Roberto Bolaño

2666

 

Sau đợt “nở rộ” của tiểu thuyết Mỹ-Latinh (với những tên tuổi lẫy lừng như Gabriel Garcia-Marquez, Carlos Fuentes, Mario Vargas Llosa…) khởi đầu từ những thập niên 60 và dần dần tàn lụi từ thập niên 90, trong những khuôn mặt mới xuất hiện có lẽ nhà văn gốc Chile ROBERTO BOLANO được coi là xuất sắc nhất. Sinh ngày 28 tháng Tư năm 1953 và mất v́ bịnh gan ngày 15 tháng Bảy năm 2003 khi chưa đầy 50 tuổi, Roberto Bolano ngay từ thời thanh niên đă có cuộc sống phiêu bạt giang hồ từ Chile qua Mexico, El Salvado, Pháp và sau cùng là Tây Ban Nha. Sau cùng vào đầu thập niên 80s ông định cư ở thành phố Blanes miền biển cách không xa thủ đô Barcelona. Bị bịnh gan từ những năm 90 nhưng v́ không chịu chăm sóc sức khỏe, cuộc sống giang hồ phiêu bạt từ lâu ăn uống thất thường, răng bị rụng gần hết tuy c̣n trẻ, khi bịnh nặng đưa vào bịnh viện trong khi chờ được thay gan ông qua đời. Roberto Bolano không học hết bậc trung học v́ năm 17 tuổi đă bí mật xung vào hàng ngũ chiến đấu của những người trung thành với Tổng thống Salvador Allende chống lại lực lượng của Tướng Augusto Pinochet và năm 1973 khi từ Mexico bí mật trở về tham dự lực lượng nổi dậy bị bắt giữ nhưng may mắn thoát chết nhờ thiếu tang chứng và cũng v́ có hai người bạn học cũ nay là mật vụ cai tù thả ra. Ra khỏi tù Roberto Bolano qua Mexico để gặp  nhà thơ cách mạng Roque Dalton và sau đó cả hai cùng một số nhỏ bạn bè lập ra trường phái văn chương “hiện thực hạ tầng” nhằm chống lại khuynh hướng văn chương chính thống viết bằng tiếng Tây Ban Nha đại diện là nhà thơ Octavio Paz. Tuy là một thi sĩ nhưng Roberto Bolano lại nổi tiếng về tiểu thuyết. Roberto Bolano lập gia đ́nh với người bạn đường Carolina López và hai người có một con trai tên Lautaro. Năm 1999 ông được trao giải thưởng văn chương cao quí Rómulo Gallegos cho quyển tiểu thuyết Los detectives salvajes (Lũ Mật Thám Man Rợ). Sáu tuần lễ trước ngày ông tạ thế, tại cuộc hội thảo văn chương quốc tế ở Seville đông đảo những nhà văn Mỹ-Latinh đă trong thể nghênh tiếp ông như một đại biểu văn chương sáng chói nhất của thế hệ ông.

 

Trường thiên tiểu thuyết 2666 dày xấp xỉ 1000 trang là quyển tiểu thuyết cuối cùng và cũng là tác phẩm quan trọng nhất của Roberto Bolano. Tác phẩm này tuy được văn giới và độc giả mong đợi từ lâu nhưng măi tới năm 2004 sau khi tác giả đă từ trần mới được xuất bản. Roberto Bolano đă để ra trên 5 năm để viết quyển sách gồm 5 tập này và dự tính mỗi năm sẽ cho in 1 tập hầu thu được nhiều tiền hơn để nuôi con . Thế nhưng, sau khi ông từ trần các thân hữu văn chương và gia đ́nh đă quyết đinh xuất bản quyển 2666 thành nguyên một quyển và tác phẩm này được ca ngợi như một danh tác của văn chương đương đại viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Bản dịch sang Anh văn của Natasha Wimmer do nhà Farrar, Straus & Giroux ở Mỹ xuất bản đầu tháng 11, 2008 vốn được độc giả và giới phê b́nh từ lâu chờ đơi nên được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng với những độc giả b́nh thường với thói quen đọc truyện dễ dăi có lẽ quyển 2666 sẽ không đáp ứng được những mong đợi đă thành khuôn mẫu thường t́nh v́ người đọc bị tác giả dẫn vào một mê cung không biết lối ra v́ quyển truyện không có nhân vật chính mà có rất nhiều nhân vật, cốt truyện không mạch lạc liên hệ chặt chẽ, và thời gian của truyện tuy kéo dài khoảng 8 năm nhưng đứt rời nhau. Hơn nữa cấu trúc của bộ trường thiên tiểu thuyết này rất lạ lẫm, mới đầu tưởng như 5 phần không có một sợi dây xuyên suốt nối kết. Và khi cố gắng đọc hết quyển sách người đọc phải đọc lại lần thứ nh́ – và có thể đọc ngược từ chương cuối lên chương đầu – họa may mới có thể nắm bắt được chủ ư của tác giả. Roberto Bolano là một người viết tiểu thuyết “không có kết thúc”, tác phẩm không bao giờ là một sản phẩm hoàn thành, và quyển 2666 cũng không là ngoại lệ. Vài tháng trước khi từ trần tác giả vẫn c̣n muốn biên tập, sửa đổi hơn nữa nhưng không kịp v́ vậy có thể nói 2666 vĩnh viễn ở dạng bản thảo chưa hoàn tất. Roberto Bolano chia quyển sách thành 5 chương lớn và mỗi chương có thể coi là một quyển sách đứng riêng. Nhưng nếu ta đặt những chương này chung vào một toàn bộ th́ chúng ta lại có một tác phẩm có cơ cấu hoàn chỉnh theo một kiểu rất mới lạ, tiền phong của riêng Roberto Bolano.

________________________________________________________________________

Trong phần thứ nhất mang tựa đề Phần Về Những Nhà Phê B́nh khoảng trên 150 trang tác giả kể lại chuyện 4 nhà phê b́nh gồm 3 nam 1 nữ: Jean-Claude Pelletier người Pháp, giáo sư văn chương Đức, Piero Morini người Ư là dịch giả sách Đức, Manuel Espinoza người Tây Ban Nha giáo sư tốt nghiệp tiến sĩ văn chương Đức, và cuối cùng là Liz Norton, nghiên cứu sinh người Anh. Một điểm chung xô đẩy họ trở thành thân thiết: cả bốn người đều say mê nghiên cứu, ngưỡng mộ một nhà văn Đức bí ẩn tên là Benno von Archimboldi. Bốn vị trung niên trí thức độc thân này khi chưa gặp nhau đă đọc những bài nghiên cứu về von Archimboldi của nhau và lần đầu tiên tất cả gặp nhau là tại một cuộc hôi thảo về văn chương Đức ở Bremen năm 1994. Sau cuộc gặp nhau này cả Pelletier và Espinoza đều đeo đuổi Liz. Họ thường trực giữ liên lạc với nhau, cùng đi dự những cuộc hội thảo khắp thế giới. Và cuộc t́nh tay tư giữa ba nam một nữ xảy ra với nhiều điền ngạc nhiên không đáng ngạc nhiên. Lần cuối cùng Pelletier, Espinoza và Liz  (Morini đột quỵ phải ngồi xe lăn không đi dự được) sang Mexico dự hội thảo về Archimboldi cuộc đời mỗi người đă có nhiều đổi thay nhưng họ hết sức phấn khởi khi nghe tin Archimboldi sẽ đến hội nghị với tư cách khách danh dự. Ở đây họ gặp Amalfitano, một giáo sư Triết học người Chile bị vợ bỏ sống lưu đầy đem theo đứa con gái xinh đẹp hưa với ba người sẽ làm người dẫn đường đến thăm Santa Teresa. Nhưng cuối cùng Archimboldi không xuất hiện và có lời đồn thổi nhà văn bí ẩn này hiện đang sống mai danh ẩn tích ở Santa Teresa. Sang đến Phần 2 tựa đề Phần về Amalfitano khoảng trên 160 trang tác giả mô tả chân dung buồn bă của một trí thức không thể thích nghi với đời sống thực tế tàn bạo, càng ngày tinh thần càng khủng hoảng. Không may cho Amalfitano trong chuyến đi thăm Sata Teresa người con gái xinh đẹp tên Rosa của ông biến mất và ông nghi con ḿnh đă bị bắt cóc. Sang Phần 3 tựa đề Phần Về Fate trên 200 trang kể lại chuyện Oscar Fate một nhà báo Mỹ da đen được ṭa soạn cử sang Santa Teresa để tường tŕnh về cuộc tranh chức vô địch quyền anh giữa một vơ sĩ Mỹ da đen và một vơ sĩ người Mễ. Trước khi đi Mexico Fate có sang Detroit làm cuộc phỏng vấn một cựu thành viên nhóm Báo Đen nay hoàn lương và trở thành một diễn giả hùng biện nổi tiếng có tên mới là Barry Seaman. Thay v́ có thể thực hiện cuộc phỏng vấn Fate phải chịu đựng cuộc thuyết giảng tràng giang đại hải huyên thuyên của Barry Seaman về các “sao”: sao điện ảnh, sao thể thao, sao trời rồi ví von độ dài tuổi thọ của những sao này để đưa ra kết luận “Đôi khi, tùy vào điểm đừng của bạn, và điều này cũng chẳng quan trọng ǵ, bời v́ những ngôi sao bạn nh́n thấy vào ban đêm thực ra hiện hữu trong gịng tương tự. Chúng giống nhau hết, hệt như kiểu mọi giấc mơ đều tương tự nhau cả.” Khi sang tới Santa Teresa hóa ra Fate lại bị đua đẩy vào cuộc t́m kiếm người con gái mất tích của Amalfitano. Phần 4 tựa đề Phần Về Những Tội Ác dài gần 300 trang Roberto Bolano dành cho chủ đề chính là những cái chết bí ẩn của hàng trăm hàng ngàn phụ nữ ở vùng đất Santa Teresa (trên thực tế vùng này tên là Ciudad Júarez ở Mexico) biên giới với bang Arizona. Đây là phần người đọc cảm thấy kinh hoàng nhất khi Roberto Bolano dùng lối viết lạnh, ngắn gọn như những bản tường tŕnh của cảnh sát, khám phá những cái chết bí ẩn của hàng trăm phụ nữ xấu số cái chết của họ bị lăng quên v́ chính quyền cũng nhu cảnh sát địa phương đă làm ngơ để cho tội ác, thảm họa xảy ra. Phần 5 cũng là phần chót tựa đề Phần Về Archimboldi, khoảng trên 250 trang người đọc cuối cùng cũng được Roberto Bolano đưa vào lộ tŕnh cuộc đời đầy kỳ thú và cũng không ít cuồng điên của nhà văn bí ẩn đă làm say mê bốn nhà học giả trí thức hàn lâm trong Phần 1.

 

Nếu chúng ta biết Roberto Bolano chịu ảnh hưởng văn chương của James Joyce, Jorge Luis Borges, Julio Cortaza và José Lazama Lima…chúng ta sẽ nhận ra kỹ thuật viết tiểu thuyết của ông do đó có thể t́m được lối đọc quyển 2666 thích thú nhất. Hopscotch (Nhảy Ḷ C̣) là quyển tiểu thuyếy hay nhất của Julio Cortaza cho nên biểu đồ tiểu thuyết của quyển 2666 chính là h́nh vẽ trên nền đất tṛ chơi nhảy ḷ c̣. Tṛ chơi này như chúng ta biết có thể chơi thủ vĩ ṿng ṿng nhiều lần, đầu đuôi nối vào nhau. Thế nên khi đọc hết Chương 5 ta sẽ hiểu ư định của tác giả hơn khi đọc ṿng lại từ Chương 1. C̣n về lối hành văn Roberto Bolano dùng lối viết đơn giản, trực tiếp thuyết thoại rất thảng, khách quan  với mục đích ném cho người đọc những chi tiết truyện cố t́nh không báo trước một sự liên hệ nào giữa các chi tiết trong một chương hay một phần cũng như giữa các chương hay phần. Các nhân vật truyện cũng xuất hiện rất bất chợt, tưởng chừng như không có liên hệ ǵ với nhau: cuộc đời này chẳng có ǵ tất định, tất cả chỉ là ngẫu nhiên! Thế giới vi-mô và thế giới vĩ-mô lồng vào nhau trong những chuyển động bất tường. Hăy đọc Roberto Bolano vào Phần 1:

 

Lần đầu tiên Jean-Claude  Pelletier đọc Benno von Archimboldi là vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1980, ở Paris, khi anh mười chín tuổi và đang học văn chương Đức. Quyển sách anh đọc tựa đề là D’Arsonval. Chàng trai trẻ Pellertier vào thời điểm đó không biết rằng quyển tiểu thuyết này là một trong bộ ba quyển (gồm quyển đầu Khu Vườn có đề tài nước Anh, quyển Cái Mặt Nạ Bằng Da đề tài Ba Lan, và rơ ràng cuốn thứ ba là quyển  D’Arsonval đề tài Pháp…..”

 

Lối vào truyện khơi khơi không cần tả t́nh tả cảnh rườm rà này là cách viết tản văn của Jorge Luis Borges. Roberto Bolano cũng học ở Borges lối dựng những nhân vẫt tưởng tượng bịa đặt nhưng người đọc cứ tưởng là có thực, có thể tra cứu trong một quyển Bách Khoa Tự Điển (với Borges nhân vật hay một nơi chốn được nói đến lại ở trong một trang hay một tờ thất lạc hay in thiếu của quyển Bách Khoa). Điều cũng đáng để ư là hầu hết những nhân vật tiểu thuyết của Bolano là những thi sĩ, nhà văn, trí thức thất lạc. Trong Phần 1 tách giả cho nhân vật Amalfitano (một giáo sư Ttriết người Chilê) thoáng hiện trong vai tṛ dẫn đường tới Santa Teresa cho ba nhà phê b́nh văn học rồi Bolano bắt đầu Phần 2 như sau:

 

Tôi không biết ḿnh sẽ làm ǵ ở Santa Teresa, Amalfitano tự hỏi sau khi đă đến ở cái thành phố này được một tuần lễ. Ngươi không biết hả? Có thật ngươi không biết? ông ta tự hỏi ḿnh như thế. Ông ta tự trả lời, tôi thật không biết, và đó là cách trả lời hùng hồn nhất ông ta có thể có.

 

Cuộc đời tan nát toàn bộ cả về nhân t́nh thế thái lẫn trí tuệ của nhà trí thức Amalfitano do Roberto Bolano mô tả trong phần này khi đọc khiến ta không khỏi liên tưởng tới số phận trí thức thất lạc lưu đầy vào cuối thế kỷ này. Nhưng tất cả rồi ra cũng chỉ như một giấc mơ, như giấc mơ cuối chương sách Amalfitano mơ thấy tṛ chuyện rượu chè với một triết gia Nga có tên là Boris Yeltsin và nhà triết học Nga này cuối cùng cũng biến mất sau khi Amalfitano đă say khướt!

   Tuy Roberto Bolano không theo d0uổi học vấn chính qui bài bản nhưng khi đọc ông chúng ta thấy Bolano có kiến thức rất rộng và sâu về văn chương tư tưởng thế giới.

 

Phần 3 Về Fate được bắt đầu bằng những câu hỏi như sau:

 

Tất cả đă bắt đầu khi nào? anh ta nghĩ ngợi. Tôi chui xuống dưới đó hồ nào nhỉ? Một cái hồ Aztec tối thẳm coi có vẻ quen thuộc. Cơn ác mộng. Cách chi tôi có thể thóat khỏi? Làm sao tôi có thể nắm được quyền điều khiển? Và rồi những câu hỏi cứ tiếp tục tới: Rời xa có thực là điều anh ta muốn? Có thực anh ta muốn bỏ lại sau lưng tất cả mọi sự? Và anh ta lại nghĩ ngợi: sự đớn đau chẳng c̣n quan trọng ǵ nữa. Lại nữa: có thể là mọi sự bắt đầu từ cái chết của mẹ tôi. Và lại: nỗi đớn đau chẳng quan trọng nếu như nó không trở thành tệ hại hơn, trong chừng mực c̣n có thể chịu đựng được. Và anh cũng nghĩ: Đ.M., đau quá, Đ.M. đau quá. Thôi đừng quan tâm đến nó nữa, đừng quan tâm nữa. Và toàn thể quanh anh ta là những bóng ma.

 

Fate t́m thấy được Rosa con gái của Amalfitano ở nhà tù Santa Teresa  xảy ra như trong một giấc mơ.

 

Bắt đầu phần chính của quyển truyện với chủ đề những cái chết bí ẩn của hàng trăm phụ nữ ở Santa Teresa (thực tế là tỉnh Ciudad Juarez) tác giả chuyển lối viết :

 

Thân thể của người con gái nằm ngửa ở một cái băi trống ở Colonia Las Flores. Cô ta mặc một cái áo T-shirt dài tay màu trắng và một cái váy màu vàng dài tới đầu gối, rộng thùng th́nh. Một vài đứa trẻ chơi trong băi này nh́n thấy xác cô ta và về nói cho cha mẹ chúng biết. Một trong những bà mẹ gọi cảnh sát và nửa giờ sau cảnh sát tới….

 

Và kết thúc phần này cũng vẫn với giọng văn tỉnh lạnh :

 

Trường hợp cuối cùng của năm 1997 khá tương tự như trường hợp trước đó và ttrường hợp sau cùng, ngoại trừ cái túi chứa xác không được t́m thấy ở cuối phía tây thành phố nhưng lại ở phía đông, cạnh con đường đất chạy dọc theo biên giới và rồi chia ra nhiều ngả và biến mất khi đường đến sát những mỏm núi đầu tiên và những lối đi nhỏ xâu hoắm. Nạn nhân, theo những nhân viên y khoa khám nghiệm, đă chết từ nhiều ngày trước. Cô gái trạc mười tám tuổi, cao khoảng trên năm foot. Thân thể cô trần truồng, nhưng có một đôi giày cao gót bằng da khá tốt được t́m thấy trong túi xách tay, và chi tiết này khiến cảnh sát ngờ rằng cô ta là một gái điếm. Người ta cũng t́m thấy vài đôi vớ dài. Cả vụ này lẫn vụ trước đó được khép lại chỉ sau ba ngày điều tra cho có lệ. Những ngày nghỉ lễ Giáng Sinh ở Santa Teresa lại được hoan hỉ đón mừng như thường lệ…..

 

Người đọc về những vụ thảm sát này có cảm tưởng như bị liên tục xem những đoạn phim đen không có lời dẫn giải sẽ có cảm giác kinh hoàng ghê tởm tận cùng. Và đó là chủ ư của Roberto Bolano : hăy nh́n tấm gương phản ánh nhân quần và sự kinh hoàng của khủng bố trong bóng tối.

 

Phần cuối thứ 5 về nhân vật nhà văn kỳ bí von Archimboldi được bắt đầu như sau :

 

Mẹ ông ta bị mù một mắt. Bà ta có mớ tóc cước trắng và một bên mắt đui. Con mắt không bị mù kia màu xanh da trời và dịu dàng, ánh mắt bà khiến bà h́nh như có vẻ chậm dăi nhưng hiền hậu, thật tốt lành. Cha ông là một kẻ què quặt. Ông mất một chân trong chiến tranh và đă phải nằm viện một tháng trong một bệnh viện của quân đội ở gần Duren, trong ḷng nghĩ thế là ḿnh xong bổn phận và quan sát những bệnh binh c̣n có thể di chuyển được (c̣n ông th́ không thể đi lại được nữa !) đến đánh cắp thuốc lá của nhau. Khi họ định ăn cắp thuốc lá của ông, ông cũng vẫn thộp cổ được tên ăn trộm, thằng này là một thằng nhăi mặt tàn nhang xương g̣ má bạnh và háng bành, và ông nói : ngưng ngay lại ! thuốc hút của một người lính là một thứ thiêng liêng. Thế là thằng nhăi mặt tàn nhang chuồn thẳng và rồi đêm xuống và ông có cài cảm giác như thể có ai đó đang theo dơi ḿnh.

 

Sau đó là những gịng kể cuộc đời khá kỳ quặc của nhà văn ví ẩn từ thời thơ ấu cho đến khi từ giă người em gái ở Hamburg bay đi Mexico.

 

   V́ là người bỏ xứ, sống lưu lạc giang hồ nên Roberto Bolano không muốn nhận ḿnh là một nhà văn Chi-lê. Ông từng tuyên bố trong buổi lễ nhận giải thưởng Rómulo Gallegos America/Spain : « Quê hương hay tổ quốc của nhà văn , như có người nào đó đă từng nói, là ngôn ngữ của ông ta. Điều này nghe có vẻ mỵ dân thực đấy, nhưng tôi hoàn toàn đồng ư với ông ta… »  Cũng trong một bài phỏng vấn khác Roberto Bolano đưa ra sự phân biệt giữa những nhà văn nổi danh tác phẩm của họ gây hứng khởi cho người khác bắt chước với một nhà văn như Borges chẳng hạn ở chỗ truyện của Borges mở ra những con đường cho việc thử nghiệm văn chương cho những nhà văn khác thám hiểm. Tựa đề quyển sách 2666 là một bí ẩn. Phải chăng đó là một niên đại trong tương lai khi chuyến tầu lịch sử rùa bo nhịp ba xịch-xịch-xịch đua nhân loại tới một nghĩa địa mạt kiếp ? Những tuyến thông thoại nhiều ngả của quyển sách này từ những nhân vật tự sự có thể coi là biểu trưng cho những ảnh hưởng tác giả đă hấp thụ từ những nhà văn tiền phong Tây-Âu, những lư thuyết văn học, cho tới cả tiểu thuyết b́nh dân…cuối cùng qui tụ đến một hiện điểm kết hợp Roberto Bolano không chỉ ra hiện điểm đó, nhưng có điều chắc chắn để đến được nơi đo ta phải bỏ tất cả lại sau lưng.

 

đào trung đạo

 

 

 

© gio-o.com 2008