Michelle Tạ


Tranh Hà Cẩm Tâm

Coi tranh Hà Cẩm Tâm là coi đường nét.  

Nét đánh xuống, phá đời nô lệ
Nét kéo ngang, tìm cõi bình an!
Xổ qua xổ lại bạo tàn,
Là nét đau khổ kiếm đàng thoát ly !

Từ thuở thiếu niên mười hai tuổi Hà Cẩm Tâm đã bắt đầu cầm cọ phát hoạ ra những bức tranh đánh giặc xâm lăng. Đó là thời kỳ kháng chiến chống Pháp của đất nước Việt Nam. Rất tiếc là không có một bức hình chụp nào để lại cho chúng ta được xem .... Nhưng, với số tuổi rất trẻ như vậy, tôi có thể hình dung được những đường nét trong các bức họa thuộc về thời kỳ khởi đầu của cuộc đời họa sĩ, của Hà Cẩm Tâm, là loại tranh thuật truyện (illustrationism), nói về vua An Dương Vương bị mất nước vì công chúa Mỵ Châu cho giặc Tàu là Trọng Thủy. Hình ảnh đậm nét nhất là các sợi lông ngỗng thả lại, để lại vết tích cho giặc đuổi theo sát chân lúc vua đi trốn

Chúng ta có thể tìm thấy những đường nét bình yên, tĩnh lặng trong những bức tranh đồng quê Việt Nam, hay torng những cảnh sông hồ, biển cả .... Nơi đó, đường chân trời được kéo ngang rõ rệt, như mặt nước hồ thu không gợn một chút sóng, như một mặt gương trong sáng, phản chiếu toàn diện trời mây bao la xuống tận đáy hồ. Có lẽ đó là thời kỳ mà người hoạ sĩ này đã từng trải qua qúa nhiều sóng gió của cuộc đời, nên muốn được tĩnh lặng trong tâm hồn. Thể loại tranh này (Idealism) vẽ theo cách rất giống tranh thủy mạc (Transparent)

Cũng như hàng trăm ngàn người Việt Nam đi vượt biển tìm tự do trong cuối thập niên bảy mươi, Hà Cẩm Tâm cũng trải qua cuộc đời tỵ nạn đói rách vơ"i cảnh màn trời chiếu đất .... Hình ảnh con thuyền đánh cá bị đổ nát, chỉ còn trơ lại "xương thuyền"  vùi lấp một nửa thân trong bãi cát ... với đầy những nét xổ tới xổi lui, như muốn thoát ly ! Nhưng rồi kết quả ra sao ? Dĩ nhiên, không ai trong chúng ta là không hiểu được hai chữ "TỰ DO", và chúng ta  phải trả một giá cao đến độ nào! Đây là thể loại tranh tâm sự  (Expressionism) của Hà Cẩm Tâm.

Coi tranh Hà Cẩm Tâm là coi màu sắc.

Trong đen trắng, chập chờn vàng tím!
Rực đỏ cam, có chút xanh tươi !
Rằng đen thì thật tuyền đen,
Nhưng xem cho kỹ, ửng hồng ửng cam!

Nếu như zoom nhỏ lại các bức tranh của Hà Cẩm Tâm khoảng bằng kích thước của một con tem, chúng ta sẽ thấy màu sắc còn lại rất ít, đen tuyền, vàng rực, xanh biếc ... Nhưng nếu phóng đại chúng lên, chúng ta sẽ thấy thấp thoáng phản chiếu những sắc màu tương phản, lúc ẩn lúc hiện

Gam màu của Hà Cẩm Tâm nhìn chung thì rất nhẹ nhàng, rất đơn giản, để hoà nhập vào tâm hồn chúng ta.  Hà Cẩm Tâm chơi màu rất nhiều lối, nhưng lối đặc biệt nhất vẫn là lối chơi có chút phá đề, hay nói cho đúng là lối kết hợp màu theo cách tương phản rất kín đáo (direct contrat, split complementary - and not too much).

Coi tranh Hà Cẩm Tâm là coi về vóc dáng.

Có người nói rằng "Sao mấy con ngựa của  Hà Cẩm Tâm không thấy lỗ tai ? Sao chỉ vẽ phía trên lưng trên đầu, còn đâu mất phần dưới bụng rồi " Như một ống kính của máy chụp hình đang ở trong độ focus gần khi vẽ tranh Hà Cẩm Tâm không thích lấy rõ nét toàn bộ mọi thứ một cách đầy đủ và chi tiết, ông chỉ nhấn mạnh phần chính điểm thôi.  Nghĩa là bố cục và sự phối hợp hình dáng đã được tuyến lựa kỹ lưỡng. Ngay cả khi vẽ một con ngựa,  Hà Cẩm Tâm cũng chỉ vẽ những nét đẹp chính như bờm đang bay, vó đang phi mà thôi. Tôi rất thích lối vẽ nhấn mạnh trọng điểm (Impressionism) này của hoạ sĩ Hà Cẩm Tâm

Tương tự như lối chơi phá đề về cách phối hợp màu sắc, khi vẽ xong một bức tranh Hà Cẩm Tâm thích kết thúc tác phẩm bằng vài nét phá đề để cho bức tranh thêm phần sống động (dynamic movement) ... và đây chính là nét tuyệt tác của tranh Hà Cẩm Tâm

Coi tranh Hà Cẩm Tâm là coi về nét phong thủy. (positive energy)

Tranh vẽ có tính chất phong thủy là tranh như thế nào ? Nhìn một bức tranh có tám con ngựa chạy vào ... đại khái là lộc đi vào nhà. Nếu chấm về điểm Hội Hoạ thì "đều đều, rập khuôn, một nét - chát chường!" ... thì là tranh chết. Nếu thiếu sự sống thì sao gọi là tranh phong thủy được ?  Còn nếu vẽ cho có sức sống động, ví dụ như chuyển đầu của một (hoặc hai) con ngựa ngoái cổ nhìn về hướng khác, thì lại càng chết (!)  ... vì đi sai hướng về phong thủy rồi, nghĩa là tiền không hoàn toàn chạy hết vô nhà .... ! Tranh vẽ rất là phong thủy ở đây có nghĩa là về đường nét, màu sắc, bố cục và nội dung rất là sống động, mạnh mẽ ... thì đạt được từ trường tốt, thì là phong thủy ( chứ không phải lựt vật thế (object) thuộc về phong thủy để mà vẽ).

Phần lớn tranh của Hà Cẩm Tâm, nếu xem kỹ, sẽ thấy điếm trọng tâm của tranh được nâng cao hơn một chút, tất cả các vật thể đều được thăng hoa và tiến lên (composition up lifted). Đường nét cũng vậy, phần nhiều là nét phất lên - nét thăng, và phết rất mạnh tay.  Màu sắc cũng vậy, màu chơi ở mức độ còn nguyên thủy, chưa bị pha trộn nhiều. Gam màu rất ư hài hoà, rất trong sáng, rất đơn giản, dễ chịu và dễ cảm ... Nói chung là ... dễ đi vào lòng người

Coi tranh Hà Cẩm Tâm là coi ... trong bóng tối để tìm ra nét sáng!

Ngoài những cách thưởng thức trên, tôi cũng còn thích ngắm tranh của Hà Cẩm Tâm ở cấp ánh sáng khác. Nếu hạ bớt ánh sáng trong phòng xuống, và để lại một ít ánh sáng khuếch tán thôi ( chắng hạn như một chút nắng chiếu yếu ớt, hay một ngọn đèn ngủ thật dịu), lúc đó, những màu sắc ở khoảng trung qua tối sẽ bị ẩn, mất, và chỉ còn những màu từ khoảng trung qua sáng là hiện lên ... Tranh Hà Cẩm Tâm nhìn rất ngoạn mục với cái bố cục ngạc nhiên và vô tình này

Và, cuối cùng, coi tranh Hà Cẩm Tâm là co nội dung.

Có rất nhiều bức tranh chúng ta trưng trên tường nhiều khi chỉ có giá trị về mặt hình thức thôi, chứ không có chiều sâu của tâm hồn ... Nhưng tranh Hà Cẩm Tâm, nó có giá trị về cả hai phương diện

Về nội dung của tranh Hà Cẩm Tâm thì không giấy bút nào ghi cho hết! Hãy thóang nói về tranh ngựa của Hà Cẩm Tâm. Con ngựa trong tranh Hà Cẩm Tâm không phải là cầm thú, mà là con người. Có lẽ còn hơn thế nữa, Hà Cẩm Tâm đã thăng chức nó, phong cách hoá nó lên tới bậc thánh luôn! Chứ không chỉ tới chức người phàm thôi!

Bốn vó ngựa như không chạm đất
Hồn thăng thiên cõi thánh, ngút ngàn.
Ngựa phi lên tới niết bàn!
Hoá thân, lột xác, đẹp hoàn hảo thay!

Có một đêm tôi nhìn bức tranh ngựa của Hà Cẩm Tâm mà rơi nước mắt và thấy thương cho loài trâu ngựa. Con ngựa đã xả mình ra hết sức để hy sinh, giúp đỡ cho đời sống con người được cao sang, hạnh phúc, đầy đủ  mọi thự ... Từ trong lãnh vực đánh giặc cứu nước, một lòng trung thành với chủ "nơi chiến trường da ngựa bọc thây" Kéo xe thổ mộ, gồng gánh hàng trăm tấn tải ... mà có được trả lương bao nhiêu đâu, chỉ là những nhúm cỏ ngoài đồng không mông quạnh. Nhiều khi qúa tải qúa sức, bị đánh đập qúa sức, vết thương chưa kịp lành, thế mà từ hừng đông đã phải bị lôi đầu lôi cổ dậy để làm con xe mã cho loài người nữa rồi. Lúc đó tôi thấy đằng sau bức tranh ngựa đó, là hình ảnh chúa Jesus ... thương yê lài người, hy sinh, phục vụ cho loài người đến độ thân tàn ma dại, mà vẫn chưa thoả mãn được hết mọi sự đòi hỏi của loài người, vẫn còn bị hiểu lầm, đánh đập, tra tấn ... đến nổi sùi bọt mép, hộc máu, mà chết.

Hà Cẩm Tâm đã trả tự do cho loài ngựa, con ngựa trong tranh Hà Cẩm Tâm lúc nào cũng nô đùa nhảy múa, như bay bổng lên không, về với thiên đàng thảo nguyên bát ngát của chúng

Con ngựa trong tranh Tàu là con ngựa của biểu hiệu cho Quyền Qúy, Sức Mạnh, Thành Công, Anh Hùng ... Khác với những biểu hiệu đó, con ngựa trong tranh Hà Cẩm Tâm là con ngựa Phục Vụ, Tình Nghĩa. Không phải là con cháu Vua Chúa, mà là con ngựa của Quân Sĩ; với những nét đẹp nhấn mạnh về tính Hy Sinh, Trung Hiếu, Chịu Đựng, Nhún Nhường

Có lần Hà Cẩm Tâm mang cọ của một cậu đệ tử (làm biếng) đi rửa, tôi thấy cảnh đó thì rất cảm động, và hỏi rằng " Có bậc sư phụ nào làm công việc hầu hạ cho đệ tử không ?" Hà Cẩm Tâm trả lời: " Người nghệ sĩ không là gì đâu, người nghệ sĩ chân chính là người biết đi phục vụ cho đời đó!" Cũng như con ngựa, đời nghệ sĩ là đời phục vụ

Giai đoan lão thành của Hà Cẩm Tâm là giai đoạn thăng thiên .... Đã mười lăm năm nay Hà Cẩm Tâm từng trường chay và tu thiền. Một trong những lý do chính của việc không ăn thịt là "thật sự thương loài vật" Ánh đạo vàng trong tâm hồn nghệ sĩ đã thể hiện qua màu sắc trong tranh vẽ. Những ai sắp gần tuổi về trời có lẽ sẽ cảm ra được nhiều hơn qua những bức tranh mang tính thất thiền này (Elevationism)* . Nhìn nó sẽ cảm thấy tâm hồn thêm lắng lịnh và thanh thoát. Hồn người nghệ sĩ đã nhập tâm trong tranh và toả ra tia nắng đạo vàng "Trút bỏ bớt khổ lụy và thăng hoa tâm hồn lên đẳng cấp cao hơn" là nội cung của những bất tranh thiền của Hà Cẩm Tâm. Một trong những bức tuyệt tác của thể loại tranh này là "Tóc Xanh Rụng Xuống Ai Tì Nở Hoa"

Tình dục và tình yêu trong tranh Hà Cẩm Tâm không chỉ thể hiện nhiều qua đường cong của mông và ngực trên thân thể con ngựa ... Mà còn thể hiện nhiều qua những bức tranh Trừu Tượng (Abstraction) ở trình độ cao đẳng.  Tôi thấy trong những bức tranh trừu tượng đó, bố cục của tranh rất cô đọng, và xuay vần chung quanh một điểm thật rõ rệt.  Màu sắc thì chơi theo lối tương phản kín đáo, phá đề một cách đùa giỡn, nghĩa là lúc hiện, úp úp mở mở ... một cách khiêu gợi! Và là kiểu khiêu gợ thật Á Đông, rất nhẹ nhàng kín đáo, không lộ liễu, không lố bịch ...

Ngoài những nét đẹp về đường con, Hà Cẩm Tâm còn dùng hỉnh ảnh con ngựa để nói lên những tính cao đẹp của người đàn bà như Hy Sinh, Trung Hiếu, Chịu Đựng, Nhún Nhường. Người mà Hà Cẩm Tâm yêu qúi nhất chính là Mẹ của mình. Hà Cẩm Tâm rất thường xuyên nói về vẻ đẹp của người đàn bà Á châu, nhất là "Người đàn bà Việt Nam là người đàn bà đẹp nhất thế giới"

Hồn tranh của Hà Cẩm Tâm thật qúa đẹp! ... Tôi xin được mượn những giòng chữ của cõi vô thường để tặng những người thích tranh Hà Cẩm Tâm

Trăm năm trước đã không có Tâm *
Trăm năm sau Cẩm như không có *
Cuộc đời Hà có, Hà không *
Ngàn năm còn lại họa Hồn trong tranh

Có lẽ, sẽ đúng như vậy, sơn dầu vốn xuất phát từ đá, nên sẽ cô đọng lại thành đá mà tồn tại mãi. Cuộc đời là vô thường và sống chết là lẽ trời. Tuy nhiên "Chân lý thì không bao giờ chết" Nó sẽ sống mãi trong các họa phẩm của Hà Cẩm Tâm

Tuổi đời càng cao sóng đời càng phủ bạc lên mái tóc, và nhân sinh quan của người hoạ sĩ này hình như là cũng hụp lặn cỡi theo triền sóng để tiếp tục tồn tại! Vậy hãy đến xem tranh của Hà Cẩm Tâm để coi đường nét của tranh Hà Cẩm Tâm đã biến hóa đến tầng cấp nào ! Cũng như là để coi những thông điệp mới của người hoạ sĩ này là gì, sau khi đã rũ bỏ mọi sự đời dọn qua "vùng đất Ô Kê" một thời gian ... Biết đâu được ... tranh mới nhất của Hà Cẩm Tâm là thể loại tranh thiền, để thăng hoa cho nhân loại bớt đau khổ ... Biết đâu được, không chừng Hà Cẩm Tâm đã "cải lão hoàn đồng", và tranh của ông tràn dầy nhựa sống như vó ngựa phi thân, hùng dũng khoẻ mạnh! Hay là , biết đâu được, tranh mới nhất của Hà Cẩm Tâm lại là tranh trữ tình, tràn đầy yêu thương, như lời cuối trong buổi tiệc chia tay, ông có nói: "Ngày sau sỏi đá vẫn cần có nhau" Hà Cẩm Tâm mượn câu hát của TCS để nhắc cho mọi người nhớ rằng, không ai là không cần tình thương để sống, ngay đến sỏi đá cũng cần có nhau nữa, thì huống chi loài người " "Hãy thương yêu nhau để mà sông, cho cuộc đời thêm màu sắc tươi thắm, cho nhân loại bớt đau thương, khổ ải!" Xin hãy sống cho có ý nghĩa, như những bức tranh ngựa qúa đẹp của Hà Cẩm Tâm, mà ông đã thường hay nói: "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ!"

Michelle Tạ

*Chú thích: Có lẽ từ xưa đến nay ít có Thiền Sư và Họa Sĩ  trong cùng một người, nên danh từ để diễn tả loại tranh thiền mang tính chất thăng thiên này chưa có trong tự điển hội hoạ, vậy tạm thời dùng chữ "Elevationism" để diễn tả co loại tranh "up lifting spirit" này

*Tâm: hồn - ý tưởng về Phục Vụ, Tình Nghĩa của loài ngựa *Cẩm: Coi như , là  * Hà: tiếng cười -rạng rỡ, mới thấy đó đã mất đó

* Hà Cẩm Tâm bắt đầu vẽ từ năm mười hai tuổI, và đã trưởng thành trong sáng tác năm mười bảy tuổi, và năm nay khoảng độ bay mươi ba tuổi. Lớn, nhỏ kể hết: trung bình mỗi ngày ông vẽ khoảng một bức ... Hãy tính nhẩm xem người hoạ sĩ này đã vẽ tổng cộng khoảng độ bao nhiêu bức - Thật là kinh khủng!

Michelle Tạ

Tốt nghiệp bằng cao đẳng Hội Hoạ (AA degree in Fine Art) tại Saddle Back College. Thỉnh thoảng cũng có trang trí sân khấu cho các buổi nhạc thính phòng như sân khấu Mùa Thu Cho Em của VNHelp, sân khấu thơ nhạc Du Tử Lê % Hải Nguyễn, sân khấu dạ vũ cuối năm của ban Phượng Hoàng Lê Huy ....

bấm vào đây xem triển lãm của Hà Cẩm Tâm