Hồ Đ́nh Nghiêm
MÙI HƯƠNG Ở XA
tản mạn
Có một bài thơ Haiku, mà vô t́nh, tôi đă quên tác giả lẫn người làm công việc chuyển ngữ. Đọc đă lâu, bài thơ lắng xuống hồn, để thỉnh thoảng v́ một nguyên cớ không đâu chúng lại hiện h́nh, làm xao động một h́nh ảnh, theo tôi: Đẹp. V́ thế: Khó nhạt phai? Bài thơ ấy như sau:
"Tuyết mà chúng ta cùng ngắm
năm xưa.
Bây giờ đă rơi chưa?
Ngàn trùng."
Đơn giản. Chân thành. Và cảm động. Nhắc lại một kỷ niệm. Đặt ra một dấu hỏi. Hai phương trời cách biệt, chen ở giữa là h́nh ảnh của tuyết rơi. Mường tượng ra cái tái tê. Cảm nhận được sự giá buốt. Nhăn tự của bài thơ trên có lẽ nằm ở hai chữ ngàn trùng. Xa quá. Tít tắp. Mang mang một nỗi buồn diệu vợi. Và có lẽ tôi cũng không nên lư giải cái hay của bài thơ cô đọng đó.
Tuyết đang rơi đầy trời Montréal. Câm nín, lặng lẽ. Năm xưa, xưa thật xưa, vào thời điểm này, phải vậy không? Đất trời cũng giao thoa một màu trắng ngần trong im tiếng. Trắng ngàn trùng. Trắng không biên giới. Bảy giờ tối, chuông điện thoại gióng hồi thất thanh. Anh Đỗ Ọuư Toàn thông báo: "Có một người đến từ phương xa, thích đọc truyện của ông và hôm nay muốn nh́n thấy ông". Lời nhắn ấy chẳng khác mấy bản tin dự đoán thời tiết" "Tuyết sẽ rơi nhiều đêm nay, tuy nhiên chẳng gây trở ngại ǵ khi người ta muốn lội tuyết đi nh́n mặt nhau".
Bảy giờ ba mươi, nhà thơ Bắc Phong chở tôi trên chiếc Renault 5 nhỏ nhất thế giới. (Đă thôi không sản xuất v́ chẳng an toàn cho người sử dụng chúng). Một con ngựa ốm o, rệu ră và ho hen đi quàng xiên trên con lộ lầy lội. Tuy nhiên nó mang chúng tôi đến được bến đỗ, không sai hẹn.
Cửa mở. Căn pḥng ấm cúng chợt ngưng đọng tiếng cười nói. Những cái đầu ngẫng lên, dơi trông. Nhận diện kẻ mang hàn khí vào, đưa tay vẫy rồi lại tiếp tục câu chuyện dở dang. Ở trên chiếc ghế kê lẻ loi, một người đàn bà ngồi ôm giữ lấy bờ vai. Ngọn đèn vàng trên trần dội xuống luồng sáng, đọng vũng cái thế ngồi như chưa từng quen nỗi cơ hàn. Không cần dọ hỏi, tôi hiểu: Đó là dung nhan "người khách phương xa". Chúng tôi nh́n nhau. Những trang album quá khứ tự động lật giở nhắc nhớ, nhưng chúng chưa hề đóng khung, lưu trữ khuôn mặt vướng chút mệt mỏi kia. Hoang mang.
Sau rốt th́ anh Đỗ Qúy Toàn làm xong công việc của gia chủ: Mời khách dùng trà. Và giới thiệu: "Đây, Hồ Đ́nh Nghiêm Nguyệt Thực. Đây, Hàn Song Tường Một Dặm Tương Thân". H́nh như chúng tôi không bắt tay nhau ở cái giây phút lư ra phải biểu tỏ một thái độ nào đó. Chúng tôi câm lặng như thể chúng tôi bận nhớ lại Nguyệt thực là cái ǵ nhỉ? Một dặm tương thân là cớ sự ǵ? Ô hay, đó là những chữ đă viết ra, có sức mạnh nối kết được một thứ duyên, một chút t́nh văn nghệ (rất dễ sức mẻ) giữa người này và kẻ kia. Giữa âm dương, giữa đêm ngày, giữa nóng lạnh, giữa ngàn lẻ một thứ sai biệt của dặm dài Houston và Montréal xa ngái.
Câm lặng, lúng túng. Đám đông làm chúng tôi phân tâm. Chúng tôi không hề là người của đám đông. (Sợ hăi Karaoke, cực h́nh khi bắt phải đứng lên phát biểu ư kiến...) Ước muốn: Nếu có một quán cà phê nào đó, bên kia đường chẳng hạn. Nếu từ giă được đám đông, để ngồi với nhau chẳng hạn... Khi đó có biết bao điều sẽ tự động tuôn ra. Chuyện sáng tác, chẳng hạn. Nỗi đau khổ dịu dàng của một kẻ viết văn, chẳng hạn...
Và như thế, đêm trôi đi. Đêm giă từ mà những dấu hỏi chưa hề có dịp đặt ra. Tại sao lại đến trong mùa đông? Tại sao lại... "một ḿnh nàng giữa canh khuya?"
Như một sắp đặt, chiếc Renault 5 được giao nhiệm vụ chở người khách phương xa trở về chỗ tạm trú. Có rất nhiều tác phẩm văn học nói về đề tài "con chim trốn tuyết". Và đă thành công. Tôi không chắc là ḿnh sẽ viết xong một cái truyện ngắn với chủ đề "người t́m giá băng". Hàn Song Tường. Tên gọi nghe như đă bị nhiễm lạnh. Chữ Hàn kia có liên hệ ǵ với giá rét?
Xe dừng ở địa chỉ buộc phải xuống. Gửi lại một lời chúc ngủ ngon. Gửi lại một hứa hẹn cho ngày mai (trời lại sáng) dùng bữa điểm tâm ở quán phở nào đó. Có tái (không tê). Có giá (không rét). Có húng (không hắng). Có hành (không hạ). Có ng̣ (không gai). Có chanh (không chua). Có mỡ (không màng)... Và có một hương mùi nồng đậm quanh chuyện chữ nghĩa văn thơ.
Bắc Phong nói với tôi: Chúng ta măi là những đứa trai trẻ vụng về. Tôi đă cười và thấy chẳng có nhận xét nào chí lí hơn. Gọi đích danh. Chỉ đúng tim đen. Co ro. So vai. Nuối tiếc. Đứng trên lầu cao, ai kia có vén màn cửa nh́n xuống, sẽ thấy lẻ loi một chiếc xe hục hặc dời đi, xẻ rách hai vệt đen trên con đường ngập màu tuyết trắng.
"Tuyết mà chúng ta cùng ngắm năm xưa
Bây giờ đă lặng lẽ lệ nḥa".
Dở. Không hay. Đừng hoài công vẽ rắn thêm chân. Giang hồ đồn rằng: Đă có rất nhiều nhà điêu khắc tài hoa cố thử đắp thêm đôi tay cho bức tượng cổ Venus de Milo nhưng chẳng một ai hài ḷng với kết quả. Vẻ đẹp ban sơ ấy đă hoàn chỉnh dẫu chịu đứng trong cái dáng tật nguyền bất hủ đó.
Bốn mùa luân phiên khoác áo thay y cho Mộng-lệ-an. (Ai đă đặt nên cái tên sặc mùi tiểu thuyết Quỳnh Dao kia?) Tên gọi như một lời thỉnh cầu, một ước ao. Bởi sống ở Montréal mộng dữ luôn hờ chực bên gối nằm, bên chăn chiếu. Chuyện cơm áo, chuyện mưu sinh, chuyện nắng mưa, "chuyện thường ngày ở huyện"... Những đầu dây mối nhợ, những gút thắt, những liên hệ bạn văn xa gần có phải theo đó mà nhạt thưa, mất dần dấu tích? Người khách năm nào cũng thế, đến bất ngờ trong đêm và lặng lẽ đi trong một b́nh minh chẳng ai hay biết. Không thư từ, bặt vô âm tín. Cả một cái truyện ngắn gửi đăng báo cũng chẳng thấy. Viên sỏi đă nằm yên dưới đáy hồ, sóng đồng tâm đă tan trên mặt nước. Tuyết rơi. Nước đóng băng. Những đứa trẻ háo hức trượt patin lên trên ḍng sông trân ḿnh chết điếng.
"Tuyết mà chúng ta cùng ngắm
năm xưa
Bây giờ vẫn rơi
tang trắng".
Không đạt. Chẳng thể ví được với nguyên bản. Chữ tang trắng vụng quá, dầu nó ngầm thông báo một sự thật hiển nhiên: Chúng ta đă già mất rồi! Chúng ta đă phung phí quá sức nhằm đánh đổi những huyễn mộng một cách rất hồn nhiên. Thứ mà chúng ta tự bào chữa, nó làm cân bằng cái đời sống luôn bày biện những hụt hẫng này. Tṛ chơi ấy, không công bằng. Tôi biết vậy nhưng chẳng c̣n một lựa chọn nào khác. Thi sĩ Rilke khắc khe quá đáng khi dóng tiếng khuyên: "Tôi van bạn chớ nên làm thơ, ngoại trừ trường hợp thiếu nó, bạn sẽ chết". Viết văn, theo cách dùng chữ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đó là "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui". Niềm vui không đi cùng ḿnh trong khi viết. Nó sẽ hiện diện sau khi báo phát hành, để phương xa, bạn giở nó ra, đọc được nỗi ḷng mà ḿnh dàn trải trong đó. Phê b́nh, khiển trách, ngợi khen. Ḿnh vui bởi quanh ḿnh c̣n có những người bạn hiền, dẫu chẳng được kề cận trong gang tấc.
Tôi gom một số truyện ngắn, xin được tấm tranh từ họa sĩ Đinh Cường, và để thích hợp với cái h́nh bià sắc màu dịu dàng, tôi đă lôi tên một truyện ngắn dùng làm tiêu đề cho cả tập truyện; "Mùi Hương Trên Đồi". Mọi thứ hoàn tất, hồn nhiên gửi sang nhà xuất bản. Bên ấy khác, muốn kinh doanh trước tiên bạn phải tự triệt tiêu ngay tính hồn nhiên. Giết nó, bóp cổ ngay, không khoan nhượng. Họ sáng suốt "ngâm" những trang giấy kia, chờ mọt gặm. Phải mất một năm, tôi mới hiểu ra chuyện "chí tử": Bạn có sẵn tiền đấy không? (Chữ tiền đi với chữ tai một vần?!) Tai ương! Đă nhọc công sáng tác, đă cặm cụi lay-out, lại c̣n phải tự móc hầu bao ra nữa sao? Cực! Dĩ nhiên là tôi tập quên. Quên tất. Cố không nhớ những chuyện trái khuấy. Ai kia có thắc mắc gạn hỏi, tôi chẳng thành tâm khai báo sự thật. Tôi giả ngây: Không rơ lắm, chắc có điều ǵ lấn cấn bên trong. Sách bây giờ in ra, chất đống. Có ma xem! (Trở ngại sự cố, ùn tắc, khuyến măi, tiếp thị, kinh tế thị trường, siêu mệt!)
Và tôi mệt thật. Mệt có chứng cớ, có giấy bác sĩ chứng nhận. (Cả thảy 5 vị: Ông Paul, Ông John, Ông Jack, Ông Henry, Ông Menzies). Hôm nằm chờ giải phẫu, trước khi gây mê, tôi đă khóc. Đừng trách tôi yếu ḷng, tôi khóc bởi bất chợt tôi ngó thấy một vị bác sĩ có bộ râu quai nón thật đẹp. Bộ râu ấy làm tôi liên tưởng đến nhân vật Trương Phi trong Tam quốc chí. Từ Trương Phi làm đầu mối, trí tưởng tôi lại nhảy qua một nhân vật khác. Ông ta đầu quân dưới trướng Tào Tháo, uy vũ vô song, mang lính ra trận tiền, tả xung hữu đột, ung dung như vào chỗ không người. Kết quả: Có mũi tên đă cắm sâu vào một bên mắt. Tuy đau đớn nhưng vẫn c̣n đủ dũng khí đưa tay giật mũi tên mù loà kia ra. Máu phọt có ṿi. Truyện tả: Đầu mũi tên c̣n ghim chặt tṛng con mắt. Vị tướng ấy tính ném tên đi, suy đi ngẫm lại bèn đưa vào miệng mà nuốt sống con mắt máu me của ḿnh. Lại sáng suốt phát ngôn: "Thân thể này do cha mẹ ta đă nhọc công sinh ra. Con mắt cũng là một phần khí huyết của đấng sinh thành tác tạo nên. Vậy có lí nào ta đành tâm vứt bỏ nó!"
Ông bác sĩ nóng tính "Trương Phi" sẽ đích thân phụ trách ca mỗ. Ông hỏi han tôi, chủ yếu là khuyên lơn: Ở đây mỗi ngày có khoảng 7 trường hợp phải mỗ xẻ. Và mọi thứ đều ô-kê. Mức độ gây hiểm nghèo chỉ leo lên tới 35%. Việc quái ǵ phải sợ, phải khóc? Tôi nhắm mắt khi ông ta ra hiệu cho một tên y tá lực lưỡng đẩy chiếc giường tôi nằm ngoài hành lang vào một căn pḥng lạnh toát. Tôi nhớ đến Ba Má tôi. Ông bà đă khuất núi. Tôi nói thầm với những người vắng mặt: Hành động của vị tướng nọ ở trong truyện Tam quốc chỉ nhằm để nói lên tính cương cường của ông ta, ba quân trông thấy đều tâm phục khẩu phục dốc ḷng xung trận. Ở chốn dầu sôi lửa bỏng như thế mà đầu óc c̣n nhớ đến ơn sinh thành của cha mẹ khiến ta phải cảm động. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp (trung b́nh mỗi ngày 7 ca, riêng chỉ một nhà thương này) người ta quyết định phải xẻ dọc thân thể con bệnh ra, vất bỏ một phần khí huyết của đấng sinh thành đi, nếu không nhanh tay: Mi chết! Game over.
Ba Má tôi hiểu chuyện. Và ông bà giúp tôi gắng gượng bước trở lui lại với đời. (Ở chốn nhân gian không thể hiểu, nói theo ngữ điệu của thi sĩ Du Tử Lê). Vết thương khép miệng cùng thời điểm với cái email nằm gọn trong lưới. Ngắn. Đơn sơ. Và "nhức nhối" :" Sang mai gui tien cho nha xb Van Moi. Dieu do co nghia la cuon truyen se duoc chao doi. HST".
Bàn tay cầm giữ con chuột tê buốt. H́nh ảnh người khách trong đêm xưa chợt hiện về. Với tuyết rơi. Với lẻ loi. Với triệu điều chẳng nói được. Bạn thấy không? Viết văn, nó bạc kinh khủng. Tuy nhiên, tin tôi đi, có lúc rồi bạn sẽ hưởng được chút ấm ḷng. Tôi thích câu thơ của Tô Thùy Yên: "Thôi, chẳng tiếc túi vàng đă phung phá. Mà mừng mẩu nến chợt t́m ra".
Chiếc Renault 5 mang người khách trở về an toàn trong đêm lạnh. Nó đậu bên đường khá lâu, chờ cho cái nhân dáng nửa xa lạ nửa thân quen kia mất hút thực sự sau cánh cửa đóng mới chịu rời đi. Hai đứa trai trẻ vụng dại chẳng nói câu nào trên con đường vắng. Chỗ ngồi ấy c̣n lưu giữ một mùi hương. Dữ dội tựa Magie Noire của Lancôme hay dằn vặt tựa L'air du temps của Nina Ricci. Một hương mùi rất nữ tính. Tôi đă quên thời điểm tôi viết nên "Mùi hương trên đồi". Tuy vậy tôi xin thực ḷng biết ơn cái mùi hương năm xưa. Người mang hương thơm ấy nghe đâu cũng đôi ba phen phải vào bệnh viện. Vậy th́ trước khi trời kêu chúng ta một tiếng thất thanh, tưởng cũng nên ghi lại đôi ḍng cảm tưởng, kẻo mai kia lại hối tiếc tính hồn nhiên của ḿnh. Ghi lại, như một nắm giữ, một lưu trữ duyên văn nghệ có giữa những người viết. Cám ơn nhà văn Hàn Song Tường. "Mùi hương trên đồi" là "đứa con" của chúng ta, nếu được phép nói vậy. Bằng không, tôi mong có khi làm được bài thơ vụng về:
"Nắng Houston mà chúng ta
cùng trốn năm xưa
Bây giờ có c̣n dữ dội lưỡi lửa
Nóng
Ướt".
Hồ Đ́nh Nghiêm
http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html
gio-o.com 2011