http://imgs.sfgate.com/

Yiyun Li

the vagrants

nhng k sng bên l

 

Trong một bài Đọc Sách trước đây chúng tôi đă giới thiệu nữ nhà văn di dân Trung quốc Yiyun Li và tập truyện ngắn A Thousand Years of Good Prayers/Ngàn Năm Khẩn Nguyện. Những truyện trong tập sách này đă được đạo diễn tài ba người Hoa Wayne Wang (đạo diễn các phim Joy Luck Club và Brokeback Mountain) của Holliwood đưa lên màn bạc năm 2007 và cuốn phim này khá thành công cả về nghệ thuật lẫn tài chính. Mới đây Yiyun Li đă cho ra mắt tiểu thuyết The Vagrants/Những Kẻ Sống Bên Lề. Xét về sự h́nh thành và phát triển của một nhà văn, Yiyun Li đă bước qua giai đoạn từ một tác giả thành công về truyện ngắn bước sang viết tiểu thuyết. Và Yiyun Li, theo nhận xét của giới phê b́nh văn chương, đă khá thành công với quyển tiểu thuyết đầu tay The Vagrants này.  Cũng xin sơ lược nhắc lại tiểu sử nữ nhà văn này:   Sinh trưởng ở Bắc Kinh năm 1972, cha là một nhà vật lư học nguyên tử, tuy không bị trù diệt trong Cách Mạng Văn Hóa v́ Đảng Cọng sản lúc đó đang cần bác học nguyên tử, mẹ là giáo viên nhưng gia đ́nh có một đời sống rất cơ cực thiếu thốn dưới thời bao cấp. Là học sinh thần đồng Toán, Yiyun Li tuy có học qua 6 năm Anh ngữ nhưng không hề thực tập nói và viết. Là thế hệ hậu-Thiên An Môn, tuy bị kiểm soát theo chính sách của Đảng muốn cách ly thế hệ trẻ với thế hệ sinh viên đối kháng trước đó, nhưng “sự kiện Thiên-An-Môn” đă là “mốc đánh dấu sự trưởng thành” như lời cô tâm sự. Yiyun Li đă phải vào quân đội để có hy vọng được nhận vào Đại học Bắc kinh và sau đó phấn đấu để được sang Mỹ du học nhằm hoàn tất chương tŕnh Tiến-sĩ về ngành Miễn-dịch-học. Sang Mỹ tỵ nạn từ 1996 với vốn liếng Anh ngữ rất giới hạn, cô phải vật lộn với cuộc sống khó khăn của người tỵ nạn cả về vật chất lẫn văn hóa, sau cùng Yiyun Li đă quyết định bỏ ngành học chuyên môn, vào làm việc trong một pḥng thí nghiệm y khoa nghiên cứu bệnh xuyễn và dị ứng 3 năm để có tiền theo học lớp Sáng tác ở Đại học Iowa và tốt nghiệp bằng Cao học tại trường này. Yiyun Li có truyện ngắn đăng trên những tạp chí văn học thế giá ở Mỹ và sau hết là được nhận giải The Guardian First Book Award trị giá 200.000 Mỹ kim và một số giải khác với tác phẩm A Thousand Years of Good Prayers xuất bản năm 2005. Hiện nay Yiyun Li và chồng con sống ở thành phố Oakland phía bắc California và dạy ngành sáng tác ở đại học UC Davis.

 

   Không khí và nhân vật trong Những Kẻ Sống Bên Lề khá u ám và buồn bă. Truyện mở ra vào một ngày đầu Xuân năm 1979,  dân chúng trong thành phố Sông Bùn – một thành phố với dân số khoảng 80.000 do tác giả hư cấu – cách thủ đô Bác Kinh khoảng 900 dặm, được chính quyền xua đi dự lễ hành quyết Gu Shan, một phụ nữ đă ở tù 10 năm v́ bị chính quyền liệt vào loại phản động.  Vào thời điểm này (hơn 2 năm sau khi Mao Trạch Đông từ trần và bè lũ Tứ Nhân Bang bị dẹp tan) Trung quốc đi vào đổi mới, xây dựng những thành phố công nghiệp thí điểm với những khu nhà ở trơ trọi sơ sài cho công nhân ở, mục đích để phát triển kỹ nghệ, hiện đại hóa đất nước và thành phố Sông Bùn là một trong những thí điểm đó. Phần lớn công nhân ở Sông Bùn là đám thanh niên tơi tả sau cuộc Cách mạng Văn Hóa trở về xây dựng lại cuộc sống. V́ cách quá xa thủ đô nên dân chúng ở tỉnh này không hề biết có biến cố Báo Tường ở Bắc kinh. Báo Tường là phong trào trí thức, sinh viên bày tỏ ư kiến đ̣i hỏi dân chủ tự do bằng cách viết báo tay dán lên tường. Ngay từ sớm tinh sương Lăo Gu và vợ đă thức dậy v́ hôm nay là ngày người con gái Gu Shan 28 tuổi của hai vợ chồng lăo bị hành quyết. Từ lâu sống dưới chế độ độc tài người dân bị đàn áp triệt để, việc tuân phục chính quyền đă trở thành quán tính, Lăo Gu thấy vợ nằm bẹp trong chăn thổn thức haó nên phải lặng lẽ đưa cho vợ một tấm khăn lau măt bằng giấy có in khẩu hiệu buộc “mọi người dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng”. Vợ lăo tuy buồn khổ nhưng nhất quyết đem những quần áo cũ của con gái sắp bị hành quyết ra đường phố đốt theo tục lệ v́ sợ con sau khi chết đi không có quần áo mặc. Lăo cố ngăn cản vợ đừng tỏ ra buồn khổ, đừng giở tṛ đốt quần áo v́ sợ bị chú ư, sẽ khốn đốn, v́ chính bản thân lăo tuy là một nhà khoa bảng nhưng đă bị vệ binh đỏ hành hạ và nay phải làm một chân dạy học sơ cấp. Ngoài ra, vợ chồng lăo c̣n phải lo trả tiền những viên đạn dùng để hạ sát con gái cho chính quyền. Về Gu Shan con gái lăo, lăo không thể hiểu được sự chuyển biến của cô v́ “từ khi mới 14 tuổi Shan đă cực độ say mê và nhiệt thành tin tưởng Mao Chủ Tịch và cuộc Cách Mạng Văn Hóa nhưng sau đó lại trở thành một kẻ mất niềm tin hơn ai hết, cực lực phê phán nhiệt t́nh cách mạng của thế hệ ḿnh.” Gu Shan bị bắt bỏ tù v́ trong một bức thư gửi cho người bạn trai đă viết xuống tư tưởng chống đối của ḿnh khi người bạn trai này đem bức thư của Shan đi tố cáo. Theo tác giả th́ “trong những truyện cổ tích cô ta có thể đă là một trong những vị thánh xuống trần mượn cái dạ con của mẹ để đi vào thế giới tử sinh và trở thành danh giá lừng lẫy như vị nữ anh hùng hay quỷ xứ, điều này c̣n tùy vào ư định của những quyền uy trên thiên đàng.”

 

   Tuy đây là một ngày hành quyết nhưng nét bi hài là ở chỗ vụ hành quyết được chính quyền biến thành một ngày lễ hội: công nhân được nghỉ việc, học sinh lớn nhỏ được thày cô tổ chức tham dự như đi du ngoạn. Những nhân vật chính tham dự lễ hội hành quyết này quan trọng hơn cả là Kai, nữ xướng ngôn của đài phát thanh nhà nước. Kai thông minh xinh đẹp, trước đây là bạn học của Shan và là đồng chí luôn kèn cựa trong đoàn vệ binh đỏ. Trong khi Shan trở thành một phần tử phản cách mạng th́ Kai thăng tiến trong hàng ngũ đảng viên, trở thành một xướng ngôn viên truyền thanh truyền h́nh nổi tiếng, lấy chồng tên Han là đảng viên cao cấp địa phương. Kai rất thận trọng v́ e rằng khi bị đưa ra sân xử bắn Shan sẽ hô to những lời lẽ phản động. Nhưng thật ra Kai đă quá lo xa v́ trước khi bị đem hành quyết, chính quyền đă cho cắt hết những mạch phát âm nơi cổ Shan. Tồi bại hơn nữa, người ta cũng đă giải phẫu lấy đi hai trái thận trong thân thể Shan để thay thận cho một đảng viên trung ương cao cấp. Tất cả những quan chức đảng viên có công trong việc hoàn tất lễ hành quyết, trong đó có chồng của Kai, đều được nhà nước tưởng thưởng một máy truyền h́nh đen trắng của Nhật sản xuất. Nhân vật kế đến là con bé Nini có thân h́nh khuyết tật méo mó nay đă 12 tuổi. Sở dĩ Nini bị khuyết tật là v́ trước đây cha mẹ nó có hăng sản xuất tầu hủ bị vệ binh đỏ kết tội tư bản bóc lột và chính Shan lúc đó quá phấn kích đă đá vào người mẹ đang mang bầu Nini. Tuy khi sinh ra Nini tàng tật như vậy nhưng cha mẹ nó lại nhân đó sử dụng nó như một lao công không phải trả tiền công. Hôm nay Nini đi dự lễ với mục đích bóc hồ làm bằng bột gạo phết phía sau những biểu ngữ để ăn cho đỡ đói. Nổi bật trong đám người dự lễ c̣n có Bashi 19 tuổi, một thanh niên có bệnh ấu dâm nên nó theo đuổi con bé Ni. Bashi “tự hỏi không biết v́ sao cha mẹ lại không đem con bé có bộ mặt kinh tởm đó ra bỏ ngoài bờ sông cho chết đi, và hai ông bà cũng c̣n giữ lại nuôi lũ con gái 6 đứa nó để làm ǵ trong khi rơ ràng là hai ông bà muốn sinh ra một đứa con trai.” Mục đích Bashi đi xem hành quyết ngoài việc bám sát Nini cũng c̣n  để được nh́n thấy thân xác trần truồng của người nữ tử tù. Ngoài những nhân vật này tác giả cũng c̣n tả chân dung tên cai tù vít cổ Shan xuống để người khác cắt đứt những tuyến phát âm, tên công an dùng cái khăn lau chùi cho sạch những vết máu Shan vương trên chiếc xe jeep chở cô, và cả tay giải phẫu đă hăm hở cắt thận của Shan để mong được những đặc ân Đảng ban phát cho gia đ́nh hắn. Tác giả cũng c̣n đưa vào sách thằng nhỏ Tong 6 tuổi đang sống an lành trong làng quê th́ bị người cha rượu chè be bét  tống khứ khỏi nhà nên mẹ nó đưa nó ra thành phố mong sao thằng bé được học hành. Quá cô đơn buồn khổ nay nó chỉ c̣n biết thương yêu con chó tên Ear của nó.

 

   Tuy chồng hết sức ngăn cản nhưng lăo bà Gu cứ đem đốt quần áo con gái giữa đường đến nỗi bà bị dân phố sỉ nhục hành hạ thậm tệ, may nhờ có Kai đến can thiệp kịp thời, nâng bà cụ té xấp dưới đất lên và khuyên bà hăy về nhà bằng không sẽ bị bắt bớ tù đày. Khi được giao nhiệm vụ phát thanh trong buổi lễ hành h́nh Shan, Kai có ư định nhân dịp này t́m cách gỡ tội cho Shan v́ hiện nay Kai đă hết ảo tưởng về chế độ, cảm thấy sự hy sinh những giá trị đạo đức của ḿnh để thăng tiến trong Đảng là vô nghĩa. Kinh tởm người chồng đảng viên, Kai t́m thấy t́nh yêu nơi Jialin, một người bất đồng chính kiến thâm trầm bị mắc bệnh lao phổi. Sau khi bị xử tử, oan hồn Shan c̣n vương vấn ở t́nh Sông Bùn tạo nên một nỗi sợ hăi bao trùm. Yiyun Li cũng c̣n đưa vào truyện hai vợ chồng già Hua – đây là những con người sống ngoài lề xă hội – có ḷng nhân vô hạn: hai vợ chồng già làm nghề quét đường này đă đi lượm những hài nhi bị lén lút bỏ ngoài bờ bụi hay trong thùng rác về nuôi, cả thảy được 7 trẻ nhưng bị chính quyền địa phương ngăn cấm tịch thu những đứa trẻ này đem bán. Ở phần cuối sách ruyện có  chuyển hướng thật đột ngột: Khoảng sáu tuần lễ sau ngày xữ tử Gu Shan, Kai và khoảng 80 người dân Sông Bùn làm một cuộc biểu t́nh phản đối bản án tử h́nh này. Những người biểu t́nh quấn những ṿng hoa trắng quanh cổ, đ̣i chính quyền nhận bản thỉnh nguyện “phục hồi danh dự” cho Gu Shan. Chẳng bao lâu sau, Bắc Kinh gửi công an mật vụ về Sông Bùn truy lùng bắt tất cả những người tham dự biến cố này, tống vào tù và xử tội. Kai là kẻ lănh đạo nên là người trước hết chịu án tử. Như vậy ta thấy Những Kẻ Sống Bên Lề đă bắt đầu bằng một vụ xử tử và kết thúc cũng bằng một vụ hành quyết hai phụ nữ. Nh́n chung, quyển sách này là một “tiếng nói cộng đồng” của những kẻ sống bên lề thấp cổ bé miệng cất lên tố cáo chế độ cũng như văn hóa đọa đức suy đồi ở Trung quốc một thời. Nhất là ở điểm dưới chế độ cọng sản con người sống chỉ để hành hạ nhau, mọi người vô h́nh chung đều là kẻ hành hạ người khác, vừa là đao phủ vừa là nạn nhân. Quyển sách cũng cho thấy những sự kiện, biến cố khơi dậy nơi thanh niên trí thức từ phong trào Báo Dán Tường dẫn tới biến cố Thiên An Môn vào năm 1989. Yiyun Li là nhà văn chú tâm tới nhân vật, con người, nền văn hóa chung của cộng đồng hơn là cốt truyện, cấu trúc tác phẩm hay phân tích tâm lư. Tiểu thuyết của cô thuộc vào gịng văn chương Ái Nhĩ Lan v́ Yiyun Li chịu ảnh hưởng của James Joyce và William Trevor.

 

đào trung đạo