Hồ Đ́nh Nghiêm
THƯ CHO MỘT NGƯỜI CHƯA RƠ MẶT
Anh H.
Trước hết, chúng ta nên cám ơn Gió-O. Cám ơn những người đă bỏ công sưu tầm, lưu giữ và cho hiển thị, vực dậy những bài thơ tưởng đă chết, dưới tựa : Thơ t́nh Nam 1975.
Anh đă truy cập, đọc phải và… dẫn tới cớ sự ngày hôm nay. Cám ơn bức điện thư “đầy chủ quan” của anh. Nó rơi đúng ḥm thư với sự xác quyết chẳng nhầm lẫn, mà phút đầu, anh đă không ngại giải bày tâm sự. Tôi đọc nhiều lần, kéo “chuột” chạy lên, xuống. Anh mang tôi lui tới với hoài niệm, cho tôi sống lại những ngày hồn nhiên cũ. Có quá nhiều chi tiết, đánh động vào ḷng khiến tôi tiếp cận về nỗi nhớ, quên. Rất tiếc là chị em chúng tôi ít có dịp chụp ảnh chung. Tôi c̣n giữ được tấm ảnh này, duy nhất. Tuy gian dối, nhưng biết đâu, nó mang tới chút dễ dàng cho anh khi hồi tưởng lại, rơ nét, ngày tháng cũ. Người trong ảnh, lúc ấy đă mang bút hiệu Miên Thảo, không c̣n là Hồ Ngọc Tuyết Trang của “Niềm Tuyệt Vọng Huy Hoàng” đăng thơ trên tạp chí Văn năm xưa, cô sinh viên Văn khoa học dưới anh hai lớp. Tôi hy vọng chị tôi, ở quê nhà, khi nh́n thấy sẽ không lấy đó làm điều, vạch áo cho người xem lưng; bởi khi nghe nhắc lại, có chứng cớ, chị đă hồi âm: “… thời ấy quả bồng bột. Thơ sáo, rỗng và… làm dáng…” Giẫy nẫy, gần như mắc cỡ, dị ̣m! Anh th́ không, anh cho đó là kỷ niệm đáng trân quư, bởi giờ đây “chúng ta gần như trắng tay”.
Anh H.
Tôi chẳng quen ai ở Nhật bản. Một lần duy nhất, tôi đă ngồi ở phi trường Tokyo hơn hai tiếng đợi chuyển máy bay đi Vancouver. Lúc đó tôi chẳng khác nạn nhân sống c̣n sau sóng thần, xác xơ tiều tụy ngơ ngác hoang mang, sẵn ḷng phó mặc cho phần số đẩy đưa. Tôi vô tổ quốc, ghe mang tôi vượt ngàn trùng tấp vô Kowloon xin tỵ nạn rồi được Canada nhân đạo thu nhận cho định cư. Tôi ngồi ở phi trường Tokyo lạ nước lạ cái bỗng dưng nhớ Huế, nơi tôi cực ḷng rời bỏ, lấm lét, lén lút hơn cả tội phạm. Nếu chẳng may bị bắt, nhà nước sẽ rộng lượng tṛng vào thân tôi bản án: Phản bội tổ quốc! Tôi ngồi giữa lao xao rừng ngôn ngữ lạ và tôi nhớ Huế. Tiền nhân chúng ta có là “khúc ruột ngàn dặm” của xứ Phù tang?
- Mi đi ga ni?
- Tau đi ga ni, mi đi ga mô?
- Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi? Răng đông như ri!
- Khi mô mi đi?
- Mau mi. Mi lo đi đi.
- Tau đi nghe mi…
Tôi đi, bầu trời rộng mở. Trước khi lấy b́nh phi, chiếc máy bay đảo cánh trên Đông-kinh mênh mông chi xứ. Cao ốc san sát, xe như đàn kiến nối đuôi nhau chạy đuổi ngang dọc thấp thoáng bóng mây. Địa h́nh bên dưới trông tựa một bàn cờ, tôi là con chốt đă vừa qua sông; và đi theo quy định: Hạ thủ bất hoàn!
“Qua sông là một nhịp cầu,
Qua tôi là một mối sầu vô chung”. (Hoài Khanh)
Tôi nhắm mắt, không nh́n ngó những động tác mà người tiếp viên phi hành đang bày vẽ nếu nhỡ máy bay gặp trắc trở, hoạn nạn. Cách dùng mặt nạ dưỡng khí, cách sử dụng áo phao, và nói chung những thứ vớ vẫn nọ chẳng làm tôi bận tâm. Một năm trước đó, tôi đă đi lướt ngang cánh cửa địa ngục mà thần chết không đưa tay vẫy gọi. Diêm vương đă ngó lơ đám thuyền nhân ấy, một lũ người kỳ dị xem thường cái job của ta, giở sổ ra đọc tên mà chúng tuồng đă điếc, chúng lă người hôi hám đói khát trơ gan cùng tuế nguyệt. Ghe nhỏ, chất đống mười chin mạng, nước biển vào rỉ rả dưới lườn ghe. Trôi nổi hai tuần và “thuyền trưởng” là cậu “trẻ người non dạ”. Cậu ngó sao lạnh buốt ban đêm, cậu ngóng mây trời nắng lửa ban ngày và cậu phán, một cách vô căn cứ: “Đụ mạ, sắp tới rồi!” Mà tới thiệt. Không la bàn, không bản đồ, chẳng ống nḥm, trơ trụi, vô sản chính tông. Không khéo gịng họ nhà cậu có “quan hệ linh tinh” với Thủy tinh.
Anh H.
Tôi không tiện hỏi, do đâu anh định cư ở Nhật? May sao anh ở phương Nam, xa những thảm họa mà đất trời vừa gióng tiếng, một cách tàn nhẫn. Tôi hy vọng, có ngày đọc được một đoản văn anh viết, trong đó có đủ “Niềm tuyệt vọng huy hoàng”, có đầy những ḷng son chẳng bao giờ hấp hối. Phần tôi, cũng xin hứa, cố dong chơi trên vuông sân chữ nghĩa. Nó an ủi tôi, thầm lặng. Và quan trọng hơn, nó đă là lư do khiến người ta t́m gặp lại nhau sau bao thất lạc bể dâu. Anh “gặp” chị tôi là một bằng chứng. Một mai, lại có cơn hồng thủy quét ngang, những kẻ “trắng tay” như anh, như tôi họa may c̣n lưu giữ được “một chút ǵ để nhớ”. Bùi Giáng chết. Trịnh Công Sơn chết. Phạm Công Thiện chết. Nguyễn Tôn Nhan chết… Những ǵ họ để lại có là cát bụi không? Không. Tôi luôn sắc son kỳ vọng. Tôi chép lại cho anh đọc một bài thơ hay của Nguyễn Tôn Nhan mà tôi rất thích, nói hộ tôi vô vàn những điều tôi chẳng thể lập ngôn. Cám ơn cố thi sĩ.
Gửi Cho Cơi Im Lặng
Rồi người đi tóc bỏ đuôi gà
Tôi lao đao về những sân ga
Chiều hôm hoa nở cành chim chết
Tặng cho người đôi cánh lông khô
Tôi giang hồ như triệu bóng mây điên
Biết về đâu người biết đâu t́m
Đời tan nát cả ḷng bia mộ
Mây cũng không mầu mây cố nhiên
Rồi người đi tôi khóc ướt đồi
Mưa xuống cho hồn lạnh chết thôi
Thiên nhiên xanh quá tôi vừa thấy
Cũng đủ cho tôi dại cả đời
Chiều vui trời ướt nhẹp mây gù
Săi về chùa, tôi sắp theo tu
Người không biết được thầy tăng nhỏ
Đă nhớ người rên suốt đêm thu
Người đâu biết được cụn mây kia
Nhớ run em nên đă theo về
Nơi tôi có triệu cành vô sắc
Gửi cho người chết ngợp đam mê
Tôi nằm nghe cây chuyển nhựa non
Bóng thiên thâu một mảnh trăng c̣m
Tôi nhớ vô cùng con dế gáy
Tóc người gầy dăy dụa bay điên.
Nguyễn Tôn Nhan
Anh H.
Đêm qua ngủ muộn, tôi mơ tới ngày đặt chân xuống phi trường Phú-bài. Cơn mộng hỗn độn, xô bồ. Trước đó, tôi dừng chân quá cảnh ở Tokyo, thấy một “ông già” đứng cầm tấm giấy cứng viết tên tôi, chữ lớn. Khuôn mặt không rơ nét, nhiều nếp nhăn, nhẫn nại. Tôi cùng người ấy về thăm lại một Huế xưa. Anh H., nơi phương trời hoạn nạn có “triệu bóng mây điên” ấy anh có cùng tôi chung một giấc mơ?
Mong anh thân tâm măi an lạc. “Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, tâm vô sở cầu thị Phật”.
Thân kính,
Hồ Đ́nh Nghiêm
11.2011
http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html
(Nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm từ Montreal gửi cho Gió O tản mạn này sau khi cơ duyên bài Niềm Tuyệt Vọng Huy Hoàng của Hồ Ngọc Tuyết Trang được tuyển chọn đăng lên sưu tập Thơ T́nh Nam 1975. Được biết nhà thơ Hồ Ngọc Tuyết Trang tên thật Hồ Thị Ngọc Trang, là sinh viên Văn Khoa Sài G̣n trước năm 1975. Hồ Ngọc Tuyết Trang là chị ruột của nhà văn Hồ Đ́nh Nghiêm, đă lập gia đ́nh với nhà văn Dương Nghiễm Mậu, có hai con trai, hiện sống ở Sài G̣n. Gia đ́nh văn chương nghệ thuật này cũng c̣n một người chị lớn lập gia đ́nh với họa sĩ Đinh Cường và hiện định cư ở Virginia.)
© gio-o.com 2011