HOÀNG-XUÂN-SƠN,

 

NGÀY SAU SỎI ĐÁ !

 

Đoàn-Minh-Đạo

 

điểm sách

 

 

 

Hoàng Xuân Sơn vừa cho phát hành cuốn sách Cũng Cần Có Nhau (CCCN) mà tác giả gọi là Phóng bút vẫn trong cái cung cách dè dặt khiêm tốn của anh . Bằng một gịong văn kể chuyện về ḿnh với một nhóm bạn bè thời trẻ sống, học tập, sinh hoạt vào giai đoạn cuộc chiến Việt Nam mỗi ngày một gia tăng khốc liệt, một cuộc chiến vừa mang tính chất nội chiến, vừa là cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản. Mỗi người dân Việt từ góc độ của ḿnh đă phải chịu đựng cuộc chiến ấy ra sao, chắc khó có ai có khả năng tŕnh bày cho toàn diện và trung thực được. Đơn giản Hoàng Xuân Sơn chỉ ghi nhận một số sinh hoạt của ḿnh và bạn bè nhưng qua đấy chúng ta có cái nh́n về xă hội và con người Miền Nam, về cái xă hội đă h́nh thành con người và nhân cách của họ! Chúng ta hăy nghe Hoàng Xuân Sơn nói đôi chút về ḿnh:

 

“Nói hơi cải lương một tí: Tôi sinh ra đời giữa mùa ly loạn. Cái thời mà mạ gánh hai đầu hai đứa chạy tả tơi ầm ầm lửa đạn. Cho nên to đầu đi học chậm phải khai sụt tuổi. Tôi học tiểu học Lư Thường Kiệt với Ngô Vương Toại. Một thằng Bắc Kỳ, một thằng Huế vậy mà thân nhau mới lạ. Toại và tôi đeo nhau như h́nh với bóng từ học vỡ ḷng lên tới trung học đệ nhất cấp (Bán Công), rồi đệ nhị cấp (Quốc Học), rồi Văn Khoa Saigon và Cao Học Chính Trị Kinh Doanh. Chuyện này sẽ nói dài ḍng sau.”(CCCN.19)

 

Anh và bạn bè anh, chúng tôi những người ở trên dưới cái tuổi “ṭng tâm sở dục bất du củ” với thời thanh xuân đầy bất trắc, hầu như chiến tranh kéo dài từ lúc sinh ra đến trưởng thành! Nên âm thầm chúng tôi đă có lúc cũng khấn xin như nhà hiền triết của Camus mà Trần Phong Giao dịch tôi nhớ đại khái:

 

Có một nhà hiền triết phương đông, trong mỗi khi cầu nguyện , đều xin đấng linh thiêng tránh cho ḿnh khỏi sinh vào thời đại đáng chú ư . V́ ta chẳng phải là người hiền minh, nên đấng linh thiêng chẳng miễn trừ ta thoát khỏi sống trong thời đáng chú ư .”

 

(Un sage oriental demandait toujours, dans ses prières, que la divinité voulût bien lui épargner de vivre une époque intéressante. Comme nous ne sommes pas sages, la divinité ne nous a pas épargnés et nous vivons une époque intéressante. L’ARTISTE ET SON TEMPS Conférence d’Albert Camus dans le grand amphithéâtre de l’Université d’Upsal le 14 décembre 1957).

 

Trong t́nh trạng ấy không ai đứng ngoài cuộc chiến được, phải nhập cuộc mà theo chữ cuả Camus, ta bị “đẩy xuống thuyền”. Khi sự im lặng cũng đồng nghĩa một thái độ. Trong t́nh cảnh ấy, hoàn cảnh đất nước rất dị biệt. Miền Bắc dưới sự toàn trị của đảng Cộng sản, chỉ có một đường lối, một chủ trương là nhuộm đỏ cả nước, nhưng giai đoạn này họ chỉ gọi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Trong khi Miền Nam là một quốc gia tự do, dân chủ, mà hệ luận của cơ chế này là một xă hội mở. Xă hội ấy chấp nhận mọi tiếng nói trong luật pháp, mọi quyền tự do căn bản, điều này là thực tế, tuy có lúc bị hạn chế . Những thanh niên thế hệ chúng tôi ở miền Nam được tiếp xúc với mọi nguồn tư tưởng có thể nhận được, đại học tự trị . Ngay chọn viết một tiểu luận cao học về Marx trước 75 không thành vấn đề!  Dù t́nh trạng chiến tranh, kinh tế một nước đang phát triển nhưng chúng tôi không bị bịt tai che mắt. So với thanh niên miền Bắc cùng thời tư tưởng và cái nh́n của chúng tôi phóng khoáng hơn nhiều . Chỉ có trong điều kiện này, người thanh niên miền Nam mới có ư thức phản tỉnh, mới ưu tư, trăn trở trước chiến tranh. Cũng có thể nhiều người cho một số phong trào sinh viên học sinh lúc đó là làm lợi cho cộng sản, âu cũng là lẽ tất nhiên của cơ cấu xă hội tự do dân chủ! Nhất thời nó phô bày ra những yếu điểm mà đối phương có thể khai thác chiếm thượng phong.

 

Hoàng Xuân Sơn có quá đông bạn bè, bạn học, bạn văn nghệ có thể nói anh là người “Dĩ văn hội hữu!”. Cuốn sách anh viết chắc cũng gợi nhớ cho nhiều người một thời Văn Khoa Nguyễn Trung Trực với Ngô Vương Tọai, Phạm Quốc Bảo, Bùi Hồng Sỹ, Vũ Hiệp, Đào Trường Phúc, Cung Vĩnh Viễn, Lê Đỳnh Bảng....  thời Văn Khoa Hương Đảng, với sinh hoạt, hội Tết dựng nêu, với tập san Đối Thọai mà tôi biết ! Nhưng sau đó tôi chạy lên học Văn Khoa ĐàLạt khi t́nh h́nh căng thẳng cầu chữ b́nh yên!  Về học hành tôi học những môn cũng khá giống anh, nhưng dĩ nhiên là dốt hơn anh. Rồi cũng dạy học, cũng viết lách, cũng làm công chức, khác anh là có đi lính một tí, tới 75 vẫn c̣n chuẩn úy ṭ te, thoát đi tù! Tuổi trẻ không dửng dưng với thời cuộc:

 

“Có những người bạn trong quân ngũ ghé thăm hôm trước, hôm sau đă nghe tin ngă gục nơi chiến trường. Hoặc mất tích ngoài trận địa. Như Mai Quang Giá, như Dương Phước Duy, Nguyễn Văn Hảo . . . Ôi học đường, chiến tranh, ḥa b́nh, giá nào phải trả?” (CCCN. 73-74)

 

Hay họ là những người tham gia tích cực trong công tác xă hội cứu trợ:

 

“Những công tác xă hội khá lớn khác đáng ghi nhớ, nhiều kỷ niệm là Công Tác Cứu Trợ Nạn Nhân Hỏa Hoạn Khánh Hội (gọi tắt Công tác Khánh Hội). Hoặc Cứu Trợ Nạn Nhân Băo Lụt An Giang (Cứu Trợ An Giang). Tôi nhỡ chuyến đi cứu trợ nạn nhân băo lụt miền Trung trước đó”. (CCCN. 45).

 

Người bạn thân thiết nhất của anh từ tuổi thơ  Ngô Vương Tọai ư thức trách nhiệm của ḿnh đă hiên ngang dành lại micro trước họng súng của những sát thủ trong bưng gửi ra trong buổi sinh hoạt ca nhạc có Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tŕnh diễn cho sinh viên ! Trịnh Công Sơn sau đó có viết nhạc phẩm Nhân Danh Ai:

 

Nhân danh ai anh đến đây bắn vào người

Lũ dơi trời đêm nay vùng biết nói

Nhân danh ai? anh đến đây bắn vào người

Trong mắt anh, trong mắt em, hăi hùng đầy

Xin nhân loại một ngày, nhủ ḷng thương mến nhau

thôi

Nhân danh ai, anh đến đây bắn vào người

. . . .

Trong tim anh, mẹ Việt nằm

Trên nôi chung một màu vàng

Một niềm tin, một giận hờn . . .

 

rồi sau đó Bùi Hồng Sỹ cũng bị họ bắn, cũng thoát chết. Chúng tôi những thanh niên sinh viên học sinh miền Nam có những bạn học đủ khuynh hướng chính trị ngay cả là cộng sản, chúng tôi cũng không từng tố cáo chứ nói chi đến bắn giết họ! Tai tôi vẫn c̣n văng vẳng tiếng nói thầy tôi GS. Cao Hữu Hoành : “Không được giết người, ngay cả giết kẻ giết người v́ Camus nói Giết một người là giết cả nhân loại!”. Không hiểu các nhà chính trị nghĩ thế nào? Dù có sự khủng bố nhưng những sinh hoạt văn nghệ sinh viên vẫn diễn ra b́nh thường:

 

“Chính Quán Văn đă đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, tŕnh diễn đi sâu vào ḷng thưởng ngoạn của giới trẻ và người mộ điệu. Từ Thanh Lan/ Từ Công Phụng đến Khánh Ly/Trịnh Công Sơn v.v. và nhiều ca nhạc sĩ, thi sĩ khác nữa. Sinh hoạt văn nghệ từ Quán Văn như một bàn đạp,dần đi sâu vào các khuôn viên đại học, đoàn thể và ngay cả tư nhân về sau. Quán Văn là tiền thân của Thằng Bờm, Hầm Gió, Hội Quán Cây Tre…”(CCCN.76).

 

Với Trịnh Công Sơn trong tập phóng bút này đă được Hoàng Xuân Sơn coi như đàn anh, khắc họa với sự ưu ái đặc biệt, ngoài sự nể phục tài năng c̣n là mối dây liên hệ giữa hai gia đ́nh họ Trịnh-Hoàng. Phần đầu 200 trang của cuốn sách h́nh ảnh nổi bật của người nhạc sĩ họ Trịnh mà Hoàng Xuân Sơn cho rằng đă phản ánh đước tính chất bi đát của cuộc chiến, cũng như có những nhạc phẩm t́nh yêu và thân phận tuyệt vời. Anh không ngại dẫn nhiều ca từ để minh họa. Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chắc có người buồn ḷng, v́ thái độ tả khuynh, như trong một bức thư gửi Ngô Kha ông có giọng điệu mạt sát thanh niên miền Nam. Nhưng sau tôi thấy chắc không phải do họ Trịnh viết, lại tṛ bịp của mấy ông CS  giả danh, v́ lối viết ấy cùng loại với khí thế của bài tường thuật tưởng tượng về vụ Ngô Vương Tọai, không có chút sự thật! Hơi văn viết của Trịnh Công Sơn hoàn toàn khác!

 

Tôi cho rằng Trịnh Công Sơn chỉ có thể thành danh ở miền Nam được mà thôi, c̣n dưới chế độ miền Bắc, ông không thể nào có đất sống chứ đừng nói sáng tác . Ông học Sư phạm Quy Nhơn ra dạy tiểu học mà trong một bút kư của ông nói khi nhận nhiệm sở ở Bảo Lộc tiền lương tiêu sài thỏai mái! Khi ấy tôi được đọc một cuốn sách của ông Tướng Trần Độ, trưởng ban văn hóa trung ương, nói thanh niên miền Bắc không ai muốn đi học sư phạm cả v́ “không có tiền đồ!” tức không có tương lai ! Quả nhiên là vậy , sau 75 chúng ta thấy thầy cô cơ cực như thế nào ! Ngay thời Pháp thuộc mà nhà giáo cũng c̣n  được ưu đăi hơn mọi ngành công chức , lương cao để có thể sống xứng danh phận của ḿnh , Noblesse oblige!  Bây giờ Trịnh Công Sơn chết họ lại dùng ông để đánh bóng chế độ mà thôi! Giúp phân biệt thật giả theo nữ triết gia Weil:

 

Nếu tôi rọi đèn ra ngoài cửa đêm th́ tôi chẳng cần đánh giá sức sáng của nó bằng cách nh́n vào bóng đèn, nhưng tôi nh́n xem bao nhiêu vật thể đă được rọi sáng. Độ chói sáng của nguồn đèn được đánh giá qua sự chiếu sáng của nó trên những vật thể không phát quang.”

 

(If I turn on a flashlight at night out of doors I don’t judge its power by looking at the bulb, but by seeing how many objects it lights up. The brightness of a source of light is appreciated by the illumination it projects upon non-luminous objects.

Weil, S. (1968). On Science, Necessity, and the Love of God. Collected, translated and edited by Richard Rees. London: Oxford University Press. )

 

Nếu những cá nhân văn nghệ sĩ như Trịnh Công Sơn, như Lữ Phương hay ngay cả Vũ Hạnh mà vẫn tồn tại được ở miền Nam th́ nói theo đánh giá của Simone Weil trong câu dẫn trên cái ánh sáng tự do của miền Nam vẫn toả sáng! Thử hỏi Vũ Hạnh sau 75 có một hành động nào can thiệp cho đồng nghiệp văn nghệ sĩ miền Nam như Thanh Lăng nhân danh Văn Bút Việt Nam đ̣i chính quyền thả Vũ Hạnh dù ông ta hoạt động cho cộng sản không ? Hay chỉ đi moi móc tố cáo người cũ ? Hỏi tức là trả lời!

 

Khi nêu những hành động của con người miền Nam, của thanh niên miền Nam đă sống và ứng sử với nhau có văn hóa hơn dù cho chúng ta có thua trong cuộc chiến . Chúng ta vẫn hănh diện. Nhưng hôm nay khi lịch sử sang trang, khi cả khối cộng sản sụp đổ, chưa có đế quốc nào bạo phát bạo tàn như thế . Đă chứng minh dối trá, bạo lực không phải là ưu việt.   Ngày nay c̣n lại vài nơi th́ chỉ là thứ Phong kiến trá h́nh hoặc thứ Tư Sản Đỏ hoang dă .

 

Tiếp tục theo dơi bước tư duy của Simone Weil, một trí thức thiên tả chân thành, th́ cái dưỡng chất thiết yếu cho tâm hồn chính là tự do, mà cụ thể là quyền được lựa chọn sống theo điều ḿnh tin tưởng. Chế độ miền Nam không phải là lư tưởng, xă hội miền Nam không phải là toàn thiện, nhưng chúng ta trong mức độ nào đó có tự do.   Theo Simone Weil nhận định:

 

“Mà tự do th́  không phải là lớn hay nhỏ dựa trên những giới hạn rộng hay hẹp. Sự phong phú của nó trong những điều kiện không dễ dàng ǵ đánh giá.”

 

(Mais la liberté n'est pas plus ou moins grande selon que les limites sont plus étroites ou plus larges. Elle a sa plénitude à des conditions moins facilement mesurables. Simone Weil, L’enracinement.P.14 (1949) Un document produit en version numérique par Mme Marcelle Bergeron.)

 

Khi những bóng ma của cộng sản không c̣n là vấn đề ám ảnh, khi chính những văn nghệ sĩ, trí thức đă thoát ra khỏi hỏa mù của cộng sản. Joan Baez nói lời xin lỗi, Sartre coi lại t́nh cảnh thuyền nhân. Trong nước những bài viết của Trần Độ, Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự được truyền đi . Quá hiểu và quá đủ:

 

“Duy với tôi chỉ có một điều vẫn c̣n ư nghĩa nhưng không quan trọng lắm: tôi đă có mặt ở đây – vào những năm tháng này, trong cuộc chiến tranh này, điều mà nếu c̣n sống được để trở về gặp lại những người thân, tôi sẽ chỉ nói với họ như thế. Và như thế cũng đủ rồi.”(Lữ Phương, Những chuyến ra đi ).

Ngày 30/4/1975 sau khi ông Minh đầu hàng, rồi Trịnh Công Sơn, cùng với Huỳnh Văn Ṭng và Vân Sơn lên tiếng và hát Nối ṿng tay lớn trên đài. Khi ấy thực t́nh tôi nghĩ các ông sai rồi, chưa hiểu cộng sản là ǵ, các ông nghĩ cứ khuynh tả là cộng sản coi là thuộc phe họ sao. Nhất là ông Vân Sơn c̣n ra lệnh cho nhân viên đài Sàig̣n tŕnh diện nữa, quả thật ông này AVT quá! Việc làm của các ông người Nam vẫn khôi hài gọi là “cướp công cách mạng đó!”. Để cho họ làm và sắp xếp tŕnh diễn chứ! Hai mục tiêu là Đài phát thanh là một và Dinh Độc Lập ông Minh mở cửa đón họ mà họ c̣n đóng lại cho xe tăng húc cửa để vào và quay phim mà!

 

“Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm. Giờ này trên một góc bể lênh đênh . . . Toại ơi! Chắc cũng mũi ḷng nghe đớn đau vỡ oà con sóng. Rừng núi giang tay nối lại biển xa . . . Nối lại? Mà có nối được đâu. Bỏ đi. Bỏ đi thật rồi. Toại Sơn . . . ơi .

. .

Rồi sẽ không t́m ra nữa đâu

Ngày xanh ôm mặt nhật qua cầu

Quỳnh huơng một đóa vùi lau lách

Cồn xa cát lạnh biết nằm đau”

(CCCN . 151)

 

Ôi đọc những ḍng đến sỏi đá cũng ngậm ngùi. Nhưng chỉ một tiếng thốt lên vào cái thời khắc rối ruột nát ḷng ấy mới thấy cốt cách ứng sử căn cơ, chân t́nh, nhưng rất minh trí của Hoàng Xuân Sơn, điều mà nhiều người phải lâu sau mới nắm bắt được,  THÔI ! :

 

Ba Mươi Tháng Tư Bảy Lăm. Trịnh Công Sơn tất tả chạy ngang nhà Mạc Đỉnh Chi bấm chuông. Mặt hớt hơ. Và giọng hớt hải: Sơn Giang ơi mau lên đài hát Nối Ṿng Tay Lớn! Lắc đầu. Tự nhiên lắc đầu (?!). Không. Thôi - Thôi anh đi một ḿnh! - Lố nhố xe jeep bên kia đường bộ đội có, thường phục đeo băng đỏ có, đưa tay ngoắc giục Sơn lên xe đi mau .(CCCN. 150).

 

Cám ơn Hoàng Xuân Sơn đă cho tôi những khoảnh khắc hoài niệm, để yêu thương những kẻ có ḷng, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài , nơi đâu trong văn thơ Hoàng Xuân Sơn cũng thấm đậm t́nh huynh đệ con người . Để kết thúc vài cảm nghi, xin bạn cùng tôi đọc một bài thơ mới của anh với nhiều ấm áp hoài niệm bạn bè :

 

Từ những đoạn ghi

 

hăy đem nhau vào màu sắc

giọng cười vũ ấm áp

như ni na khúc dương cầm bay trong gió

những đọan ghi thần t́nh của cường

tôi muốn chiêm ngưỡng những đoạn ghi

[không bằng đôi mắt tọc mạch]

mà bằng gam màu của tranh sáng tối

những đoạn ghi mời chào ư nghĩ . từng khúc quanh

đời trôi đi ngàn chuỗi hạt

những viên lấp lánh

bằng hữu lần tay đếm

chim ngậm tràng vô ưu

lời kinh sậm

thân bằng . và những san sớt khôn nguôi

nơi phập phồng âu lo

nơi b́nh an niệm bồng quán thế

mười phương lồng lộng

trắng khiết mùa nhân văn

bộ ria và chiếc gậy như tâm toại

ḷ ḍ theo đóa trà hoa bồng bềnh nguyễn

những giấc mơ

vàng rực dă quỳ

mặt trời .       hoàng hôn

khe vi tía

cực chẳng không tánh về men của gió

nằm giang biên

cốc rượu sơn khề khà ban mai cọng cỏ

rêu áo xanh mũ nồi

thức viễn đà la

những đoạn ghi của cường thả buông thiều

tranh vẫn đắm từng tích tắc

[sống lại từng giả thiết]

ngoài đời rất thực

ôi hoàng .              những hoàng

đóa quỳnh nằm xa phương

đừng than thở mưa vẫn ch́m trong sóng

nơi ửng hồng

của rạng kinh thiên

 

Hoàng-Xuân-Sơn

rạng ngày ba tháng tám mười ba

về lại phố mông

 

 

Đoàn Minh Đạo

 

http://www.gio-o.com/DoanMinhDao.html

 

 



ĐĂ PHÁT HÀNH
trong tháng 10-2013 : 
C Ũ N G  C Ầ N  C Ó  N H A U

phóng bút của Hoàng Xuân Sơn – Nhân Ảnh xuất bản

viết về thời kỳ sinh hoạt thanh niên sinh viên
từ CPS, Du Ca, Quán Văn (Trịnh Công Sơn/Khánh Ly . . .) tại Sài G̣n (1965/1975)

Sách dày 380 trang, gồm nhiều h́nh ảnh xưa; hiếm

 

Giá bao gồm cước phí : 

Gia Nă Đại và Hoa Kỳ :  25 Mỹ kim - 

Ngoài Bắc Mỹ :  *Mỹ châu, Âu châu : - 35 Mỹ kim

                            *Á châu, Úc châu : - 40 Mỹ kim

Liên lạc:  son_hoang42@yahoo.com

Điện thoại:  (450) 689-8291

Chi phiếu (Cheques) & lệnh phiếu (International Money Order) xin đề Hoang Xuan Son, gởi về địa chỉ:

813 Etienne-Lavoie

Laval, Quebec H7X-4H8  CANADA

 

 

 

© gio-o.com 2013