Dư Hoa

Huynh Đệ

 

Dư Hoa cùng với Mặc Ngôn là hai nhà văn trung niên được đọc nhiều nhất ở Trung quốc trong ṿng 20 năm nay. Mặc Ngôn là một tác giả khá quen thuộc với độc giả trong nước v́ khá nhiều tiểu thuyết của ông đă được dịch sang tiếng Việt và xuất bản. Mới đây quyển Ma Chiến Hữu của Mặc Ngôn được tái bản ở trong nướcvào dịp 30 năm kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt đă gây nên một luồng dư luận phản đối mạnh mẽ. Trái với Mặc Ngôn, sách của Dư Hoa chỉ mới có ba quyển được dịch sang tiếng Việt. Năm ngoái tiểu thuyết Huynh Đệ của ông đă được xuất bản ở trong nước. Vào tháng 2 năm nay quyển tiểu thuyết trên 600 trang này mới được dịch sang tiêng Anh, và quyển này là tác phẩm thứ ba được dịch sau ba cuốn Chuyện Người Bán Máu,Khóc Trong Mưa Phùn, và Sống. Sau khi dư luận khá ồn ào ca ngợi nhà văn Trung quốc này, quyển Huynh Đệ cũng như Dư Hoa xem ra không được những cây bút phê b́nh điểm sach ở Mỹ coi trọng. Dư Hoa sinh năm 1960 ở Triết Giang, Trung quốc. Khi 18 tuổi, sau một thời gian ngắn được huấn luyện làm nha công, họ Dư hành nghề khoảng 5 năm rồi bỏ nghề phần v́ làm nha công không những suốt ngày cứ phải “nh́n vào mồm thiên hạ” mà c̣n kiếm được ít tiền nên khi thấy những cán bộ nhà nước làm cho Trung Tâm Văn Hóa cả ngày chỉ lang thang rong chơi, Dư Hoa xoay được một chân làm trong một trung tâm văn hóa và bắt đầu viết lách. Tên tuổi của Dư Hoa nổi như cồn v́ tiểu thuyết Sống được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đưa lên màn bạc. Cuốn phim này được tŕnh chiếu và được trao giài ở Đại Hội Điện Ảnh Cannes năm 1995. Trong nhiều cuộc phỏng vấn Dư Hoa làm bộ vui đùa khi được hỏi về ư kiến cho rằng cuốn phim do Trương Nghệ Mưu đạo diễn không hay bằng cuốn sách đă tỏ ra là người khá vô ơn. Dư Hoa cũng được trao giải văn chương Mao Thuẫn. Tuy không được đào tạo chính qui về văn chương nhưng Dư Hoa là một người viết lách chịu khó đọc để học hỏi các nhà văn nổi tiếng thế giới như Fyodor Dostoievsky, William Faulkner, Toni Morrison…và dĩ nhiên chỉ đọc được những nhà văn này qua các bản dịch Trung văn. Với những tác phẩm viết trước năm 1992 Dư Hoa được coi là nhà văn tiền phong, hiện đại trong văn phong cũng như đề tài. Nhưng từ quyển Huynh Đệ, Dư Hoa quay sang lối viết hiện thực phê phán xă hội, châm biếm theo kiểu Lỗ Tấn trước đây. V́ tầm nh́n văn chương rất giới hạn nên những phát biểu của Dư Hoa về những nhà văn Trung quốc di dân như Cao Hành Kiện, Mă Kiến, Đới Tư Kiệt… tỏ ra rất nông cạn.

 

   Khi xuất bản ở Trung quốc Huynh Đệ được in thành 2 tập nhưng bản Anh ngữ chỉ thu vào một tập dày 656 trang. Hai nhân vật chính huynh đệ trong truyện là Lư Trọc và Tống Cương, là hai anh em tuy khác cả mẹ lẫn cha nhưng lại rất thương yêu che chở nhau. Trong Tập 1, tác giả kể lại thời thơ ấu của Lư và Tống, cũng là giai đoạn cuộc Cách Mạng Văn Hóa xảy ra. Tập 2 viết về giai đoạn nước Tàu từ sau đổi mới trở thành một xứ theo tư bản chủ nghĩa. Như vậy thời gian truyện kéo dài ngót nghét nửa thế kỷ với nhưng đổi thay chóng mặt đầy ắp những sự việc bi hài cực độ. Dư Hoa rất tâm đắc khi chọn giai đoạn lịch sử Trung quốc thay đổi cực kỳ nhanh chóng này để đưa vào tiểu thuyết v́ theo họ Dư, khoảng thời gian thay đổi cực ngắn ngủi đi từ cực đoan này sang cực đoan kia chỉ có thể xảy ra ở nước Tàu. Hai cực đoan dó là: từ chủ nghĩa cọng sản nghèo khổ cùng cực đầy bạo động tàn ác trong quá khứ sang chủ nghĩa tư bản vô luân và vô nhân hiện nay. Trong tập 1, tác giả dùng nhân vật thuyết thoại ngôi thứ ba. Lư Trọc mồ côi cha từ khi c̣n trong bụng mẹ. Mẹ của Trọc là Lư Lan, công nhân nhà máy dệt tơ. Cha của Troc cũng là một kẻ tồi bại, v́ ŕnh nh́n trộm phụ nữ trong nhà cầu nên té xuống mương bùn chết tốt. Ở góa được 5 năm Lư Lan tái giá với Tống Phàm B́nh, một giáo viên góa vợ có đứa con trai là Tống Cương, lớn hơn Lư Ttrọc chừng 1 tuổi.  Gia đ́nh này sống tạm yên ấm trong một thời gian ngắn rồi cuộc Cach Mạng Văn Hóa xảy ra, Tống Phàm B́nh bị liệt vào thành phần địa chủ cường hào nên bị tù đầy hành hạ c̣n Lư Lan lâm vào t́nh trang bệnh hoạn trầm kha. Do đó cuộc đời Tống Cương và Lư Trọc từ khi mới 8 tuổi đầu đă rất khổ cực, thiếu ăn, bị phỉ nhổ hành hạ bạc đăi. Cảnh kinh hoàng nhất trong Tập 1 này là cảnh khi Tống Phàm B́nh trốn khỏi trại lao cải những mong t́m về với người vợ đang lâm trọng bệnh th́ bị vệ binh đỏ bắt lại và đập chết ngay trên vệ đường trước sự chứng kiến của hai đứa con trai c̣n nhỏ. Đến khi xác Tống Phàm B́nh được đem về nhà khâm liệm chôn cất th́ vào thời đó gỗ quá khan hiếm nên gia đ́nh chỉ mua được một cỗ quan tài nhỏ xíu nên thi thể họ Tống bị cưa ra từng khúc để nhét vào quan tài.

 

   Về tính cách cũng như h́nh dạng Tống Cương và Lư Trọc là hai thái cực. Trong khi cậu anh Tống Cương cao lớn, đẹp trai, tính t́nh ḥa nhă tử tế hiền lành, chịu khó học hành và trọng đạo nghĩa th́ Lư Trọc là một tiểu quỷ, ma bùn ma tịt đủ ngón lừa đảo, lùn thấp, đầu tóc cụt ngủn nên có hỗn danh Trọc. Ngay từ hồi nhỏ Lư Trọc ṇi nào giống ấy, đă có đầu óc bệnh hoạn tối tăm dâm đăng. Nó là đứa trẻ ngay khi mới 14 tuổi đă có xú danh trong vùng chuyên nh́n trộm mông phụ nữ đang ở trong các pḥng vệ sinh. Trong vùng có người đẹp tên Lâm Hồng đám đàn ông háo sắc rất thèm thuồng. Lư Trọc biết vậy nên đến quán ḿ Dương Xuân là nơi bọn háo sắc tụ tập, hễ kẻ nào bao Lư Trọc ăn uống no nê nó sẽ mô tả chi tiết thân thể Lâm Hồng cho nghe v́ vậy Lư Trọc luôn no nê phè phỡn. Nói chung, trong hoàn cảnh địa ngục thời Cách Mạng Văn Hóa hai đứa trẻ đă lớn lên trong bóng tối khổ đau. Tuy vậy tác giả cũng vẫn cho thấy trong hoàn cảnh cùng cực kẻ xấu như Lư Trọc sẽ càng xấu xa hơn, c̣n kẻ hiền lương như Tống Cương tuy không biến tính thoái hóa nhưng sẽ bị vùi dập. Sang tập 2 Dư Hoa viết về giai đoạn Trung quốc từ thời đổi mới sau Đặng Tiểu B́nh đang lao ḿnh theo chủ nghĩa tư bản vô nhân. Trong khi Tống Cương đi làm công nhân nhà nước đói rách thiếu hụt th́ Lư Trọc đi từ thành công này sang thành công khác v́ đă nắm bắt mọi thời cơ để làm giàu bất chấp đạo đức. Khởi nghiệp bằng nghề mua bán giấy vụn, sau đó giả danh nghĩa hội đoàn vô vị lợi để mở xưởng kỹ nghệ sản xuất, cuối cùng Lư Trọc trở thành một tỷ phú đại gia. Lư Trọc rất mê Lâm Hồng, muốn cưới làm vợ nhưng khổ nỗi Lâm Hồng ghét cay ghét đắng Lư Trọc và thương yêu Tống Cương. Từ sau khi Tống Cương cưới Lâm Hồng, t́nh huynh đệ hoàn toàn tan vỡ. Trong khi thằng em xấu xa thành công lớn th́ Tống Cương nghèo mạt cùng quẫn v́ đó là thời gian Trung quốc sau thời Đặng Tiểu B́nh đang diễn ra những thay đổi chóng mặt, Tống Cương bị hăng cho nghỉ việc nên phải kiếm sống bằng đủ mọi nghề từ làm phu khuân vác đến bán hoa dạo. Lao động quá sức nên càng ngày sức khỏe Tống Cương càng suy yếu. Cực chẳng đă cuối cùng Tống Cương phải nương nhờ tên giang hồ lừa đảo nổi tiếng Chu Bất Du và nhận đi bán thuốc kích dục cho tên này. Đang trong cảnh gia đ́nh cùng quẫn Lâm Hồng lại c̣n bị tên thủ trưởng nhà máy háo sắc đ̣i có quan hệ t́nh dục bằng không sẽ cho ra khỏi biên chế nên chị phải cầu cứu Lư Ttrọc giúp đỡ. Trong khi Tống Cương phải xa nhà theo gă Chu Bất Du kiếm tiền một cách bất chính phi pháp th́ Lâm Hồng và Lư Trọc sống với nhau như vợ chồng.  Khi trở về Tống Cương mục kích cảnh này liền viết cho Lâm Hồng và Lư Trọc một bức thư tuyệt mệnh, sau đó ra chờ đoàn xe lửa chạy tới và nằm ngang đường tàu tự sát. Cái chết của huynh Tống Cương làm cho đệ Lư Trọc dù xảo trá khôn ngoan đến đâu cũng phải rúng động.

 

   Tập 2 kết thúc với cảnh tỷ phú Lư Trọc đang ngồi trên một bàn cầu dát vàng,  mơ màng đến việc sẽ bỏ tiền mua tấm vé ngồi trên con tàu vũ trụ của Nga để chu du ngoài không gian, nhưng hắn chợt nhớ nay ḿnh không c̣n một kẻ thân thích nào trên mặt đất v́ vậy cho dù ngồi trên con tàu không gian nh́n xuống quả đất đâu c̣n thấy ai. Tuy cụt hứng nhưng hắn lại sực nghĩ đến Tống Cương đại huynh tạ thế từ mấy năm trước, xương cốt hỏa thiêu được bỏ vào trong một cái hộp gỗ nhỏ xíu, và sinh thời đại huynh từng mong muốn tro cốt ḿnh được trải ngoài không gian nên Lư Trọc muốn nhân đó làm tṛn nguyện ước của đại huynh cho trọn t́nh trọn nghĩa. Trong tập 2 này Dư Hoa cực tả bằng lối văn hiện thực trần trụi, sống sượng tàn bạo những cảnh huống dân Tàu lao ḿnh theo tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu là những hành động bất chấp mọi giá trị miễn sao kiếm thật nhiều tiền của Lư Trọc cũng như của bọn mới trở thành giàu có, đại gia. Khi những kẻ vô luân trở thành giàu có chúng thường có những hành vi điên cuồng coi thường thiên hạ. Chẳng hạn việc Lư Trọc đứng ra tổ chức một cuộc thi hoa hậu đồng trinh, nghĩa là những phụ nữ tham dự phải chứng minh ḿnh c̣n trinh tiết. Cũng v́ điều kiện này những phụ nữ không c̣n trinh tiết bị bọn thời cơ khuyến dụ lắp màng trinh do chúng sản xuất để dự thi. Mánh khóe bóc lột của bọn này tinh xảo đến mức chúng rao bán hai loại màng trinh, một thứ là hàng nội giá rẻ c̣n thứ kia là hàng ngoại giá cao hơn nhiều. Kết quả cuộc thi: ứng viên mang số 1358 tuy đă có con hai tuổi nhưng vẫn đoạt ngôi hoa hậu. Và khi được phỏng vấn tân hoa hậu trinh tiết tuyên bố tỉnh bơ “tôi sẽ măi măi trinh nguyên v́ tôi giữ được sự trong trắng của tâm hồn”. Bên cạnh hai nhân vật chính Tống Cương và Lư Trọc Dư Hoa cũng cho xuất hiện những diện mạo điển h́nh của thời đại mới như anh chàng nha công tên Yu, bác thợ rèn lương hảo tên Tong,  anh thợ may nhanh nhẩu tên Zuang, và có cả một tay thi sĩ lúc nào cũng vênh váo làm ra vẻ ḿnh là kẻ quan trọng. Khi quyển tiểu thuyết Huynh Đệ ra mắt ở Trung quốc tuy số sách bán được lên tới hàng triệu bản nhưng Dư Hoa đă gặp phải phản ứng cuồng nộ của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Họ lập một nhóm kịch liệt lên án Dư Hoa, giương cao khẩu hiệu đ̣i “nhổ sạch răng Dư Hoa.” Qua hiện tượng nghịch thường này chúng ta thấy: thứ nhất, văn hóa đọc cũng như tiểu thuyết Tàu hiện nay rất thấp kém tầm thường (việc dịch và in ấn bản tiếng Việt cho thấy một sự tương tự khó chối căi); thứ hai Dư Hoa chuyển lối viết tiểu thuyết theo gót Lỗ Tấn nhưng cái tâm cũng như khả năng và tài nghệ chưa thể so sánh được với Lỗ Tấn, dù rằng Lỗ Tấn từ sau khi chuyển sang viết tiểu thuyết chính trị đă không c̣n viết được quyển sách nào khá hơn. Tuy nhiên, về một mặt khác, người đọc trong nước cũng nên đọc quyển tiểu thuyết này v́ những sự việc xấu xa của giới đại gia Tàu ở nhiều điểm có sự tương tự ở xă hội Việt trong nước hiện nay.

 

đào trung đạo