Junot Díaz

 

The Brief

Wondrous Life

of Oscar Wao

Cuộc Đời Ngắn Ngủi Kỳ Lạ của

Oscar Wao

 

Junot Díaz được chú ư và coi là một nhà văn trẻ nhiều triển vọng ngay từ khi cho ra mắt tập truyện ngắn Drown vào năm 1996. Nhưng phải hơn mười năm sau, vào tháng 9 năm 2007, cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trẻ được độc giả chờ đợi này mới ra mắt: The Brief Wondrous Life of Oscae Wao (từ đây về sau trong bài gọi vắn là Oscae Wao) đă xác định được vị trí hàng đầu trong số những nhà văn thuộc thế hệ của anh. Junot Díaz cũng được coi là một trong những nhà tiểu thuyết thế giá nhất hiện nay của Mỹ. Ngoài ra ta cũng có thể coi Junot Díaz là tiếng nói tuy đến sau nhưng rất độc đáo trong mảng văn chương di dân đương đại. Thường thường quyển tiểu thuyết đầu tay của một nhà văn vẫn chỉ được coi là sự báo hiệu một tài năng mới xuất hiện. Quyển sách đầu rất ít khi có được bề dày và chiều sâu của một tác phẩm lớn. Điều này quả thực không c̣n đúng với Oscar Wao của Junot Díaz. V́ đây là một tác phẩm ngang tầm với Trăm Năm Hiu Quạnh của Gabriel Garcia-Marquez, Những Đứa Trẻ Chào Đời Lúc Nửa Đêm của Salman Rushdie, hay Bệnh Nhân Người Anh của Michael Ondaatjee. The Brief Wondrous Life of Oscar Wao được trao gải Pulitzer và tiếp theo Junot Díaz nhận được nhiều giải văn chương giá trị khác và những nguồn tài trợ sáng tác lớn ở Mỹ. Junot Díaz sinh tại Villa Juana thuộc thủ đô Santo Domingo nước Cọng Ḥa Dominican. Thưở nhỏ sống với mẹ và ông bà v́ cha anh làm việc ở Mỹ,tới cuối năm 1974 mới được đoàn tụ với cha sống ở Parlin thuộc bang New Jersey. Học tiểu và trung học ở New Jersey trong cảnh gia đ́nh nghèo túng v́ cha anh bỏ đi năm 1979. Là một học sinh ham đọc sách, sau khi tốt nghiệp trung học Díaz vào học Kean College một năm để chuyển sang Rutgers College (1992) chuyên ngành sáng tác. Anh được những nhà văn da màu nổi tiếng như Toni Morrison, Sandra Cisneros khuyến  khích theo đuổi nghề văn. Trong thời gian học đại học Díaz phải đi làm đủ mọi công việc lao động để mưu sinh. Sau khi tốt nghiệp Díaz được cơ sở xuất bản của nhà trường Rutgers University Press giữ lại làm việc với chức vụ phụ tá chủ biên. Năm 1995 Junot Díaz hoàn tất bằng cao học ngành sáng tác MFA ở Cornell, Ithaca New York. Hiện nay Junot Díaz giảng dạy ngành sáng tác ở MIT và là chủ biên sáng tác của tạp chí Boston Review. Là nhà văn da màu tích cực hỗ trợ các nhà văn thiểu số, Junot Díaz là hội viên sáng lập của Voices of Our Nations Arts Wrtiting Workshop.

 

*****

 

Người đọc được dắt vào thế giới của quyển Oscar Wao qua hai ngả, ngó qua hai khung cửa sổ của căn nhà hiện gia đ́nh Oscar đang trú ngụ ở New Jersey: khung cửa sổ ngó vào tiền sảnh hiện tại và khung cửa sổ hậu sảnh mở ra  quang cảnh quá khứ ở nước Cộng Ḥa Dominican. Người dẫn đường cũng là nhân vật tự sự nhân thân măi tới giữa quyển truyện mới được tác giả hé lộ: khi ở điểm đứng tự sự hiện tại nhân vật đó là Yunior, bạn học của Oscar và cũng là bạn trai cũ của Lola, chị của Oscar. Nhưng ở điểm đứng thuyết thoại quá khứ th́ Yunior lại trở thành Kẻ Quan Pḥng/Ngắm Nh́n (Watcher), và v́ kỹ thuật tự sự luân vũ hip-hop này của Junot Díaz nếu người đọc không tinh ư và kiên nhẫn sẽ thấy dễ bị lạc (tuy nhiều chỗ  trong sách tác giả  đă ngầm cho biết ai là người kể chuyện.) Tuy tác giả cũng dành một chương ngắn cho gịng tự sự của Lola nhưng tuyến thuyết thoại chính là của Yunior trong hai vai nhân vật tiểu thuyết và Kẻ Quan Pḥng/Ngắm Nh́n. Nhưng v́ t́nh tiết trong sách khá hấp dẫn nên người đọc dù đôi lúc bối rối nhưng vẫn không thể không đọc tới và đến cuối sách mới hiểu rơ hóa ra Yunior khi viết lại câu truyện về Oscar và gia đ́nh nay đă là một giáo sư đại học, và chính anh ta cũng là một nhân vật trong truyện. Kỹ thuật tự sự dùng chính một nhân vật tiểu thuyết làm kẻ thuyết thoại (narrator) là một cách tân tiểu thuyết của Junot Díaz: kẻ thuyết thoại ấy là một bí ẩn bao trùm, lúc đầu ẩn danh, chỉ là một bóng h́nh mờ nhạt nhưng thật ra lại có mặt ở mọi nơi và mọi thời điểm. Chính đặc điểm cách tân tiểu thuyết này của Junot Díaz đă làm cho một số người viết điểm sách ở Mỹ v́ không nắm bắt được nên đă ngộ nhận và coi đó là một khuyết điểm của quyển sách, một điều thật đáng tiếc và đáng trách.

 

   Một điểm quan trọng khác cần lưu ư khi đọc Oscar Wao là: Ngược hẳn với thói quen khi đọc một tác phẩm tiểu thuyết của một tác giả gốc Châu Mỹ La Tinh người đọc thường cho rằng sách được viết theo kỹ thuật hiện thực huyễn ảo (magic/al realism) – từ này nếu được hiểu một cách đơn giản là dùng cái huyễn ảo (the fantastic) để mô tả cái hiện thực (the real) – th́ ở đây tác giả qua những mô tả cảnh và người lại đưa ra một phản biện cho thấy cái hiện thực hóa ra lại chính là cái huyễn ảo. Kỹ thuật tiểu thuyết này đi ngược hẳn lại con đường hiện thực huyễn ảo. Và như vậy quả thực Junot Díaz đă phủ nhận, bỏ lại sau lưng, vượt qua hiện thực huyễn ảo.

 

   Một điểm cuối cũng cần chú ư là phong cách viết Anh văn của Junot Díaz. Cùng trên một lộ tŕnh với những nhà văn di dân vô xứ khác tuy sử dụng Anh văn nhưng biến đổi thành Anh văn thành chẳng hạn Anh văn của người Hoa ở Mỹ, Anh văn của người Ấn, Anh văn lai tạp tiếng Tây Ban Nha v.v…làm phong phú cho văn chương viết bằng Anh văn – đưa ra sự phân biệt rơ ràng giữa Văn Chương Anh-Mỹ với mảng Văn Chương viết bằng tiếng Anh – v́ thế trong Oscar Wao người đọc gặp rất nhiều cách viết cách nói của di dân Dominican khi dùng Anh ngữ, nhất là thứ ngôn ngữ phường phố của lớp trẻ Dominican ở Mỹ. Chẳng hạn: "[Belicia] was defensive and aggressive and mad overreactive. You said something slightly off-color about her shoes and she brought up the fact that you had a slow eye and danced like a goat with a rock stuck in its a--. Ouch. You would just be playing and homegirl would be coming down on you off the top rope." Suốt trong sách tác giả đưa vào rất nhiều trong những câu văn những từ Tây Ban Nha để nguyên không dịch. Với người đọc Mỹ hay ở Mỹ đă lâu và quen thuộc với chuyện này th́ không thấy đó là một trở ngại nhưng đối với đa số người đọc không quen với môi trường văn hóa ngôn ngữ ở Mỹ th́ đó cũng là một khó khăn và người đọc cảm thấy như rơi vào những khoảng trống, những vắng mặt. Nhưng nếu hiểu được cách dùng này của tác giả người đọc sẽ cảm thấy rất thú vị v́ sự bông đùa riễu cợt ư nhị của lối sử dụng ngôn ngữ này. Ngoài ra đọc Díaz nếu thân thuộc với văn cách của những sách truyện khôi hài lớp trẻ di dân ở Mỹ thường thích đọc chẳng hạn truyện tranh khôi hài của Anh Em Hernandez (Jaime và Gilbert) như các quyển Human Diastrophism Love and Rockets), truyện khoa học giả tưởng của các tác giả học sinh sinh viên ở Mỹ rất  thích đọc, tiểu thuyết cổ điển của J.R.R. Tolkien, những phim nổi tiếng được di dân nói tiếng Tây-Ban-Nha ở Mỹ hâm mộ v.v… Văn phong của Junot Díaz đi lại giữa hàn lâm bác học và b́nh dân đại chúng: chẳng hạn tác giả đă dẫn nhập quyển tiểu thuyết bằng một câu văn của Stan Lee và Jack Kerby lấy từ bộ truyện Fantastic Four là thứ văn chương b́nh dân và trích đoạn một bài thơ của Derek Walcott là thi sĩ đă được trao giải Nobel Văn chương. Trong gần phần cuối quyển sách Junot Díaz khi kể lại sự việc Oscar Wao đam mê say đắm và bỏ mạng v́ Ybon, một phụ nữ lớn tuổi hơn Oscar vốn là một loại điếm hạng sang, tác giả đă ngầm qui chiếu một cách riễu cợt tới quyển Memories of My Melancholy Whore của Gabriel Garcia-Marquez khi dùng một thủ pháp ngược hẳn với hiện thực huyễn ảo nhằm phản bác kỹ thuật tiểu thuyết này. Junot Díaz tŕnh bày không úp mở ư định này: "I know what Negroes are going to say. Look, he's writing Suburban Tropical now. A puta and she's not an underage snort-addicted mess? Not believable. Should I go down to the feria and pick me a more representative model? But then I would be lying. I know I've thrown a lot of fantasy and sci-fi in the mix but this is supposed to be a true account of 'The Brief Wondrous Life of Oscar Wao.' Can't we believe that an Ybón can exist and that a brother like Oscar might be due a little luck after 23 years?" Nói cho gọn th́: cái nền văn hóa đa chủng trong tiểu thuyết của Junot Díaz  rất phong phú và người đọc, tùy tŕnh độ hiểu biết, có thể tùy nghi thưởng lăm. Và cũng theo kiểu viết truyện của David Foster Wallace, Junot Díaz đă thỉnh thoảng xen vào những trang truyện những ghi chú (footnotes) tuy hàn lâm nhưng lại được viết bằng giọng điệu đùa nghịch mỉa mai mỗi khi qui chiếu tới những thông tin lịch sử, địa dư, hay văn hóa (đ̣i hỏi kiến thức sâu, nghiên cứu rộng) để giúp người đọc tỏ tường hơn khi theo mạch truyện.

 

   Những chi tiết định hướng nêu trên rất cần thiết giúp người đọc quyển Oscar Wao nắm bắt được ư nghĩa quyển sách trong khi đọc và thưởng thức quyển sách này. V́ tuy nh́n bề ngoài Oscar Wao có vẻ là một quyển tiểu thuyết giản dị hấp dẫn dễ đọc nhưng thực ra đó là một tác phẩm rất cô đọng và phức tạp Junot Díaz đă bỏ ta trên 10 năm để viết, biên tập, sửa đổi sao cho đạt tới mức hoàn chỉnh theo những tiêu chí khá nghiêm túc tác giả tự đặt cho ḿnh. Và giải Pulitzer 2007 trao cho Junot Díaz quả thực là một sự nh́n nhận nghiêm túc xác định giá trị của tác phẩm văn chương này.

 

 

  Trước khi bắt đầu Phần I của quyển sách tác giả khai từ bằng hơn sáu trang sách nói về Fuku amaricanus hay gọn hơn, về fuku. Fuku được hiểu như một lời nguyền rủa, một thứ số phần phải hứng chịu tai họa. Theo tác giả fuku nguyên lai từ những người nô lệ Phi châu, là lời nguyền trước khi chết phát ra từ cửa miệng Tainos  diễn tả ẩn mật t́nh trạng  khi một thế giới cũ suy vong và một thế giới mới bắt đầu. Fuku là một số phần khó bề tranh khỏi và theo Yunior gịng họ de Leôn của Oscar Wao từ đời cha ông truyền cho tới đời Oscar fuku đă  giáng họa liên tục. Và fuku lại gắn liền với sex (tính dục) trong gịng họ de Leôn.  Như tựa đề đă chỉ ra một cách khá mỉa mai:cuộc đời ngắn ngủi kỳ khôi của Oscar Wao.

 

 

 

Chương 1 Phần I bắt đầu truyện là lời kể của Yunior trong vai Kẻ Quan Pḥng/Nh́n Ngắm về thời niên thiếu từ khi bảy tuổi của Oscar Wao. Đặc điểm của Oscar: về thể chất càng ngày càng béo ph́ (khi sắp xong trung học) đă nặng trên 300 pounds; về tinh thần từ nhỏ cậu bé này đă ham đọc sách đủ loại nên rất sớm có kiến thức văn chương, rất say mê các truyện khoa học giả tưởng và truyện tranh hí họa, có tham vọng trở thành nhà văn, nhiều lúc muốn trở thành một Tolkien của xứ Dominican. Điểm đặc biệt nhất của Oscar là “mê gái”, mê khốn khổ, mê vô cùng tận nhưng từ nhỏ cho đến khi học xong trung và đại học anh vẫn không hề lọt được vào mắt xanh một thiếu/phụ nữ nào. Oscar chỉ sợ cho đến ngày nhắm mắt ĺa đời vẫn chưa “hôn và được hôn” một thiếu/phụ nữ nào, và dĩ nhiên vẫn hoàn toàn “c̣n trinh”, và điều này trái ngược hẳn với truyền thống nam giới Dominican. Từ Oscar thuộc thế hệ di dân thứ một rưỡu qua lời Lola (Chương 2) mô tả tính cách và mối quan hệ mẹ-con gái (nhất là sự di truyền về thể xác hấp dẫn nam giới và tính cách yêu đương đam mê cháy bỏng) của Lola với bà mẹ quái kiệt Beli. Trong chương 3 Yunior vẫn trong vai Người Nh́n Ngắm (v́ vào giai đoạn này anh chưa ra đời hoặc cũng có thể do đọc bản thảo của Oscar viết theo lời kể của mẹ hoặc cũng có thể là do hư cấu của Junot Díaz) kể lại cuộc đời Beli từ thời niên thiếu cho đến khi bước vào tuổi thiếu nữ đầy sóng gió tai họa khi c̣n ở quê nhà Cộng Ḥa Dominican (suốt trong giai đoạn nước này đặt dưới sự cai trị độc tài sắt máu của Refael Trujillo.) Trong phần này Junot Díaz đă cực tả tội ác của nhà độc tài Trujillo, đặt cho nhà độc tài này những cái tên đầy khinh miệt. Sang chương  sách kế tiếp - Chương 4-chương đại học- kể lại thời gian Oscar  học ở Rutgers: Yunior mô tả thật linh động tài t́nh tính cách Oscar bước vào thời trưởng thành trong môi trường đại học. Nếu trong chương đầu người đọc biết được hoàn cảnh thiếu niên di dân đă trải qua cuộc sống ở nước Mỹ như thế nào (ở đây là New Jersey) th́ trong chương đại học viết về Oscar ở Rutgers người đọc tiếp tục hiểu thêm được nhiều hơn về hoàn cảnh của thanh niên di dân trưởng thành bên xă hội gịng chính. Ở Rutgers, Yunior là bạn học chung pḥng trọ của Oscar và cũng là kẻ say mê đeo đuổi Lola, được Lola giao cho nhiệm vụ canh chừng “ông em trai” Oscar mập ph́ kỳ khôi (Lola riễu cợt đặt cho em trai cái tên “Mister”), nhất là giúp Oscar bớt ăn và tập thể dục cho xuống trọng lượng. Có thể nói Yunior là người hiểu rơ Oscar hơn ai hết, không những v́ hai người là bạn chung pḥng rất thân thiết tín cẩn chia xẻ mọi sự mà c̣n v́ Yunior là một tính cách trái ngược hẳn Oscar: rất sát gái và v́ tính nết không thể chung t́nh, thay t́nh nhân như thay áo nên Lola tuy thân nhưng không thể yêu Yunior. Yunior rất phục tài văn chương của Oscar, muốn học hỏi Oscar về sáng tác văn chương. Phần II bắt đầu với Chương 5 kể lại cuộc đời ông ngoại Abelard của Oscar, điểm nhấn ở giai đoạn khổ nạn 1944-1946 : Abelard đang từ một bác sĩ nổi danh, giàu có, vợ đẹp (bà vợ Socorro không những là một sắc đẹp hoa khôi một thời mà c̣n là một nữ y tá thông minh xuất sắc), hai con gái Jackie và Astrid xinh đẹp, sống dưới ách độc tài sắt máu của Trujillo ông luôn giữ thái độ khôn khéo “kính nhi viễn chi” đối với Trujillo nhưng thảm họa rồi cũng giáng xuống gia đ́nh Abelard khi Trujillo đ̣i ông phải đem vợ và con gái đến dự một đại tiệc. Đ̣i hỏi này có nghĩa Trujillo sẽ buộc Abelard dâng hiến con gái, việc này đă xảy ra cho hàng trăm hàng ngàn nạn nhân khác. Quá khiếp đảm và cùng đường, Abelard đă liều lĩnh đến dự tiệc một ḿnh không đem vợ con theo. Kết quả là tay chân của Trujillo vu cáo Abelard và nhốt ông vào tù, cuộc đời sự nghiệp của Abelard coi như chấm hết. Socorro khi đó có mang, cực kỳ tuyệt vọng, nên sau khi sanh đứa con gái thứ ba, quẫn trí lao đầu vào một chiếc xe tải tự vẫn. Abelard bị tù hơn 18 năm, Jackie và Astrid tuy du học ở nước ngoài nhưng cả hai lần lượt đều bị tai nạn chết. Fuku! C̣n đứa con gái út không biết mặt cha không nhớ mặt mẹ là Beli bị đem bán từ tay người này sang tay người khác, bị bạc đăi hành hạ, bị bỏng nặng v́ cha ghẻ hành tội trốn việc để đến trường học. Fuku! Abelard vốn có một người em gái họ tên La Inca, bà này sau khi chồng chết quá đau đớn buồn khổ nên trong nhiều năm lui vào cuộc sống xa lánh mọi người v́ vậy tuy có nghe tin ông anh họ danh tiềng giàu sang thọ nạn nhưng cũng không t́m cách liên lạc. Nhưng rối sau mấy năm để tang chồng La Inca dọn về vùng Bani sống, mở tiệm bánh và rất phát đạt nên trở thành khá giả. Mấy năm trước đó La Inca sau khi nghe tin cả Jackie lẫn Astrid đều đă tử nạn cũng đă cất công về vùng quê Azua t́m đứa con gái út của ông anh họ Abelard nhưng được dân làng cho biết đứa bé đă chết. Nay câu chuyện đứa con gái út thất lạc của Abelard và Socorro lại trở lại với La Inca khi t́nh cờ qua lời đồn đăi trong dân chúng ở Bani nhân viên của La Inca nghe được về vụ một đứa con gái chưa tới mười tuổi bị cha nuôi tạt dầu phỏng nặng, và cũng theo lời đồn thổi này th́ đứa nhỏ đó chính là con của ông bác sĩ bị oan khuất. Nghe vậy La Inca tuy bán tín bán nghi nhưng đă đi t́m gặp đứa cháu thất lạc từ lâu. Khi đứng trước đứa con gái đen đúa cao nḥng và nh́n mênh vào cặp mắt nó La Inca cảm nhận ngay được đó là ánh mắt của Abelard và Socorro đang nh́n minh, nên lật tức bà chuộc đứa bé gái đem về nhà nuôi dậy. Đứa bé đó chính là Beli, sau này là mẹ của Lola và Oscar. Tuy rất thương yêu Beli, coi như con đẻ, dành cho cháu gái mọi phương tiện vật chất thật đầy đủ một đứa con gái con nhà giàu nhưng La Inca cũng rất nghiêm khắc về mặt giáo dục đạo đức, bà luôn nhắc nhở rằng cha nó là một bác sĩ và mẹ nó là một y tá, nghĩa là những người danh giá trong xă hội. Càng lớn Beli càng xinh đẹp nhưng cũng ngang ngạnh và rất “hoang”. Fuku: chưa đầy 16 tuổi Beli đă dan díu vào một cuộc t́nh thảm họa. T́nh nhân của Beli lớn hơn Beli hàng chục tuổi đó lại chính là Tên Du Đăng, một đàn em thân cận nhất của Trujillo. Tên Du Đăng được Trujillo tín cẩn v́ đă lập được nhiều công trạng trong những vụ âm mưu, giết người lừng danh  theo lệnh của tay độc tài này. Để nắm chắc Tên Du Đăng Trujillo đả buộc hắn lấy đứa em gái của ḿnh làm vợ (cô này lớn hơn Tên Du Đăng 17 tuổi.) Và tất nhiên kết quả của cuộc t́nh vụng trộm giữa Beli và Tên Du Đăng không khó tiên đoán: vợ Tên Du Đăng đă sai bầy tôi thân tín bắt cóc Beli và  trong đêm tối đem vào khu ruộng mía ngút ngàn tra khảo hành hạ gần chết. Fuku! May mắn sao đêm đó có một chiếc xe khách chở một đoàn hát t́nh cờ đi ngang khu ruộng mía,ngườ tà xế nh́n thấy thi thể Beli bên ruộng mía nên mạng sống của cô thiếu nữ đam mê liều mạng v́ t́nh này được cứu thoát. Sau tai nạn khủng khiếp này La Inca chỉ c̣n cách tống xuất Beli sang Mỹ để tránh tai họa tái diễn. Chương 6 kể lại chuyến trở về quê nhà của Oscar sau khi đă đi dạy học được ba năm. Chương này quả thực là một chương sách rất gần gũi với tuổi trẻ di dân – trong đó có tuổi trẻ Việt Nam- khi đă trưởng thành đi t́m “quê nhà”. Từ lâu Oscar không hề có ư định về thăm Santo Domingo, nhưng đột nhiên sau ba năm sống cuộc đời buồn nản của một nhà giáo trẻ, anh đổi ư nhân kỳ nghỉ hè đă cùng mẹ và chi gái làm một chuyến hồi hương! Oscar nhún vai tự nhủ về quyết định này “Chắc hẳn v́ tôi muốn thử t́m một sự mới lạ nào đó.” Và đây là một chuyến đi định mệnh. Fuku! Trở lại quê nhà nhưng bên tai Oscar luôn văng vẳng lời th́ thầm “Ngươi không thuộc về” cho nên dù Oscar trong tuần lễ đầu tiên đă bỏ thời gian thăm cảnh cũ, nh́n những thay đổi khác lạ, gặp gỡ họ hàng thân sơ, tham dự và những sinh hoạt của quê hương, ngă bệnh v́ đồ ăn và khí hậu khác lạ, nhưng anh vẫn quyết định ở lại quê nhà cho đến hết thời gian nghỉ hè dù không biết ở lại để làm ǵ ngoài việc viết văn, mặc cho Lola đă lấy máy bay trở về Mỹ. Trong t́nh trạng trống rỗng tâm hồn đó đột nhiên Oscar thấy ḿnh “phải ḷng” người hàng xóm tên Ybon Pimental và anh coi nàng là khởi đầu cuộc sống thực của ḿnh. Ybon  là một phụ nữ tuy lớn tuổi hơn Oscar nhưng “Holy Shit!” như lời chủi thề của Oscar, lại hấp dẫn anh ngay từ lần chạm mặt đầu nên Oscar tuy nhát gái vụng về nhưng lại không thể kiềm chế  ṭ ṃ t́m hiểu và ḍm ngó theo dơi sinh hoạt của người phụ nữ hàng xóm từng trải lịch thiệp tự nhiên này. Rồi một bữa nọ sau khi ngừng viết văn và tha thẩn trước sân nhà Oscar được Ybon mời vào nhà nàng chơi. Ybon rất tự nhiên mời Oscar uống bia rượu, tṛ truyện kể lể đời ḿnh không ngớt bằng thứ tiếng Tây Ban Nha pha tiếng Ư lung tung, và Oscar chỉ c̣n biết vừa uống vừa nghe, toàn thân tháo mồ hôi hột. Ybon cũng không dấu diếm cho Oscar biết ḿnh là gái mại dâm quốc tế hạng sang. Sau hơn sáu tiếng đồng hồ ở trong nhà Ybon khi ra về hồn vía Oscar hoàn toàn lên mây nên khi bà La Inca và mẹ Beli chờ đón anh ở cửa và hét lên “Thế mi có biết người đàn bà đó là một con đĩ không?” Oscar đă khơi khơi trả lời “Thế mẹ có biết cô của cô ta là một quan ṭa, cha cô ấy làm việc cho công ty điện thoại không?” nghĩa là Oscar cứ nhất quyết bất chấp Ybon là một gái mại dâm và cứ thế lao đầu vào cuộc, mê say Ybon. Những ngày tháng kế tiếp hai người trở nên thân thiết, Oscar thường trực la cà bên nhà Ybon, hai người du hí vui chơi khắp nơi, Oscar có mặt mỗi đêm trong quán rượu Ybon làm việc. Trong mối quan hệ này Ybon không coi hay đối xử với Oscar như một người t́nh của ḿnh, cảnh báo anh rằng người t́nh hiện tại nơi đây của cô là một tay đại úy cảnh sát không những rất thế lực mà c̣n rất nguy hiểm hung ác dữ dằn. Và nếu Oscar cứ kéo dài t́nh trạng này chắc tính mạng anh khó bảo toàn. Bất chấp lời cảnh báo của Ybon và trong một lần tên đại úy này bắt gặp Ybon và Oscar ngồi trong chiếc xe hơi của Ybon hắn đă cho đàn em lôi cổ Oscar về ruộng mía đập cho một trận tơi tả rồi vứt bên bờ ruộng mía. Fuku! May sao anh được một người lái taxi quen biết gia đ́nh nhặt về cứu mạng. Theo một góc nh́n nào đó th́ Ybon có thể coi như kẻ đồng lơa đưa đẩy Oscar chạm mặt với thảm họa. Yunior tuy là kẻ rất kinh nghiệm, từng trải về phụ nữ cũng không khỏi băn khoăn tự hỏi không hiểu Ybon có yêu Oscar không và cũng rất thắc mắc không hiểu Oscar đă hôn/được hôn Ybon chưa. Và trên hết thẩy Oscar đă …fuku (cũng đồng nghĩa với fuck you) Ybon chưa? Sau mấy ngày được bác sĩ gia đ́nh chữa chạy Beli mẹ anh nhất quyết tống xuất Oscar về Mỹ. Fuku! Nhưng khi về nằm dưỡng bệnh ở nhà tại Paterson, New Jersey, đầu óc Oscar vẫn cứ tơ tưởng về Ybon, và cuối cùng anh nhất quyết sẻ trở lại Santo Domingo trùng phùng Ybon! Fuku! Phần III gồm hai chương chót 7 và 8. Chương 7 kể lại chuyến trở về cuối cùng của Oscar: tuy bị Ybon xua đuổi đoạn tuyệt nhưng Oscar cứ lỳ lợm t́m gặp Ybon để tỏ t́nh và kết quả là Oscar bị tên đại úy t́m đến tận nhà đe dọa nhưng Oscar không hề đếm xỉa sự nguy hiểm, ngoài những lúc ngồi viết thư cho Lola và viết văn, thời giờ c̣n lại là bất chấp mọi nguy hiểm vẫn t́m mọi cách gần gũi Ybon khiến cho chính Ybon cũng phải kinh hoàng khốn khổ. Hai tuần lễ sau đó Beli mẹ Oscar và cả Yunior lẫn Lola khẩn cấp bay về xứ để lôi Oscar về Mỹ nhưng không ai có thể can ngăn Oscar đến gặp Ybon được. Và trong một đêm cuối cùng tên đại úy cảnh sát và đàn em đă bắt cóc và lôi Oscar vào ruộng mía giết chết. Fuku! Thảm họa tương tự tái diễn trước với Beli sau với Oscar. Chương 8 cuối cùng kể lại việc Beli, Lola, và Yunior làm lễ an táng Oscar. Không đầy một năm sau Beli không cầm cự nổi chứng ung thư nên cũng từ trần, Lola và Yunior chôn bà bên cạnh mồ Oscar ở Santo Domingo. Và Lola đă khóc người mẹ và người em trai thân yêu mệnh đoản bằng một bài thơ  ngắn ngủi với câu chót “Ashes to ashes, dust to dust/ Tro cốt về với tro cốt, cát bụi về với cát bụi”. Sau khi Oscar bị giết, gia đ́nh chạy thầy kiện để đưa tên đại úy cảnh sát ra ṭa nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Những trang sách cuối cùng là lời Yunior vắn tắt: tuy cài chết của Oscar và Beli đă xô đẩy anh gần gũi Lola hơn nhưng cuối cùng Lola đă quyết định không thể lấy Yunior làm chồng nên sau đó đoạn tuyệt với anh, rời về Miami, Florida sống và lập gia đ́nh. Nhiều năm sau Yunior đă ngồi bên quyển sách kỷ vật duy nhất Watchmen của Oscar  anh c̣n giữ được, viết lại câu chuyện cuộc đời ngắn ngủi kỳ lạ của Oscar để ra khỏi được nỗi ám ảnh, những giấc mơ đau buồn, để t́m được nguồn an ủi  như câu  trả lời trong quyển Watchmen của nhân vật Veidt nói với Adrian mà Oscar khi đọc đă dùng chính cái bút thường dùng để viết thư cho Lola khoanh tṛn “Kết thúc hả? Không có cái ǵ kết thúc hết, Adrian ạ. Chẳng hề bao giờ có cái ǵ kết thúc cả.”

 

[Phần “chẳng đặng đừng” này (đối với người viết phê b́nh) một mặt giúp người chưa đọc quyển truyện biết cái lược truyện, mặt khác xem ra quyển truyện này cũng khá hấp dẫn nên hy vọng sẽ khuyến khích ai đó t́m đọc!]

______________________________________________________________________________

Có một chi tiết khá kỳ thú trong quyển Oscar Wao: sự xuất hiện của con cầy (mangoose) trong những t́nh huống tử sinh. Chẳng hạn trong đoạn kể sau khi Beli bị thủ hạ của người vợ của Tên Du Đăng hành hạ tra tấn gần chết rồi bỏ mặc nằm bên ruộng mía t́nh cờ đêm đó người tài xế chiếc xe chở một ban nhạc trở về sau khi tŕnh diễn trong một đám cưới nh́n thấy và dừng xe lại nên Beli đă được người ca sĩ chính của ban nhạc cương quyết cứu mạng mặc dù đa số các thành viên trong ban nhạc sợ bị liên lụy v́ trong lúc nửa tỉnh nửa mê Beli đă thốt ra tên của thủ phạm là Trujillo. Sự may mắn này đến với Beli như thể do uy lực của nhân vật huyền bí Cầy. Junot Díaz chú giải về nhân vật Cầy này như sau ở cuối trang 151: “Cầy, một trong những phần tử  vĩ đại luôn ở trạng thái không bền của Vũ Trụ và cũng là một trong những kẻ du hành vĩ đại nhất của Vũ Trụ. Cầy đến từ Phi Châu đă đồng hành cùng nhân quần và sau một thời gian phục dưỡng lâu dài ở Ấn Độ đă nhảy lên tàu thủy đi sang vùng Caribbean. Từ sự xuất hiện sớm sủa nhất của Cầy trong văn bản c̣n lưu giữ được viết từ năm 675 B.C.E. trong một lá thư không ghi tên người viết gửi cho cha của Ashurbanipal là Esarhaddon – Cầy đă chứng tỏ là kẻ thù của xa chiến của vua chúa, của xiềng xích, và của những hệ thống tôn ti. Được người đời tin là kẻ đồng minh của Con Người, đă có rất nhiều Kẻ Quan Pḥng nghi ngờ rằng Cầy là từ một thế giới khác đến với thế giới của chúng ta, nhưng cho đến nay chưa t́m ra được một chứng cớ hiển nhiên nào về cuộc di dân của Cầy này.” Có thể nói trong Oscar Wao Cầy là nhân vật chính nhân ái và đầy quyền năng che chở những kẻ bị thảm họa oan trái giáng xuống đầu. Theo Junot Díaz th́ Cầy như thể một thượng đế lên tiếng đă giữ một vai tṛ quan trong trong lịch sử gia đ́nh anh.

 

   Khái niệm trang giấy bỏ trắng trong một quyển sách cũng như kỹ thuật thuyết thoại nhảy cóc hip-hop từ một tọa độ thời gian-không gian này sang một tọa độ thời gian-không gian khác có mối quan hệ quan trọng tạo nên hệ thống tự sự/thuyết thoại đa tuyến trong Oscar Wao. Khi Yunior trong vai tṛ Kẻ Quan Pḥng kể lại chuyện về cái chết của Joaquin Balaguer – một tay lừa đảo chính trị khét tiếng xuất hiện sau khi Trujillo bị CIA hạ sát theo lệnh của John Kennedy (Fuku cũng lại đă giáng xuống: anh em nhà  Kennedy liên tục bị thảm sát!) Balaguer chính là kiến trúc sư của những cuộc bầu cử gian lận và là kẻ thù không đội trời chung của những người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Công Ḥa Dominican. Balaguer cũng c̣n là thủ phạm chính trong những vụ sát hại kư giả, nhà văn chống lại chế độ độc tài không khoan nhượng, cương quyết nói lên sự thực. Sinh thời hắn huyênh hoang sẽ tiết lộ danh tánh thủ phạm thực sự những tội ác này, nhưng thêm một lần nữa hắn đă lại lừa đảo, dối trá mọi người: trong những cuốn nhật kư của Balaguer để lại, khi viết đến biến cố tội ác, hắn đă để “a pagina in blanco/một trang trắng” khi nói đến những vụ hắn chủ mưu giết người.

 

   Junot Díaz  khi viết Oscar Wao có vốn liếng hiểu biết về lịch sử Công Ḥa Dominican rất phong phú, nhất là giai đoạn trên 30 năm từ 1930 đến 1961 Trujillo cầm quyền. Díaz đă tra cứu từ nhiều rất nhiêu nguồn tài liệu. Nhưng nỗi hoài nghi về sự trung thực của những tài liệu này dẫn đến câu hỏi liệu những nguồn tài liệu đó có nói lên sự thực lịch sử không? Nếu câu trả lời là không hoàn toàn phủ định th́ ít nhất lịch sử đă có những “trang trắng” (như những trắng trong trong hồi kư của Balaguer) và theo Junot Díaz nhà văn là người đi t́m sự thực để viết vào những trang trắng đó. Nhất là đối với người di dân vô xứ th́ quá khứ lịch sử quê nhà hoặc đă bị  những thế lực trị v́ xóa bỏ hoặc bóp méo, biến những trang sử đó thành những trang trắng, hoặc đối với những thế hệ di dân sau thế hệ thứ nhất những trang sử đó cũng là những trang trắng v́ bị đẩy vào lăng quên. Cho nên nhà văn kẻ đi t́m và viết lại lịch sử trong tư thế đối nghịch với quyền lực và sự lăng quên không thể không đối diện với những trang trắng lịch sử, lắng nghe âm thanh cuồng nộ của những nỗi khổ đau cùng tận cất lên từ Quyển Sách chờ được viết ra. Junot Díaz đă áp dụng khái niệm “trang giấy trắng” này trong việc thuyết thoại hiện thực cả ở cấp độ tập thể lẫn ở cấp độ cá nhân. Những trang trắng được điền đầy những tội ác của Ttrujillo và những trang trắng chưa ráo mực về những đau khổ gịng họ de Leon – tiêu biểu là Beli và Abelard – phải gánh chịu. Những trang trắng được lấp đầy này rải rác ở những tọa độ không-thời gian khác nhau trong Oscar Wao là những trang sách quan trọng. Và từ những trang trắng trong lich sử Cộng Ḥa Dominican và gịng tộc de Leon ta có thể phóng chiếu về những trang trắng lịch sử của nhiều xứ sở khác cũng đă gánh chịu cơn cuồng nộ bạo hành của lịch sử trong thế kỷ vừa qua, nhất là tại những nước thuộc Thế Giới Thứ Ba. Chắc hẳn trường hợp Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Và lich sử Việt Nam từ hơn một thế kỷ nay  hẳn có không ít những trang trắng bấy lâu nay phần lớn các nhà văn cúi đầu phục tùng bạo lực trấn áp của Đảng đă không những không viết đầy sự thực mà c̣n phủ lên chúng những lớp hiện thực được sơn phết theo mệnh lệnh.

 

   Trong phần mở đầu quyển truyện Junot Díaz đă nói về nguồn gôc và nghĩa của Fuku americanarus như một lời nguyền rủa  reo rắc thảm họa từ khi Tân Thế Giới (Châu Mỹ) được khám phá nói chung. Thế nhưng, trong Oscar Wao tác giả cũng luôn hàm ư nguồn gốc của thảm họa chính là sức mạnh bá chủ thế giới của Mỹ hiện nay. Nh́n lại những biến cố lich sử gây nhiều thảm họa ở những xứ trong vùng biển Carribean sự can thiệp liên tục của những chính quyền Mỹ từ nhiều thập niên đă ủng hộ, hậu thuẫn những chế độ độc tài khát máu ở Châu Mỹ La Tinh là những chứng cớ khiến cho những nhà văn di dân gốc Châu Mỹ Tinh nói riêng và nhà văn di dân nói chung không thể không đưa vào bản viết những hậu quả thảm khốc do chính sách của Mỹ ở cả hai cấp.độ tập thể lẫn cá nhân. Junot Díaz cũng như Salman Rushdie tuy hiểu rằng “cuộc sống có kích thước lớn lao trùm lấp nhà văn” nhưng v́ yêu thương cuộc sống nên không thể không đưa vào bản viết tiếng động và sự cuồng nộ trước những quyền lực trong bóng tối nhằm triệt hủy cuộc sống.

 

   Trong một bài phỏng vấn khi được hỏi tại sao trong Oscar Wao Junot Díaz đă đưa vào quá nhiều những trang sách nói về khổ đau của các nhân vật, nhất là của người mẹ Beli, anh đă trả lời: v́ theo anh nghĩ c̣n có rất nhiều người ở những nước thuộc Thế Giới Thứ Ba đă gánh chịu những nỗi khổ đau, những bất công oan khiên c̣n lớn lao hơn những ǵ các nhân vật trong Oscar Wao gánh chịu. Câu trả lời này của Junot Díaz cho thấy cái tâm thức của nhà văn di dân vô xứ nơi anh rất nhân văn và thật đáng trân trọng. Và sau hết có thể nói những trang tiểu thuyết phản-hiện thực huyền ảo của Junot Díaz đă biến những hiện thực lịch sử thành hoang tưởng, những điều tưởng như không thể có thực nhưng đă thực sự xảy ra. Theo một cách nào đó khi ta đă có thể coi những thảm họa con người đă gánh chịu đó như những giấc mơ, những hoang tưởng, ta mới có niềm hy vọng, sự an ủi phần nào để tiếp tục sống tới. Phải chăng đó là một đóng góp tích cực của tiểu thuyết trong một thế giới tuy chiến tranh đă giảm thiểu nhưng khổ đau vẫn c̣n là bất tận? Kinh nghiệm một người Việt tha phương xa xứ hôm nay trong những thoáng chốc hồi ức về những biến cố đời ḿnh đă trải qua, tưởng như vừa qua một cơn ác mộng hoang tưởng là một kinh nghiệm rất gần gũi của chúng ta. Cơn ác mộng đó đă để lại những dư chấn kinh động tâm thân. Để cực tả được cái hiện thực tưởng như hoang tưởng nằm sâu trong tâm thức di dân vô xứ đó có lẽ phương pháp sáng tác phản-hiện thực Junot Díaz sử dụng rất thành công khi viết Oscar Wao đă chứng tỏ phương pháp này có khả năng thay thế, xóa bỏ phương pháp  hiện thực hay hiện thực huyễn ảo.

đào trung đạo

Đà Lạt 21 tháng 10, 2008.