Rose Tremain

the road home

Con đường trở về

 

 

Từ sau khi Liên Hiệp Âu Châu thành h́nh, hiện tượng dân chúng từ những nước nghèo, kinh tế chậm phát triển, nhất là những xứ  Đ6ng Âu  và những xứ thuộc Liên xô cũ, vượt biên sang các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp Đức…để kiếm việc làm đă trở thành một hiện tượng phổ biến. Tuy không thuộc Liên Hiệp Âu Châu nhưng từ hơn 10 năm nay, Việt Nam cũng đă “xuất khẩu lao động” sang những nước tư bản phát triển. Câu hỏi: đời sống của những lao động nhập cư này như thế nào là một đề tài ít được các nhà tiểu thuyết khai thác. Tất nhiên khó có hy vọng chính người lao động nhập cư có thể viết về cuộc đời họ v́ họ không đủ ngôn ngữ cũng như tài năng sáng tác. Và nếu có, e rằng truyện của họ cũng sẽ đưa ra nhiều mô tả chủ quan v́ sự hiểu biết của họ về xứ nhập cư rất giới hạn. V́ vậy khi nữ nhà văn Anh Rose Tremain viết quyển The Road Home với chủ đề mô tả đới sống của một lao động nhập cư London, quyển tiểu thuyết lập tức được đón nhận nồng nhiệt.. Rose Tremain sinh năm 1943 ở London, học Đại học Sorbonne và tốt nghiệp ngành văn chương ở Đại học East Anglia. Sau khi tốt nghiệp bà được ở lại trường dạy ngành sáng tác từ năm 1988 đến 1995. Bà là tác giả trên mười tiểu thuyết, kịch vô tuyến và truyền h́nh, và được trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự của đại học East Anglia năm 2000. Năm 1983 tạp chí Granta xếp Rose Tremain vào danh sách “Những Nhà Văn Anh Trẻ Xuất Sắc Nhất”. Kể từ năm 1984 Rose Tremain đă được trao khá nhiều giải văn chương của Anh và cả giải Fémina  của Pháp cho quyển Sacred Country/Xứ sở Linh Thiêng  năm 1993. Truyện dài The Road Home được vào chung kết giải Costa và sau đó được vinh dự trao giải Orange.

 

Nhân vật chính Lev, sắp 43 tuổi, dân tỉnh nhỏ Auror thuộc một xứ Đông Âu nọ (tác giả không nói rơ xứ nào), có vợ tên là Marina mới chết v́ bệnh bạch cầu, con gái tên Maya mới 5 tuổi, và một mẹ già. Anh là thợ cưa nhưng xưởng anh làm việc phải đóng cửa v́ hết cây để xẻ gỗ nên Lev đánh liều thử thời vận t́m đường sang London t́m việc làm với hy vọng kiếm tiền nuôi con thơ mẹ già.  Truyện mở đầu với cảnh anh chàng Lev trên một chuyến xe khách từ Auror đến London, trong khi mắt lơ đăng nh́n những vườn hoa hướng dương, những trại nuôi heo và những ruộng trồng tỏi hai bên đường, c̣n đầu óc lại đang nhớ thương, tưởng niệm người vợ trẻ sớm mất đi v́ bạo bệnh. Ḷng anh cũng nhớ thương đứa con gái bé nhỏ đă sớm mồ côi mẹ và cái quê nhà anh đang phải ĺa bỏ sau lưng. Anh làm quen với người hành khách chung chuyến tên Lydia. Lydia là người có học, định tới London t́m công việc thông dịch. Lydia khoe với Lev cô có bạn bè khá giả ở London có thể nhờ cậy, và nếu cần Lev có thể liên lạc với cô..Sau chuyến xe hơn hai ngày trời, đến London đầy bỡ ngỡ, vốn liếng tiếng Anh bập bẹ, phải ngủ đường ngủ chợ, món tiền dằn túi cạn dần, bắt liên lạc với Lydia nhờ giúp đỡ nhưng chẳng nhờ được ǵ, Lev phải đi theo đám lao động di dân làm công việc hái măng tây trên những cánh đồng ở Suffolk. Sau công việc này anh may mắn được Amed, chủ một quầy bán thịt nướng giao cho công việc đi phát tờ rơi quảng cáo, mỗi tờ được trả 2 xu để sống qua ngày chờ thời.. Con đường mưu sinh  với niềm hy vọng có tiền gửi về nhà nuôi mẹ già con thơ của Lev khởi đầu xem ra không mấy sáng sủa. Sống bơ vơ lạc lơng trong một London sương mù với những người dân phớt tỉnh lạnh lùng, không biết ai là kẻ tốt người xấu, Lev may mắn t́m được niềm an ủi nơi Christy Slane, là kẻ đă cho anh ở căn pḥng vốn dành cho đứa con gái trước đây với giá tượng trưng, Christy là người Ái-Nhĩ-Lan, hiện làm thợ sửa ống nước, bị vợ là Angela bỏ đi theo người khác, đem luôn mất đứa con gái anh rất yêu thương.. Hai người đàn ông cùng chung cảnh ngộ cô đơn tỏ ra rất thương xót nhau.

 

Kế đến Lev kiếm được một chân rửa chén cho một tiệm ăn sang trọng kiểu Mỹ ở Clerkenwell với đồng lương tối thiểu 5 bảng rưỡi một giờ, công việc cực kỳ vất vả phải làm đến tận 1 giờ sáng. Lev ở lại với công việc này v́ có bảo hiểm sức khỏe và ngày nghỉ nhưng nhiều lúc cũng buồn bực v́ ông chủ tên Gregory Ash là một người cực kỳ ngoan cố và ưa tỏ ra có uy quyền. Chính tại tiệm ăn này anh gặp lại Lydia cùng bạn bè của cô đến ăn. Và cũng chính nơi đây Lev gặp gỡ Sophie, một phụ nữ London chính hiệu, là một trong những đầu bếp của tiệm. Ngoài việc nấu ăn Sophie c̣n có những sinh họat nghệ thuật với giới nghệ sĩ, cô có nhiều bạn bè trong giới họa sĩ và thiết kế thời trang. Tuy Lev và Sophie trở thành đôi t́nh nhân thân thiết, nhưng anh lại rất không ưa những người bạn của Sophie v́ họ đều là những kẻ nông nổi hời hợt với những tham vọng điên rồ và nhân cách thấp kém. Chính v́ mối quan hệ với Sophie này mà Lev bị ông chủ Gregory Ash đuổi. Giấc mộng trở thành một người trung lưu ở London của Lev, một di dân tay trắng, như vậy đă tan thành mây khói, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Thất vọng nhưng không tuyệt vọng, Lev dự tính sẽ trở về tỉnh nhà mở một tiệm ăn v́ nay anh đă có chút tay nghề nấu ăn và kinh nghiệm khuyến măi và điều hành thương vụ anh đă học hỏi được từ ông chủ Gregory Ash, một thứ kinh nghiệm quí báu làm sao để trở thành một tay tư bản thành công. Nhưng phải chăng rồi ra Lev  sẽ lại cũng trở thành một thứ bản sao một tay tư bản ngoan cố, hănh tiến như Gregory? Hay với bản chất vốn là một kẻ giàu ḷng nhân, thấu hiểu sự mất c̣n ở đời và bản chất mong manh phận người, Lev sẽ chẳng thể trở thành một tay tư bản thành công?

 

V́ Rose Tremain viết quyển truyện với điểm đứng tự sự ở ngôi thứ ba – thay lời Lev – nên tác giả đă đặt ḿnh vào vị trí vừa thuận lợi vừa không thuận lợi. Thuận lợi ở chỗ tác giả là một người Anh nên hiểu rơ về London, cả cảnh lẫn người. Những đoạn văn Lev khôi hài riễu cợt người dân London ph́ nộn, chụp giựt, lạnh lùng, tâm hồn cũng như đời sống cạn cợt, hoặc phê phán tính cách kiêu căng hợm hĩnh của giới nghệ sĩ Anh, v́ do Rose Tremain viết ra,  nên độc giả Anh khó có thể phê phán là quá đáng hay không thuyết phục. Điểm không thuận lợi là ở chỗ tác giả là một phụ nữ Anh cho nên khi viết về t́nh cảm, tư tưởng, sự cô đơn, những ước vọng và sự thất vọng của Lev, một người nam đến từ một xứ Đông Âu với một gốc văn hóa và ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, liệu tác giả có vượt được những rào cản đó không?  Sau khi đọc hết quyển sách, phần lớn người đọc cũng như những nhà phê b́nh đều công nhận Rose Tremain không những đă tài t́nh vượt qua những khó khăn này mà c̣n tỏ ra xuất sắc trong chính những mô tả đó. Những nhân vật, lời ăn tiếng nói của họ trong quyển truyện của Rose Tremain rất thực, rất sống động, và được diễn tả bằng một lối văn sắc xảo, đậm chất khôi hài đen. Tuy kỹ thuật viết tiểu thuyết của tác giả là kỹ thuật cổ điển nhưng quyển Con Đường Về Nhà lại không là một tiểu thuyết cổ điển, và đó là điểm thành công nhất của tác giả.

 

 

đào trung đạo