Thư Tín

lâu lâu một lần …

Tháng 9.2014

 

 

Thư của nhà thơ Nguyễn Thanh Khiết

 

Kính gửi chị Lê Thị Huệ, chủ biên trang Gió-O.

 

Tôi là Nguyễn Thanh Khiết, một người bạn từ thuở học tṛ của nhà thơ Trần Duyên Tưởng. Hôm nay tôi viết cho chị v́ có những điều cần làm sáng tỏ:

 

1.     Đọc trên Gió-O. Trong bài tản mạn của chị viết về “Trần Duyên Tưởng Chàng Duyên Thơ, Người Tây Ninh”. Ở đoạn cuối chị viết  “Trần Duyên Tưởng chàng Tây Ninh làm thơ t́nh si lăng đăng nửa tỉnh nửa quê trong Gịng Sông Tóc Rụng. Như Nguyễn Bắc Sơn chàng Phan Thiết có thơ t́nh si tỉnh lẻ ấm áp Người Hoa Khôi Áo Rách…”. 

 

Tôi nhận thấy có một điều sai lầm ở đây.

* Bài thơ “Gịng Sông Tóc Rụng” không phải của Trần Duyên Tưởng (Trần Thanh Bạch)

* Là thơ của cố thi sĩ Trần Tưởng Duyên ( Đặng Ngọc Hạnh).

 

Cả hai là bạn của tôi. Hai ông cùng yêu một người con gái tên “Nguyễn Đăng Ngọc Duyên” do đó mới hai bút hiệu như trên.

 

2.     Trong bài “để nhớ  TRẦN DUYÊN TƯỞNG” chùm thơ được hợp soạn bởi nhà thơ Nguyễn Thanh Châu. Sự nhầm lẫn c̣n trầm trọng hơn.

 

Trong phần trích thơ có ba bài không phải của Trần Duyên Tưởng. Mà là của nhà thơ Trần Tưởng Duyên đă được đăng trên “Trang Thơ Trần Tưởng Duyên”:

 

- Thơ duyên và Buổi sáng.

http://trantuongduyen.blogspot.com/2010/12/tho-duyen-va-buoi-sang.html

        

- Ta, Loài Dấu Yêu Hoang Dă

http://trantuongduyen.blogspot.com/2010/12/ta-loai-dau-yeu-hoang-da.html

        

- Gịng Sông Tóc Rụng

http://trantuongduyen.blogspot.com/2011/01/giong-song-toc-rung.html

 

Mong Gió-O kiểm chứng lại.

 

3.     Về bức ảnh “5 người lính chụp ở quân trường” (trong đó có tôi). Tôi nghĩ Gió-O ghi chú phía dưới tên “Trần Duyên Tưởng” là không đúng, v́ trong quân đội chỉ dùng tên thật. Gió-O có thể ghi là “Trần Thanh Bạch (nhà thơ Trần Duyên Tưởng)” th́ đúng hơn. Tấm h́nh này đă được tôi post lên trong trang thơ Trần Duyên Tưởng với ghi chú rơ ràng:

 

http://tranduyentuong.wordpress.com/canh-x%C6%B0a/

 

Thưa chị Huệ,

 

Sở dĩ tôi phải nêu vấn đề v́ hai nhà thơ này đều là bạn thân của tôi. 2 trang thơ của họ do tôi thực hiện. Tôi không muốn có sự nhầm lẫn, để có thể trở thành một nghi án văn học sau này. Nhất là nghi án đó xuất xứ từ Gió O một trang văn học, nghệ thuật tầm cỡ trên thế giới NET

 

Trân trọng

 

nguyễn thanh khiết

 

 

Chào nhà thơ Nguyễn Thanh Khiết

 

Cám ơn nhà thơ đă bỏ thời giờ quư báu viết một lá thư nói rơ các lỗi cần chỉnh sửa. Tôi rất trân quư công việc này của anh. Đây là một việc làm đáng ca ngợi và nên làm gương cho mọi người noi theo.

 

Chi tiết v́ hai ông thi sĩ yêu một người con gái tên Duyên mà một ông giành bút hiệu Trần Duyên Tưởng và một ông giật bút hiệu Trần Tưởng Duyên, thật thú vị. Ai nào biết hai ông giành giật nhau thi danh hóa cuộc t́nh Tưởng Duyên và Duyên Tưởng, chỉ v́ một người con gái có tên Duyên, nếu anh không công bố chi tiết trên.  

 

Sau khi được anh cho biết các nhầm lẫn to tát ấy, tôi đă rút ba bài thơ Gịng Sông Tóc Rụng, Ta, Loài Dấu Yêu Hoang Dă, Thơ Duyên Và Buổi Sáng ra khỏi tuyển tập của anh Nguyễn Thanh Châu sưu tầm. Xin minh xác là tuyển tập thơ Trần Duyên Tưởng mà anh Nguyễn Thanh Châu gửi đến lúc đầu không có 3 bài này. Tôi là người đă t́m thêm trên net và đưa 3 bài thơ vào. Lỗi của tôi.

 

Và cũng sau khi đọc thư anh, tôi quyết định rút bài tản mạn do tôi viết, Trần Duyên Tưởng, Chàng Duyên Thơ, Người Tây Ninh, ra khỏi Gió O.

 

Một lần nữa cám ơn lá thư của anh.

 

Lê Thị Huệ

chủ biên gio-o.com 

 

 

 

 

Thư từ một bạn văn:

 

….

 

Mấy hôm nay, nhất là buổi trưa đi bộ nhớ cái thư Ṭa soạn chị viết về việc ở VN dịch toàn văn học không thiết thực cho cuộc sống của người Việt Nam thấy thú vị. Một vị chủ biên báo văn học lại nghĩ dịch văn học không thiết thực. Hồi xưa, tôi nhớ mang máng đâu đó Camus nói đại khái là nếu ổng mà làm bác sĩ được th́ ổng không viết văn. H́ h́, văn chương hạ giới rẻ như bèo, thấy chưa.

 

Tôi nghĩ dịch chuyên ngành khó hơn v́ cần ngữ vựng của chuyên ngành. Có nhiều chữ có thể người dịch biết tiếng Anh mà tiếng Việt th́ không biết, có lẽ đó là lư do mà ít người dịch chuyên ngành, và sách chuyên ngành đắt tiền lại không bán được số nhiều. Mà hễ có sách in ra là bà con in lậu, sinh viên đa số nghèo nên đỡ đồng nào hay đồng ấy. Mấy nhà xuất bản thấy không có lời nên không in. Chẳng những sinh viên in lậu, mà thầy giáo cũng in lậu bán kiếm thêm :)

 

C̣n chuyện dịch th́ rất khó, người ta chỉ có thể dịch những ǵ người ta thật sự yêu thích, chứ tiền nhà xuất bản bỏ ra chẳng đủ để người ta dịch lâu dài.

 

 

 

Hi vọng đưa khúc này lên gio-o.com, bạn OK nhé. V́ khúc thư nói việc chung chung nên muốn chia sẻ với mọi người.

 

Có lẽ bạn hiểu ư tôi hơi “hào phóng” chứ tôi nào có lên án việc dịch văn học. Nghĩ dịch thứ ǵ cũng quư, thứ ǵ cũng cần và cũng nên dịch cả. Khi nói sao Người Việt Nam theo dịch văn học mà không dịch các thứ khác, là v́ nóng ruột thấy các lĩnh vực khác quá thiếu sót trong khi lĩnh vực văn học tương đối có nhiều tác phẩm dịch hơn. C̣n nhớ thời thập niên 1980, lúc chưa có net, tôi vào các tiệm sách ở Tokyo bên Nhật, hay các tiệm sách ở Seoul bên Nam Hàn, thấy bị ngợp v́ sách dịch của họ. Họ dịch rất nhiều thể loại sách sang tiếng nước họ. Đứng trong các hiệu sách săm soi rồi mới thấy các nước này tiến nhanh được cũng nhờ họ đầu tư vào công việc dịch thuật như là một kế hoạch để đưa trí tuệ quốc gia của họ tiến lên. Chắc chắn có những sách không bán chạy như tiểu thuyết hay best seller books. Nhưng họ đă dịch ra, để phục vụ người Nhật và người Hàn của họ.

 

Rất tiếc là tôi đă không nghiên cứu nên không biết các thành phần nào đă góp công góp sức vào việc dịch sách sang tiếng Nhật Tiếng Hàn, nhưng họ là người Nhật, người Hàn... chỉ dựa vào yếu tố thấy nhiều loại sách được dịch đă xảy ra ở các nước khác, để góp ư vào việc là người An Nam nên dịch các thể loại sách khác hơn là văn học, cho người An Nam học hỏi.

 

Có một điều mà ai cũng biết là các sách chuyên ngành không sinh lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận tiền bạc và lợi nhuận cá nhân, là loại lợi nhuận khác với lợi nhuận của một quốc gia hay của một dân tộc. Phải có những người nh́n ra được ích lợi của cộng đồng lớn, thay v́ là lợi nhuận của cá nhân, th́ mới dấn thân làm việc này. Thường th́ các công việc phục vụ cộng đồng là việc của nhà nước, nhưng có lẽ v́ tôi sống ở Mỹ lâu năm, hơi bị tẩy năo theo kiểu tư bản Mỹ, nên thấy có những việc tuy là chung, nhưng các cá nhân hay các đoàn thể riêng, vẫn có thể xắn tay áo và làm theo tinh thần “non profit” cũng được vậy.

 

Bạn nói rất chính xác, “người ta chỉ có thể dịch những ǵ người ta thật sự yêu thích”. Nhưng tôi nghĩ nếu một nhà nước, một đai học, một cơ quan, hay một trung tâm nghiên cứu tư,  dùng tiền bạc để trả công cho người dịch, th́ có lẽ vấn đề không c̣n là “thích”, mà là “tiền nào việc đó”. Có tiền mà tiêu dùng đúng việc, th́ việc sẽ xảy ra chứ nhỉ. Cám ơn bạn thân mến đă cho phép tôi dùng khúc thư riêng này để đ̣ đưa :))  

 

 

 

 

Thư của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường từ London:

 

2014-08-15 21:33 GMT-08:00 Dang Thuong Nguyen <riverun@..co.uk>:

 

    Kinh chi,

    

    Wow! Ong gia duoc nha van nha tho Le Thi Hue tang cho bo Hue Trang thom lung, vui mung qua, nhay tung tung theo nhip twist “cung ca buoc tuong phung, nhip chun buoc tung bung, ngay sau co ra chi lo au...”

    

    Oi chao, ky hoa di thao thiet ra chi la... ki cuc di hinh ma thoi! Toi dung la... thang gu lung trong den Tho Viet chi co phan su giong chuong. Tai it tat nhieu: tai noi bay noi ba; tat luoi bieng, ngu trua...

    

    Vui oi la vui, he he!

    

    Mot lan nua cam on chi vo cung, chuc chi mot cuoi tuan vui thiet nhieu nhe!

    

    ndt

 

Kính nhà thơ Nguyễn Đăng Thường,

 

Xin đăng lại thư trước đă gửi anh, như là một lời chia sẻ với bạn đọc, niềm tri ân về món quà mà anh đă gửi đến “Quỹ Hỗ Trợ Gió O"

 

"Quà của độc giả thông thường là đă tri ân.

Quà của tác giả cọng tác với Gió O là tri ân tâm đắc.

Quà của một tác giả nổi tiếng chưa bao giờ gửi bài cho gio-o.com, th́ thiệt là ... một niềm tri ân vui vẻ và sẽ không bao giờ có thể quên.

Nghe giang hồ đồn đăi tên Nguyễn Đăng Thường đă lâu, nay mới biết là người London quả là kỳ hương dị thảo đặc biệt.

...

 

Một lần nữa cám ơn anh Nguyễn Đăng Thường và món quà đặc biệt.

 

 

 

 

Thư của nhà văn Thế Dũng ở Đức:

 

2014-08-28 0:09 GMT-08:00 Dung <@thedung.eu>:

 

    Chị Huệ quư mến,

    Đọc các dịch phẩm Sử Việt nh́n từ bên ngoài của anh Ngô Bắc, tôi vô cùng kính trọng. Vipen muốn được phép xuất bản thành sách những dịch phẩm đó. Mong được dịch giả và Gió -o đồng thuận và ra điều kiện. Nếu có thể VIPEN và Gió-o sẽ hợp tác ? Tôi nhận ra, với các dịch phẩm của anh Ngô Bắc có thể làm được 3, 4 cuốn sách quư với các Chủ đề quan trọng. V́ vậy tôi viết thư này để hỏi ư kiến anh chị.

    Mong được hồi âm.

    Trân trọng

Thế Dũng

 

Thế Dũng Văn Sĩ thân mến,

Cám ơn đă có ư muốn in sách của ông Ngô Bắc. Nhưng rất tiếc người chưa có ư định in sách bây giờ. Tại sao không chịu in th́ tôi đành chịu. Giang sơn ai người ấy giữ, động thái của ai người nấy biểu dương. Tôi không thể đại diện đương sự để trả lời tại sao và tại sao. Ông Ngô Bắc cứ nhờ tôi trả lời, cám ơn và chưa in, với nhiều quư nhân và nhiều đơn vị muốn in sách của ông ấy từ trước đến nay. Tôi chỉ làm công việc chuyển tin thư. Nhưng có một điều tôi có thể chắc mẩm muốn trả lời thay ông Ngô Bắc, (bắc đ̣ qua câu chuyện trao đổi về công việc dịch thuật với bạn văn ở trên kia), là từ trước đến nay ông Ngô Bắc chưa hề nhận được một đồng tiền nào cho các bài dịch xuất hiện trên gio-o.com.

Chúc nhà văn hành hiệp lên nhiều tác phẩm theo thời cơ và đáng quư.

 

 

 

 

2014-08-30 13:26 GMT-08:00 Thuy Nguyen < @yahoo.com>:

 

    Chị Huệ thân kính,

    Thủy rất cám ơn chị đă gửi thư loan báo. Thông tin ấy chắc hẳn rất hữu ích và gây phấn khởi không ít cho những nhà thơ ở hải ngoại này. Thân chúc chị cùng gia đ́nh luôn an mạnh, vạn sự kiết tường.

Mt

 

Nguyễn Thị Minh Thủy,

 

Long time no news. Trả lời như vậy là có gửi thơ vào tuyển tập Thơ Hải Ngoại của ông Nguyễn Đức Tùng ở Canada gọi đàn không đây ta ?  Tui chỉ v́ t́nh nghĩa thơ văn bạt mạng giang hồ mà chuyển trao tin xanh. Dù biết Nguyễn Thị Minh Thủy và Hoàng Mai Đạt nhị vị hiền nhân quân tử lâu nay gác kiếm giang hồ hơi kỹ. Tui thấy nhớ một người ... nên tung đại cánh chim giang hồ gửi gió cho mây ngàn bay ...

 

Chúc lành.

 

 

 

 

Thư của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng Canada:

 

Aug 11, 2014

THƯ GỞI NHÀ THƠ LÊ THỊ HUỆ

Re: “Tuyển Tập Những Nhà Thơ Hải Ngoại”

 

Thưa chị Lê Thị Huệ,

Cám ơn anh Thi Vũ đă cho địa chỉ của chị.

Vào đầu tháng 7, 2014 tôi nhận được một đề nghị, có phần hơi đột ngột, từ nhà thơ Ư Nhi hiện ở Sài G̣n, thành viên của Văn đoàn độc lập. Chị Ư Nhi cho hay về dự án xuất bản một tuyển tập các nhà thơ ở hải ngoại. Đây là một phần trong chương tŕnh tuyển tập thơ Việt Nam, gồm thơ miền Nam, thơ trong nước, thơ miền Bắc, thơ hải ngoại. Tuy nhiên phần biên soạn thơ hải ngoại có tính độc lập. Các bài sẽ được lần lượt đăng trên trang mạng Văn Việt, và sau đó được xuất bản thành sách in (bởi nhà xuất bản Giấy Vụn ở Sài G̣n của nhà thơ Bùi Chát).

Bài vở không bị kiểm duyệt trừ các biên tập thuần túy về kỹ thuật.

Thật ra thấy ḿnh không đủ sức, một phần v́ không quen biết nhiều, phần bận rộn, nhưng cuối cùng trước sự thành tâm của những người chủ trương, tôi đă nhận lời. Cũng tin rằng một tuyển tập thơ hải ngoại từ 1975 đến nay, nếu được phổ biến, sẽ đem lại nhiều hữu ích cho văn chương.

Xin tạm đặt tên là dự án "Tuyển Tập Những Nhà Thơ Hải Ngoại”.

Công tŕnh này tiến hành từ đây đến tháng 10, năm 2014. Nội dung gồm hai phần:

-Tuyển tập các bài thơ của các nhà thơ (sẽ chọn từ 20 đến 40 nhà thơ)

- Các lời giới thiệu tiểu sử và thơ của từng tác giả.

Nhà thơ hải ngoại là những người sau đây:

-Đă có thời gian cư trú ở hải ngoại

-Đă có sáng tác bất kể thời gian sáng tác là khi nào, nhưng nên có tác phẩm sau năm 1975.

Tôi gởi thư này để ngỏ lời kêu gọi sự ủng hộ, sự cộng tác của chị.

 

.....

 

 

Thưa anh Nguyễn Đức Tùng,

 

Cám ơn nhă ư của anh và nhóm chủ trương.

 

Tôi đang thu xếp, và đă chuyển giao thông tin, như phần hai trong lá thư anh đề cập.

 

Sẽ hồi báo cho anh trước thời hạn 30/9/2014

 

Nay thông báo.

 

 

lê thị huệ

chủ biên gio-o.com

 

http://www.gio-o.com/GioOThuDocGiaTQ.html

 

© gio-o.com 2014