đọc sách vớiii
Đào Trung Đạo

 

CHIMAMANDA NGOZI ADICHIE:

half of a yellow sun
Nửa Mặt Trời Màu Vàng

Người dân nước Negeria ớ phía tây Phi châu suốt từ những năm 60 cho đến nay vẫn sống trong khổ đau vì bạo động do sự khác biệt chủng tộc tôn giáo, và những chính quyền thối nát bạo tàn. Cao điểm là từ khi cuộc nội chiến xảy ra khi chính quyền Biafra tuyên bố ly khai từ năm 1967 tới 1970 đưa đến thảm họa người Igbo bị tấn công tàn sát. Lại thêm việc chính quyền Nigeria đã tạo nên một làn song phản đối trên khắp thế giới khi Ken Saro-Wiwa, một lãnh tụ bảo vệ môi trường và dân tộc thiểu số bị mưu sát. Trong hòan cảnh này, nhà văn của Nigeria khi có đuợc tác phẩm xuất bản ở các xứ Âu-Mỹ, tiếng nói của họ rất được thế giới lắng nghe. Chẳng hạn quyển Things Fall Apart / Mọi Thứ Rời Rụng Tan Rã của Chinua Achebe xuất hiện nhiều thập niên trước đây đã trở thành một tác phẩm văn chương cổ điển dung để giảng dạy ở các trường trung và đại học Mỹ.. Tháng 10 năm nay, độc giả lại vừa được đọc một quyển tiểu thuyết xuất sắc của một nhà văn nữ Nigeria trẻ tuổi: quyển Half of a Yellow Sun (Nửa Mặt Trời Màu vàng) của Chimamanda Ngozi Adichie.

Năm 2003 Adichie đã làm văn giới thế giới ngạc nhiên với quyển truyện đầu tay Purple Hibiscus (Dâm Bụt Tím) nên có người coi cô là kẻ kế thừa của Chinua Achebe. Sinh tại Nigeria năm 1977, gia đình vào loại có học vấn cao gốc Igbo sống  trong vùng Abba thuộc xứ Anambra nhưng Adichie lại trưởng thành ở thành phố Nsukka. Tuy tốt nghiệp ngành y ở Viện Đại Học Nigeria, nhưng khi sang Mỹ học ở Đại Học Connecticut cô lại chuyển theo ngành truyền thong, và kế đó  vào học Johns Hopkins và tốt nghiệp Cao Học Văn Chương. Trong niên khóa 2005-2006 Adichie được mời làm giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Princeton. Hiện nay cô sống qua lại giữa Mỷ và Nigeria, Quyển Dâm Bụt Tím của Adichie được  trao các giải: giải Văn Khối Thị Trường Chung, giải Hurston/Wright Legacy, và vào chung kết giải Orange và giải Llewellyn Rhys.

Nửa Mặt Trời  Màu Vàng là một cuốn tiểu thuyết chiến tranh đặc sắc. Tên sách này chính là phù diêu lá quốc kỳ của chính quyền quốc gia Biafra trước đây. Sách gồm 4 chương, tổng công khỏang gần 450 trang. Các chương sách đươc đặt tửa đề rất chung chung: Chương 1 và chương 3 tựa đề “ Những năm đầu thập niên 60”, Chương 2 và chương 4 là “Những năm cuối thập niên 60”. Như vậy chúng ta biết được thời gian xảy ra mọi truyện trong sách thuộc giai đọan nội chiến khi chính quyền quốc gia Bisfra ly khai. Sách  là lời kể cuyện của ba nhân vật tự sự: thằng nhỏ mười ba tuổi người làm công cho Odenigbo tên Ugwu, Olanna người yêu của Odenigbo, và Richard, người yêu của Kainene, chi em song sinh của  Olanna. Thật ra quyển truyện chính yếu xoay quanh cuộc đời của Olanna và Kainene. Tuy là chị em song sinh nhưng hai người lại khác hẳn nhau: trong khi Olanna mong manh nhậy cảm và có lòng nhân từ thì Kainene thực tế, cương quyết, và ít xúc cảm. Olanna là người tình của Odenigbo, một giáo sư Toán ở đại học Nsukka, có khuynh hướng chính trị quốc gia hợp nhất Phi châu, tuy chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương nhưng lại triệt để chống chủ nghĩa thuộc địa. Kainene có người yêu là Richard, một trí thức Anh hoang tưởng, kỳ quái nhưng nhiệt thành ủng hộ tinh thần quốc gia Bifra. Trong không khí những ngày đầu của một đất nước vừa được độc lập với chính quyền quốc gia Biafra, những người trẻ tuổi Igbo thuộc gia đình trung lưu có học vấn cao tuy rất hứng khởi với những niềm hy vọng mới nhưng lịch sử đã rẽ sang một hướng khác khi cuộc nội chiến bùng nổ.

 Khi đất nước nổi cơn gió bụi, cuộc đời của Olanna và Kainene trở thành hoàn toàn bất định, họ đã phải trải qua nhiều nỗi truân chuyên. Ở trung tâm của quyển tiểu thuyết Adichie đưa ra những chủ để tình yêu và sự phản bội, những vết thương in sâu trong tâm khảm Olanna và Kainene khiến tình chị em thay đổi, cũng tương tự như tình cảnh xứ Nigeria chuyển biến từ hòa bình qua chiến tranh, con người không thể hồn hậu vì những mất mát. Tuy viết về chiến tranh nhưng Adichie không có mục đích mô tả chiến tranh nhưng để nói về vết thương không thể lành do chiến tranh gây nên. Tiêu biểu nhất là đọan tả một người mẹ trên một chuyến xe lửa đã mang theo chiếc đầu có những lọn tóc kết của đứa con gài bị giết chết bà muốn giữ làm kỷ vật. Lời kể từ Chương đầu có tốc độ chậm. Adichie cũng viết ra được những trang sách thật cảm động về cuộc sống những người tỵ nạn chiến tranh. Qua cuộc tình của Olanna và Kainene tác gia đặt những câu hỏi: Sự trung thành trong tình yêu do đâu mà có, do từ tình yêu hay từ di sản truyền thống? Những than phận phụ nữ này cũng như dân tộc Nigeria bị đặt trước sự chọn lựa : thống nhất mong manh hay ly khai non yểu? .

Chúng ta biết rằng cuộc chiến tranh xảy ra khi Chimamanda Ngozi Adichie chưa ra đời nhưng cô đã nghiên cứu về giai đọan này qua nhiều tài liệu và tác phẩm văn học và lịch sử giá trị. Và trên hết, Adichie đã có một trí tưởng tượng rất phong phú khi tái tạo cuộc chiến tranh đó, Tái tạo với thái độ trung lập về chính trị nhưng vẫn gần gũi với con người và với đời sống, mô tả mọi sự việc biến cố với một giọng văn thật trong sáng. Qua lịch sử, qua chiến tranh Adichie đã cho chúng ta nhìn thấy những vết thương không thể hàn gắn của sự tàn bạo hãy còn ngự trị trên những vùng tăm tối trên thế giới do hậu quả của chủ nghĩa thuộc địa và thái độ làm ngơ vì quyền lợi riêng của những chính quyền Tây phương.

Đào Trung Đạo

© 2006 gio-o

đọc các bài viết khác của Đào Trung Đạo