Hồ Đ́nh Nghiêm

AO NƯỚC LĂ

 

 

“Một giọt máu đào hơn ao nước lă”- Ngạn ngữ.

 

1. 

Trước đây tôi là lính tác chiến. Cấp bậc cuối cùng: Đại úy. Tôi ở tù thiếu hai tháng là đủ bảy năm. Giờ này tôi là thường dân, nghề nghiệp không nhất định và sống một ḿnh chẳng thân thiết với ai. Ông nói sao? Gia đ́nh? Ba Má tôi mất sớm, tôi có hai đứa em, một gái một trai. Lập gia đ́nh chưa? Tôi? Không phải đùa chứ những câu hỏi của ông làm tôi nhớ tới mấy tay cán bộ quá. Nghiêm chỉnh trả lời, thành thật báo cáo với ông là tôi đă lập gia đ́nh rồi. Theo ông th́ đời người nên lập gia đ́nh bao nhiêu lần th́ vừa đủ? Tôi giỡn chơi đó. Ông nh́n tôi là biết được cái vô sản mà tôi đang có, kể cả sức lực. Tóc tôi đă bạc quá nửa đầu và khi soi mặt xuống suối nước, tôi nghĩ đời ḿnh nên lật qua một trang khác, ở cái trang mà phía dưới cùng có in chữ “Chung”. Tôi không bi quan, nếu bi quan tôi đă chết trong tù rồi. Một người sắp chết, những lời trăn trối của hắn ta dĩ nhiên phải thành thật, đúng không? Ông đă từng chứng kiến cảnh người bị xử bắn ngoài pháp trường chưa? Họ nhét giẻ vào mồm con vật khốn nạn kia bởi v́ họ sợ những tay súng đang nhắm vào mục tiêu sẽ run lên khi nghe phải một sự thật từ phía nạn nhân kêu gào lần cuối. Không cần phải dơng dạc hoan hô phía này, đả đảo phía nọ, hắn ta chỉ than: “Em ơi!”. Có vậy thôi. Ông tưởng tượng đi, nghe có nát ḷng không?

 

Vợ tôi? Ông nóng ḷng muốn biết? Thôi th́ cũng nên kể ra, một lần cho nguôi ngoai. Xin thưa cùng ông là cô ấy nhỏ thua tôi sáu tuổi. Chúng tôi lấy nhau năm 74, khi ấy cô vừa ra trường và được bổ nhiệm dạy môn Vạn vật ở ngôi trường trung học nằm ngoài thành phố. Cho dù ông là kẻ có trí nhớ tồi tệ cách mấy hẳn ông cũng chẳng quên được năm 75. Phải thế không? Chúng tôi như hai diễn viên trong rạp xiếc đang đèo nhau đi trên giây mà không biết. Ngắn ngủi quá những tràng pháo tay. Chưa tới một năm. Sao kỳ vậy? Những lời chúc trăm năm hạnh phúc tuy là có gian dối thật nhưng tệ lắm nó phải kéo lê được một đoạn dài hơn là ba trăm hai mươi chín ngày chứ? Tôi có ngớ ngẩn không? Có ích kỷ không trong khi mọi người mặt cắt chẳng c̣n hột máu? Tan hàng. Đứt phim. Vợ tôi khóc. Chúng tôi tự lừa dối nhau để trấn an. Học tập đâu có lâu lắc ǵ, c̣n ngắn ngày hơn thời gian huấn luyện ở quân trường. Thôi về đi, anh đi… Và tôi đi, lầm lủi đi, câm lặng đi, bịt mắt mà đi. Đi lao lung, đi xuống từng bậc cấp của địa ngục… Ông xem phim “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” chưa? Ông thấy tên tài tử Anthony Quin khóc chưa? Đoàn tù tôi có nhiều đứa khóc c̣n “tới” hơn thế nhiều. Ông đừng nói là đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất nhé. Phản động đấy! Nước mắt có phải là lệ thủy không? Trời ơi! Chữ mút mùa lệ thủy sao mà đầy tính sang tạo thế! Sáng tạo và oan nghiệt…

 

Thăm nuôi à? Có chứ. Cô ấy đi cả chục lần, tôi đoán vậy, nhưng chỉ chính thức gặp mặt nhau có hai lần. Một ở Hàm-tân, một ở tuốt ngoài Bắc. Ông hiểu cho, một cô gái thị thành, một cô giáo sư lớp đệ Lục mà phải thân c̣ lặn lội như vậy th́ hết nước! Tôi đang mang thân tù tội mà khi nh́n cô ta, tôi lại có cảm tưởng ngược lại. Ai đày đọa ai đây? Ḷng tôi tan hoang và miệng tôi như có ai khóa cứng, niềng lại… Thôi, tôi không nên nói nhiều. Tôi nghĩ là ông đă nghe nhàm quá rồi những trường hợp, những hoàn cảnh na ná như vậy. Nụ cười của Mona Lisa ai cũng khen đẹp khiến tôi nh́n riết thấy xấu. Tôi kể chuyện buồn của cá nhân tôi biết đâu lại mang tội với anh em, những người mà nỗi đau của họ viết tới ngàn trang cũng chưa đủ chạm đáy. Ông bảo sao? Vợ tôi giờ này ở đâu? Huế Nha-trang Đà-lạt Sài-g̣n Cần-thơ… Ở đâu đó, tôi không biết đích xác. Tôi ra tù và chưa hề nghe thấy tin tức… T́nh người? Có phải ông vừa nói tới hai chữ ấy? Ông hiểu ǵ về t́nh người? Để tôi kể cho ông nghe một hoạt cảnh. Ở ngoài Bắc về, đoàn tù chúng tôi là những con mắm chất vào mấy toa tàu nêm cứng. Tàu Thống nhất chạy chậm khi vào ga Truồi. B́nh minh, ánh sáng chiếu từng đường sọc qua những khe hở. Trái với ma cà rồng, những khe sáng đó rất cần thiết đối với bọn tôi. Ngoài kia, sương đọng trên cỏ, ướt lai láng trên những bẹ lá chuối. Dọc theo một mô đất uốn lượn, tôi thấy có đôi nam nữ đi sánh vai nhau. Họ đang tṛ chuyện, trao đổi điều ǵ đó mà hai tay luôn vung vẫy để diễn tả thêm. H́nh như họ là công nhân đang trên đường tới chỗ lao động. Họ ngước nh́n tới con tàu và bỗng chốc cả hai đồng loạt đứng sửng người lại. Ông đoán thử họ phát hiện được điều ǵ nghiêm trọng để khiến họ chùn bước? Không quá một phút cả hai đều đổ xô chạy hối hả tới sát bên toa tàu, họ vội vàng mở toang túi xách ra và bao nhiêu lương thực chứa trong đó thảy đều biến thành vũ lượng hải hà rơi vung văi tới phía bọn tôi. Nắng sớm mai vỡ sáng trên gương mặt hân hoan của họ, đi đường viền hào quang trên thân thể họ, trên bộ áo quần có nhiều miếng vải vá. Và thú thật với ông, suốt cả cuộc đời tôi, chưa bao giờ tôi thấy có đôi nhân t́nh nào mang nét đẹp lạ thường như họ cả. Họ đói bụng trưa hôm ấy, năng suất lao động sẽ kém đi, nhưng ngược lại ḷng họ no nê một thứ “thực phẩm” khác. Có đúng vậy không? T́nh người. Chịu. Tôi không lư giải được. Tôi cảm thấy đau khổ, cảm thấy ḿnh là đứa có tội và tôi bị h́nh ảnh của đôi nhân t́nh nọ dằn vặt suốt cả lộ tŕnh xuôi về quê cũ.

 

2.

Tôi tên An. Ông thấy đầu con hẻm kia có hàng chữ viết lên tường vôi không? Cái chỗ ấy luôn hôi khai và chữ cấm đái dường như càng lúc càng nhạt nḥa. Ba Má nào mà không thương con, họ đặt tên tôi và cầu mong mai này tôi hưởng được một cuộc sống an lành. Họ giống như chủ nhân căn nhà đầu ngơ, cắm cúi viết chữ cấm đái và hậu quả th́ lại bất ưng. Mà có phải đêm tối ǵ cho cam, có buổi trưa tôi thấy một ông nội vừa huưt gió vừa uốn éo người để dùng cái ṿi kia vẽ rồng vẽ rắn lên tường. Tôi là đàn bà, lư ra thằng chả phải biết mắc cỡ mà vội thu cái vật khó nh́n ấy đi ngay. A, không. Chả c̣n quay tới hướng tôi để mong cho tôi ngó thấy. Vậy đó, bây giờ người ta sống trân tráo và chữ liêm sĩ là ǵ, hỏi mấy đứa đang cắp sách đến trường xă hội chủ nghĩa chúng khó mà giải đáp cho vẹn toàn. Tôi nghĩ ông bà ḿnh là những kẻ tiên tri đầy nhu nhược. Họ mơ mộng và sự kỳ vọng ấy cứ tiếp tục kế thừa cho đến giờ này. Không gián đoạn, chẳng ngơi nghỉ. Ở mấy nước Tây phương có ai đặt tên cho con bằng những chữ được tra cứu cẩn thận trong từ điển không? Hôm kia, con bạn tôi vừa đẻ thêm đứa thứ hai. Đứa đầu con trai, mang tên kẻ cựu thù: Nguyễn Mỹ Quốc. Nó bảo là tao ước ao sớm qua được bên nước Mỹ đoàn tụ với Bố mẹ. Lần này th́ con gái, cháu có tên Nguyễn thị Ḥa B́nh. Ô hay, con này khéo đùa, đất nước ta chưa thật sự ḥa b́nh hay sao?

 

Ông nói ǵ? Tôi có con chớ. Tại sao không? Cháu đă được tám tuổi rồi. Tôi đặt tên cho nó là Vô Úy. Ông hiểu nghĩa chữ đó không? Chẳng có úy với tá tướng ǵ ráo, chỉ toàn một đoàn tù mà người này giống người kia như hai giọt nước. Ông bỏ qua nhé, tôi chỉ khôi hài đen thôi. Ông bảo sao? Phải, trước đây tôi từng là giáo sư trung học đệ nhất cấp, không phải dạy môn Việt văn đâu, tôi dạy Vạn vật. Nhưng mà tạm quên chuyện ấy đi, nói ra thêm hổ thẹn. Lư lịch một con mẹ bán bún ḅ ngồi đầu đường xó chợ như tôi đây mà có khi từng đứng trên bục để giảng dạy đám học tṛ đệ Lục th́ nghe như chuyện thần thoại hoang đường. Giờ này tôi đă quên hết ráo sự cấu tạo của thân cây. Cái ǵ gọi là diệp lục tố. Tại sao cây luôn vươn ḿnh về phía có ánh sáng? Vân vân và vân vân. Những thứ ấy nên quên đi là phải. Cái mà ḿnh luôn trăn trở là tại sao nên ngồi ở ngă tư này thay v́ đằng ngă ba kia. V́ sao ḿnh cho thằng này thiếu nợ mà lại cạy mặt con mẹ kia ra. Phải tư duy động năo nên biếu xén anh công an này điếu thuốc ba con 5, nên bỏ thêm nhiều thịt vào tô bún cho gă cán bộ nọ. Vậy đó. Quy luật sống của con người nó không giống như loài cỏ cây. Con người th́ ưa chúi đầu về phiá bóng tối. Ông hiểu không? Những ǵ xẩy ra trong bóng tối cũng mang lại một kết quả như ư hơn là nó được diễn ra trần trụi dưới ánh sáng mặt trời. Trồng cây mười năm trồng người trăm năm. Đúng thế không? Khốn nạn thật! Nói ông tha lỗi cho, trồng làm ǵ cho chật đất. Ở xứ sở này họ đă từng bứng đi tận gốc rễ biết bao là tài năng…

 

Ông ăn bún không? Tôi làm cho ông một tô hỉ? Mấy người ở trong xóm đằng kia luôn hoài nghi, chẳng biết ḍng họ nhà tôi ba đời nấu bún hay tôi chỉ là tay nghiệp dư mới đổi đời. Có đứa lân la: Tui ngậm đắng nuốt cay đă lâu, nay ăn tô bún cô vào thấy giận hờn cuộc đời trôi đi đâu mất tiêu! Có nhiều cái ba xạo làm ḿnh ghét, có những dối gạt làm ḿnh mát ḷng. Tỉ như những lời tán tỉnh của bọn đàn ông, biết tụi nó chẳng thật ḷng mà sao con gái chóng chui đầu vào cạm bẫy thế! Ông đừng đùa, tôi làm ǵ có được ba thứ kinh nghiệm máu me đó. Tôi kể ông nghe chuyện này xem thử ông nghĩ sao về đàn bà con gái. Ngày xưa, có con mẹ đó lấy chồng đâu gần được một năm th́ uyên ương găy cánh. Ông chồng Đại úy họ c̣ng đi học tập cải tạo mất đất. Con mẹ kia đầu tắt mặt tối giữa cái đời sống từ ngửa bị lật úp bất ngờ. Tôi không kể ông cũng biết là cái lon Đại úy của người chồng tác hại như thế nào trên đời sống mới của con mẹ kia. Nó bỏ thành phố cũ đi lưu lạc mười phương. Nó trốn kỷ niệm hay nó lánh phong ba th́ cũng đồng một nghĩa. Đúng đắn hơn là nó phải tự bương chải để sống c̣n. Trôi nổi đâu được ba bốn năm như vậy, một hôm nó t́nh cờ gặp phải một thằng đàn ông. Lư ra tôi nên dông dài về cái nhân vật đặc biệt này cho ông rơ. Nhưng thôi, chỉ xin tạm vắn tắt ở đây những chi tiết quan trọng: Hắn ta là người đứng trong hàng ngũ phe chiến thắng. Hắn quen biết nhiều, có thế lực và lạ lùng thay khuôn mặt hắn mang những nét trùng hợp với ông chồng Đại úy. Đó có phải là lư do giản dị nhất để giải thích tại sao con mẹ này sớm gần gũi với tên đàn ông kia? Hay do bởi tên kia có biệt tài ăn nói? Hay do bởi một thiếu phụ xuân th́ đă từ lâu quên bẵng mùi đàn ông? Con mẹ đáng thương đó có hai lần nổ lực đi thăm nuôi chồng. Tôi dùng chữ nổ lực là có hơi khiêm nhường. Ngày xa xưa, người ta lều chơng trèo đèo lội suối để về kinh thi Hương thi Hội quái qủy ǵ đó th́ có thấm vào đâu so với đội ngũ đàn bà có chồng con tù tội ngày hôm nay. Chẳng có chi mang ra so sánh được cả. Rừng rú nếu có cọp beo th́ chắc beo cọp kia cũng động ḷng mà không nỡ giở thú tính ra để sát hại những kẻ bị trời đày nọ. Cuối cùng th́ con mẹ kia vào gặp được chồng. Nói làm sao đủ phút giây đó? Thảm thương! Ông chồng th́ thầm: Hăy quên anh đi, đừng tự đày đọa ḿnh mà làm ǵ. Đừng cất công thất tha thất thểu lộn hồn lộn viá nữa, cố t́m một người đàn ông tử tế mà sống yên nửa đời c̣n lại… Họ có chính sách “nhân đạo” là dành ít thời gian cho những cặp vợ chồng được thỏa đáng chuyện xác thịt nhưng ông chồng Đại úy xem đó là hành động của bọn thú vật. “Ḿnh đừng bôi mặt bôi mày diễn thêm những vở tuồng khôi hài cho bọn chúng xem”. Chấm hết. Con mẹ kia đi về, tả tơi trên sạn đạo xa ngái. Câu nói “xem như anh có lỗi với em và mong em tha thứ” chất đá trong ḷng bả. Và sau này, sống với thằng đàn ông thứ hai, bả vơi mất dần những mặc cảm phạm tội. Bả tự tra vấn lấy ḿnh để nghĩ rằng ở đời chẳng có ǵ toàn vẹn cả, nhất là tự dưng ông trời đă bù đắp cho bà một người đàn ông y hệt như ông chồng cũ. So với bạn bè cùng tham dự một tṛ chơi liều lĩnh, con mẹ đó tựa như một kẻ trúng số ở lô an ủi. Ngày qua tháng lại, bả có thai và bả đau chẻ người để sinh con. Mọi chuyện xẩy ra có vẻ b́nh thường, cho tới một hôm… cho tới một hôm… bả t́nh cờ biết được một sự thật điếng hồn. Ông c̣n nhớ chuyện kể về sự tích trầu cau không? Chuyện ra sao nhỉ, tôi đă khuấy quên những t́nh tiết. H́nh như nó thảm sầu và nghiệt ngă quá lắm, phải không ông? Dẫn tới cái chết, đi vào kết thúc bằng biến thân thành cây này lá nọ và cục đá dị thường kia. Nói tới đá mới chợt nhớ ra, ông có biết là hiện nay ở đất nước giàu mạnh văn minh tiến bộ này đă thực sự biến mất vĩnh viễn cái gọi là “Ḥn Vọng Phu”. Tụi làm nghề đục đá, đào đá, đẻo đá, bán đá đă ăn tươi nuốt sống nó rồi. Nó đă tiêu vong. Vọng phu, vọng phu. Buồn quá mạng! Ông nghĩ sao?

 

Thôi, tôi thu dọn đồ đoàn để trở về kẻo thằng Vô Úy đợi, tội nghiệp. Giữa trần gian lớn rộng này đây tôi chỉ c̣n có mỗi ḿnh nó. Nó cóc có sợ ai th́ đó là điều tôi măi mong. Nhưng tôi th́ măi sợ nó, măi đợi chờ cái ngày nó sẽ tra khảo vặn vẹo: Má, má, chớ tiá tui đâu mà sao hổng thấy. Ổng c̣n sống hay ổng đă chết. Khai lư lịch th́ nên để ổng ở về phiá nào, vàng hay đỏ?

 

3.

Tôi học ở Đại học Văn khoa Huế. Nghe bạn bè xúi bậy, bỏ tương lai, bỏ tuổi xuân, bỏ thành phố, theo mặt trận lên Trường sơn năm 68. Nhà tôi nghèo, cha mẹ mất sớm. Ông anh đầu là Sĩ quan của chế độ miền Nam. Bà chị kế lấy chồng lúc vừa đôi tám và hiện ở Mỹ, thủ đô tỵ nạn. Cơ quan tôi đang công tác là Ty thông tin văn hoá. Mấy năm gần đây tôi có viết vài ba cái truyện ngắn và đó là loạt truyện mà trên đánh giá chúng mang mầm phản động. V́ sao? V́ tôi thẳng ruột ngựa quá. Tôi không biết hư cấu, tôi dốt ḷn lách. “Có sao nói dzậy người ơi” là thứ phương ngữ giết người. Xă hội ta không ưa những kẻ thật thà. Bộ mày tính bêu rếu chế độ à? Trắng mà nói cho ra đen, đó là tính ưu việt của nền văn hoá nước nhà, cứ an tâm đi dưới những tấm bảng chỉ đường của Đảng. Tôi sống rất chật vật, cũng may bà chị ở Mỹ c̣n đoái ḷng ngó xuống, nghĩ t́nh ruột thịt để thương hại gửi tiền về “cứu trợ nạn lụt”. Bia đang uống này, thịt cá chất tươi đang cải thiện cuộc nhậu hôm nay cũng do mấy “đồng cứng” của bà chị tôi răi mưa xuống sa mạc. Bia đổ vào mồm rồi, không nói phét được th́ xin kể chuyện tiếu lâm mà nghe: “Có con nhím nọ cô đơn đi lang thang trong rừng, đang rượi buồn bất chợt ngó thấy có cái bàn chải thật lớn nằm lăn lóc xơ cứng bên triền cỏ mượt. Cậu ta mừng vui vô hạn, khẩn trương chạy tới để hồ hỡi leo vội lên trên. Loay hoay trèo lên trụt xuống một hồi liền đỏ mặt sau đó mà lí nhí: Chà, ở đời ai mà chẳng có khi nhầm tưởng!”

 

Đang ngồi trước mặt ông hôm nay là một con nhím tua tủa những gai nhọn. Hắn nhầm lẫn đôi phen và lầm lỗi bộn lần. Làm hết chai bia này đi, lâu lắm rồi tôi chẳng có ai để thù tạc. Tôi đă sống một cuộc sống chẳng ra ǵ cả. Tôi vắt kiệt tuổi xanh của ḿnh để đánh đổi những hoài nghi chẳng bao giờ đi đến cuối sự minh bạch. Tôi tự hỏi những diễn viên ở trên sân khấu khi chấm dứt vở tuồng, họ bước xuống lại đời thường họ sẽ đối xử với nhau ra sao? Họ có thật ḷng với nhau hay cứ ngỡ đối phương đang đeo mặt nạ và điều đó buộc ḿnh phải pḥng thủ? Bia uống được quá phải không ông? Bia này thuộc loại xuất khẩu đấy. Nồng độ cao nhưng uống vào chẳng thấy đắng. Người ta bảo mật ngọt chết ruồi, bia không đắng dễ vật nguời ra. Ừ th́ cũng đúng, nhưng chỉ phần nào thôi. Tôi biết quanh đây có những con ruồi chẳng bao giờ thấy đủ ngọt về cái hủ mật mà chúng đang chấm mút. Khi anh không chết v́ bội thực dĩ nhiên cái bao tử anh cứ cảm thấy đói măi. Tôi đang cưu mang nhiều ư tưởng để viết nên một cuốn truyện dài. Trong lúc này đây, tôi cho văn chương là một cứu cánh, là phương tiện. Nói một cách hồ đồ và kém thơ mộng, văn chương chính là cái thau hứng đầy mật đắng mỗi khi tôi nôn thốc tháo, hay chính nó là chung rượu lớn giúp tôi vùi đầu vào một cơn say? Tôi trả thù cuộc đời bằng chữ viết. Tôi làm bảng kiểm điểm tự khai bằng tiểu thuyết. Tôi chẳng cần độc giả, tôi ghi tên thật không dùng bút hiệu và tôi cầu mong cho anh chị tôi có dịp đọc lấy nó. Vậy là đủ. Ông nhớ cho điều này, có nhiều áng văn bất hủ mà khi ông này viết ra chỉ cốt gửi riêng ḿnh bà kia đọc phải, thế thôi, chẳng nuôi mộng mị to lớn ǵ cả. Chẳng biết tôi có đủ sự tỉnh táo và can đảm viết nó ra mặt giấy không? Một cuốn tiểu thuyết đồi trụy, loạn luân… “âm mưu thâm độc do Mỹ ngụy cài lại”… Ôi! Sao cái đầu bỗng dưng nặng nề... Để đếm xem có bao nhiêu ngọn đèn… Ủa, nhậu đi chứ ông, đừng ái ngại là vách có tai, chúng tựa cá mè một lứa với chủ nhân, tất cả đều điếc đặc cả rồi, chúng lặng yên ở đó như đă từng, chẳng tội t́nh ǵ vác thân đi báo cáo cho ai kia. Trước đây tôi ghét câu nói “ác khẩu”: Cái cột điện nếu có chân cũng bỏ trốn. Giờ này ngẫm lại thấy thấm thiá. Địt mẹ mày, sao mày không bỏ ta mà đi, sao mày c̣n đứng đó dăi dầu nắng mưa? Mày chiếu làm ǵ thứ ánh sáng nhợt nhạt xuống mặt đường loang lỗ bóng tối và mày ngoan ngoăn để cho người ta tṛng vào thân mày những khẩu hiệu vẽ vời chuyện giả tưởng…

 

Người đàn ông đứng lên, những chai bia đồng loạt lăn quay trên chiếu lát. Hắn bước ra sân, chếnh choáng khi trạc quần đứng đái. Hắn cúi mặt nh́n xuống vũng nước sủi bọt. Đất nồng mùi. Hắn vác mặt ngó lên trời cao. Trời mùa hè, xứ nhiệt đới đầy sao không vẩn mây. Nóng rít rát, thăm thẳm đen. “Thiên địa ơi. Anh ơi. An ơi. Chớ tội t́nh chi mà tất cả chúng ta phải chịu đọa đày! Ngày xưa, giả như anh chiến thắng th́ câu chuyện sẽ dẫn tới đâu? Có tốt đẹp hơn không? C̣n An. Tại sao lại là An mà không vấp phải một người đàn bà nào khác? An hăy trở về cho tôi khấn đầu gọi là chị. Chị An ơi, chị hăy lộn lui và chính chị ra tay giải phóng em cho cốt truyện nó có hậu. Hăy cầm dao mà thiến đi cái vật dư thừa suốt đời măi đeo lủng lẳng bên ḿnh một thằng đàn ông hèn mạt. Thiến đi. Hăy chặt bỏ không nương tay những giây mơ rễ má luôn vướng viú để được thong dong, cho giản dị cuộc đời…”

 

Hắn ngă vật xuống đất, nằm co quắp trên vũng nước đái đang ngấm rút mất dấu. Ở xứ sở này, đất quen thẩm thấu xương thịt, máu, nước mắt, nước đái và vô số những chất tạp nhạp khác. Đất hận thù. Đất đói khát.

 

 

Hồ Đ́nh Nghiêm

 

http://www.gio-o.com/HoDinhNghiem.html

 

 

© gio-o.com 2010