Laleh Khadivi

the age of orphans

thi đi ca nhng k m côi

 

 

Sau Lê Nam, nhà văn gốc Việt được độc giả thế giới đón nhận nồng nhiệt với quyển The Boat/Con Thuyền, văn chương di dân vô xứ thế giới lại mới có thêm thêm một tài năng là nhà văn nữ gốc Iran Laleh Khadivi với tiểu thuyết The Age of Orphans/Thời Đại của Những Kẻ Mồ Côi ra mắt vào mùa Xuân năm nay. Laleh Khadivi được chú ư không những v́ tài nghệ viết tiểu thuyết mà v́ cô là một nhà văn nữ Iran người đầu tiên tŕnh diện nhân vật chính của truyện  là một người Kurd để qua đó nêu ra vấn đề khủng hoảng bản ngă của một bộ phận dân chúng gốc Kurd từ nhiều thập niên cho đến ngày nay vẫn phải sống rải rác, phân tán nhiều nhất ở những vùng  biên giới bốn nước Iran, Iraq, Siria, và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Iraq, khi Sadam Hussein c̣n thống trị, người Kurd là mục tiêu đàn áp và trù diệt của chính quyền độc tài dă man này. Hiện nay, với sự hậu thuẫn của chính quyền Mỹ, bộ phận người Kurd sống ở vùng Trung Đông hy vọng có tiếng nói chính trị tại những quốc gia họ cư ngụ. Trong hoàn cảnh này quả thực khi Laleh Khadivi viết tiểu thuyết về người Kurd rất đáng được chú ư. Laleh Khadivi, khôi nguyên giải văn chương Whiting Writers’ Award năm 2008, sinh ở Esfahan, Iran năm 1977. Cha cô là người đă từng du học ở Mỹ, sau khi lập gia đ́nh trở về quê hương với ư nguyện phục vụ đất nước nhưng khi Cuộc Cách Mạng Hồi Giáo xảy ra đành phải đem gia đ́nh sang tỵ nạn ở Mỹ. Tốt nghiệp cử nhân văn chương từ Reed College và cao học sáng tác từ Mills College, tác phẩm được giới thiệu trên số đặc biệt về “Những Nhà Văn Mới Xuất Hiện” của tạp chí San Francisco Chronicle MagazineThe Concord Review. Ngoài viết văn Laleh Khadivi c̣n là một đạo diễn phim tài liệu đă có những cuốn phim được chú ư với các đề tài như: hệ thống tư pháp xử tội phạm của Mỹ, phụ nữ trong tù, và đời sống và văn hóa ở Bresil. Đă từng giảng dậy ngành sáng tác ở đại học Wisconsin và hiện nay ở đại học Emory. Thời Đại của Những Kẻ Mồ Côi là quyển tiểu thuyết đầu tay, cũng là cuốn thứ nhất trong bộ trường thiên 3 tập Laleh Khadivi dự định viết. Sau khi cho ra mắt tập đầu, cô đang hoàn tất tập hai có tựa đề Walking/Đi Bộ, toàn bộ 3 tập vạch lại lộ tŕnh di dân của ba thế hệ của một gia đ́nh người Kurd sang tỵ nạn ở Mỹ.

   Nhân vật chính của Thời Đại của Những Kẻ Mồ Côi là Reza, được tác giả dùng như một điển h́nh để giải tŕnh chủ đề một con người không có bản ngă, vô tổ quốc. Laleh Khadivi tŕnh diện nhân vật Reza từ khi nó mới c̣n là một đứa trẻ quăng trên 10 tuổi. Vào năm 1921 ở Ba Tư, sau một cuộc thảm sát người Kurd trong đó cả cha lẫn mẹ nó đều bi giết chết, một thằng nhỏ không ai biết tên là ǵ bị bắt đi lính xung vào quân đội của Shah hoàng. Sở dĩ nó thoát chết là v́ được cha mẹ gửi đi băng qua sa mạc đến một ngôi đền linh thiêng để làm lễ cắt qui đầu. V́ không ai biết tên nó là ǵ kể cả chính thằng nhỏ nên cấp chỉ huy trong quân đội đặt cho nó một cái tên mới là Reza Peiman Khourdi. Chữ Reza  là tên vị shah hoàng đầu tiên của Iran, Pejman có nghĩa là kẻ không có trái tim, và Khourdi nhắc đến cái gốc gác Kurd của nó. Từ khi chào đời trong bộ lạc thằng bé rất yêu thích quê hương cha me nó, nhất là người mẹ dịu hiền đầy t́nh thương. Nhưng từ khi bị bắt lính, cuộc đời nó đi vào một ngă rẽ đầy thử thách và sẽ thay đổi hoàn toàn sinh mệnh Reza. Cái bản ngă thiếu thời của nó bị xóa bỏ v́ từ nay sinh sống trong quân đội Ba Tư người ta muốn Reza phải có một bản ngă mới chính yếu là ḷng trung thành và sự tàn bạo. Nhưng người ta lại cũng muốn lợi dụng bản chất Kurd vốn hy sinh tận hiến của nó trong những nhiệm vụ được giao phó trong tương lai. Càng lớn lên  Reza càng được phép làm những điều trái hẳn với luân lư đạo đức truyền thống của dân Kurd như khinh miệt quê hương, cha mẹ thân tộc, hành hạ đồng hương khi có dịp. Và để tồn tại Reza phải học hỏi tuân theo những khuôn mẫu mới cho nên sự tổn thương tuy nó không ư thức được nhưng rất lớn lao sâu đậm. Reza càng ngày càng mất dần bản chất Kurd. Hắn vừa sống trong sợ hăi vừa trong hận thù nên hành động của Reza càng ngày càng trở thành tàn bạo chống lại người Kurd. Tác giả đă kể lại cho người đọc cuộc đời của Reza trong khoảng 60 năm từ khi nó bị bắt lính. V́ ḷng tận tụy trung thành, tuyệt đối tuân lệnh thượng cấp Reza đă được thăng tới cấp bậc Đại úy và được điều về Kermanshah thuộc vùng phía Bắc Iran, là chính quê quán của hắn với nhiệm vụ phải tiêu diệt những kẻ nổi loạn trong vùng này.

   Reza kể ra cũng là một kẻ khôn  ngoan thủ đoạn. Để bảo đảm chức vụ và có khả năng thăng tiến, hắn đă cưới một người vợ gốc gốc Teheran tên là Meena, v́ khi có vợ là dân bản xứ hắn sẽ tránh khỏi sự nghi ngờ về ḷng trung thành của hắn. Meena là một phụ nữ học thức, nói được nhiều ngôn ngữ. Nhưng ngoài dự tính của Reza, cuộc hôn nhân này là một thảm họa. Meena tuy lấy Reza nhưng rất khinh bỉ thù hận cái gốc dân Kurd của Reza và trên hết là sự kiện chính Reza lại phản bội gốc gác của ḿnh. Tuy vậy hai người cũng có với nhau 6 đứa con. Cùng với vợ con đến trấn nhậm Keranshah, Reza không những tàn sát những người Kurd nổi lên chống đối shah hoàng mà c̣n cực lực cổ vơ, quyết tâm đồng hóa người Kurd, và xây dựng một nước Iran hiện đại như viễn ảnh shah hoàng đang theo đuổi. Cuộc trở về quê hương bản quán này không những không làm cho Reza hoàn toàn có một bản ngă một quốc tịch Iran mà c̣n gây ra những vết rạn nứt trong tâm thể hắn. Càng lớn tuổi cái bản chất Kurd như một quá khứ không chịu chết càng trở về hành hạ Reza, dẫn đến những hậu quả thảm khốc khôn lường. Trước câu hỏi người dân Kurd đặt ra cho Reza như “Cái nước Iran đó là cái ǵ?” hoặc “Ai là cái nước Iran đó” đă khiến hắn trở thành một con người vụn nát, cạn kiệt. Đó là nói về sức ép t́nh cảm, tâm linh. Sức ép hoàn cảnh là gánh gia đ́nh một vợ 6 con, vợ lại đang mang thai đứa thứ bảy sắp đến ngày sinh đẻ, đời sống vật chất không đầy đủ. Trong cảnh huống này Reza đă điên cuồng quẫn trí nên lén bỏ thuốc độc vào chén trà để giết vợ.  Vợ chết nhưng Reza không yên thân v́ anh em của Meena từ thủ đô t́m về đối chất hắn, trưng dẫn những chứng cớ khó bề chối căi rằng trong máu của Meena khi khám nghiệm có chất thuốc độc nên Reza bị viên phụ tá bỏ tù, giam giữ trong chính cái pḥng giam tội nhân duy nhất trong vùng chưa hề được dùng lần nào. Nhưng cảnh bi hài của xứ Iran lại tái diễn: khi được đem ra ṭa xử vị quan ṭa lại tự ư khơi khơi bác bỏ hoàn toàn chứng cớ phạm tội anh em Meena đưa ra và tha bổng Reza.

   Dân số Kurd hiện nay phỏng đoán có chừng 40 triệu và từ trên một thế kỷ nay họ lâm vào t́nh trạng hầu như vô tổ quốc v́ khi họ cư ngụ ở nước nào th́ bị coi là người có quốc tịch của xứ tạm cư. Tuy đại đa số người Kurd theo Hồi giáo nhưng niềm tin vào Allah của họ cũng khác những nhóm Hồi giáo khác ở Trung Đông. Từ trong truyền thống người Kurd sống quần tụ trong bộ lạc cho nên họ có một mối ràng buộc rất sâu sắc mật thiết với mảnh đất sinh trưởng. Theo văn hóa và niềm tin của người Kurd “Mẹ” đồng nghĩa với “Quê Hương” và “Cha” đồng nghĩa với “Quốc Gia”. Thế nhưng, v́ những biến động lịch sử xảy ra trên một thế kỷ nay đẩy họ vào t́nh cảnh sống chia rẽ, phân cách cho nên niềm khao khát của họ là có một quốc gia, đoàn kết một khối. Nhưng những thế lực chính trị hiện nay, ngay cả giữa những nước cùng theo Hồi giáo không ngừng tranh chấp nhau cho nên người Kurd không có cơ hội h́nh thành một bản ngă. Chính v́ lư do này Laleh Khadivi khi viết bộ trường thiên tiểu thuyết với tập đầu là Thời Đại của Những Kẻ Mồ Côi chủ đích muốn vạch lại lộ tŕnh đánh mất và đi t́m lại cái bản ngă Kurd đó. Tác giả đă ví t́nh cảnh một kẻ không có bản ngă chẳng khác ǵ một kẻ mồ côi, không mẹ tức là không quê hương, và không cha có nghĩa là vô tổ quốc. Nhân vật Reza có thể được coi là điển h́nh thời đại v́ đó là một con người đánh mất bản ngă khi theo đuổi một lư tưởng chính trị, một chủ thuyết cách mạng hay bất kỳ một ư thức hệ nào đó một cách ngu xuẩn. Thiết nghĩ Việt Nam ta trong suốt nửa thế kỷ nội chiến vừa qua cũng không thiếu ǵ “những Reza” ở cả hai trận tuyến. Một bên là thức hệ Mac-xit-Mao-ít như một thảm họa tàn phá bản ngă những người trẻ tuổi mê muội một thời, c̣n bên kia là những kẻ lợi dụng chiến tranh để tiến thân và vinh thân ph́ gia. Tuy nhiên trong “những Reza” đó cũng có những người là nạn nhân của thời đại: theo Đảng nhưng bị phản bội bỏ rơi quên lăng sau ngày thành công, và những người muốn bảo vệ tự do cho xứ sở nhưng bị kẹt trong cái thế bất lực giữa hai lằn đạn. Cuộc chiến lâu dài đó đă biến con người thành những kẻ có một tâm hồn, bản ngă mồ côi, dù tự ư hay bị cưỡng ép. Thiển nghĩ, để t́m lại bản ngă, những kẻ mồ côi đó cần làm một cuộc “xám hối” trong quăng đời c̣n lại. Rút từ kinh nghiệm bản thân và gia đ́nh, nhà văn nữ gốc Iran này bằng văn chương muốn nói lên cái thân phận không bản ngă của gần 40 triệu người Kurd, và đó là một con số không phải là nhỏ. Ở Mỹ cũng có một cộng đồng di dân Kurd tuy không đông đảo nhưng sự có mặt của họ cũng c̣n trong t́nh trạng khuất lấp, ít được chú ư. Trong tập 2 Đi Bộ của bộ trường thiên tiểu thuyết này Laleh Khadivi sẽ viết về kinh nghiệm di dân ở Mỹ của người Kurd. Chúng ta hy vọng sẽ được đọc một tác phẩm độc đáo đóng góp vào mảng văn chương di dân thế giới đa chủng tộc hiện nay. Nhưng có một điểm có lẽ v́ chưa nh́n rộng, có đủ kinh nghiệm lịch sử thế giới cuối thế kỷ 20 nên Laleh Khadivi chưa ư thức được điền này: dù cho một dân tộc có giành lại được một quê hương xứ sở thống nhất (hiện là lư tưởng chính trị của người Kurds) th́ đó cũng chưa phải là yếu tố duy nhất để những kẻ mồ côi t́m lại được bản ngă. V́ đó là một yếu tố cần chứ chưa đủ.

đào trung đạo