Đào Trung Đạo

 

 

Qúy san của đại học Michigan (Michigan Quartely Review)  số đặc biệt chủ đề “Việt Nam: nhìn ngoài khuôn khổ” (Viet Nam: Beyond the Frame)

 

                                                                         

 

Đại Học Michigan ở Mỹ, nơi xuất thân của những nhà văn nhà thơ tên tuổi như Arthur Miller, Joyce Carol Oates, Philip Levine, vừa cho ấn hành số Quý San Mùa Thu 2004  với chủ đề  “Việt Nam: Beyond the Frame”  và cũng loan báo số kế tiếp Quý San Mùa Xuân 2005 sẽ là số thứ hai  mang cùng một chủ đe.à  Tờ Quý San của đại học Michigan từ lâu vẫn được coi là một tạp chí không những có uy tín trong giới nghiên cứu và giảng huấn mà còn được giới độc giả bên ngoài đại học ưa chuộng. Số Quí San Mùa Thu này do Barbara Trần chủ biên và số   Mùa Xuân sẽ do Rebeka Collins đứng chủ biên.

 

          Như trong bài Lời Mở Đầu người chủ biên nêu rõ mục đích của tờ Quý San khi đưa ra chủ đề Việt Nam là có ý định đem lại cho độc giả và những nhà nghiên cứu về Việt Nam ở Mỹ một cái nhìn khác với những hình ảnh, những thông tin do giới truyền thông chịu ảnh hưởng sức ép của quyền lực chính trị từ nhiều phía trước đây. Có thể nói những bài viết, những hình ảnh về Việt Nam  được lưu hành lâu nay là những thông tin đóng khung nhận thức, tạo nên thói quen nhìn Việt Nam chỉ giới hạn trong một giai đoạn của cuộc chiến tranh 1945-1975. Hơn thế nữa, cuộc chiến tranh ấy lại chỉ được mô tả từ hai góc nhìn, hoặc của Mỹ hoặc của Miền Bắc Việt Nam. Như vậy, ít nhất là về mặt thông tin và nhận thức, sự thực chưa được nhìn đầy đủ. Việt Nam không thể được đồng nghĩa với cuộc chiến tranh đó. Một câu hỏi khác được đặt ra: Việt Nam sau cuộc chiến tranh đó như thế nào?  Tuy không có tham vọng nói lên hết được sự thật vì “sự thật không phải là một cái gì có thể chỉ một lần đã nắm bắt được, đã sở hữu được.” Nói thế không phải là khẳng định không có hy vọng tìm ra sự thực, nhưng để nhấn mạnh tới nỗ lực không ngừng tìm kiếm sự thực, như người chủ biên Barbara Trần đã nêu ra trong Lời Mở Đầu.  

 

          Tờ Quí San gồm 250 trang chữ cộng thêm 8 trang phụ bản mầu. Những trang phụ bản này in trên giấy láng là những tác phẩm của nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Binh Danh sử dụng kỹ thuật âm bản  cho người xem thấy lại những hình ảnh về cuộc chiến ba mươi năm ở Việt Nam có thể mình đã từng nhìn được in trên những chiếc lá. Tám trang phụ bản này được xếp ở giữa lòng tờ quý san. Cho nên, một cách vô tình hay cố ý phụ bản đã chia tờ quý san ra hai phần. Chúng tôi nhận thấy phần đầu nghiêng về văn sáng tác, còn phần sau nặng về khảo cứu. Những tác giả có bài được chọn đăng trong số đặc biệt này phần lớn là những nhà văn, nhà thơ, học giả đã tạo được tên tuổi trong giới sáng tác và nghiên cứu về Việt Nam ở Mỹ. Thiết tưởng cũng nên nói thêm về người chủ biên Barbara Trần: Cô là một thi sĩ, tác giả tập thơ “In the Mynah Bird’s Own Words” đã được trao giải thưởng của nhà xuất bản Tupelo Press. Barbara Trần xuất thân Đại-học Columbia, đồng chủ biên với Monique Trương và Lưu Trường Khôi tuyển tập “Watermark: Vietnamese American Poetry and Prose” được đánh giá cao trong giới nghiện cứu và giảng dậy Văn Chương Việt Nam ở Mỹ. Như vậy có thể nói Barbara Trần là một người chủ biên có uy tín.

         

Phần đầu của tờ quý san gồm có truyện ngắn của Aimee Phan, thơ xuôi của Dinh Linh, truyện ngắn “A Gift from the 13th Battalion” của Matt Friedson, đoản văn của Thuong Vuong Riddick, truyện ngắn của Christian Langworthy và Trần Vũ...Trong phần này truyện “Tặng Phẩm từ Tiểu đoàn 13” có thể coi là một truyện ngắn xuất sắc. Tác giả kể lại ký ức về cuộc chiến tranh đã qua của hai người bạn đồng đội trước đây nay gặp gỡ nhau trong một hoàn cảnh dễ gây nên bi kịch: giờ đây một người là kẻ đi chào hàng bán máy lạnh và người kia là một kẻ có chức quyền của công ty VinaPlatiCo có khả năng đatë mua hàng. Trong hoàn cảnh này tuy những ký ức về tình đồng đội được cả hai nhắc tới, nhưng một người thì muốn kết thúc những kỷ niệm cũ còn người kia lại cảm thấy ê chề mỗi khi nhìn thấy hay nhắc lạo cái ký ức đó. Giữa ký ức đồng đội trong chiến tranh và áp lực của nền kinh tế thị trường mới, biên giới của tình chiến hữu và hành xử để tồn tại đã đẩy hai người bạn cũ xa cách nhau.

 

          Phần sau gồm có truyện ngắn của Bruce Weigl, thơ của Barbara Trần và của Walt McDonald, bút ký chiến tranh của Sarah Gail Johnson, biên khảo “Tôi đã khởi sự giảng dạy về Chiến Tranh Việt Nam như thế nào” của Keith W. Taylor, Indigo A. Williams Willing đứng trên quan điểm nghiên cứu văn hóa bàn về những trở ngại của những trẻ mồ côi Việt nay đang trưởng thành ở Mỹ, truyện ngắn “Nhìn Lại Douala Lần Cuối” của Trần Diệu Hằng do Giáo-sư Trần Quý Phiệt dịch sang Anh văn, truyện ngắn “Real and Flawed” của Monique Trương (Monique Truong cũng là tác giả của tiểu thuyết “Book of Salt” (Sách Muối) được coi là một  trong những cuốn tiểu thuyết đặc sắc nhất của năm 2003 xuất bản ở My)õ, đoản văn viết về cảm nghĩ của của một bé gái Việt Nam được nhận làm con nuôi từ khi mới 5 tuổi nay trở về quê hương của Sibley Quý Thị Baigent,ø bài nghiên cứu công phu của Jack A. Yeager về nhà văn Việt Nam viết bằng Pháp văn Phạm Văn Ký, phần “Điểm Sách” Philip D. Beidler nhân điểm quyển tiểu thuyết mới có liên hệ tới Việt Nam tựa đề “Rouenna” của Sigrid Nunez và Isabele Thuy Pelaud phê bình tập thơ xuôi “dust and conscience” của Truong Tran. Trong phần này bài viết về cuộc chiến tranh của Keith Taylor được coi là đặc sắc nhất. Keith Taylor là cựu chiến binh Việt Nam, tiến sĩ sử học, biết nói và đọc tiếng Việt, đã để ra nhiều năm nghiên cứu Lịch sử và Văn chương Việt Nam, đã sống ở Hà Nội từ 1992 đến 1994, và hiện là giáo sư Sử  ở Đại-học Cornell. Bài viết của ông đưa ra một quan điểm mới mẻ về sự tham dự của nước Mỹ vào Việt Nam dựa trên những sử liệu đáng tin cậy cho thấy những quyết định sai lầm của các chính quyền Mỹ từ thời Kennedy trở về sau khi giải quyết những bài toán chính trị và quân sự.

 

          Nhìn chung, số đặc biệt về Việt Nam Quý San Michigan Mùa Thu 2004  là một tài liệu có giá trị cả về mặt văn chương lẫn nghiên cứu kinh điển. Chúng tôi mong sẽ có dịp tiếp tục giới thiệu Quý San Michigan Số Mùa Xuân “Viet Nam: Beyond the Frame” trong một kỳ tới.

 

ĐÀO TRUNG ĐẠO