John Updike

 

 

John Updike là nhà văn Mỹ được đông đảo quần chúng độc giả ưa thích, có sức viết sung măn nhất, thông minh dí dỏm và có tài viết đủ mọi thể loại từ tiểu thuyết, truyện ngắn, phê b́nh văn học, hội họa, điện ảnh, và làm thơ. John Updike  vừa từ trần vào ngày 27 tháng Giêng năm 2009 v́ chứng ung thư phổi, để lại một khoảng trống lớn trên tiền trường sinh hoạt văn học Mỹ.  Ông cũng c̣n được coi là nhà văn hàng đầu của thế hệ ông, “kư mục gia” ghi lại những bi kịch hàng ngày của cuộc sống người Mỹ trung lưu theo đạo tin lành sống trong những khu ngoại ô nước Mỹ bằng lối văn dí dỏm, lưu loát, sống động và chính xác về cuộc sống t́nh dục của bộ phận dân chúng này cho nên sách của ông kể từ thập niên 60s được đón đọc một cách rộng răi. John Updike sinh ngày 18 tháng 3 năm 1932 ở Reading thuộc bang Pennsylvania, cha là một giáo viên dạy khoa học và mẹ là một giáo viên dạy Toán. Sau khi tốt nghiệp trung học, John Updike vào học ở Harvard ngành văn chương nhưng lư do chính ông thích vào Harvard v́ trường đại học này có tạp chí tranh khôi hài nổi danh Harvard Lampoon. Tốt nghiệp ngành văn chương từ trường này năm 1954, John Updike đóng góp bài vở cho Lampoon một thời gian rồi sau đó quay sang làm thơ và viết tản văn. Lập gia đ́nh với Mary Pennington, con gái một vị mục sư, sau đó Updike dành một năm sang học ở trường Ruskin ngành Hội Họa và Nghệ Thuật thuộc đại học Oxford, Anh quốc. Năm 1955 John Updike ṿa làm cho tạp chí The New Yorker, viết đủ thứ: thơ, truyện ngắn, phê b́nh văn học, và quan điểm. Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, năm 1977 John Updike cưới Martha Bernhard. Sống bằng nghề văn từ năm 23 tuổi, năm 1957 John Updike và gia đ́nh chuyển về sống ở Ipswich, mộ thành phố bờ biển phía bắc Boston, cũng thuộc bang Massachusetts và ở đó 17 năm, sau cùng dọn về nông trại Beverly không xa Ipswich. Việc chọn chỗ ở của Updike khi đă nổi tiếng cho thấy ông là người khiêm tốn, thành thực: trong khi đa số những nhà văn nổi tiếng chọn New York th́ Updike lại muốn xa lánh cái thành phố hàng đầu ở Mỹ về sinh hoạt báo chí, truyền thông và văn học này.

 

   Có thể nói John Updike là nhà văn có sức sáng tạo mạnh mẽ và bền bỉ cũng như khả năng viết đủ loại hàng đầu của thế hệ ông. Là tác giả gần 60 đầu sách gồm trên 20 tiểu thuyết, 15 tập truyện ngắn, 5 cuốn điểm sách và phê b́nh văn học, nhiều tập thơ và hồi kư. Nhưng người đọc cũng như giới nghiên cứu văn chương vẫn cho rằng tên tuổi John Updike gắn liền với bộ trường thiên tiểu thuyết 4 cuốn với nhân vật chính Harry “Rabbit” (Thỏ) Amstrong: Rabbit Run (Thỏ Chạy), Rabbit Redux (Thỏ Tái Hồi), Rabbit Is Rich (Thỏ Giàu Có), Rabbit at Rest (Thỏ An Nghỉ). Sau khi kết thúc bộ tiểu thuyết này năm 2000 John Updike viết một truyện vừa trên 180 trang mang tựa đề “Hồi Ức về Thỏ” in trong tuyển tập truyện ngắn Licks of Love. Nhân vật Thỏ của John Updike được coi là một trong những nhân vật tiểu thuyết được người đời ghi nhớ giống như nhưng nhân vật tiểu thuyết nổi tiếng trong văn chương cổ điển Mỹ trước đây. Trong Rabbit Runs (Thỏ Chạy) xuất bản năm 1960, nhân vật Harry Rabbit Amstrong 26 tuổi có thể nói là điển h́nh thanh niên  trung lưu sống ở những thành phố nhỏ ở Mỹ: thân h́nh vóc dang cường tráng, có sức thu hút giới tính mạnh, mắt xanh. Anh ta nổi danh là một cầu thủ bóng rổ từ khi c̣n học trung học nhưng khi trưởng thành, lấy vợ có con nhưng coi cuộc hôn nhân là một thất bại, nhận chân bán xe hơi cho tiệm bán xe của cha vợ, muốn thoát ly hoàn cảnh bế tắc của đời sống trung lưu buồn chán và lao đầu vào cuộc sống bệ rạc, t́nh ái lăng nhăng, chưa kịp trở về với gia đ́nh th́ vợ đă quá tuyệt vọng nhận nước các con đến chết nhưng anh lại không chịu nhận phần trach nhiệm. Người t́nh Ruth của Thỏ mang bầu sắp đến ngày sinh nở ra tối hậu thư cho anh hoặc làm giấy ly dị nếu không sẽ phá thai khiến Thỏ lâm vào cảnh không lối thoát nên lại bỏ đi một lần nữa. Truyện được viết ở thỉ hiện tại rất linh hoạt dí dỏm. Qua đến Rabbit Redux (1971), khi đó Thỏ đă là một kẻ trưởng giả trung tuần nhưng thấy đời ḿnh tan nát v́ sự không trung thành của vợ. Rabbit is Rich (1981) khi đó Thỏ và vợ là Janice sống cuộc sống khá giả v́ được thừa hưởng gia tài hăng bán xe hơi Toyota của bố vợ nhưng cuộc sống lại không hạnh phúc v́ vợ nghiện rượu, con hoang đàng, bản thân bị quá khứ ám ảnh. Có khuynh hướng dục t́nh quá năng động trong khi Thỏ manh tâm tán tỉnh người vợ trẻ của bạn thân Thỏ cũng lại phải đối phó với Nelson đứa con trai vô trách nhiệm và trong ḷng cũng c̣n áy náy không hiểu Ruth người t́nh cũ có cho đứa con ra đời hay đă phá thai. Kế tiếp là Rabbit at Rest (1990), thời gian truyện ở vào thập niên 80 là giai đoạn có những biến cố lịch sử quan trọng của “thời Reagan trị v́” xă hội Mỹ đang rữa mục với bệnh AID lan tràn, Thỏ nay bệnh hoạn, thân thể trương phồng, lồng ngực đau đớn, cảm thấy đời sống không “c̣n có ǵ khác phía dưới thân thể ngoài cái không gian đen ng̣m…”

 

   Tuy là một người viết tiểu thuyết nổi tiếng nhưng không phải tất cả truyện của John Updike đều được ưa thích và thành công. Với tốc độ gần như mỗi năm lại cho ra một quyển sách, một vài quyển tiểu thuyết của ông bị coi là những thất bại, chẳng hạn quyển Bresil, The Coup, hay mới đây nhất là quyển The Terrorist. Nhưng phần lớn truyện của ông được người đọc Mỹ ưa thích v́ nhân vật của ông thuộc giới trung lưu, truyện xảy ra ở những thành phố nhỏ, thời gian truyện là những thập niên từ những năm giữa thế kỷ đến cuối thế kỷ 20 nướv Mỹ trải qua rất nhiều biến cố quan trọng làm thay đổi chao đảo xă hội cũng như niềm tin người dân. Và trên hết, Updike được yêu mến v́ lối hành văn rất trong sáng, dí dỏm nhưng không kém phần thanh nhă, và lối tả cảnh tả người rất chính xác. Một lư do khác nữa là John Updike viết về quan hệ t́nh dục khá hấp dẫn, một chủ đề ông được khen cũng như bi phê b́nh khá nặng nề. Ngoài ra ông c̣n bị mang tiếng là nhà văn không coi trọng phụ nữ. Chính v́ vậy năm 1984 John Updike cho ra mắt tiểu thuyết The Witches of Eastwick (Những Mụ Phù Thủy ở Eastwick),  một quyển truyện klhá thành công và được Hollywood đưa lên màn ảnh với những tài tử hàng đầu như Jack Nicholson (vai Daryl), Michelle Feifer (vai Suki), Cher (vai Alex), và Susan Sarrandon (vai Jane). Truyện lấy cảnh thổ là một thành phố giả tưởng Eastwick thuộc bang Rhode Island, thời gian vào những năm cuối 60. Có 3 phụ nữ tên Alex, Jane, và Suki ở thành phố này v́ không thỏa măn với cuộc hôn nhân nên rủ nhau bỏ nhà ra đi. Ba người tranh luận để t́m ra câu trả lời cho câu hỏi: người đàn ông lư tưởng thỏa măn trọn vẹn những ham muốn của ḿnh phải như thế nào, và cuối cùng đă thỏa thuận về một mẫu đàn ông lư tưởng bí mật. Thế rồi họ gặp được Dary Van Horne, một trọc phú quỷ sứ . Sau khi gặp tay này cả ba bỗng nhiên trở thành có phép màu biến hóa khôn lường. Ba phụ nữ này hành hiệp giang hồ với phép màu kỳ diệu nên trở thành rất nổi tiếng, gây ra nhiều tai họa, và họ cũng rất thân thiết yêu thương nhau. Daryl van Horne quyến rũ cả ba mụ phù thủy này cùng một lúc và v́ hắn muốn thỏa măn sự mong ước có con trai nối dơi trước khi chết. Ban đầu cả ba chia xẻ t́nh yêu với Van Horme một cách đồng đều ngang ngửa nhưng rồi bỗng dưng tên quỷ sứ này phụ t́nh họ, đi cưới một cô gái trẻ đẹp thơ ngây tên Jenny vốn là bạn thân của ba người. Thay v́ trả thù Van Horme, ba nữ phù thủy này lại dùng pháp thuật reo rắc bệnh ung thư để giết Jenny. Giết được t́nh địch rồi nhưng họ không tái chinh phục Van Harme v́ tên này lại quyến rũ được người em trai của Jenny tên Chris và cả hai bỏ đi mất tích. Qua biến cố này cả ba nữ phù thủy trở thành mất tin tưởng, nghi ngờ sự sáng suốt của ḿnh, cho rằng quỷ sứ Daryl đă hủy hoại họ, biến họ thành những kẻ ác, và reo rắc tai họa xuống thành phố Eastwick nên mỗi người đă chọn lấy một người đàn ông ḿnh cho là đúng lư tưởng và yêu thích, rồi bỏ thành phố Eastwick đi nơi khác sống. Khi đưa lên màn ảnh, truyện đă được người viết kịch bản phim làm nhẹ nhàng nhiều chi tiết về các nhân vật chính. Trong sách của John Updike những mô tả về tính cách cũng như những hành vi của họ rất hiện thực, tàn bạo, và ghê tởm. Chính v́ quyển tiểu thuyết này ông đă bị lên án coi thường phụ nữ, bám víu lấy phụ quyền. Thực ra ư hướng của tác giả muốn đưa ra kết luận cái Thiện cuối cùng thắng cái Ác. Để  phản biện những lời chỉ trích, năm 2008 John Updike đă cho in tiểu thuyết The Widows of Eastwick (Những Góa Phụ ở Eastwick) kể lại cuộc trở về thành phố cũ sau khi cả ba đă góa chồng. Nay đời sống của họ đă hết bị ràng buộc và họ muốn hưởng thụ. Họ đă trở về vào mùa hè, tận hưởng cuộc sống ở thành phố biển này nhưng họ cũng vẫn bị nhận diện và nguyền rủa. John Updike muốn giải quyết tâm thức phạm tội của con người khi về già theo một hướng phi tôn giáo.

 

   Ngoài tiểu thuyết và truyện ngắn, John Updike cũng c̣n là một tay viết biên khảo sáng giá và là một nhà điểm sách uy tín của tờ The New York Times Book Review. Ông là một người đọc nhiều hiểu rộng, khi làm điểm sách luôn trung thành với những tiêu chí ḿnh đă đặt ra là khách quan, công bằng, và khích lệ. Nh́n chung, John Updike là một nhà văn cỡ lớn, viết đều và viết khỏe, được độc giả trung b́nh ở Mỹ thích đọc, nhưng về mặt nghệ thuật tiểu thuyết ông không phải là một kẻ sáng tạo, một nhà văn của nhà văn. Nhiều khi v́ nhu cầu thị trường, John Updike tỏ ra rất “ăn theo” khi đá sang viết tiểu thuyết hiện thực huyễn ảo hoặc viết về những chủ đề “nóng”. Và hầu hết những cuốn sach của ông viết dưới áp lực thị trường đều là những thất bại. Trong văn đàn Mỹ thế kỷ 20, bên nữ nhà văn có Joyce Carol Oates có khá nhiều điểm tương đồng với John Updike. Ngoài việc hai người là bạn học từ thời trung học, cả hai đều viết rất đều, rất khỏe, hầu như năm nào cũng có sách mới. Họ khá thân nhau, quí mến nhau, nhưng không chịu ảnh hưởng của nhau. Cả hai đều là những nhà văn thành công – nhưng về mặt tài chính John Updike thành công hơn Joyce Carol Oates – được độc giả Mỹ yêu mến, nhưng không thể được coi là những nhà văn xuất sắc, có công đẩy tiểu thuyết đi xa hơn, có tầm cỡ của Thomas Pynchon, William Gaddis, William Gass, Toni Morrison, Don DeLillo …. (Trong số này chỉ có Toni Morrison được trao Nobel Văn Chương.) Có lẽ đấy cũng là điều giải thích được tại sao giải Văn Chương Nobel không bao giờ đến với họ - dù cho họ đă được trao rất nhiều giải văn chương cao quí khác, kể cả giải Pulitzer -  tuy giải này nhiều khi sau khi được trao cho một nhà văn cũng thường gây ra những tranh căi, bất đồng, riễu cợt, và cả phê phán nặng nề.

đào trung đạo

 

©gio-o.com 2009