Hồ Đ́nh Nghiêm

 

HƯƠNG THP MUN

 

 

 

Mai. Tên một loài hoa đẹp, qúy, hiếm. “Nếu mai không nở, con đâu biết Xuân về hay chưa?” (Nhạc sến).

 

Mai. Chữ dùng để chỉ tới khoảng thời gian thuộc th́ tương lai. “Mai tôi chết ai là người xây nấm mộ?” (Thơ sến).

 

Mai. C̣n là danh xưng của một người. Đa số người mang tên Mai đều thuộc nữ giới. Tiếp viên hàng không Tuyết Mai. Ca sĩ Thanh Mai. Nhà văn Trần Thùy Mai… Vô số những mai. Cao sang cũng mai, mà b́nh dân cũng mai. Ở thành nội Huế khi xưa có bà bán bún gánh ngon “dễ sợ”: Bún ḅ mụ Mai. Một vài người kiêng cử lại nói trại ra, nói khác đi: Bún ḅ mụ Mơi. “Xơi tô bún mụ Mơi, chơi tới ngày mơi, vẫn c̣n cả tơi lẫn nón!”

 

Đa phần nữ giới đều chiếm đoạt cái tên ấy. Số đông chứ chưa hẳn tuyệt đối. Phiá nam giới, tuy hiếm hoi, vẫn có một người, chắc lẻ loi, mang tên Mai. Thử đọc lên xem sao: Hồ Đ́nh Mai. Nghe dở tệ! Nhưng khi xướng tên: Vơ Đ́nh Mai, th́ lại khác. Rất khác.

 

Thời xong tô bún mụ Mơi, húp chẳng chừa chút nước, tôi không đi vào trường, tôi cúp cua. Chẳng vào cổng Hiển-nhơn nhưng ra cửa Thượng-tứ. Hôm ấy trời xám, nhiều gió. Không gian như thu bé lại bởi sương mù. Sự ẩm ướt bao phủ Huế, dường như thành phố đang đợi chờ một cơn mưa. Mưa chưa đổ nhưng cảnh sắc phiá bên hữu ngạn đă mờ câm. Tôi thong thả qua cầu Trường -tiền, là kẻ bộ hành không tơi chẳng nón. Sông Hương nh́n không rơ mặt, nước như có rút đi, thấp hơn và nuớc có vẻ đang cau có từng sự giao động một sáng trở trời.

 

Đại học Văn khoa là địa điểm tôi sẽ dừng chân, sẽ dùng dằng níu bước nếu mưa rơi. Và nếu trời làm mưa, tôi lo ngại cho tấm poster kia biết dường nào. Tấm poster đơn sơ với hàng chữ lạ, viết bằng thứ bút pháp gần như thư hoạ của Trung-hoa.” Triển lăm tranh mực xạ của Vơ Đ́nh”. Nó được ghim vào bức tường và dường như nó bắt đầu ẻo lă do khí hậu ẩm thấp tác động vào. Nó tựa một tà áo dài có ai vẽ lên từng chiếc lá tre, trúc. Những nét sắc, mạnh, cào ngang xước dọc, tuy xô bồ nhưng tựu trung chúng được gom lại trong một bố cục chặt chẽ. Nó sẽ rũ liệt rồi oằn thân xuống nếu mưa rơi. Và Huế ơi, xin hăy dời cơn mưa lại một đôi ngày.

 

Pḥng tranh không mấy đông, có lẽ thị hiếu của khách thưởng ngoạn chưa quen được với loạt tranh vẽ mà như phung phá ấy. Như khách đến từ miền nhiệt đới, chẳng mặn nồng với gió tuyết phong ba chốn ngàn dặm sơn thủy cách xa. Tôi chưa vội ngắm tranh, tôi đứng một góc ngó chăm về người đàn ông đang ngậm ống vố. Ông chẳng có ǵ khác lạ, nhưng nhân dáng thường-thường-bậc-trung ấy biết toát ra cái ǵ đó làm bắt mắt. Nôm na, ông là bức tranh sống động nhất, đẹp đẽ nhất, thu hút nhất giữa một pḥng tranh đang có gió gai lạnh lùa vào. Ông mặc áo khoát bằng vải màu đất cát, áo có bốn túi lớn. Ông mang gương cận, ông để râu, ông đi lại chậm răi, từ tốn. Và cuối cùng, có lẽ ông là người ít nói. Ông dấu cất cái tên Mai của ḿnh đi, cũng như ông đă thu giữ đằng sau ông biết bao những điạ danh huyễn hoặc mà bọn sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Huế ếch ngồi đáy giếng như bọn tôi luôn khát khao muốn được ai kia vén mở hộ tấm màn nhung luôn chứa đựng những bất ngờ. Kinh thành ánh sáng Paris hoa lệ cỡ nào? Nữu Ước đồ sộ thay đổi ra sao những trào lưu văn học nghệ thuật? Hoạ sĩ Vĩnh Phối là giám đốc, và trường Mỹ thuật Huế bấy giờ (năm 1974) đă vụng về chẳng dàn xếp tổ chức được một buổi chuyện tṛ để người ra đi hai mươi năm về ngồi giữa cố quận giăi bày những nguồn cơn cho đám đàn em học hỏi. Điều sơ sót ấy phải nên xem là cả một thiệt tḥi, không những xảy tới riêng cho đám sinh viên mà biết đâu, c̣n khai nhăn cho tất cả những họa sĩ đang làm giảng viên.

 

Họ ngờ nghệch, họ lúng túng, họ như chưa hề biết định hướng. Họ vẽ không như họ đang thở, họ vọc cọ màu chẳng quan trọng như họ đang ăn, ngủ, iả, đái. Họ là những công chức sáng đạp xe đi chiều đạp xe về lối cũ cho qua bổn phận. Họ muôn đời chẳng thể là nghệ sĩ. Tôi vẫn nghĩ, đời sống mẫu mực của một công chức luôn là kẻ thù đối với một nghệ sĩ. Anh sống đều đặn quá, nhàm chán như ṿng quay của kim đồng hồ. Muốn được đời vinh danh là nghệ sĩ, anh phải mang thân ra hứng chịu những đớn đau khốc liệt mà đời sống chẳng bao giờ biết từ khước, luôn rộng ḷng ban phát. Anh phải “nhắm chốn đoạn trường mà đi”. Tôi là một con ếch luôn ngồi đáy giếng, khung trời phiá trên luôn là một ṿng tṛn khép kín, hà cớ ǵ tôi lại có những lời lẽ đại ngôn kia? Có lẽ ấy là do hấp lực của chàng con trai Huế lên dường du học thuở xa xưa, gia đ́nh biểu học ngành y, chàng ậm ừ rồi ghi danh học Văn khoa. Chán chê chàng theo đuổi hội họa. Chàng tự trào trong một đoản văn, đại loại: “Bác đừng nói rứa. Người ta thưa bẩm với bác sĩ chứ có ai lại: Dạ thưa ôn Họa sĩ…”

 

Dạ thưa anh Họa sĩ Vơ Đ́nh, tôi gặp anh lần đầu ở Huế, ở cái pḥng tranh se lạnh và Huế đă niệm t́nh không làm mưa rơi. Khoảng cách mênh mông nào đă làm cho chúng ta chẳng thể lại gần bên nhau tṛ chuyện? Khi ấy, tự thân anh, vây bọc và toát ra cái dáng vẻ đường bệ của một Mệ có chức phận trong hoàng phái. Nếu đàn bà, tôi nghĩ, anh hẳn sẽ mang tên Công tằng Tôn nữ Thạch Mai. Nhưng dẫu là đàn ông (tại sao lài đ̣i cho được một Madame?) tôi vẫn cứ mê mệt bởi anh tượng trưng cho cái ǵ vừa trừu tượng vừa siêu thực vừa tân cổ điển vừa hiện đại. Anh đă về từ một thế giới quá xa ngái, cái thế giới lạ lẫm khôn cùng muôn h́nh vạn trạng, và sau chót cái cơi ta bà đó nó sẽ d́m anh xuống những đớn đau mà nỗi cô đơn cùng cực sẽ là thứ mà không ai trong chúng ta có thể chịu đựng ở mức độ lâu dài. Dạ thưa Họa sĩ Vơ Đ́nh, mặt anh khi đó luôn nghiêm và buồn!

 

Anh chẳng thay đổi ǵ nhiều. Chẳng thay đổi, bởi lẽ ta đă vui vẻ làm phép cọng trừ rất giản đơn, thứ mà thời gian luôn tướt đoạt, lấy đi ở mỗi chúng ta những nỗi niềm ẩn nấp dưới tuổi tác. Nhại theo câu giải thích thơ của cố thi sĩ Bùi Giáng: “Trẻ th́ ta biết là ưa quậy. Già th́ ta hiểu chín chắn về đời sống. Nhưng thời gian là thứ mà không ai có thể hiểu được!” (Nguyên văn: Chim th́ ta biết nó bay, cá th́ ta biết nó lội. Nhưng thơ là ǵ th́ chẳng ai có thể cắt nghĩa được.) Anh có hơi gầy đi, da ngăm đen chút đỉnh. Vẫn hút pipe, nhưng thôi nghiêm và buồn.

 

Đó là khoảng thời gian Một chín chín mươi, một ngày hè oi ả ở Virginia. Chúng tôi ngồi kề bên nhau do bởi số phận những truyện ngắn gửi đăng báo, anh đọc thấy, rồi duyên văn nghệ do chữ viết đẩy đưa làm nhích lại gần. Anh đă vẽ tặng một phụ bản để in trong tập truyện đầu tay của tôi. Cuốn thứ hai chào đời cũng được anh vun bồi bằng bức tranh đẹp. Rồi sau đó, trung b́nh mỗi tháng tôi nhận được khoảng ba lá thư của anh. Viết ngắn, phần nhiều là góp ư, chê nhiều hơn khen. “…Anh nghĩ văn em gần với nét vẽ của anh hơn là với câu văn của anh. Viết th́ anh thích nói những điều khúc mắt bằng những lời lẽ b́nh dị. Vẽ th́ anh “sướng” ở cái nét… da diết. Ngày nào anh vẽ được những cái da diết với những nét giản đơn, đó là lúc anh bẻ bút được rồi.”

 

Anh siêng viết thư, bởi lẽ anh nói: “Anh rất ghét điện thoại!”. Do vậy tôi cũng phải cần mẫn hồi âm. Anh bảo, viết là cách tập cho nét chữ ḿnh thêm cứng cáp. Câu nói đă có ngay sự chứng minh: chữ viết của anh quá đẹp, chữ Vơ Đ́nh kư bên dưới cũng hiển lộng một cách lạ thường. Ba người có chữ viết đẹp, theo tôi: Họa sĩ Vơ Đ́nh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà văn Mai Thảo.

 

Anh hỏi: Em c̣n vẽ không?

 

 Dạ không.

 

 Răng rứa?

 

Tôi thắp một điếu thuốc, khói xanh mù mờ, ngồi hồi ức về cái “thời kỳ xám”. Bảy lăm,“chạy giặc” vào tận Sài-g̣n, ngồi chưa nóng đít th́…“Sài-g̣n phỏng dái”. Đành ḷ ḍ trở lại Huế ghi danh học tiếp. Đến lớp để làm ǵ? Để vẽ chân dung lănh tụ. Để kẻ khẩu hiệu. Để viết những hàng chữ kỳ cục lên tấm vải đỏ mang đi giăng, treo khắp đường phố. Phải đi thực tế, phải biết bóp méo sự thật, quần chúng lam lũ ốm đói th́ khi đưa vào tranh cổ động ta phải vẽ họ vai u thịt bắp, mắt sáng môi cười đứng bên nhà máy đồ sộ và đồng lúa ph́ nhiêu. Vẽ cờ đỏ sao vàng và luôn khắc ghi công ơn Đảng đă d́u dắt đến thắng lợi thần thánh. Thỉnh thoảng giảng viên chính trị gọi tên: Các anh là con em của bọn Ngụy phản động bán nước, nhà nước cho ăn học tiếp để chứng minh chế độ ta luôn khoan hồng… Một giảng viên có tên tuổi ngoài Hà-nội được mời vào thuyết tŕnh, tất cả sinh viên ngồi ngay ngắn dọn ḷng chờ nghe những chuyện thú vị của một người từng đi Liên-xô, Ba-lan và Cuba về: Các anh ở trong Nam chắc phải biết đến nhà danh họa Pi-cát-xô? Điều mà chúng ta cần khẳng định trước tiên: Đấy là một đảng viên đảng Cộng sản…

 

Tôi đă không c̣n vẽ nữa. Xin đừng nghĩ tôi ngụy biện khi đem chuyện buồn ḷng trên, kể ra, để xem đó là lư do tôi rời bỏ hội họa. Thoát ra khỏi cái trường ốc như vậy, không một ai, kể cả Picasso, c̣n đủ can đảm để cầm cây cọ lên, nắm chặc giữa những ngón tay luôn run rẩy. Có thể nói đám học tṛ thời kỳ ấy, chẳng khác mấy những cô bé bị lột truồng ra, tủi hổ, lần lượt bán cho các đại gia để họ phá trinh.

 

“Ḷ cừ nung nấu sự đời, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương”. Anh đọc thầm câu cổ thi. Và dường như để làm vơi nhẹ phần nào, anh pha tṛ: “Bắt ở trần phải ở trần, cho may-ô mới được phần may-ô”.

 

 

 

 

Anh đăi tôi đi ăn trưa (khoảng 3 giờ chiều). Anh lái chiếc xe cũ thật cũ, hiệu Renault của Pháp, chiếc xe mang bảng số xuất phát từ Maryland, và chiếc xe nọ e thắp đuốc t́m không ra chiếc thứ hai ở Virginia. Xe thong dong chạy, không nhanh, chẳng chậm. Êm ái không hề xảy tới, bởi người tôi luôn giao động. Nói cảm động th́ đúng hơn. Tôi không thể ngờ là trong đời ḿnh lại có được ngày hôm nay. Năm 74, tôi nh́n tới anh và cảm nhận ngay ra cái khoảng cách mênh mông vô bờ. Để rồi qua bao dâu bể, giờ này, ngoài trùng phùng c̣n thêm gang tấc.Cái gang tấc mà nếu muốn tôi có thể ôm giữ lấy anh, vừa khít trong đôi ṿng tay. Anh không phải là người của hàng quán. Anh mở lời phi lộ. Lời vừa buông dấu chấm, xe đă thắng đứng trước một bức tường. Anh kết luận: Vào ăn bậy cái ǵ cho đỡ đói. Một cái quán nhỏ bé, tăm tối, nằm đâu đó gần siêu thị Việt-hoa. Bộ đồ anh mặc bằng vải Linen, nhăn nhàu, thứ trang phục dành cho mùa hè ở những bờ biển đầy nắng vàng và gió lộng mặn mùi muối. Anh không phải là người khá giả nhưng là kẻ luôn hạnh phúc với những thứ đang có. Tôi nghĩ vậy. Anh giàu có ở những mặt khác, gần là triệu phú. Loại triệu phú mà thắp đuốc t́m kiếm, soi rơ mặt mày chẳng được mấy ai. Chúng ta đă đồng ư rồi, phải không? Rằng Mai là thứ hoa đẹp, qúy, hiếm.

 

Chín mươi hai, anh sang Montréal trưng bày tranh đánh dấu 35 năm cầm bút. Không như Huế năm xưa, thời tiết chốn này, hôm ấy… trên cả tuyệt vời! Thứ thời tiết mà nếu bạn có ư định vượt biển th́ đảm bảo chiếc ghe mong manh sẽ mang bạn đến bờ băi b́nh yên một cách chóng vánh nhất. Bạn vất tấm bảng có viết sẵn chữ SOS đi. Dưới lườn ghe, bạn có quyền ngủ yên một giấc mà chẳng phải niệm Phật a di đà liền miệng. Gió hiu hiu, nắng vàng, trời trong xanh, không một vẩn mây. Xứ tuyết này chẳng mấy khi có được một ngày trời quang biển lặng tựa thế. Nhưng tôi lầm, đă có một thứ phong ba khác chờ chực, ŕnh rập. Chúng ta sẽ nôn mửa khi leo lên ghe, sẽ chóng mặt và sẽ xuội lơ để cho một bọn hải tặc Việt-nam tha hồ trấn lột. Chúng hiếp dâm bạn bằng một phương cách lạ lùng. Chúng moi của bạn từng lượng vàng ṛng bằng thứ thủ đoạn hơn cả một sự tráo trở. Chúng phá cho bằng được buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật kia. Chẳng thấy bóng dáng công an, nhưng “cách chơi” ấy là bản sao chép từ lối hành sử của nhà nước Việt-nam đương đại. Dĩ nhiên là tôi rất buồn. Tôi định cư ở Montréal từ hồi vượt biển đến giờ, hăy ví tôi như người chủ nhà tật nguyền chẳng thù tiếp được người khách phương xa đúng với phép tắc. Không mở rộng cửa, không chào hỏi, không trà, không nước, không ghế ngồi… Chủ nhà khoanh tay, mặt nghiêm và buồn!

 

 Sau này đọc trên báo, tất cả những người cầm bút đều đồng t́nh kết luận: Sự việc xảy ra hôm đó hài hước trên mức tưởng tượng. Tôi không nghĩ vậy. Tôi liên tưởng đến một tấm biểu ngữ dơ bẩn được viết bởi một bọn người vô văn hoá. Nói như một nhà phê b́nh ở trong nước (Hoàng Ngọc Hiến?): “Cái dân tộc ḿnh nó vốn thế!”

 

Anh vẫn thường viết thư thăm tôi. Ngắn, nhưng bao giờ cũng nồng ấm. “…Nói thế này dễ hiểu: Từ Maryland mà dọn về đây th́ đại khái cũng như từ Huế mà xuôi Nam vô tận trong… Cà Mau. Ở Montréal, khi mô lạnh lẽo quá th́ nghĩ về nơi anh chị ở. Tháng mười rồi (cuối tháng) mà c̣n dùng quạt trần!”

 

Những lá thư, những tấm bưu thiếp bao giờ cũng có phần tái bút. Ḍng chữ ngắn ấy luôn xô mở ra những cánh cửa riêng tư, lạ:

 

- “Ngày này, 30 năm về trước (1964) anh lấy vợ… lần thứ hai!”

 

- “Hôm kia anh nói chuyện với Nhung. Anh khen em, cổ nói “viết dở ẹt!”. Làm chị sướng hí!”

 

- “Nghiêm biết không, lúc em chào đời là khi anh đă xuất dương đi du học rồi!”

 

-“Đọc Nắng Mới, thấy tin bác gái mất ở Huế. Anh không “chia buồn” với hai em, nhất là với Bích, v́ đó là một niềm đau không ai có thể “chia” với ḿnh được.”

 

- “Năm nay anh được 70 tuổi rồi đó. Khiếp! Ngày xưa 40,50 là “cụ” rồi.”

 

Thỉnh thoảng, phần tái bút được chị Lai Hồng đảm trách:

 

-“Tui có cháo gạo hẻo rằn ăn với cá cấn cá mại kho khô, ngon lắm! Về đây chơi một chuyến ngắm hoa hoè, hoa ban, hoa bằng lăng, ăn rau đắng, rau ngổ… cả môn sáp vàng và khoai tiá”.

 

-“Khi mô mới về? Đă răi hột rau dền, rau muống… Cá ngừ tươi với bún, và cốc khế, măng cầu, chuối dừa, đu đủ, me v.v…”

 

Tôi làm thinh, tôi không dám hẹn ḥ, bởi tôi rất ghét những đứa chẳng giữ được lời hứa. Tôi yêu hai câu thơ của Hoàng Trúc Ly: “Đời lê thê quá tôi về muộn, em ngủ một ḿnh đêm gió mưa”. Đời sống của tôi ở Montréal rất “lê thê”. Nếu ra được sân ga, có lẽ tôi sẽ đến muộn và nh́n con tàu rời đi sau khi hú lên những hồi c̣i nghe nao ḷng. Bất kỳ một ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc hụt một chuyến tàu. Để rồi hối tiếc. Tôi đang hối tiếc. Càng đau ḷng hơn khi cái địa chỉ một căn nhà luôn rộng ḷng đón tiếp ḿnh đă chẳng c̣n nữa bóng dáng chủ nhân. Chị Lai Hồng ơi, tôi xin phép cóp nhặt lại hàng chữ của anh Vơ Đ́nh: Không “chia buồn”, bởi đó là niềm đau không ai có thể “chia” với ḿnh được.

 

Michael Jackson mất không lâu sau họa sĩ Vơ Đ́nh. Trong tất cả những lời chia buồn khuôn sáo của giới nghệ sĩ, nhặt ra được lời phát biểu tương đối hợp nhĩ của Bryan Adams:

 

“Cám ơn Michael, anh đă để lại cho trần gian này những ca khúc đẹp, như một tặng vật quư báu”.

 

Điều tôi muốn thưa với anh Vơ Đ́nh, vô t́nh đă bị chàng nhạc sĩ  Canadien kia nhanh nhẩu xí phần mất rồi.

 

Nhà hàng xóm đổi dĩa nhạc, bài hát rậm rật Billie Jean, một trong những ca khúc nổi tiếng của Michael, thôi khuấy động. Im bặt một khoảnh khắc, có âm thanh d́u dặt trỗi lên, tiếng được tiếng mất: “…về sau, và  nhiều năm sau nữa, có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay .

 

Dạ thưa Họa sĩ Vơ Đ́nh, xin anh đừng quở trách : Cái thằng ni, răng mi sến rứa hả Nghiêm!”.

 

 

tiểu đệ Hồ Đ́nh Nghiêm.

 

Montréal, nơi lưu giữ những kỷ niệm xấu, tháng 7, 09.

 

 

http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html

 

 

 

© gio-o.com 2009