số đặc biệt Tết Trâu '09
Hồ Đ́nh Nghiêm
chào tết trâu
chào gio-o
tản mạn
Không gian: Ở cao nguyên. Có thể Ban-mê-thuộc, có thể Pleiku. Cũng không chừng là Đà-lạt?
Thời gian: Đă cũ. Thời chiến. Một đêm thâu, chút giá rét.
Khung cảnh: Căn pḥng nhỏ, chẳng bày biện ǵ nhiều. Vật nổi bật là chiếc giường bố của quân đội. Ọp ẹp, bé tẻo teo, bởi nó có thể thu xếp lại rất gọn nhẹ.
Nhân vật: Một người lính (có thể sĩ quan, cấp Thiếu-úy). Một người nữ (có thể sinh viên Văn khoa năm thứ nhất).
Ít có đối thoại. Cả hai, mỗi người dường như đeo đuổi một ư nghĩ riêng tư, hoặc họ đang rối trí.
Bóng đèn cháy suốt đêm, cũng như giấc ngủ không đến được với họ. Cả hai cùng ngă lưng trên cái vật ḱ cục được gọi là giường đó. Nằm cho tới b́nh minh của một ngày mới.
Sau này, nhân vật nữ trong hoạt cảnh kia thuật lại “biến cố” ấy với người bạn:
“Mày tin không? Vậy mà tao chẳng “hề hấn” ǵ ráo trọi”.
Truyện ngắn trên tôi đọc đă quá lâu, nếu vấp phải thiếu sót là điều có thể hiểu được. Nhưng tôi không thể quên người viết ra nó: Lê Thị Huệ.
Giả thử đêm ấy, trên chiếc giường dă chiến do quân đội đồng minh Hoa-kỳ chế tạo, cô thiếu nữ lần mở những hạt nút đơm bên hông chiếc áo dài th́ tôi nghĩ truyện ngắn đó chẳng c̣n chút hấp lực nào cả. Điều này đồng nghĩa với chuyện tôi sẽ quên đi tên tác giả.
Nhớ, nhớ, nhớ… cho đến một lúc gần quên hẳn th́ màn ảnh computer bừng sáng với cái tên lạ: Gió (gạch ngang) O. Tôi không thích máy móc. Nói ghét th́ đúng hơn. V́ thế tôi “đạp đất” vuông sân ấy có vẻ muộn màng.
Trong một bài phỏng vấn, Sử Mặc hỏi:
- Lần đầu lên lưới (báo mạng) có bị chóng mặt không?
Tôi nói có.
- Thích không? Tôi nói không.
- Vậy tại sao bây giờ lại dẫn xác tới?
- Dạ thưa anh tại v́ bây chừ báo bổ tạp chí ǵ cũng rơi rụng mất rồi. Mọi thứ đều quạnh vắng giờ ni anh chẳng chộ hay răng?
- Ưa cầm tờ báo sột soạt trên tay hơn ngồi trước bàn phím với màn h́nh?
- Dạ phải. Cầm, rờ, sờ soạn, mân mê… sướng lắm!
- Sướng ra răng?
- Như kiểu anh gặp mặt “người nớ” ngoài đường tuyệt hơn là chỉ ngó “nàng” qua tấm ảnh nhỏ (luôn ăn gian, không trung thực). Chỉ một tấm h́nh để nh́n. Chao ôi, thiệt cực chẳng đă!
Đêm đó, trời nhiều gió, tôi đứng trước căn nhà cửa khép (chẳng dựng bức tường lửa). Tôi không mặc quân phục. Tôi gơ cửa, gia chủ xuất hiện (không mặc áo dài). Vầng trán rộng, đôi mắt mở to, nụ cười tươi trẻ. Tôi hoài nghi. Lê Thị Huệ đó sao? Làm chủ một căn nhà dập d́u tài tử giai nhân luôn vào ra, gieo rắc hương thơm trên khu vườn nhiều giống hoa lạ. Điều ấy chẳng phải là chuyện giản đơn. Phải có nội lực. Không th́ sẽ hao tâm tổn trí. Tôi nghĩ: Thậm khó, chứ không giỡn chơi đâu à nghen. Làm cho bá tánh đừng hờn trách ḿnh hẳn là chưởng môn nhân Gió-o đă có được một bí kíp tuyệt kỹ? Hay là cứ thở dài đánh sượt: Ôi, ta biết làm sao cho vừa ḷng người!
(Trong lớp học, cô giáo hỏi một cậu học tṛ lơ đễnh: Em hăy đưa ra một ví dụ để chứng minh là không khí cũng có trọng lượng. Thưa cô, ví dụ như khi cô buồn phiền, cô chỉ cần thở phào một cái là thấy người ḿnh nhẹ hẳn).
Tôi được chủ nhân dắt đi một ṿng ngoạn cảnh, sân trước, vườn sau, pḥng ốc, nội thất… thảy đều trang nhă, tŕnh bày sáng sủa có thứ lớp (Lệ Liễu là ai mà ảnh chụp rất có hồn?) Đi loanh quanh, nói vu vơ. Chẳng ai khen ai lấy một chữ. (Chúng tôi thường lăng tránh điều ấy). Tác giả “Tiếng dỗi hờn của thân xác” khi chuyện tṛ thường nói trống không, như nói với gió, măi về sau này (lâu thật lâu) mới dùng tới chữ bạn.
- Ḿnh tính làm một cái ǵ đặc biệt, ví dụ như tập họp thơ văn của những cây viết miền Trung, từ Nghệ-an Hà-tĩnh vào tới Huế, bạn thấy sao?
- Tuyệt. Làm ngay đi. Một cách trở về nhà trong thầm vụng. Kệ, lâu lâu một lần, đă lắm!
Tôi sốt sắng hưởng ứng, dấu kín ư nghĩ :Không dễ thực hiện. (Thưa cô, trong không khí có trọng lượng mà đôi khi ḿnh măi thở dài cứ không thấy nhẹ người! Nặng lắm cô).
- Nhớ gửi bài nhé bạn.
- Không quên đâu. Bạn đừng lo. ( Trong đầu tôi lăng văng câu ngạn ngữ của Trung-hoa: Sức mọn đừng vác nặng, lời nhẹ chớ khuyên người ).
Vậy đó. Chúng tôi là hai người bạn mới, dù đă thiết thân trong ba mươi năm sánh bước trên vuông sân chữ nghĩa của ḍng văn học lưu vong. T́nh bạn không biên cương, không giới tính, không tuổi tác (tiếc là chẳng được ở tiểu bang Xanh Măi Ngàn Năm). Viết văn làm thơ không hẳn là phương cách thêm bạn bớt thù. Nguyễn Huy Thiệp nói: “Thứ ấy bạc lắm!” Tôi tin ông ta. Nhưng chính nó, ngoài cái bạc bẽo, vẫn có khi mang lại chút ấm ḷng. Nó là đồng tiền vàng. Đă là đồng tiền th́ phải có hai mặt: Sấp, ngữa.( Ở cái mặt đẹp đẽ nhất, tôi c̣n mang nợ Hàn Song Tường một đồng vàng.)
K.Gibran nói: “Nếu muốn ngắm thung lũng, hăy trèo lên đỉnh núi. Nếu muốn ngắm đỉnh núi, hăy vươn đến mây trời. Nhưng nếu muốn hiểu mây trời: Hăy nhắm mắt lại và suy tư”. Với tôi, t́nh bạn là mây trời. Bởi những người bạn tôi được quen đều khởi đầu bằng những bài viết. Khi viết bạn phải… nhắm mắt lại và suy tư.
Sử Mặc hỏi: Viết văn khá lâu vậy th́ gặp mặt đông đủ bạn văn chưa?
- Chưa.
- Tại sao?
- Chẳng có điều kiện đi thăm thú. Và không chắc là họ muốn gặp ḿnh. Tôi sợ nhất chữ Quấy rầy.
- Muốn gặp những ai?
- Lê Thị Huệ và Vũ Quỳnh Hương. H́nh như họ đều ở San José? Có nghĩa là cách trở. Là vượt qua ngàn thung lũng ngàn đỉnh núi triệu mây trời. “Mấy sông anh cũng lội mấy đèo anh cũng qua” chỉ là cách nói hàm hồ của đứa làm t́nh nhân. Tôi đứng ngoài lằn biên ấy và tôi chỉ biết… nhắm mắt lại và suy tư.
- Năm nay là năm con trâu. Dự tính ǵ không?
- Chẳng có dự tính ǵ cả. Trâu là con vật tượng trưng cho sự đần độn, ù ĺ. Tôi ít thông minh, nhưng lại nhiều mơ tưởng. Mơ ḿnh sẽ in thêm một tập truyện ngắn. Mơ sẽ in chung một tập chuyện với Lê Thị Huệ và Vũ Quỳnh Hương (trong lúc c̣n sung). Theo anh th́ trong không khí có trọng lượng chăng? Nặng hay nhẹ?
- Lạc đề! Muốn nói ǵ nữa?
- Nghĩ là một ngày nào đó (tuổi nghỉ hưu?) chắc phải cố thu xếp để đi thăm nhà văn Túy Hồng, người đă cho in truyện ngắn đầu tay của tôi trên tờ Đất Mới ở Seattle năm 1981, khi tôi nằm trong trại tị nạn tận bên Kowloon Hồng-kông. Nếu “Chuyện cũ và niềm đau mới” chẳng hiện diện, không chắc đă có Hồ Đ́nh Nghiêm lưu lạc trên các mặt báo từ bấy đến giờ. Với tôi, Đất Mới là người t́nh đầu và Gió-o là người t́nh cuối. Người t́nh? Nghe thiết tha quá! Thôi, sửa đổi lại: Là căn nhà, là địa chỉ để trở về nương náu những khi phiền muộn. (…cho ta nương nhờ chút thở than-TCS )
- Dài lời quá! (Sử Mặc là nhà thơ, ít nói, rất kiệm lời.) Đă kết thúc chưa?
- Kết, kết thúc liền chừ. Tôi không thích TRÂU ba điểm:
1. Đó là con vật thuộc nhóm động vật nhai lại.
2. Thịt nó dai. Ở quê nhà đôi khi ăn phải bún ḅ mà thịt trâu. Cực chẳng đă phải nuốt xuống mà không dám… nhai lại.
3. Trâu không nhạy cảm, thường nhắm mắt trước những vẻ đẹp. Người xưa từng bảo: “Đàn găi tai trâu”. Tựa như nước đổ đầu vịt. Trôi tuột, không chui vào, chẳng thẩm thấu. Hừ, thật uổng công!
Năm nay là năm con trâu (gay cấn nhỉ?) thôi th́ xin “dài lời” chúc những giai nhân tài tử (nhan sắc yêu kiều, vơ nghệ cái thế) có mặt trên diễn đàn Gió-o hai điều:
a/ Siêng năng cần cù (đức tính tốt) đi cày.
b/ Cố gắng đừng “nhai lại” những thành quả ḿnh từng làm ra trước đó (trong lănh vực văn học nghệ thuật).
Sau rốt, hai câu thơ của cố thi sĩ Bùi Giáng bao giờ cũng hợp cho nỗi ḷng tôi:
“Bấy chầy chưa tỏ chưa tường,
V́ sao tâm sự như dường như không”.
Hơi thở cuối:
Tôi sẽ đi thụ giáo vơ công của chưởng môn Lê Thị Huệ: Làm sao để được vừa ḷng người? Trong khi chờ đợi, nếu nói lời không hợp nhĩ, xin v́ Tân Xuân mà niệm t́nh tha thứ cho.
Hồ Đ́nh Nghiêm
Tết con Trâu (ngu muội).
http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html
© gio-o.com Tet 2009