Colm Tóibin

brooklyn

 

Colm Tóibin hiện nay là một trong những nhà văn gốc Ái-Nhĩ-Lan sinh vào thập niên 50s tạo được tên tuổi khi sống và viết ở ngoài nơi chôn rau cắt rốn. Dường như những nhà văn xứ Ái-Nhĩ-Lan chỉ khi ra khỏi quê hương xứ sở mới tạo được những thành tựu văn chương đáng kể: người tiên phong thường được nhắc tới là nhà văn James Joyce ở đầu thế kỷ 20, tiếp nối là Samuel Beckett vào giữa thế kỷ, rồi đến William Trevor vào thập niên 70s và John Bainville ở thập niên 90s. Theo gót những tên tuổi lẫy lừng này, những thế hệ nhà văn Ái-nhĩ-Lan kế như Sebastian Barry, Roddy Doyle, Neil Jordan, Patrick McCabe…đều đă lập nghiệp ở hải ngoại, và gần đây nhất, được đọc nhiều nhất có lẽ là Colm Tóibin tác giả của quyển tiểu thuyết The Master/Sư Phụ được độc giả hâm mộ, và mới đây nhất là quyển Brooklyn với chủ đề đời sống di dân giữa thế kỷ trước và ḷng hoài hương một quê nhà đă nằm trong quá khứ . Colm Tóibin sinh năm 1955 ở Thị xă Enniscorthy thuộc Quận Wexford nằm ở phía Đông-Nam Ái-Nhĩ-Lan. Ông nội Patrick Tobin là sĩ quan trong Quân Đội Cọng Ḥa Ái-Nhĩ-Lan từng tham dự vào cuộc nổi loạn ở Enniscorthy năm 1916 và bị cầm tù. Cha của ông, một giáo sư, cũng là đảng viên đảng Fianna Fáil ở Enniscorthy, bị bệnh và từ trần khi mới ngoài 50 tuổi. Ông có 5 anh chị em và Colm Tóibin là người con thứ tư. Sau khi cha chết, Colm và người em trai là Niall được mẹ gửi đi xa trọ học và kỷ niệm xa nhà này có dấu ấn xâu đậm trong tâm trí ông. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Dublin năm 1975 ông sang Barcelona sống, năm 1978 hồi hương bước vào nghề kư giả v́ vào thập niên 80s báo chí nở rộ ở Ái-Nhĩ-Lan.  Colm Tóibin được giữ chức chủ biên nguyệt san hàng đầu Magill từ năm 1982 cho tới 1985. Bỏ nghề làm báo, ông quay sang sáng tác. Là tác giả của 5 tiểu thuyết, 1 tập truyện ngắn, một số tập khảo luận và phê b́nh, và một vở kich. Danh vọng Colm Tóibin lên cao nhất với quyển tiểu thuyết The Master/Sư Phụ xuất bản năm 2004 viết về cuộc sống nội tâm đầy căng thẳng và nhiều bóng tối của nhà văn cổ điển Mỹ Henry James. Quyển tiểu thuyết này được vào chung kết giải Man Booker Prize của Anh. Hiện nay ngoài việc sáng tác Colm Tóibin c̣n là giáo sư thỉnh giảng của những đại học Mỹ như đại học Austin ở Texas, đại học Stanford ở California, và đại học Princeton ở New Jersey.

 

   Một trong những chủ đề chính trong văn chương Colm Tóibin là nỗi khắc khoải của ḷng hoài hương, nỗi khắc khoải này luôn đi kèm với nhận thức quê hương lư tưởng chẳng thể có được. Để mô tả cảm thức này, tác giả đưa ra những nhân vật hư cấu đều là những kẻ sống xa quê, trong quá khứ thời thanh xuân gắn liền với quê nhà, và nay có trở về cố quận cũng thấy ḿnh đă là kẻ có cái bản ngă nhị trùng – không c̣n là người của quê cũ và cũng chẳng là người của quê mới. Trong tiểu thuyết Brooklyn người thiếu nữ nhân vật chính Eilis Lacey chào đời và lớn lên ở Enniscorthy nhưng sau đó di dân sang Brooklyn, New York. Tác giả dùng kỹ thuật tự sự ngôi thứ ba và một giọng văn chậm răi, tỉnh lạnh trong quyển truyện này. Eilis Lacey là một cô gái tỉnh nhỏ ở Enniscorthy, sống với bà mẹ góa bụa và người chị tên Rose vào thời điểm thập niên 50s. Về tính cách, Eilis là một người thụ động, mờ nhạt, để cho cuộc đời cuốn ḿnh theo, chịu sự dẫn dắt chỉ bảo của mẹ và Rose, người chị tinh khôn lanh lợi. Khi đó  v́ Enniscorthy một tỉnh nhỏ nghèo nàn nên công ăn việc làm rất khó kiếm. Rose có nghề kế toán và may mắn có việc làm đủ sống, c̣n Eilis về khả năng cũng như học vấn và kinh nghiệm không nhiều nên đành ḷng làm công việc bán thời gian cho một tiệm bán rau trái trong xóm. Chủ tiệm rau trái này là “cô gái già “ Kelly. Khi nhận cho Eilis làm công việc này Cô Kelly đă nói với Eilis:  “Mẹ cô sẽ rất hài ḷng v́ cô đă có một cái ǵ đó. Và cả chị cô nữa. Tôi  nghe nói chị cô chơi golf khá lắm. Giờ đây khi về nhà cô đă là một cô gái có giá rồi.” Đồng lương của Rose tuy chẳng là bao nhưng sống ở tỉnh nhỏ cô cũng muốn tỏ ra ḿnh thuộc loại sang cả trong xă hội bằng cách chơi golf là môn thể thao của dân khá giả. Nhận làm công việc vặt này không bao lâu Eilis khám phá ra mẹ và chị Rose đă vạch sẵn kế hoạch cho tương lai đời ḿnh.  Một bữa nọ mẹ và chị Rose tiếp đăi tại nhà một ông khách quư, Cha Flood là người Mỹ gốc Ái-Nhĩ-Lan và hiện đang sinh sống ở Mỹ. Trong lúc chuyện tṛ Cha Flood có gợi ư sẽ đứng bảo lănh cho Eilis “băng ngang đại dương” sang Brooklyn làm việc. Ngay từ phút nghe ông thày tu này nói thế Eilis biết số phần ḿnh đă được quyết định, lập tức cô dự cảm rồi ra  từ một nơi xa xôi cô sẽ  nhớ nhung mẹ và chị,  nhớ về căn nhà ḿnh đă ở cũng như khu xóm nghèo nàn vùng Enniscorthy này. Khi về lại New York Cha Flood chính thức viết thư cho gia đ́nh Eilis hứa sẽ bảo lănh và giúp đỡ khi cô đến Mỹ. Eilis tuy không hứng thú việc phải rời xa gia đ́nh, quê nhà nhưng trong bụng cũng hiểu được khi cô ra đi mẹ và chị bớt đi được một gánh nặng.

 

   Tuy đă hiểu được như vậy nhưng Eilis khi thu xếp hành trang lại thấy ḿnh quá sốt sắng chuẩn bị nên Eilis không khỏi thầm tự trách ḿnh. Những trang truyện kể lại cuộc hải hành vượt Đại Tây Dương sang New York – cửa khẩu nhập cư của di dân – là những trang tác giả biểu lộ óc khôi hài khá thú vị  khi mô tả những t́nh huống bi hài trên tàu, chẳng hạn như đoạn tả pḥng vệ sinh công cộng hay cảnh hành khách ốm đau v́ say sóng, nỗi bức xúc của những kẻ sắp sống cuộc đời di dân. Trong chuyến đi vất vả này cũng may Eilis làm quen được với Georgina, một thiếu nữ cùng cảnh ngộ thật dễ thương. Tới New York, Eilis qua sự xếp đăt của Cha Flood,  đến cư ngụ chung với 5 phụ nữ khác trong một căn nhà xập xệ của bà gái già Kehoe. Bà Kehoe  cũng là người gốc Ái-Nhĩ-Lan, luôn kiêu hănh về tính cách sang trọng rởm của ḿnh. Trong truyện của Colm Tóibin hầu như người phụ nữ Ái-Nhĩ-Lan không bao giờ nói thẳng ra điều cần nói với người khác, họ luôn luôn đè nén, ép chặt suy nghĩ. Ư tưởng này có nguyên do từ việc bà mẹ của tác giả đă gửi hai anh em ông khi họ mới là hai đứa trẻ 12 tuổi và 8 tuổi đi trọ học xa gia đ́nh mà không hề nói lư do cho hai con biết. Cho đến khi trưởng thành và ngay cả khi mẹ sắp từ trần Colm Tóibin vẫn nghĩ không nên hỏi mẹ chuyện này. Theo lời hứa hẹn của Cha Flood th́ Eilis sẽ có việc làm “văn pḥng”, nhưng khi sang tới nơi việc văn pḥng chẳng thấy đâu nên cuối cùng Eilis phải vào làm chân bán hàng trong một tiệm bán quần áo gần nhà ở. So với việc làm ở quê cũ việc làm này cũng không khá hơn ǵ mấy. Đă thế những người làm chung cũng như những phụ nữ ở chung nhà trọ lại đều là những kẻ đầu óc thiển cận, hợm hĩnh ḿnh là người quí phái. Eilis cảm thấy “Ḿnh là kẻ vô danh nơi đây. Không phải chỉ v́ ḿnh không bạn bè không gia đ́nh; thực ra là v́ ḿnh chỉ là một bóng ma trong cái pḥng này, trong những đường phố ḿnh đi qua đến chỗ làm việc, trên cái nền nhà của tiệm bán quần áo. Ḿnh chẳng là cái ǵ đang kể cả.

 

   Măi gần một năm sau từ khi ở Brooklyn Eilis mới được đi thăm Manhattan và nàng thấy thành phố này xa lạ và quá quá lớn lao sang trọng. C̣n chuyến đi chơi một ngày đến băi biển đông đúc Coney Island cũng làm nàng choáng ngập. Vốn là người thụ động nên cuộc sống của Eilis ngày này qua ngày khác  như thể đă diễn trước cặp mắt nửa tỉnh nửa mơ của nàng . Nhớ quê nhớ nhà Eilis chỉ c̣n biết viết thư cho mẹ. Ngoài việc làm, Eilis cũng có ghi tên đi học môn kế toán với hy vọng biết đâu sẽ kiếm được việc chuyên môn này trong tương lai. Đang ở tuổi thanh xuân nhưng Eilis cũng không dám hy vọng có một mối t́nh như vẫn thầm ước mơ. Cho nên Eilis giản dị chỉ cầu mong có một người đàn ông miễn sao “dễ thương” nào đó đến với nàng đă là hạnh phúc lắm. Cuối cùng kẻ Eilis cho là “dễ thương” đó cũng tới: đó là Tony, một thanh niên gốc Ư làm nghề lắp sửa ống nước. Hai người gặp gỡ trong một bữa tiệc  cuối khóa học ở trường. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời Eilis đă tự quyết định cho bản thân khi quan hệ thân thiết và trao thứ quư giá nhất của đời con gái cho Tony. Gần kết thúc quyển truyện tác giả đưa ra một kết thúc khá bất ngờ: Eilis từ giă Brooklyn trở về quê cũ để dự đám tang một người trong gia đ́nh và sau đó có ư định ở lại quê cũ.  Đây là một quyết định khó khăn v́ câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho Eilis Lacey là: Liệu cô có chối bỏ được, hoặc không để cái bản ngă cô đă tạo nên trong đời  sống lữ thứ ở Brooklyn hoàn toàn xụp đổ, dù rằng trước đây khi c̣n ở quê nhà cái bản ngă cũ cũng chẳng là cái ǵ lớn lao cả? Và như vậy có thật cô có muốn có một “quê nhà” không? Nhưng “quê nhà là ǵ?”  Quan niệm chung mọi người thường cho rằng: một cách lư tưởng nhất, nếu như ta được quyền chọn lựa, ta luôn thích sống ở nơi chôn nhau cắt rốn, gần gũi với cha mẹ anh em và những người thân thuộc khác. Nhưng kể từ ba thập niên cuối thế kỷ này chúng ta đă chứng kiến sự kiện có rất đông người trên khắp thế giới đă phải rời bỏ quê cha đất tổ v́ nhiều lư do, quan trọng nhất là do những biến động lịch sử đă đẩy họ ra khỏi quê hương. Tác giả Colm Tóibin khi viết quyển Brooklyn đă xét nghiệm, tra vấn câu hỏi “quê nhà là ǵ?” Và theo ông, “quê nhà” chẳng qua chính là nơi chốn ta đă “ở quen”, đă “thân thuộc”. Nơi đó không nhất thiết phải là nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương bản quán. Tác giả đặt cơ sở của quan niệm quê nhà này trên kinh nghiệm bản thân: là một người tự chọn cuộc sống của một trí thức, một nhà văn di dân, mỗi khi phải làm một chuyến đi xa dài ngày, khi trở về “căn nhà, căn pḥng” quen thuộc của ḿnh, ông cảm thấy thân thuộc, ấm cúng, an b́nh. Kinh nghiệm này là một kinh nghiệm rất phổ quát nhưng lấy nó làm cơ sở cho khái niệm quê nhà tuy dễ được đa số chấp nhận nhưng e rằng chưa hẳn đủ thuyết phục.

 

đào trung đạo