YOKO TAWADA

多和田葉子

Das nackte Auge

The Naked Eye ** Mt Trn

 

 

Nhà văn nữ Yoko Tawada sinh năm 1960 ở Kunitachi, vùng ngoại ô phía Bắc Tokyo, tốt nghiệp đại học Waseda. Từ năm 1982 sang định cư ở Hamburg, Đức và năm 1990 tốt nghiệp thạc sĩ văn chương Đức ở đại học này. Việc định cư ở Đức theo cô là một cơ duyên vỉ Yoko Tawada thông thạo tiếng Đức cô được một hăng xuất cảng sách Đức ở Hamburg nhân cho làm việc tập sự hai năm và sau đó cô xin định cư ở Hamburg . Thông thạo cả hai ngôn ngữ Nhật và Đức nên Yoko Tawada sáng tác bằng cả hai ngôn ngữ này  một nhằm ḥa nhập hai ngôn ngữ với nhau thật táo bạo, đưa ra một thủ pháp tự sự thách thức lối kể truyện cổ điển khuôn thước. Kết quả của thủ pháp này là trang viết của Yoko Tawada giống như một tấm thảm gồm những cuộn chữ nghĩa rực rỡ mầu sắc pha trộn đan chéo nhau qua trí tưởng tượng thật phong phú. Theo Yoko Tawada, điều quan trọng đối với người viết tiểu thuyết là “trồng” ḿnh trong một nền văn hóa ngoại quốc, mài sắc cảm tính để hướng về tiếng mẹ đẻ.  Yoko Tawada tạo được tên tuổi trong giới văn chương ở Đức trước khi nổi tiếng ở Nhật. Từ năm 1987 cô đă có tập thơ xuất bản ở Đức và hai năm sau là quyển tiểu thuyết đầu tay Chàng Rể Là Một Chú Cẩu. Năm 1991 Yoko Tawada được trao giải thưởng văn chương Gunzo Prize dành cho những nhà văn mới xuất hiện và năm 1993 là giải văn chương cao quí Akutagawa của Nhật. Năm 1996 cô được trao giải Adelbert von Chamisso của Đức dành cho những nhà văn ngoại quốc có đóng góp đáng kể cho văn chương xứ này. Năm 2005 Yoko Tawada được trao huy chương cao quí của Học viện Goethe của Đức. Ngay từ thời c̣n học trung học Yoko Tawada đă yêu thích văn chương, đứng chủ biên một tạp chí của trường. Với tính cách bướng bỉnh, chống đối, nổi loạn nên ngay từ thời c̣n là học sinh sinh viên Yoko Tawada cho rằng chỉ có thể bày tỏ sự chống đối các thày các cô bằng cách viết truyện theo kiểu trộn lẫn tùm lum các chữ lại với nhau, nhiều khi rất vô nghĩa, khiến cho người lớn nực cười. V́ ngưỡng mộ những nhà văn Đức nổi tiếng nên cô học Đức ngữ để đọc được những nhà văn này. Năm 1990 khi học ở đại học Hamburg Yoko Tawada t́m thấy trong thư viện của trường một bộ truyện thần thoại Nhật và khám phá ra trong những quyển truyện này chủ đề là sự hôn phối giữa con người và xúc vật nên đă  lấy chủ đề này cho quyển truyện đầu tay Chàng Rể Là Một Chú Cẩu.  Từ năm 1997 Yoko Tawada được mời diễn thuyết tại nhiều đại học trên thế giới và là giáo sư thỉnh giảng của những đại học danh tiếng ở Mỹ. Yoko Tawada là tác giả của trên 20 đầu sách nhiều thể loại viết bằng Đúc văn và Nhật văn.

 

   Tiểu thuyết của Yoko Tawada tương đối khó đọc phần v́ thủ pháp thuyết thoại rất cách tân, phần v́ diễn ngôn trộn lẫn Đức văn và Nhật văn và lối cấu trúc tiểu thuyết từ quyển này sang quyển kế tiếp luôn thay đổi. Là người bày trận đồ với những tiểu thuyết gia bậc thày thế giới cho nên đọc Yoko Tawada chúng ta thấy được vang bóng những bậc thầy này trong truyện của cô. Quyển tiểu thuyết mới nhất Mắt Trần Yoko viết vừa bằng tiếng Đức văn lẫn tiếng Nhật, rồi tự ḿnh hoàn thành cả bản tiếng Đức lẫn tiếng Nhật, bản tiếng Đức xuất bản năm 2004 và bản dịch sang Anh văn của Susan Bernofsky ra mắt vào năm 2009.  Nhân vật chính trong truyện là một cô gái Việt 17 tuổi tên Anh Nguyệt. Truyện xảy ra vào thời trước khi bức tường Bà Linh bị giựt xụp. Anh Nguyệt là một học sinh xuất sắc và nói thông thạo tiếng Nga nên được đề cử sang Đông Bá Linh tham dự cuộc Hội Luận Thanh Niên Thế Giới và cô sẽ đọc bài tham luận “Việt Nam, Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Đế Quốc Mỹ”. Sang đến Đông Bá Linh Anh Nguyệt làm bạn với một sinh viên Tây Đức tên Jorg, bị Jorg phục rượu vodka, bắt cóc đem về giam giữ trong nhà anh ta ở Bochum cách Bá Linh 6 giờ xe lửa. Anh Nguyệt nói với Borg rằng cô muốn trở về Việt Nam nhưng anh ta bảo Anh Nguyệt không thể về được v́ cô hiện mang thai đứa con của anh ta v́ vậy Anh Nguyệt ở thế kẹt phải ở lại. Hai người trở thành t́nh nhân nhưng  v́ bị Jorg giam cầm trong nhà nên Anh Nguyệt chỉ c̣n biết viết thư  báo cho cho gia đ́nh ở Việt Nam nói dối ḿnh được nhận một học bổng nên tạm thời ở lại Đức. Một ngày kia Anh Nguyệt biết được tin sẽ có một chuyến tàu hỏa đi về Moscow ngừng lạ ở ga Bochum nên lừa lúc Jorg mải đi hẹn ḥ liền trèo lên tàu bỏ trốn. Nhưng chuyến tàu này không phải đi Moscow mà chạm cuối lại là Paris nên Anh Nguyệt trở thành một kẻ lạc lơng trong kinh thành ánh sáng này. Không biết nói tiếng Pháp, không một xu dính túi, không có giấy tờ du lịch hay cư trú hợp pháp, Anh Nguyệt là kẻ thất lạc toàn phần.

 

   Trong chương sách kế tiếp nhan đề “Zig Zag” t́nh cờ Anh Nguyệt làm quen được với Marie, một cô gái ăn sương, và được Marie cho về pḥng tạm trú. Không biết làm ǵ Anh Nguyệt chỉ c̣n biết tiêu khiển th́ giờ bằng cách xem tạp chí điện ảnh Écran/Màn Bạc nên chú ư theo dơi tin tức h́nh ảnh những phim do nữ tài tử Catherine Deneuve đóng.  Anh Nguyệt tâm tự “Marie không phải là kẻ bắt cóc tôi, cô ta là người bảo vệ tôi. Cô ấy bảo vệ tôi bằng cách lờ tôi đi, coi như tôi không có mặt. Cô ta làm như không nh́n thấy tôi, hoặc giả coi tôi như một bông hoa dại t́nh cờ mọc lên trong vườn nhà cô ta. Nếu như tôi có khả năng trao đổi với cô ta vài lời th́ tôi cũng chẳng thể hiểu được ngôn ngữ của cố ấy, và cô ta h́nh như lại c̣n muốn kín tiếng với tôi là đằng khác.” Để giết th́ giờ Anh Nguyệt lang thang phố phường Paris và vào xem đi xem lại  những phim của Catherine Deneuve. Những chương tiếp của quyển truyện từ đây mang nhan đề những cuốn phim của nữ tài tử điện ảnh này. Từ đây tác giả cho Anh Nguyệt nhập vào những vai trong các uốn phim Catherine Deneuve đóng. Trong một lần xếp hàng vào xem phim Anh Nguyệt gặp lại người phụ nũ đồng hương tên Ái Vân đă cùng đi trên chuyến xe lửa từ Bochum đến Paris. Bị hút hồn, thôi miên bởi cách nói năng của Ái Vân nên Anh Nguyệt, không một lời từ giă Marie, quyết định đến tá túc trong nhà Ái Vân. Ái Vân có một ông chồng già người Pháp tên Jean. Anh Nguyệt sống vật vờ lờ lững, trâng mắt ngắm nh́n sinh hoạt của cặp vợ chồng này. V́ thấy Anh Nguyệt chẳng có ư định làm ǵ nên quá sốt ruột Ái Vân  bảo cho cô biết có một ông bác sĩ người Tàu cần một người chịu để ông ta thí nghiệm một loại mỹ phẩm mới trên da. Anh Nguyệt giống như Catherine Deneuve trong phim Kẻ Đói Ăn,  nhân vật trong phim là một kẻ thụ động buông theo số phận. Dường như tác giả muốn cho người đọc hiểu rằng tính cách của Anh Nguyệt chỉ là bản sao tính cách những nhân vật trong phim của Catherine Deneuve, nghĩa là một người có thể có nhiều tính cách tùy mỗi hoàn cảnh. Tuy nhiên, vào cuối quyển truyện Yoko Tawada đă cho Anh Nguyệt thoát ra khỏi những vai trong các phim để trở về với chính ḿnh : Ánh Nguyệt nói “Biến khỏi nơi đây đi!” Tôi nói với những luồng phim h́nh đang cố cuốn tôi trôi theo. Hăy để tôi yên. Tôi không muốn bị lôi cuốn theo nữa. Nhưng cũng thật khó mà đứng vững tách ḿnh ra khỏi những h́nh ảnh…”

 

 

 

Qua Charles, người t́nh của Anh Nguyệt, cô làm quen với Tường Linh một bác sĩ giải phẫu Việt sống lưu vong ở Paris và về sống với Tường Linh tuy trong ḷng vẫn yêu Charles. Tường Linh thúc dục Anh Nguyệt đi học tiếng Pháp nhưng cô lờ đi. Để giúp Anh Nguyệt có được giấy lưu trú hợp pháp Tường Linh quyết định làm hôn thú với cô nhưng Anh Nguyệt đă có được một tấm chiếu khán giả mạo do một người bạn của Tường Linh cung cấp. Tường Linh lên đường sang Thái Lan và hẹn gặp Anh Nguyệt trên đất Thái nhưng anh không ngờ được Anh Nguyệt đă bị bắt. Truyện lại xảy ra giống như trong phim Les voleurs/Kẻ Cắp của Catherine Deneuve: Khi ra tù Anh Nguyệt hóa ra lại trở lại với Marie, gặp Marie cô không c̣n nhận ra Marie được nữa v́ 6 năm đă trôi qua kể từ ngày xa nhau. Anh Nguyệt ở với Marie một thời gian, cuộc sống rất nghèo khổ. Nhưng loanh quanh rồi Anh Nguyệt lại trở về Bochum sống với Jorg, người t́nh đầu tiên. Truyện xảy ra giống như trong phim Người Vũ Công Trong Bóng Tối của Catherine Deneuve. Như chúng ta thấy, qua quyển tiểu thuyết Mắt Trần này, Yoko Tawada muốn đưa ra nhiều điều để người đọc suy nghĩ. Trước hết là về bản ngă con người. Tác giả là người qua lại giữa hai ngôn ngữ Đức-Nhật, đă tự coi ḿnh là “một hội viên của gịng giống du hành” v́ theo Yoko Tawada “Chúng ta đi du lịch không phải để t́m thấy bản ngă của ḿnh nhưng để biết được những bản ngă khác nhau của ḿnh.” Sự đánh mất và tái h́nh thành bản ngă trong ngôn ngữ cũng được tác giả đề cập tới. Trong truyện Yoko Tawada cũng cho Anh Nguyệt phát biểu quan niệm cho rằng điện ảnh là người mẹ, là đất mẹ, là kẻ cưu mang bảo vệ ta.  Tác giả cũng cho thấy tuy Anh Nguyệt là một kẻ cuồng nhiệt tin vào chủ nghĩa cọng sản nhưng qua cuộc truân chuyên, trước những hiện thực thế giới hôm nay, cô đă hiểu được chủ nghĩa cọng sản đă phơi lộ những yếu kém không c̣n thích hợp nữa, nhất là về quan niệm phân chia đấu tranh giai cấp. Yoko Tawada là người có năng khiếu ngôn ngữ đặc biệt, đọc nhiều, kiến văn rộng và xâu, đi nhiều thấy nhiều, cho nên có tầm nh́n thế giới khá  rộng và xa. Sau hết, qua mỗi tác phẩm, dù là truyện ngắn hay truyện dài, Yoko Yawada đă chứng tỏ là một tài năng đa dạng, luôn sáng tạo và cách tân văn chương. Về các nhà văn gốc Nhật ở hải ngoại Yoko Tawada và Kazuo Ishiguro là hai nhà văn có tác phẩm có giá trị nhất tuy giới tiếp thị Mỹ có cố gắng đánh bóng Haruki Murakami cách mấy nhưng nhà văn này vẫn bị giới văn học coi thuộc loại tầm tầm.

 

đào trung đạo