Sasa Stanisic
How The Soldier Repairs
The Gramophone
người lính sửa
cái máy hát thế nào
Ngay từ khi ra mắt quyển tiểu thuyết đầu tay Người Lính Sửa Cái Máy Hát Thế Nào của nhà văn trẻ gốc Bosnia Sasa Stanisic ở Đức năm 2006, quyển sách đă được đón nhận nồng nhiệt v́ giá trị lịch sử và văn chương tầm cỡ của tác phẩm này. Vào tháng 7 năm nay, bản dịch sang tiếng Anh do Anthea Bell chuyển ngữ cũng vừa ra mắt độc giả những xứ nói tiếng Anh và được coi là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh xuất sắc. Hơn nữa tác giả đă viết về cuộc chiến tranh diệt chủng xảy ra ở thành phố Visegrad, một địa danh văn chương được nhiều người biết tới nhờ tác phẩm “Cây Cầu trên Gịng Sông Drina” của nhà văn Ivo Andric giải Nobel Văn Chương 1961. Cuộc chiến tàn khốc xé nát Bosnia, sự kiện lực lượng cảnh sát và dân quân Serb đă thảm sát trên 3000 người Hồi giáo năm 1992 và ném xác các nạn nhân xuống gịng sông Drina mộng mơ tuy là một sự kiện lịch sử quan trọng nhưng đă bị khỏa lấp, bị quên lăng bởi những biến động nội chiến đẫm máu khác hiện đang xảy ra ở vùng bán đảo Balkans. Đấy là chưa kẻ cuộc chiến ở Bosnia đă giết chết hàng trăn ngàn thường dân. Và nay sự kiện đó đă được tác giả của “Chiếc Máy Hát” tái tạo bằng diễn ngôn tiểu thuyết, qua tầm nh́n của nhà văn để đưa người đọc trở về những thực tại tưởng như đă bị thời gian vùi lấp. Sasa Stanisic sinh năm 1978 ở Visegrad thuộc Bosnia-Herzegovina, cha là người Serb theo Thiên-chúa-giáo c̣n mẹ lại là người Bosnia theo Hồi giáo. Ngay khi cuộc chiến tranh diệt chủng vừa xảy ra ở vùng này anh đă cùng gia đ́nh sang Đức tỵ nạn vào năm 1992. Trưởng thành ở Đức, Sasa Stanisic đă có truyện ngắn, kịch và luận văn xuất bản ở xứ sở định cư. Ngoài viết văn và biên soạn kịch bản anh cũng c̣n tham dự vào sinh hoạt kịch nghệ và tŕnh diễn văn chương. Quyển truyện đầu tay “Chiếc Máy Hát” đă được trao tặng nhiều giải thưởng giá trị ở Âu Châu, và được dịch sang trên 20 ngôn ngữ. Nhà văn trẻ tuổi này cũng đă được trao hai học bổng danh tiếng Graz và Iowa để theo học lớp bồi dưỡng ngành sáng tác.
Sasa Stanisic đă chọn nhân vật tự sự trung tâm của quyển tiểu thuyết là cậu bé 14 tuổi Alexandar Krsmanovic. Giữa Aleks và Sasa có nhiều điểm tương đồng: cùng sinh trưởng ở thành phố Visegrad, có cha là người Serb và mẹ là người Bosnia, kịp chạy thoát khỏi cuộc chiến tranh diệt chủng vào năm 1992 và sang tỵ nạn ở tỉnh Essen bên Đức. Chính v́ những điểm tương đồng này cho nên “Chiếc Máy Hát” có những nét của một quyển tự truyện, điều rất thông thường xảy ra cho nhà văn khi viết tác phẩm đầu tay. Nhưng ở một mặt khác về kỹ thuật viết tiểu thuyết – Sasa Stanisic chứng tỏ anh là một nhà văn can đảm thử nghiệm cách tân cấu trúc tiểu thuyết – bằng cách chia quyển sách ra hai phần với phần đầu là lời kể không theo gịnt chảy thời gian mà theo gịng ư thức nội tâm của cậu bé Aleks 14 tuổi và phần giữa là những bức thư và phần sau chót là một quyển tiểu thuyết Aleks khi đă 20 tuổi dự định viết. Gịng tự sự trong phần đầu giống như gịng nuớc sông Drina “cuốn dữ dội và mênh mông, những nhánh phụ đổ vào làm tăng sức mạnh gịng chính tràn bờ.” Tác giả chọn lối tự sự này rất thích hợp với việc mô tả những khoảng đoạn thời gian trước và sau khi chiến tranh xảy tới mang theo những thảm họa hăi hùng, làm câm nín thế giới, cuộc sống và cái chết đến toàn thể người dân Bosnia-Herzegovina. Âm thanh và sự cuồng nộ khi lên tới đỉnh điểm khi được mô tả bằng ngôn ngữ như vậy sẽ có những biến đổi độ ngột của sự bi thảm và khôi hài phi lư. Cuộc sống, cái thế giới êm đềm phẳng lặng ở Visegrad trước khi chiến tranh xảy ra được cậu bé Aleks hồi ức với những nét chấm phá về những người thân yêu trong gia đ́nh cũng như về mái nhà tuổi thơ yên ấm tuy đơn giản nhưng tạo ấn tượng khó phai nơi người đọc. Nhân vật yêu dấu nhất của Aleks hồi nhỏ là ông nội Slavko của nó. Trước khi ông đột tử v́ chứng đau tim, ông đă làm cho nó một cái mũ và một đôi đũa thần. Aleks thừa hưởng từ ông nội Slavko năng khiếu và truyền thống kể chuyện và chiếc đũa thần. Nó cũng luôn noi theo lời chỉ dạy của ông rằng: “Thế giới tưởng tượng bao giờ cũng hay hơn thế giới thực,” và “Nghệ sĩ phải… tái tạo thực tại.” Không những nối tiếp truyền thống kể chuyện của ông, Aleks c̣n đi xa hơn khi tuyên bố: “Tôi muốn tạo ra những thứ không hoàn thành” và “Tôi chống lại những kết cuộc, tôi chống lại những thứ kết thúc. Phải chấm dứt ngay sự kết thúc! Tôi là Đồng chí Thủ trưởng của sự tiếp tục tiếp tục măi, tôi ủng hộ việc cứ tiền tới và vân vân và vân vân!” và sau này c̣n quyết tâm kể lại mọi chuyện theo như lời bà nội nó yêu cầu khi gia đ́nh đă được định cư ở Đức rằng “cháu phải hồi ức cả hai thời…cái thời mà mọi sự b́nh ổn và cái thời chẳng có cái ǵ là b́nh ổn cả.”
Truyện khởi đầu vào quăng cuối năm 1991 với lời kể tuy thơ ngây nhưng rất hóm hỉnh của Aleks trước hết về cái chết đột gnột của ông nội Slavko, sau đó là về những nhân vật họ hàng thân thích khá kỳ lạ chẳng hạn bà cô Typhoon nói năng áo ào nhưng các chữ dính lẹo nhau, về bà ngoại theo Hồi giáo dấu những chuyện bí ẩn dưới tấm khăn quấn đầu, về một người đàn ông trong họ sau khi bị chấn thương trở thành chỉ có thể nói năng bóng gió…v.v…Aleks cũng không quên dí dỏm về đời sống hạnh phúc thời đó với những chuyện vụn vặt chẳng hạn buổi tiệc mừng việc xây xong cái pḥng vệ sinh trong nhà với “sáu khách mời đến chứng kiến, một ban nhạc gồm năm nhạc công.” Tất cả những mẩu chuyện vụn vặt này như một tấm thảm trải ra chờ đợi cuộc chiến từ từ xuất hiện. Trước mắt trẻ thơ những dấu hiệu báo động chiến tranh sắp xảy ra chung quanh gây sự ngạc nhiên khó hiểu. Chúng nó thấy “Trong những ngày này ai cũng bỏ thành phố ra đi nhưng không ai biết được ḿnh sẽ đi về đâu.” Và trên màn truyền h́nh tin tức tràn ngập những h́nh ảnh nhà cửa bốc cháy, xác người phủ chăn nằm la liệt trên đường phố. Rồi chiến tranh cuối cùng đă tràn tới Visegrad với những trận bom ngày đêm dội xuống các khu cư dân, xe tăng tràn vào đường phố và lính tráng đến từng nhà dân lục soát, đá xập cửa ngơ và tập trung dân chúng lại tra xét xem ai là người có cái tên Hồi giáo sẽ bị đem đi xử tử. May mắn Aleks tuy có mẹ là người Hồi giáo nhưng có cha là người Serb và có cái tên đúng yêu cầu nên gia đ́nh nó không bị thảm sát. Không những thóat chết Aleks c̣n cứu mạng được một bé gái hàng xóm tên là Asija bằng cách khai với lính tráng đi lùng bắt người rằng Asija là em gái nó. H́nh ảnh của Asija sẽ ám ảnh Aleks cho đến khi nó trưởng thành v́ sau khi gia đ́nh Aleks thóat chạy khỏi Visegrad và sang Đức tỵ nạn, nó luôn luôn khắc khoải về số phận của Asijia, không biết cô bé sống chết ra sao.
Cảnh chiến tranh, bạo động tràn tới Visegrad được tác giả mô theo cái nh́n của trẻ thơ nên vừa có tính trung thực, hồn nhiên nói lên được sự phi lư pha chút khôi hài. Aleks mô tả “Một đoàn quân râu ria xồm xoàm những chú rể ngồi trên xe đi ngang qua đường phố, chĩa súng bắn chỉ thiên lên trời để mở hội rước dâu, cô dâu là thành phố của chúng tôi. Những cái cẳng màu xanh lá mạ và màu nâu buông thơng phía sau bửng xe, đong đưa trông going như những vật trang hoàng.” Và rồi bọn lính chĩa súng bắn chết chó, ngựa và người, rồi đem xác các nạn nhân thảy qua thành cầu xuống sông Drina. Trong cảnh hỗn loạn đó cha mẹ Aleks thu cuốn một ít đồ tùy thân, đưa con cái lên chiếc xe hơi thẳng hướng biên giới Serb. Họ bị lính canh pḥng Serb chặn lại. Aleks kể: “Một người lính có cái mũi quặp hỏi chúng tôi có vơ khí ở trong xe không . Cha tôi nói : có, có dầu hôi và quẹt. Hai người lính cười lớn và chúng tôi được phép tiếp tục lái xe đi. Tôi chẳng thấy có ǵ là đang tức cười cả, và mẹ tôi nói: tôi là cái vơ khí bọn chúng nó lùng kiếm đấy. Tôi hỏi: tại sao chúng ta lại lái xe lọt vào ḷng địch vậy chứ? Và rồi lập tức tôi hứa với cha mẹ là trong mười năm tới sẽ không bao giờ đặt câu hỏi nào nữa.” Sau khi vượt qua biên giới, gia đ́nh đến được trại tỵ nạn và rồi được đi định cư. Aleks cũng không quên kể lại những ngày đầu của cuộc sống tỵ nạn đầy khó khăn, bị kỳ thị, chán nản thất vọng, buồn khổ v́ phải xa ĺa quê hương. Trong thời gian đi học, Aleks đă không thể quên được Asijia nên nó đă lật quyển niên giám điện thoại với hy vọng t́m được vết tích người bạn gái nó đă cứu sống. Khi 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học ở Đức, Aleks làm một chuyến trở về Visegrad với hy vọng gặp lại Asijia nhưng mọi thứ, cả cảnh lẫn người đă hoàn toàn đổi khác. Đúng như lời một gnười bạn nói với Aleks : “Hê Aleks, Cậu hăy nh́n chung quanh xem. Câu có nhận ra một người nào quen ở đây không? Đến ngay tôi đây mà cậu cũng c̣n không nhận ra nữa là.” Một cách vắn tắt, quyển Cái Máy Hát đă gợi lên cho người đọc câu hỏi “làm sao có thể hàn gắn những vết thương chiến tranh gây nên?” Nếu cho rằng cái máy hát là nơi lưu giữ âm thanh của cuộc sống, khi nó bị hủy hoại liệu c̣n có thể sửa lại được không? Ngay cái xứ sở Bosnia của Sasa/Aleks cùng với cái thành phố tuổi thơ Visegrad giờ đây cũng đă bị xóa tên trên bản đồ.
đào trung đạo