người đàn ông nào đó hét lên:

 

- Ngồi xuống hết đi! Ông ta la khản cả cổ để át tiếng động cơ. Ngồi xuống! Ngồi xuống! Ông ta lập lại. Cứ đứng chộn rộn, tụi Mỹ nó đuổi xuống hết bây giờ.

 

Một người đàn ông vừa chen được lên, đang đứng giữa ḷng tàu mặt thẫn thờ, mắt ngơ ngác nh́n ra phía cửa máy bay như mong đợi người nào lên. Một người đàn bà ngồi sụp ngay dưới chân ông ngước nh́n lên, và khi thấy vẻ tuyệt vọng hiện ra trên mặt ông, bà gục xuống, ôm lấy hai chân ông mà khóc, vật vă:

 

- Con Lan, thằng Hùng… ông ơi! C̣n hai đứa… Bà đứng bật dậy, chen ra. Trời ơi! Cho tui xuống t́m con tôi! Cho tui xuống… Con Lan, thằng Hùng. Con ơi là con ơi!

 

Người chồng lao theo, nắm cánh tay bà giữ chặt. Bà cố vùng vẫy nhưng không thoát.

Họ có bốn đứa con, hai đứa lớn chen lên được, c̣n hai đứa nhỏ đă vuột khỏi tay họ trong khi chen lấn.

 

- Im lặng! Đừng có la khóc nữa. Người đàn ông lúc năy can ngăn bà ta bằng giọng ra lệnh. Chuyến sau chúng sẽ đi. Ông kia! Ngồi xuống! Hết rồi, c̣n ngóng làm ǵ nữa. Bộ muốn tụi nó lùa xuống cả lũ hả.

 

Bửng cửa sau của máy bay như hàm dưới một con cá mập đang từ từ khép lại, sau khi đă nuốt vào bụng hơn hai trăm mạng người.

 

Người đàn ông mất con ngồi thụt xuống, như th́nh ĺnh hai chân ông bị chặt ĺa. Mái tóc hoa râm bù rối đẫm mồ hôi. Ông quay lại nh́n vợ, đột ngột, gục mặt xuống khóc lên nức nở.

 

Đứng quay lưng lại chúng tôi, nơi bửng cửa sắp sửa khép kín, người lính Mỹ trong phi hành đoàn đang đạp chân giày vào những bàn tay c̣n cố bám chặt lấy vành sắt. Những bàn tay vội ĺa ra. Tôi tưởng tượng bên ngoài, những thân thể đu đưa, rơi xuống, gió cánh quạt tăng tốc độ thổi họ bay lăn trên phi đạo.

 

Bên trong con tàu chợt rung lên giật giật mấy lần, sau đó, tôi có cảm giác rơi vào một khoảng trống, người nhẹ hẫng, tai lùng bùng. Trong một cảm giác trôi nổi bồng bềnh, những gương mặt chung quanh tôi nhợt nhạt, những đôi mắt lờ đờ c̣n in nỗi kinh hoàng làm cho bầu không khí bao phủ lấy họ đặc sệt lại. Mọi người ch́m trong một trạng thái mê mệt, giấc ngủ mở mắt, ngây ngất, vô tri.

 

Mắt tôi cũng ḷa đi, tâm trí lễnh loăng. Trạng thái b́nh thường chỉ trở lại khi tôi ngửi mùi dầu Nhị thiên đường thoang thoảng. Tôi nhận ra ông cụ đă bị tôi lấn lúc xếp hàng, cả bà cụ người Bắc ngồi sau ông – tôi đoán thế – cũng chen lên được – có lẽ họ là đôi vợ chồng không con cái? – vài người lính, vài viên cảnh sát, công chức tôi biết mặt – họ đă thay thường phục. Lạ lùng hơn nữa, có cả một viên chức cao cấp ở Ṭa Hành Chánh đầu bù tóc rối, đang cố dấu mặt đi trước đám dân chúng tỉnh nhà.

 

Người ta choàng tỉnh dậy sau chừng hai mươi phút bay, bánh cao su chạm mặt phi đạo làm máy bay nảy lên nhè nhẹ.

 

- Tới rồi! Một người la lên.

 

Một tiếng rào lan nhanh trong đám người vừa mới hoàn hồn. Những cái đầu ngẩng lên, nghe ngóng. Những đôi mắt sinh khí vừa trở lại, sáng long lanh hy vọng. Hai tiếng “tới rồi” đối với họ có nghĩa là “được sống”. Phải, những người đó, họ đă được cứu sống.

 

- Ở đâu đây? Người ta xôn xao hỏi nhau.

 

Bầu không khí linh động hẳn lên. Một người trả lời.

 

- Chắc là Nha Trang.

 

- Không phải đâu. Nha Trang bay lâu hơn.

 

- Hay Qui Nhơn?

 

- Có lẽ Pleiku?

 

Một người quả quyết sau khi nh́n ra cửa ṭ ṿ:

 

- Đúng Pleiku rồi! Giọng ông ta như reo. Sống rồi!

 

Sống rồi! Hai tiếng đó vang lên bên tai tôi nghe như một lời reo mừng có nhuốm vị chua chát. Phải, chúng tôi sống rồi. Những người đă đến nơi đây th́ sống, c̣n những người ở lại nơi thị xă kia sẽ phải chết?! Sao đời sống lại chỉ giới hạn trong thành phố nhỏ nhoi nầy, trong khi địa cầu c̣n bao la những vùng đất b́nh an?

 

Cửa máy bay mở, người ta kéo xuống. Tôi ngồi yên và chỉ đi ra với vài người sau cùng. Trên sàn tàu trơn trợt, vung văi những đống mửa, phân người, guốc, dép. Tôi chọn lấy một đôi, mỗi chiếc một kiểu, mang không vừa nhưng tạm đi đỡ chân.

 

Ra khỏi ḷng máy bay, gió đêm mát lạnh ôm choàng lấy tôi. Ṿm trời b́nh yên trên đầu tôi mở ra với muôn vàn tinh tú lấp lánh. Không khí thật nhẹ nhàng, thật tinh sạch, như có trộn hương. Chung quanh tôi bao bọc từng dăy đèn điện sáng choang. Ánh sáng của sự sống. Mặt đất tôi đứng thật vững chải, an lành. Người, xe tới lui rộn rịp. Trong sinh khí chan ḥa, những người chúng tôi gặp đă tỏ t́nh thân ái một cách kín đáo, vị tha và rộng lượng. Họ nhă nhặn một cách thản nhiên cả khi chúng tôi có tỏ vẻ ra quá đáng. Tất cả những điều đó, khiến cho tôi trong sự dễ chịu, cảm thấy ngấm ngầm ḷng ghen tức, tôi nhớ lại cảnh ngộ khốn khổ và không khí bất trắc nơi thị xă tôi vừa rời bỏ.

 

Tôi có tâm trạng lạc lơng của một du khách vừa từ một thế giới tăm tối, đổ vỡ, dă man, lạc đến vùng đất ánh sáng tràn trề, an lành và văn minh. Nơi mà sự sống con người được duy tŕ hồn nhiên, không phải mơ ước, van xin.

 

***

 

Bận nói chuyện với người lính không quân trông coi các phi vụ di dân trong đêm hôm đó, tôi lỡ chuyến buưt đưa dân tỵ nạn về trại tiếp cư. Anh ta hỏi tôi về t́nh trạng và con số dân lánh nạn.

 

- Tôi không thể đoán biết số người sẽ rời khỏi tỉnh. Nhưng có chừng ba ngàn người đang ngồi chờ máy bay dưới làn đạn pháo kích trong đêm nay. Con số đó c̣n tăng thêm rất nhanh, v́ trên khắp các con đường đổ ra phi trường, người ta c̣n tiếp tục kéo đến. Như một gịng thác đổ, bất tận, suốt đêm.

 

Anh ta tỏ ra cảm động, nhưng buồn bă lắc đầu:

 

- Đêm nay tụi Mỹ chỉ cho năm chuyến thôi.

 

Nói xong anh ta quày quả đi ngay. Ngoài phi đạo có chuyến bay vừa đáp. Một người không quân khác chạy tới chận anh ta lại:

 

- Tụi Mỹ kêu xe cứu thương. Có người bị thương trên chuyến bay vừa xuống sân.

 

- Có người… bị thương à? Anh ta hỏi lại. Tôi sẽ gọi liền bây giờ.

 

Người trên máy bay đổ xuống. Hai vợ chồng bị lạc con chạy ra t́m một lúc họ quay vào, người chồng d́u vợ đi, không t́m thấy con bà không c̣n đứng vững.

 

Bỗng tôi trông thấy Hậu:

 

- Hậu! Hậu! Tôi thốt kêu lên vui mừng. Nàng đang đi lững thững sau hai vợ chồng nọ.

 

Tôi bước vội về phía nàng.

 

- Thao đâu? Đi chuyến sau à? Sao không cùng đi chung?

 

Tôi rối rít hỏi. Hậu đứng trước mặt tôi, nh́n tôi, mắt thẫn thờ.

 

- Anh Kha ơi! Nàng thảng thốt kêu lên. Chị Thao em chết rồi!

 

Hậu nhào tới, ôm lấy tôi, khóc ngất.

 

Tôi bàng hoàng hỏi lại nàng:

 

- Thao… Chết… à? Làm sao? Bị pháo kích hả?

 

Hậu không trả lời được, gục xuống vai tôi nức nở. Tôi giữ hai vai nàng. Cùng với cảm giác ấm nóng lan nhanh trên vai do những ḍng nước mắt của Hậu, tâm hồn tôi rơi vào một cơi trống vắng mênh mông, xôn xao những âm thanh kỳ dị. Tai tôi nghe ra giọng Thao cười nói, mắt tôi thấy rơ h́nh ảnh nàng như nàng đang đứng trước mặt tôi. Mới cách đây vài giờ, Thao với sinh lực tràn trề, xinh đẹp – ngay cả trong nghịch cảnh mà nỗi âu lo làm cho gương mặt trắng hồng của nàng trở nên bơ phờ đôi chút – Thao với trái tim – ấp ủ h́nh ảnh một chàng trai, những ước vọng trong cuộc sống tương lai – với khối lượng máu ấm nóng c̣n tuần hoàn trong da thịt trẻ trung.

 

Bây giờ những thứ đó đă tiêu tán và như vậy, không c̣n có Thao nữa trên mặt địa cầu này, cho dầu tôi có cố t́m kiếm, đợi chờ nàng đến muôn ngàn năm đi nữa. Chỉ c̣n lại một thân xác cứng đờ, lạnh lẽo – nằm trong một tư thế nào đó – nơi vùng đất tối tăm tia. Vắng mặt ỡ cơi thế, nàng về đâu? Tôi hoàn toàn không được biết, nhưng điều tôi được biết là từ nay, không bao giờ nữa, tôi c̣n trông thấy ánh mắt t́nh tứ, nụ cười tươi thắm của nàng và tiếng cười ḍn reo vui. Người ta gọi đó là một sự ra đi – đến một thế giới khác – hay là “chuyến trở về quê cũ”, để ve vuốt trái tim tan nát. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là một đời sống đă bị vô tri hóa, trong ư nghĩa sâu thẳm nhất, gieo vào ḷng tôi nỗi tuyệt vọng không phương cứu văn.

 

Tôi không biết phải nói những lời ǵ, bằng thứ ngôn từ mầu nhiệm nào để làm tiêu tán nỗi đau đớn của Hậu. Tôi chỉ gọi tên nàng liên tục, vuốt mái tóc rối của nàng như vỗ về một đứa em.

 

- Hậu! Hậu! Hậu ơi!

 

Nhiều lần Hậu cố ḱm hăm cơn nức nở, nhưng cảm xúc như những con sóng dữ đă lập đi lập lại, cuốn lấy và d́m nàng vào trong – dường như chính nàng cũng mong muốn như thế, cho vơi đi nỗi thống khổ mà giữa lúc đó, nàng không thể chịu đựng nổi – khiến thân thể nàng rung động, nghiêng ngă.

 

Hậu kể lại cái chết của Thao, gắng gượng vượt qua những cơn xúc động rơi rớt, cắt đứt giọng nói đẫm nước mắt của nàng:

 

- Bửng lên cửa máy bay cao quá… Mấy lần em leo lên không được… Người ta xô tới, lấn ép em vào thành sắt. Chị Thao phải đội nâng người em lên. Khi em vừa lên được th́… Chị Thao bị xâm xoàng, lảo đảo, hai tay giơ lên gọi em “Hậu ơi! Hậu ơi!” Em thấy chị Thao ngả xuống. Rồi làn sóng người tràn tới. Ôi! Anh Kha ơi! Làn sóng người dẫm lên chị Thao! Anh Kha ơi! Chị Thao của em. C̣n ǵ là thân thể của chị nữa. Chị chết rồi.

 

Tôi khuyên Hậu mà ḷng không chút hy vọng, không hề tin vào lời ḿnh. Tôi đă biết thế nào là sức mạnh của làn sóng người giành sống và những bước chân vô t́nh thành ra tàn bạo của họ.

 

- Chưa có ǵ chắc chắn, dẫu sao c̣n nuôi chút hy vọng có người… có người trông thấy… chị Thao được đỡ.

 

- Không! Không! Không! Hậu khóc lên dữ đội, phủ nhận quyết liệt. Ĺa khỏi vai tôi, nàng ngồi bệt xuống đất, rũ tóc ra mà khóc.

 

- Không mà! Chị Thao không thể sống nổi. Nàng ôm lấy chân tôi mà lay. Em biết, không có chút hy vọng nào. Không ai trông thấy chị ngoài em. Dẫu có trông thấy họ cũng không c̣n ḷng dạ nào nghĩ đến cứu chị. Hết rồi, anh Kha ơi. Hết rồi. Làm sao chị chịu nổi hàng ngàn bước chân dẫm lên thân thể chị chứ? Rùng rợn quá đi. Những bước chân của đoàn người không c̣n có lương tri. Những bước chân đó giày xéo không ngại ngùng trên thân thể mảnh mai của chị Thao!

 

Xe cứu thương đến, tiếng c̣i hú dài và ánh đèn đỏ chớp sáng. Hậu ngẩng lên nh́n, mắt đỏ ngầu.

 

- Xe đến chở người đàn ông bị đạp gẫy chân trên chuyến bay em đi đó. Ông ta đang bất tỉnh v́ đau đớn.

 

- … Khi chuyến bay của anh vừa cất cánh, người ta nhặt được ở phi đạo xác hai đứa trẻ, con của một người đàn bà. Chị ta có hai đứa sinh đôi và một đứa con gái khoảng năm sáu tuổi.

 

Tôi thảng thốt kêu lên:

 

- Đứa con gái lên năm? Nó chết?

 

- Phải. Với đứa em nó nữa, có lẽ chừng hơn bốn tháng.

 

- Đứa con gái hớt tóc bum bê, mặc áo cánh màu vàng, vẽ những cánh lá đen? Quần đen?

 

- Làm sao em nhớ nổi. À, à… Áo mầu vàng, lá đen, nhưng không thấy mặc quần. Tuột mất quần rồi.

 

- Chúng …. Chết…. cả à? Thật không?

 

- C̣n ǵ nữa mà không thật. Họ đạp chúng, máu chảy ra lỗ tai, lỗ mũi th́ c̣n sống sao nổi?

 

- Trời ơi! Đứa bé gái… Tôi đạp lên nó. Tôi dẫm… Tôi nói như rên rỉ.

 

Hậu ngạc nhiên:

 

- Anh dẫm lên nó à?!

 

- Phải… À, không! Không! Lúc ra sân chờ máy bay, nó ngă, tôi dẫm lên nó, tôi đỡ nó lên… Tôi biết nó, biết mẹ nó…

 

- Bà mẹ ôm xác đứa con nhỏ chạy rong trên sân bay, khóc cười như một người loạn trí.

Người ta phải rượt theo bắt bà ta lại.

 

Tôi không c̣n nghe tiếng Hậu kể nữa… Chung quanh tôi mọi vật như mới quay đi một ṿng, vừa dừng lại, đang c̣n trong trạng thái chông chênh. Tôi thấy chóng mặt. Bầu trời chao nghiêng, những tinh tú rơi rớt lả lả. Một cảm giác lạnh lẽo bao trùm lên thân thể tôi, như đột nhiên, thân thể trần truồng, tôi bị d́m vào làn nước băng giá, ở đó lầy nhầy các giống phiêu sinh vật. Cái quanh cảnh đầy ắp sinh khí, rộn rịp chung quanh tôi chợt biến mất.

 

Tôi thấy tôi trở về đứng giữa một sân bay tối tăm, gió lạnh căm căm, có một người mẹ xỏa tóc, ôm xác đứa con thơ chạy điên cuồng. Tiếng khóc kêu thê thảm của người mẹ mỗi lúc tăng thêm âm độ, xoắn lấy tâm trí tôi, quay tṛn, quay tṛn, đưa tôi vào một cơn xây xẩm.

 

***

 

Tôi gặp một người bạn làm trong ban tiếp cư. Anh đưa chúng tôi về nhà anh. Hậu vừa qua cơn xúc động, mệt lả. Tôi khuyên nàng nên nghỉ ngơi. Người bạn tôi hứa sẽ cố gắng t́m Thao trên máy phóng thanh, khi những chuyến bay kế tiếp đến trong đêm.

 

Vào lúc gần sáng, người bạn trở về, trong khi Hậu đang nằm thiêm thiếp ngủ trên chiếc giường kê ở pḥng ngoài. Chiếc xe dừng lại ngay trước cửa lớn, cạnh thềm nhà. Thao ngồi băng trước, đang bước xuống. Trông nàng vẫn c̣n khỏe mạnh, b́nh thường, chỉ có áo quần nhầu nát làm cho nàng có vẻ như người từ giường ngủ mới trở dậy.

 

- Trời! Tôi kêu lên, nh́n nàng sững sờ. Thật hay là mộng đây?

 

Thao bước vào nhà, mỉm cười:

 

- Anh tưởng Thao chết rồi, phải không?

 

Thao đứng trước mặt tôi. Tôi nh́n nàng từ đầu đến chân, c̣n muốn chưa tin. Tôi nói đùa nàng:

 

- Thao thật, không phải là hồn ma bóng quế đấy chứ?

 

Tiếng nói chuyện của chúng tôi đánh thức Hậu. Nàng bật dậy.

 

- Chị Thao! Chị Thao! Chị… Thao!

 

Hậu rời giường, tiến lên mấy bước, nét mặt của người mộng du. Bỗng Hậu ôm lấy ngực, lảo đảo.

 

Thao bước vội tới kịp đỡ Hậu tựa vào ngực nàng. Thao vuốt tóc em, kề má nàng vào má Hậu:

 

- Hậu! Hậu! Em gái của chị.

 

- Chị Thao ơi! Hậu ngước mắt lên nh́n Thao, nước mắt đầm đ́a. Chị c̣n sống thật, hay em đang nằm mơ đây?

 

Thao ôm chặt lấy Hậu, véo vào má nàng:

 

- Không đâu, Hậu. Em không nằm mơ đâu. Chị c̣n sống. Chị về với em bằng xương bằng thịt đây mà.

 

Thao d́u Hậu đặt nằm xuống giường. Hai chị em nh́n nhau mỉm cười, nước mắt tuôn ràn rụa. Nhưng chỉ một lúc sau, họ đă tíu tít chuyện tṛ.

 

Trong pḥng, không ai để ư, măi một lúc sau tôi mới nhận ra một người lính quần áo xốc xếch, đứng ở cuối giường, lắng nghe hai chị em Thao nói chuyện, thỉnh thoảng liếc nh́n chúng tôi. Trông gă có cái vẻ sung sướng, hănh diện của một đứa trẻ vừa làm một việc thiện đang chờ mọi người khen ngợi… Tôi mời gă hút thuốc. Gă tiếp lấy một cách ân cần, vẫn nụ cười trên môi, gă ngỏ lời cảm ơn. Tôi bật lửa cho gă mồi rồi bỏ xuống nhà dưới.

 

Không lâu, bỗng một tiếng súng thất thường nổ chát chúa bên tai chúng tôi. Mùi thuốc súng tỏa nồng. Tiếng Thao kêu lên thất thanh:

 

- Trời ơi! Chết tôi rồi!

 

Tôi chạy lên, thấy Thao ngă ra nằm trên giường, mặt tái nhợt nhăn nhó v́ đau đớn, hai tay ôm lấy một chân. Viên đạn xuyên qua cả hai chân nàng, thịt rách nát, máu tuôn đọng vũng. Mọi người chạy đến bên nàng, ngơ ngác chưa rơ nguyên nhân.

 

Ngoài cửa chính, đứng dưới một bậc thềm, cúi khom người xuống gă lính ngước nh́n vào nhà chưa hay cớ sự. Dưới chân gă, chiếc ba lô mở, ló ra một họng súng cạc-bin, chỉa thẳng vào nhà.

 

Người ta đổ xô ra, bao quanh gă. Gă đứng lên nói ấp úng:

 

- Xin lỗi… Súng của tôi c̣n đạn… Tôi không được biết… Súng vừa bị cướp c̣.

 

Gă trở vào nhà, trông thấy Thao bị thương, mặt biến sắc. Gă cắn chặt môi. Nỗi đau khổ làm nét mặt gă căm lại. Nh́n Hậu đang ôm Thao khóc nức nở, môi gă run run. H́nh như gă muốn nói điều ǵ, nhưng gă chỉ đứng im lặng, gục đầu xuống ngực. Gă quay đi, dùng chiếc khăn tay lau những giọt mồ hôi tươm ra trên trán. Xe cứu thương đến gă phụ khiêng Thao ra xe. Lúc ấy gă mới nói với Hậu:

 

- Tôi rất ân hận. Xin thành thật chia sẻ nỗi đau khổ của cô.

 

Khi gă được đem đi khỏi, tôi hỏi người bạn đă chở Thao về:

 

- Hắn ở đâu vậy?

 

- Tôi không biết.

 

- Thế hắn ở đâu ra?

 

- Lúc cô Thao lên xe tôi thấy hắn bước lên theo, tôi tưởng là người nhà cô Thao.

 

Một người trong nhà nhận xét:

 

- Lính tráng giữa lúc giặc giă này đi đâu lang thang vậy. Mặt mũi hắn có vẻ không lương thiện. Tóc dài quá tai, râu tua tủa, giống thằng ăn cướp.

 

 

Chúng tôi đến thăm Thao ở trại cấp cứu. Nàng đang được truyền máu. Bác sĩ cho biết Thao bị găy một xương ống chân, nhưng may mắn không trúng động mạch.

 

Vừa trông thấy chúng tôi, Thao hỏi:

 

- Thành đâu?

 

- Thành nào? Chúng tôi không hiểu Thao muốn hỏi ai.

 

Nàng quay lại Hậu thong thả nói, như kể tiếp một câu chuyện bỏ dở:

 

- … Thật may mắn cho chị, lúc chị bất tỉnh ngă xuống th́ đă có Thành đứng sau lưng đỡ, đưa ra khỏi đám đông ngay. Đáng lẽ Thành đă đi cùng một chuyến với em, nhưng v́ kẹt chị nên Thành ở lại. Thành đă săn sóc cho đến khi chị hồi tỉnh. Chuyến kế tiếp cũng nhờ Thành bồng đưa lên chị mới đi được. Lúc chị ngă xuống, nếu không có Thành đỡ kịp th́ chị đă bị người dẫm nát chết rồi.

 

- Thành nào vậy chị? Anh ta ở đâu?

 

- Th́ người lính theo chị về nhà lúc năy đó. Thành đâu rồi?

 

Hậu ngơ ngác, tôi vội nói:

 

- Anh ta bị quân cảnh bắt đem đi rồi.

 

Thao nhỏm người lên, muốn ngồi dậy, nhưng cơn đau vật nàng xuống. Gượng cất đầu lên, Thao hỏi:

 

- Tại sao bị bắt?

 

- Th́ chính anh ta đă bắn cô bị thương đấy.

 

- Bắn tôi à? Mặt Thao nhăn lại như sắp khóc, rồi vẻ tư lự đổi ra bối rối. Thế c̣n cái xắc… Hắn c̣n giữ của Thao cái xắc tiền. Trời ơi! Giọng Thao thều thào như gần đứt hơi. Cả gia tài của tôi. Ôi! Mất rồi!

 

Cơn xúc động khiến gương mặt vừa hồi tỉnh của Thao tái đi. Chúng tôi hốt hoảng, t́m lời trấn an nàng rồi chạy gọi bác sĩ. Nàng được chích thuốc khỏe.

 

Vừa tỉnh lại, tôi có cảm tưởng là Thao muốn bật dậy, chạy đi t́m người lính tên Thành. Không cử động được hai chân, một tay bị chuyền máu, tay c̣n lại cũng không dám cử động mạnh. Nàng chỉ biểu lộ sự uất ức bằng cách nắm chặt lấy thành giường đến nỗi bàn tay nàng trở nên trắng, gân xanh nổi lên. Thao nói như rít qua hai kẽ răng:

 

- Ôi! Cái thằng lưu manh, đểu giả Hậu ơi, chị đâu có ngờ tâm địa nó như vậy. Hèn ǵ từ khi biết chị có cái xắc tiền, nó làm bộ săn sóc chị đủ điều, từng li từng tí. Nó mở xắc ra đếm tới lui cẩn thận xem có bao nhiêu tiền. Nó nói để giữ giùm chị, đến nơi nó sẽ đưa lại. Kẻo sợ chị c̣n yếu, lỡ đánh rơi hay quân gian cướp mất. Ôâi là cái thằng bợm băy. Th́ ra chính nó là quân cướp cạn chớ ai vào đó. Bây giờ nó bắn chị để cướp của chị mất rồi.

 

Nước mắt Thao chảy đầm đ́a không dứt, hai con mắt đầy ngập trông như mù. Giọng Thao đổi ra tức tưởi:

 

- Công lao chị dành dụm bao nhiêu năm trời cực khổ, không dám tiêu xài, nay để cho thằng lưu manh cầu bơ cầu bất ở đâu tới nó ăn. Trời ơi!

 

Tôi hỏi Thao:

 

- Biết có phải nó tên Thành không?

 

- Nó nói vậy th́ biết vậy thôi. Chắc nó phịa. Quân bất lương làm sao lường nổi.

 

- Không mất đâu, đừng lo. Anh bạn tôi nói. Để tôi tới đồn Quân cảnh báo cho họ biết chặn nó lại.

 

Thao vật vă đầu nàng đến khốn khổ:

 

- Không! Thôi! C̣n đâu nữa. Quân lưu manh nó khôn lắm. Nó dấu đi rồi chối biến, ḿnh có chứng cớ ǵ đâu mà thưa với kiện. Cái quân nó đă dám bắn ḿnh th́ vừa ǵ.

 

Hai chị em ôm nhau khóc nức nở. Chúng tôi c̣n đang lưỡng lự chưa biết hành động ra sao th́ một chiếc xe quân cảnh đậu lại trước cửa. Hai người quân cảnh xuống xe, dắt theo vào một người lính, hai tay bị c̣ng.

 

- Ồ! Thoạt trông thấy gă, chúng tôi cùng kêu lên, giọng ngạc nhiên mừng rỡ:

 

Thao mở tṛn mắt, há hốc miệng:

 

- Thành! Nàng kêu tên gă, không thành tiếng nữa.

 

Gă lính nh́n Thao, nét mặt tươi hẳn lên. Nhưng nụ cười sắp nở trên môi gă vội tắt, đổi thành một cái nhếch mép gượng gạo khốn khổ, khi gă nghe Thao kêu lên như một người mê sảng:

 

- Nó… Nó đó!! Quân ăn cướp! Bắt! Bắt nó giùm tôi. Nó đă bắn tôi để cướp cái xắc tiền.  Bắt nó! Bắt nó! Ông Quân cảnh ôi!

 

Người lính Quân cảnh áp giải nói:

 

- Chúng tôi muốn t́m cô Thao. Hoàng Thị Thao.

 

Thao ngừng khóc, giọng rên rỉ:

 

- Tôi đây, ông t́m có việc chi?

 

Gă quân cảnh nh́n qua người lính tên Thành, gă khẽ gật đầu:

 

Người quân cảnh ra xe đem vào một chiếc xắc tay bằng da đen, hỏi:

 

- Chiếc xắc này có phải của cô không?

 

Hai mắt Thao mở thao láo như muốn nuốt lấy cái xắc, hai môi nàng tái nhợt, run trông thấy:

 

- Dạ… Dạ phải. Thao nói không ra hơi. Cái… Cái… Cái xắc… tiền của tôi. Đúng rồi… Của tôi…

 

- Trong này cô đựng những ǵ?

 

- Dạ… Thưa ông… Tiền! Tôi để tiền. Chín trăm ngàn đồng. Ba chiếc xuyến cẩm thạch, năm lượng vàng lá, hai cái nhẫn hột xoàn.

 

Gă quân cảnh trao chiếc xắc lại cho Thao:

 

- Yêu cầu cô kiểm lại các thứ trước mặt chúng tôi.

 

Hậu mở xắc đếm tiền và số nữ trang. Tất cả c̣n nguyên vẹn.

 

Trong khi mọi sự diễn ra, người lính hai tay bị c̣ng đứng lặng lẽ. Mồ hôi rịn ra trên mặt gă lấm tấm. Người Quân cảnh hất hàm về phía gă. Gă nâng cả hai cánh tay lên, quệt mồ hôi vào cánh tay áo xăn. Nét mặt nhợt nhạt của gă trở nên bối rối khốn khổ. Với một giọng mà các tiếng đều ở một âm độ trầm, hơi run, gă nói:

 

- Cô Thao… Lúc năy v́ bị bắt đi hối hả, tôi quên… đưa trả cái xắc lại cho cô… Việc đáng tiếc xảy ra ngoài ư muốn của tôi. Tôi ân hận và khổ tâm. Mong cô bỏ qua.

 

Gă ngừng nói, khi tiếp tục, giọng gă như sắp khóc:

 

- Trước khi trở lại đây, tôi định, khi măn hạn tù sẽ t́m về thăm cô, nhưng… bây giờ… tôi đă bỏ ư định đó. Chúc cô chóng b́nh phục.

 

Gă quân cảnh khẽ đẩy tay anh ta ra phía cửa. Gă cúi gầm mặt, bước chầm chậm.

 

Đứng ở bực thềm, gă quân cảnh nh́n khắp một lượt chúng tôi, cười nói:

 

- Anh ta khai, lúc ra mở ba lô lấy trả lại chiếc xắc tiền cho cô Thao, chưa kịp lấy th́ đă đụng vào cây súng, súng lại c̣n đạn, cướp c̣ nổ, đạn lạc trúng cô Thao đó.

 

Khi chiếc xe chở người lính tên Thành đi khuất, trong pḥng bầu không khí bao bọc chúng tôi thật nặng nề.

 

- Trời ơi! Sao lại có chuyện kỳ cục vậy hả trời!

 

Thao kêu lên thất thanh, nhấc đầu lên rồi để rơi xuống gối.

 

Chúng tôi im lặng nh́n nhau. Thao th́ cứ nhấc đầu lên rồi để rơi xuống gối, dấu mặt đi khóc lên rưng rức, luôn miệng kêu “Thành ơi! Thành ơi!”.

 

Đột ngột, Thao khóc rống lên:

 

- Trời ơi! Tôi không hiểu nổi. Sao lại có chuyện kỳ cục vậy, hả trời!!!

 

Sau câu tán thán, Thao vật ḿnh lăn đùng xuống đất bất tỉnh. Máu từ vết thương ở chân nàng tuôn ra xối xả. Nàng được đưa ngay đi cấp cứu.

 

Bác sĩ cho biết v́ bị va chạm mạnh, một mảnh xương vỡ đă cắt đứt động mạch chân phải.  Người ta vội làm những thủ tục giải phẫu.

 

Khi chúng tôi sắp sửa ra về th́ Thao cũng vừa được đưa vào pḥng mổ. Bị bác sĩ nói:

 

- Chúng tôi sẽ phải cắt hẳn bàn chân của cô ấy.

 

Hết.

 

 

Kinh Dương Vương

Nha Trang Nghĩa Thục

14/6/1972

 

 

 

 

© gio-o.com 2008