Toni  morrison

A Mercy

 

Đầu tháng 11 vừa qua nhà văn Toni Morrison, Nobel Văn Chương 1993 tác giả của tiểu thuyết Beloved/Đứa Con Yêu Dấu – quyển sách được báo The New York Times Book Review năm 2006 bầu chọn là tác phẩm tiểu thuyết hay nhất của nước Mỹ trong ṿng 25 năm trở lại – mới cho xuất bản tác phẩm thứ chín là một quyển truyện vừa dưới 170 trang mang tựa đề A Mercy. Thời gian của truyện trong A Mercy xảy ra vào năm 1862 nghĩa là trước thời gian của quyển Beloved và chủ đề phụ nữ và thanh thiếu niên da đen là những nạn nhân của chính sách nô lệ tàn khốc ở Mỹ trong lịch sử lập quốc đă được tác giả đẩy lui xa hơn về quá khứ và được đào sâu hơn cho nên có thể nói quyển sách này là khúc nhạc dạo mở đầu cho Beloved. Như bà đă viết trong bài luận văn Diễn Trong Bóng Tối: “Điểm nới bật nhất trong Tân Thế Giới, trên hết thảy, là lời tuyên dương trước hết là tự do, và thứ đến là sự có mặt của không tự do nằm ngay trong ḷng cuộc thử nghiệm dân chủ.” Sự cảm nghiệm rằng những lư tưởng về tự do kinh tế và chính trị được đặt cơ sở trên việc nô lệ hóa tàn bạo luôn luôn là chủ đề chính trong tất cả các tác phẩm của Toni Morrison để chống lại sự loại trừ bộ phận dân chúng da đen trong lịch sử và văn chương Mỹ. Theo bà, chủ nghĩa nô lệ vẫn có thể có dù không có sự khác biệt chủng tộc hoặc kỳ thị chủng tộc và không có nền văn minh nào mà không dựa vào sự nô lệ dù có được nói ra hay không được nói ra. Từ truyền thống ở xă hội Mỹ người ta thường nghĩ về nô lệ bằng cách gắn liền nó với chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Toni Morrison rất khiêm tốn khi không cho rằng ḿnh là người đầu tiên nêu ra vấn đề này nhưng bà nhấn mạnh “con người ta sinh ra không là nô lệ.” Điều này có nghĩa là nô lệ không ở trong bản chất con người mà là đă được truyền dạy, học hỏi. Cho nên để chấm dứt nô lệ chúng ta phải từ hiện tại trở về quá khứ lịch sử để làm công việc trước hết khiến mọi người ư thức được sự kiện này sau đó là đào bới, giải trừ nô lệ. Và Toni Morrison đă dùng văn chương để thức tỉnh nhân loại, giải phóng con người ra khỏi nô lệ.

 

Tất cả những nhân vật trung tâm trong A Mercy đều là những kẻ côi cút v́ hoặc đă bị cha mẹ bỏ rơi hay từ bỏ. Jacob Vaark là một thanh niên Anh gốc Hà Lan năm 1682 đă theo đoàn người đi t́m Tân Thế Giới trên một chiếc tầu vượt Đại Tây Dương. Qua bao gian nguy sau cuộc hải hành, khi chiếc tàu chở anh ghé vào một bến bờ xa lạ, Jacob đă lần đường vượt qua những đầm lầy những sông rạch đặt chân được tới một ngôi làng anh không thể ngờ sau này trở thành bang Virginia. Jacob khai khẩn một mảnh đất hoang vu thành một trang trại, lạc quan hy vọng sẽ làm giàu và đăng báo ở Anh quốc kiếm  một người vợ đảm đang. Có một thiếu nữ 16 tuổi tên là Rebekka v́ cha cô muốn gia đ́nh bớt đi một miệng ăn nên sang Mỹ thuận làm vợ Jacob. Nhưng  cả ba người con trai Rebekka sinh ra đều chết yểu vừa khi chào đời và đứa con gái út khi chưa đầy 5 tuổi cũng bị ngựa đá chết. V́ vậy Jacob cho rằng Rebekka là một phụ nữ không sinh dưỡng.  Và cái trang trại của Jacob cũng không thu hoạch khấm khá nên anh lên đường sang Maryland đ̣i nợ môt người chủ đồn điền tên là Senor D’Ortega nhưng D’Ortega không có tiền trả nợ nên nài nỉ Jacob hăy lấy một thiếu nữ nô lệ của đồn điền Florens để trừ nợ. Là người có lương tri nên lúc đầu Jacob giận dữ về đề nghị của D’Ortega nhưng sau v́ lới khẩn cầu của mẹ Florens hơn nữa khi ngó thấy cô bé đói ăn gầy g̣ rách rưới nên anh đành nhận lời đem Florens về nuôi. Jacob nghĩ Florens khi về trang trại sẽ giúp đỡ Rebekka bớt cực nhọc nên anh nghĩ việc nhận nuôi Florens một cách gián tiếp cũng là một sự cám ơn vợ anh dù nhỏ nhoi. Người mẹ của Florens nh́n thấy ở Jacob một tấm ḷng nhân từ nên hy vọng con gái ḿnh sẽ có tương lai chấm dứt kiếp nô lệ. Hành vi cám ơn này được Toni Morrison dùng làm tựa đề cho quyển truyện. Thế nhưng Jacob cũng không khỏi nghĩ ngợi quay quắt khi tự hỏi tại sao D’Ortega ở trong một cái đồn điền lớn như vậy, dư ăn dư mặc lại không chịu nuôi Florens mà lại trút gánh nặng đó lên vai anh? Trên đường về khi Jacob và Florens tá túc ở một quan trọ anh t́nh cờ được một người đàn ông khuyên anh nên trồng mía sẽ giàu to v́ trồng mía không cần đầu tư nhiều, không phải lo lắng bị súc vật phá hại và các chủ điền cạnh tranh gây hấn.

 

   Nghe theo lời khuyên này Jacob mở trại mía Barbados. Hơn mười năm sau khi đă giàu có hơn Jacob chẳng may mắc bệnh đậu mùa và chết đi nên tất cả gánh nặng trach nhiệm việc trông nom khai thác trại mía lên vai vợ anh. Cũng may Rebekka có ba người giúp việc: Florens nay đă 16 tuổi, Lina thiếu nữ thổ dân da đỏ cả bộ lạc cô bị trận dịch quét qua làng giết hết nên phải t́m đến Barbados xin nương nhờ Jacob, và người thứ ba là Sorrow con gái một vị thuyền trưởng bạn anh bị chết ch́m v́ tầu đắm nên Jacob nhận đem vế trại nuôi nấng. Khi được Jacob nhận làm con nuôi Sorrow đă mang thai và sinh hạ một bé gái. Từ sau khi sanh con, tác giả cho sorrow một cái tên mới là Complete. Lúc đầu cả Rebekka lẫn Lina đều có ác cảm với Sorrow nhưng sau khi Jacob chết bệnh, trong trang trại chỉ c̣n lại bốn phụ nữ nên họ bắt đầu biết thương yêu đùm bọc nhau. Nhưng rồi có sự xuất hiện của một người đàn ông da đen đến trang trại sửa cái cánh cổng ngôi nhà mới sang trọng của vợ chồng Jacob và rồi Florens phải ḷng người đàn ông này. Đúng vào dịp người đàn ông này đến trú ngụ dưới mái nhà của bốn phụ nữ th́ Sorrow lâm bệnh nặng và người đàn ông này không hiểu đă dùng bí quyết ǵ chữa cho Sorrow khỏi bệnh. Dù biết Florens chớm nở t́nh yêu dành cho ḿnh người đàn ông này sau khi xong việc đă quyết lên đường bỏ lại tất cả sau lưng. Không lâu sau Rebekka cũng ngă bệnh và Florens lên đường đi t́m người đàn ông sửa cổng nhà trước đây theo lời khuyên của Sorrow và Lina để chữa bệnh cho Rebekka.

 

Toni Morrison dùng nhiều lời tự sự - tất cả đều là của những nhân vật nữ - trong quyển truyện này nhưng lời kể truyện chính là của Florens. Chẳng hạn lời của mẹ Florens đă giải thích khi cho con gái ḿnh cho Jacob: “Làm  thân nữ giới ở chốn này khác chi là một vết thương chẳng bao giờ lành.” Phát biểu về mối quan hệ  giữa con người và hành động của thần linh bà nói: “Đó không phải là một sự huyền nhiệm Thượng Đế ban bố nhưng là một lời cám ơn do một người dâng lên.” Khi biết Florens yêu người đàn ông da đen sửa cổng Lina đă cảnh báo Florens đừng trao trái tim ḿnh cho ai v́ “Em chỉ là một trong những chiếc lá trên cái cây của anh ta,” Florens đă trả lời “nhưng em là cái cây của anh ấy.” Khi bị người đàn ông da đen sửa cổng bỏ lại Florens cảm thấy ḿnh “tựa như tảng băng nổi bị bứng ĺa khỏi bờ sông.” Và đây là lời của tác giả viết về hoàn cảnh của Lina, Sorrow, và Florens khi Rebekka ngă bệnh: “Họ là ba phụ nữ không có người làm chủ, không thuộc về ai, họ đă trở thành tṛ chơi man dại không của bất kỳ kẻ nào,” và “Là phụ nữ và là những kẻbất hợp pháp, sau khi Bà Chủ (Rebekka) chết đi, họ có thể sẽ thành những kẻ xâm phạm, chiếm đât, bị buộc đem bán đi, làm thuê, bị tấn công, hăm hại, lưu đầy.” Quả thực, qua những lời nói của những nhân vật nữ trong A Mercy này chúng ta thấy Toni Morrison xứng danh là tiếng nói của lương tâm cất cao giọng bênh vực thanh thiếu niên và phụ nữ da màu một cách can đảm và mạnh mẽ. Tiếng nói của Toni Morrison đă được chuyển tải bằng một hành ngôn văn chương nhuần nhuyễn của một bậc thày tản văn.

 

đào trung đạo

 

© gio-o 2008