BernaRdo Atxaga

the accordionist’s son

*con trai người chơi đàn phong cầm*

 

 

Bernardo Atxaga là một trong những nhà văn hiếm hoi của xứ Basque có tầm vóc quốc tế, được độc giả văn chương thế giới t́m đọc. Đó quả thực là một vinh dự lớn không những v́ Basque là một xứ quá nhỏ bé (chỉ gồm 3 tỉnh lỵ Alava, Biscay, và Gulpúzcoa nằm về phía Tây Nam nước Tây Ban Nha sát sườn dăy núi Pyrénées, với dân số trên 2 triệu người) mà c̣n v́ ngôn ngữ riêng Euskera của xứ này rất ít người biết đọc ngoại trừ dân bản xứ.  Tên thật của ông là Joseba Irazu Garmendia, sinh năm 1951 ở làng Asteasu thuộc tỉnh Gulpúzcoa. Trước khi đến với văn chương Bernardo Atxaga theo học ngành Kinh Tế Chính Trị và sau đó là Triết học ở đại học Barcelona. Chập chững viết văn bằng tiếng mẹ đẻ khi hai mươi tuổi và được thi sĩ người Basque nổi tiếng Gabriel Aresti khuyến khích v́ thi sĩ này là người chủ xướng phong trào vận động phục sinh tiếng mẹ đẻ Euskera và chống đối chế độ độc tài Franco. Năm 1976  Bernardo Atxaga cho xuất bản tập truyện ngắn đầu tay Ziutateaz và năm 1978 là tập thơ Etiopia. Cả hai tác phẩm này đều được trao giải thưởng quốc gia xứ Basque. Là người viết được nhiều thể loại từ thơ, biên kịch điện ảnh, thoại kịch và truyền thanh, và cũng c̣n viết ca từ cho những bản nhạc Rock, cho đến sách nhi đồng, truyện ngắn, luận văn, và tiểu thuyết. Vào năm 1988 danh vọng quốc tế đến với ông bằng tác phẩm Obabakoak được chuyển ngữ ra trên 20 ngôn ngữ. Danh tiếng vượt ra ngoài biên giới xứ Basque, Bernardo Atxaga được trao những giải thưởng văn chương quốc tế giá trị của Tây Ban Nha, Pháp, Đức, và Thụy Điển. Độc giả tiếng Anh đă được đọc ba quyển tiểu thuyết: The Lone Woman/Người Phụ Nữ Cô Độc, The Lone Man/Người Đàn Ông Cô Độc, và Two Brothers/Hai Anh Em. Mới đây quyển tiểu thuyết thứ tư và cũng là tác phẩm quan trọng nhất của Bernado Atxaga là quyển Con Trai Người Chơi Đàn Phong Cầm/ The Accordionist’s Son bản tiếng Anh ra mắt ở Mỹ được cả độc giả lẫn giới phê b́nh đón nhận nồng nhiệt.

 

Cũng giống như William Faulkner và Gabriel Garcia-Marquez đă hư cấu một xứ sở tưởng tượng trong tiểu thuyết, nhân vật tiểu thuyết của Bernardo Atxaga gắn liền với địa danh Obaba không thể t́m thấy trên bản đồ xứ Basque v́ theo tác giả Obaba là một thế giới do tưởng tưởng và hồi ức tạo nên, một thứ không gian tâm tưởng nội tại. Thời gian các diễn biến trong quyển Con Trai của Người Chơi Đàn Phong Cầm kéo dài gần 70 năm từ năm 1930 đến năm 1999 và không gian là Obaba và California. Truyện mở đầu bằng biến cố nhân vật chính người Basque tên là David Imaz từ giữa thập niên 70 sống tại một trang trại ở phía  Bắc California của Bác Juan(anh mẹ) hiện đang trong thời kỳ chữa bệnh ở giai đoạn chót nên người bạn học thân thiết tên là Joseba từ Obaba xứ Basque sang thăm (rất có thể là lần chót). Khi Joseba sang tới nơi th́ David c̣n sinh hoạt tương đối b́nh thường nhưng không đầy một tháng sau anh chết đi và Joseba chỉ c̣n biết tṛ truyện với Mary Ann, người vợ Mỹ không biết nói thổ ngữ  Euskera của David.  Cũng may David là người rất thích ghi chép những sự việc đời ḿnh, nhất là thích lập danh sách những người có liên hệ trong đời theo nấc thang từ yêu quí nhất đến không ưa thích nhất. Trong những đêm trường cô đơn ở California, David đă cặm cụi ghi chép khá đầy đủ về cuộc đời ḿnh trong một quyển hối kư khá dầy viết bằng tiếng Euskera.  Dĩ nhiên góa phụ Mary Ann không thể đọc quyển hồi kư của chồng nên trao quyển hồi kư này cho anh v́ nghe Joseba từng nói muốn viết một quyển tiểu thuyết về các bạn cũ thời trẻ. Tác giả Bernardo Atxaga (tên thật cũng chính là Joseba) đă dùng quyển hối kư này làm tài liệu nhưng đă biên tập thêm và cho vào nhiều thông tin để kể lại cuộc đời của David Izman. Như vậy quyển tiểu thuyết Con Trai Người Chơi Đàn Accordion tác giả không hẳn là David Izman mà đó là tác phẩm chung của cả Joseba tức Bernado Atxaga lẫn David Izman.

 

Con Trai Người Chơi Đàn Phong Cầm là một tiểu thuyết có cấu trúc “xếp lớp” như một chiếc đàn xếp (accordion) gói ghém nhiều chủ đề như: Tiếng mẹ đang chết dần chết ṃn, đang tan loăng như những bông tuyết, bị đào huyệt chôn vùi. Trên hết thảy tiếng mẹ là cội nguồn của biết bao cách gọi tên các sự vật chẳng hạn bướm, và giờ đây tiếng mẹ đă lịm thiếp trên vành môi trẻ thơ qua bao thế hệ…Tác giả tỏ ra chịu ảnh hưởng văn chương của Jorge Luis Borges khi cho rằng viết tiểu thuyết chẳng qua chỉ là viết lại một văn bản/tác phẩm (ở đây là quyển hồi kư), và ảnh hương của Vladimir Nabokov khi tiết lộ t́nh bất khả tín của cả hồi kư lẫn tiểu thuyết và sự say mê sưu tầm bướm. Bernado Atxaga là người biết sử dụng tiếng Pháp cho nên có thể nói ông cũng phần nào viết tiểu thuyết theo kiểu “Autofiction”, một kiểu viết tiểu thuyết khá phát triển trong văn chương Pháp từ sau thập niên 70s. Nhưng điểm khác biệt ở đây là tác giả không viết tự  truyện hư cấu nhưng lại hư cấu một tự truyện của người khác.

 

   Trong 13 trang sách phần Mở Đầu  sau khi lướt qua kỷ niệm thời c̣n là bạn học cách nay trên 42 năm, giờ đây vào tháng 9 năm 1999 David đă chết, Joseba cùng Mary Ann đến trước mộ chí của David Imaz ở trang trại Stoneham Ranch ở phía Bắc California có ghi những gịng chữ do chính David đă viết trong bài phúng điếu chính ḿnh “Hắn chưa bao giờ được gần gũi với thiên đường bằng khi hắn đă sống trên trang trại này”, một cuộc sống có thể c̣n hạnh phúc hơn cả nơi thiên đường. Bên cạnh mộ David cũng c̣n những ngôi mộ nhỏ xíu trước đây David đă cùng hai con gái Liz và Sara đem chôn những chữ Euskera. Ở với bạn cả tháng trời nhưng Joseba không hề nghe bạn nói việc “chôn chữ” này tuy họ đă nói với nhau rất nhiều chuyện, và tiếc rằng cả hai đă không ghi chép lại. Chỉ c̣n lại những dấu vết tác giả cố gắng lưu trữ trong kư ức giờ đây dùng làm chất liệu cho quyển tiểu thuyết này. Nhưng cũng may David đă để lại một quyển hồi kư viết bằng tiếng Euskera nhan đề Con Trai Người Chơi Phong Cầm. David cũng như Mary Ann (và cả Joseba) là những người thông thạo tiếng Tây-Ban-Nha, vậy tại sao David (cũng như Joseba) lạ viết văn bằng “ngôn ngữ cổ” Euskera? Chính trong tiểu thuyết của ḿnh Barnado Atxaga muốn giải thích lư do việc này: để bảo tồn tiếng mẹ. Hơn nữa khi viết về quăng đời sống ở xứ Basque David/Joseba muốn phân biệt hẳn với quăng đời di dân vô xứ ở Mỹ cho nên đă sử dụng tiếng mẹ đẻ. Cũng c̣n một lư do xa xôi khác: thay v́ như Virgil trước đây (và Kafka cũng vậy) đă muốn thiêu hủy những trang viết của ḿnh, David/Joseba muốn dành tác việc đọc tác phẩm của ḿnh cho đồng hương và cho hai con gái (sau này nếu như các con chịu học tiếng Euskera) v́ “Hắn cảm thấy quyển sách đối với người dân ở Obaba và với hai con có thể có ư nghĩa rất khác. Đối với người dân Obaba th́ họ muốn biết trong sách nói ǵ về họ, c̣n trường hợp của Liz và Sara, quyển sách rất có thể giúp chúng hiểu bản thân hơn v́ đó là quyển sách viết về người đă sinh ra chúng, một nhân vật David nào đó rất có thể là sẽ tiếp tục sống xuyên suốt qua chúng và ảnh hưởng – ít ra trong một mức độ nào đó -  óc khôi hài, sở thích, và những quyết định của chúng.” V́ không đọc được quyển hồi kư nên Mary Ann có hỏi Joseba về quyển sách này sau khi đă trao cho Joseba. Sau khi được joseba cho biết chi tiết ngọn ngành, Mary Ann cho rằng quyển hồi kư  “Chật ních những biến cố và sự kiện, giống như bày cá trổng chen chúc trong một cái lọ thủy tinh vậy.” Như vậy quyển Con Trai Người Chơi Phong Cầm là một quyển sách “căn cứ trên những ǵ David đă viết, được viết lại và mở rộng thêm quyển hồi kư. Không giống như một kẻ giựt xập một căn nhà rồi xây một căn nhà mới vào vị trí đó, nhưng theo tinh thần của một người t́m thấy một cái cây, trên thân cây này c̣n ghi dấu vết chạm khắc của những người chăn gia xúc quá văng từ lâu, người này quyết định vẽ lại những đường nét như thể làm tái hiện và làm nổi bật hơn lên bức vẽ và những h́nh dạng.” và “Quyển sách chứa những chữ người con trai người chơi đàn xếp đă để lại và những chữ của chính tôi nữa.”

 

   Cũng có thể nói Bernardo Atxaga đă sử dụng một kỹ thuật viết tiểu thuyết cách tân khi th́ theo kiểu những “nếp gấp” của cây đàn accordion, khi th́ như “chẻ, xóc, trang” một cỗ bài tây, khi th́ như chụp bắt bướm. Ta hăy xem “dealer” Bernardo Atxaga sắp những con bài sau đây trong chương “Những Cái Tên”: Hai “Đầm” Liz và Sara (hai con gái David), kế đó là con “Già” Juan, bác của David, rồi đến “Đầm Coeur” Mary Ann (gặp gỡ, cuộc t́nh, hôn nhân) và sau hết là những con “Bồi” Lubis bạn quí nhất và những người bạn khác thời thanh thiếu niên. Sau lời đề tặng  từ cơi ḷng dành cho Mary Ann, là khời đầu tự sự cuộc đời từ thơ ấu đến trưởng thành của David và các bạn ở Obaba. Đây là phần chính của quyển truyện gồm những “biến cố và sự kiện nhung nhúc như bày cá trổng trong một cái lọ thủy tinh” nhưng được tác giả thuyết thoại khá hấp dẫn. Thời gian của phần này tuy chính yếu là khoảng trên dưới 15 năm từ thập niên 60s đến giữa thập niên 70s nhưng cũng có những lời kể lại những sự cố lịch sử Obaba ba mươi năm trước trong thời Nội chiến Tây Ban Nha.

 

   “Quê hương thứ nhất của tôi, vùng đất của tuổi thơ và tuổi thanh niên, là một nơi có tên là Obaba. Trong những dịp hiếm họa khi tôi rời xa nơi đó trong một khoảng thời gian nào đó, chẳng hạn vào mùa hè khi cha mẹ tôi gửi tôi tới một trường học ở Biarritz, hay vào mùa đông kế đó khi tôi đi du lịch với cha mẹ đến Madrid, tôi thấy khổ sở chẳng thua ǵ những nạn nhân bị lưu đầy thời La Mă, họ bị tạm thời bị cấm lai văng tới vùng Hắc Hải, và chẳng đêm nào trôi qua mà tôi lại chẳng tự hỏi không biết bao giờ tôi mới có thể trở lại.” Đó là những gịng mở đầu quyển hồi kư/tiểu thuyết. Cho đến khi đă 13 tuổi sự gắn bó quá sức của cậu bé David Izman với làng quê – tự kỷ, không thích nghi với xă hội, không thích kết bạn - khiến cha mẹ tưởng cậu mắc bệnh tâm lư nên gửi cậu đến một tâm lư gia để chẩn định chứng bệnh “chán đời” của cậu nhưng nhà tâm lư này cuối cùng cũng chỉ biết qui triệu chứng này vào lư do “gắn bó quá sâu xa với thế giới quê mùa và trong đầu óc cậu bé những giá trị cũ mới xáo xộn tùm lum.” Gia đ́nh cậu hiện cư ngụ ở thị xă Villa Lecouna, mẹ cậu mở một trường dạy cắt may tại nhà và cha cậu thường vắng mặt cả ngày v́ mải mê hoạt động xă hội chính trị cấu kết với những kẻ đang nắm giữ quyền hành trong vùng. Từ nhỏ cậu bé David đă gần gũi Bác Juan (dù bác hiện sống ở Mỹ, chỉ thi thoảng mới về Obaba) và mẹ và xa lánh cha cho nên cứ có dịp là cậu bé chuồn về ở trong căn nhà nơi mẹ sinh trưởng của Bác Juan ở làng Iruain cách đó không bao xa để được gần gũi đám bạn quê như Lubis, Pancho, Ubanthe, Opin…Sự gắn bó với Iruain, không chịu ở nhà với cha mẹ, làm cha cậu giận dữ nhưng mẹ cậu lại che chở nuông chiều và bênh con khi chồng nổi giận. Vào quăng năm 1964 khi đó đă 15 tuổi David bắt đầu làm bảng danh sách “yêu/ghét” đứng đầu danh sách là Lubis và chót bảng là Angel, cha cậu. David cũng chơi với đám bạn học cùng trường như Martin và em gái nó là Teresa – con của Geneviere và Berlino hiện cư ngụ tại khách sạn Alaska, tại khách snạ này có lớp học tiếng Pháp mẹ David muốn cậu tới học -  Joseba, Victoria, Susana…Biến cố đáng chú ư nhất trong giai đoạn này là vào thời điểm sắp tốt nghiệp trung học, Martin lén lút đem vào lớp một tạp chí có h́nh ảnh khiêu dâm truyền tay cho bạn bè xem và khi tờ tạp chí này đến chỗ David th́ bị viên giám thị bắt gặp tại trận và hậu quả là David bị đuổi học. David đă không chịu khai tờ tạp chí là của Martin và dù bị tạm thời đuổi học nhưng vẫn được dự kỳ thi tốt nghiệp. Nhưng v́ có sự bênh vực của Cha Don Hipólito và đa số bạn bè đều biết quyển báo là của Martín nên David không những được coi là bị nghi oan mà c̣n là kẻ can đảm không khai báo bạn. Căn nhà ở Iruain của Bác Juan không chỉ là một chỗ ở thứ hai của David mà c̣n là nơi David cảm thấy thân thương gắn bó, yêu thương bốn con ngựa quí của Bác Juan do Lubis chăm sóc, nhất là mỗi khi có Bác Juan từ Mỹ về chơi. Lubis là người săn sóc căn nhà này  và cũng là người bạn thân nhất của David. Bác Juan cho riêng David biết có một “căn pḥng bí mật” (zulo) trong căn nhà này và cũng sơ lược kể cho cháu biết rằng hơn 30 năm trước đây Bác đă dấu những người hoạt động chống phát xít trong căn pḥng này khi họ bị lùng bắt. Đặc biệt nhất là Bác đă dấu Don Pedro – ông này là chủ cía khách sạn to đùng Alaska của thành phố - vào thời điểm đại úy Degrela tuy là người công giáo nhưng theo phe phát xít đến chiếm đóng Obaba và Bác đă giúp Don Pedro trốn thoát rồi vượt biên giới qua Pháp. Cuộc tẩu thoát của Don Pedro được kể lại theo hai cách không giống nhau; một trong hồi kư của David, một theo bản tự khai (dĩ nhiên do tác giả hư cấu) của chính Don Pedro ở cuối sách. Ngay từ khi c̣n nhỏ David đă nghe lời đồn thổi rằng Angel cha cậu có dính líu tới vụ sát hại 8 người lẩn trốn trong căn pḥng bí mật ở Iruain, và có lẽ thủ phạm chính là Đại úy Degreda và Berlino. Sự tủi hổ về tội ác của cha theo đuổi bám riết David suốt thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Đó có lẽ cũng là lư do chính David xa lánh cha và gần gũi thương yêu mẹ. Tuy David được các cô gái bạn học và nhất là Teresa ưa thích nhưng anh lại chỉ say mê Virginia, một “cô gái quê” học may ở lớp dạy may của mẹ. Để biết sự thực về vụ án này David không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để t́m hiểu. David là một tính cách khá nhậy cảm, là người hầu như có 4 mắt, 2 mắt giống như mọi người để nh́n thực tại chung quanh, và 2 mắt vô h́nh để theo đuổi, soi dọi những sự thực vô h́nh. Hồi kư thời thơ ấu và thời tuổi trẻ của David cho người đọc thấy một t́nh cảnh rất điển h́nh ở những xứ sở người dân và những kẻ cầm quyền ở hai ranh giới cách biệt. Đại úy Degrela sau khi đă tước đoạt tài sản và Khách sạn Alaska của Don Pedro, nay đă mang lon Đại tá và là người có quyền hành nhất ở Obaba. C̣n Berlino lấy Geneviere một cô gái Pháp làm bánh ở khách sạn trước đây, nay hai vợ chồng được Degrela trao cho việc quản lư khách sạn này và gia đ́nh Berlino/Genevierre cùng hai con Martín và Teresa cũng ngụ trong khách sạn. Khi gần tốt nghiệp trung học Teresa bỗng dưng mắc chứng teo một cẳng nên bước đi hơi khập khiễng. V́ đây là một khách sạn sang trọng nên cũng là nơi tụ họp ăn chơi của giới khá giả ở Obaba. Angel chính là người hằng đêm chơi đàn accordion ở đây. Ba gia đ́nh Degrela, Berlino, và Angel liên hệ khá mật thiết nhưng cả Bác Juan lẫn David đều không ưa những người này tuy Teresa rất say mê David. Khi lên đại học David được cha mẹ dự tính gửi lên tỉnh lớn học. V́ vẫn nuôi ư định t́m ra sự thật về vụ án mạng 8 người lương thiện nên khi Teresa v́ quá say mê David nên đă dẫn anh lên một căn pḥng sát nóc nhà ở Khách sạn Alaska chỉ cho anh thấy trên đó có dấu một khẩu súng lục và quyển nhật kư ghi chép sự liên lạc của Berlino cha cô với hai người anh em trong đoàn quân quốc-xă ngoài mặt trân cũng như có ghi tên một số người bị giết chết ở Obaba thời Nội Chiến với tuồng chữ có vẻ của Berlino và đôi chỗ của Angel. Sở dĩ Teresa chiều ḷng cho David biết bí mật này là để quyến rũ David. Ngay trong pḥng của Teresa trong Khách sạn Alaska hai người làm t́nh với nhau lần đầu. Teresa cũng sẽ được cha mẹ gửi sang Pháp học c̣n Martin xoay qua kinh doanh quán rượu. Trong giai đoạn này biến cố quan trọng nhất là việc nhóm Degrela/Berlino/Angel xây một tượng đài kỷ niệm vinh danh những “chiến sĩ” đă hy sinh “giải phóng” Obaba (dĩ nhiên không có tên những người theo phe Cọng Ḥa kháng chiến) và Angel muốn David chơi đàn accordion vào ngày lễ khai mạc. Tuy hứa với Teresa sẽ chơi đàn nhưng cuối cùng David theo gợi ư của Lubis và đoán ư với Bác Juan đă thay v́ xuất hiện trong buổi lễ khai mạc này để chơi đàn lại trốn biệt trong căn pḥng bí mật ở Iruain. Về phần Virginia sau này lấy một thủy thủ và chồng cô ta bị đắm tầu nên Virginia trở thành góa phụ trẻ và David được thể theo đuổi Virgina bạo dạn hơn. Vào đại học, xa nhà, David có những người bạn mới nhưng vẫn gắn bó với đám bạn cũ ở quê nhà. Trong một dịp nghỉ lễ, đám bạn mới này đề nghị David cho về ở căn nhà của Bác Juan để sưu tầm bướm. T́nh h́nh Obaba nay đang trở thành bất ổn v́ những hoạt động của phong trào giành độc lập cho xứ Basque. T́nh h́nh này đặt Degrela, Berlino, Angel và đồng bọn vào t́nh cảnh bất an. Dĩ nhiên Joseba, David cũng nằm trong phong trào này. Hành tung của đám bạn sinh viên của David về ở Iruain tuy kín đáo nhưng cũng rất khả nghi. Cuối cùng nhóm này đă ra tay gây nên một vụ cháy lớn ở Khách sạn Alaska là nơi David nhận chơi accordion trong dịp nghỉ hè để kiếm tiền. Trong thời gian chơi đàn ở Khách sạn Alaska David và đám cũ như Adrían, Joseba, Pancho… thường đàn đúm quậy phá. Cả bọn đă làm một vụ động trời khi in truyền đơn liệt kê danh sách những thiếu nữ xinh đẹp nhất ở Obaba một cách riễu cợt và t́m cách phát tán truyền đơn này cốt làm tṛ cười cho thiên hạ cũng như để chọc giận mấy cô gái đẹp ưa cong cớn. Để tránh công an mật vụ theo dơi t́m ra thủ phạm, Adrían đă dùng một con lừa dưới sự chăm sóc của Lubis tại Iruain, chà ớt vào chỗ kín của con lừa, cài những xấp truyền đơn trên lưng nó và đột nhiên giữa buổi tối khách khứa đông nghẹt ở khu giải khát của khách sạn chú lừa này được thả xổng tiến vào “rải truyền đơn”. Vụ này làm cho Berlino và Angel tức giận điên cuồng v́ họ đang rất sợ hăi phong trào đ̣i độc lập cho Basque luôn t́m cách rải truyền xúi dục dân chúng nổi loạn. Cũng trong thời gian này, David và Virginia trở thành t́nh nhân.  Đúng như nhận xét của Mary Ann rằng quyển hồi kư “lúc nhúc những sự việc như một đám cá trổng trong một chiếc lọ thủy tinh” những đoạn kể về hoạt động bí mật của David, Joseba cũng như các đồng chí khá hấp dẫn. Trong tổ bí mật David mang biệt danh Ramuntxo, Etxeberria là biệt danh của Joseba, và Triku là biệt danh của Augustín (một sinh viên bạn học cùng trường đă đến Iruain trong nhóm giả dạng sưu tầm bướm trước đây). Tuy sống trốn tránh nhưng khi nghe tin mẹ chết, bất chấp hiểm nguy cũng như không báo cho Carlos biết, David đă hóa trang về dự đám tang mẹ. Tuy cả Angel lẫn một số người nhận ra David nhưng không ai báo cảnh sát. Khi đă bị lộ, cả tổ phải sống lén lút trong một trại nuôi ḅ ở biên giới nước Pháp và khi nhận được nhiệm vụ mới lên đường đi Barcelona. Trong thời gian hoạt động bí mật này tổ nằm dưới sự lănh đạo của Papi – (cái tên hư cấu khiến người đọc liên tưởng tới nhân vật Papillon) một vị cựu tổng thống lưu vong xứ Algeria thông qua một cấp trên tên là Carlos, một kẻ rất kỷ luật và không có t́nh cảm nên cả tổ rất ghét và chống đối. Nhưng rồi tổ hoạt động của họ cũng tan ră v́ h́nh như trong cuộc trốn chạy trên một chuyến tầu hỏa từ vùng biên giới Pháp qua Barcelona, Joseba v́ đă quá chán ngấy phong trào sử dụng bạo động nên tự ư báo cho cảnh sát xứ này địa điểm chuyến tàu chở họ và cả bọn bị bắt giam hơn hai năm. Sau đó cả ba người thoát khỏi cảnh tù tội nhờ một lệnh ân xá. Ra khỏi tù David sang tỵ nạn ở Mỹ, sống trong trang trại Stoneham Ranch với Bác Juan c̣n Joseba  sống đời di dân vô xứ và trở thành một nhà văn nổi tiếng. Khi Joseba sang thăm David vào giai đoạn bệnh trạng của David đă trầm kha, Bác Juan đă chết trước đó mấy năm và hiện David và Mary Ann là chủ nhân trang trại này. Trước khi David chết, Mary Ann đă tổ chức một buổi giới thiệu nhà văn xứ Basque Joseba (cũng là Bernardo Atxaga) với câu lạc bộ đọc sách địa phương. Trong buổi tọa đàm này những người bạn Mỹ sau khi tán thưởng chương sách “Một Người Mỹ” (viết về Don Pedro) của Joseba qua bản dịch sang Anh văn của Mary Ann  họ cũng hỏi tại sao David không viết tiểu thuyết. Sau buổi tọa đàm này Mary Ann có vẻ lo âu về sức khỏe của David nên hỏi han chồng và được David trả lời “H́nh như ta không thể nào giải phóng bản thân khỏi quá khứ được. Ta vớt con ruồi ra khỏi chén súp, và rồi, khi ḿnh không canh chừng, con ruồi lại ở đấy. Nhưng anh cũng rất vui……Bởi v́ qua buổi họp mặt này anh đă có thể so sánh quăng đời anh trước đây với quăng đời từ khi anh gặp gỡ em.” (trang 339).

 

Tác giả kết thúc quyển tiểu thuyết bằng ba bản tự bạch của Triku (tức Augustín), của Ramuntxo (tức David), của Etxeberria (tức Joseba), và cuối cùng là lời khai (testimony) của Don Pedro về việc ông ta bị bọn tay chân của Đại úy Degrela đem đi hành quyết. Đọc những bản tự bạch và bản tự khai này ta thấy nhiều chi tiết sự việc khác hẳn với những lời kể trước đây trong quyển tiểu thuyết. Tác giả như vậy cho người đọc văn thấy được tính cách chênh vênh (redundancy) của ngôn ngữ trong việc diễn tả, tỏ bày, truyền đạt. Không những vậy tác giả cũng c̣n muốn cho người đọc thấy được sự khác biệt trong hai cách thuyết thoại của tự bạch và của tiểu thuyết, và nên cũng khó có thể coi thuyết thoại nào là đáng tin cậy.  Để chuẩn bị tinh thần người đọc, ở trước phần “Ba Bản Tự Bạch” tác giả đă có những trang sách khá thú vị bàn về quan niệm về tiểu thuyết của David và của Joseba (tức là của Bernardo Atxaga) khi họ trùng phùng ở Stoneham Ranch, Bắc California sau nhiều năm xa cách. Joseba cho David biết tin tức về những người bạn thân cũ ở Obaba, tất cả nay đă có nhiều thay đổi. Hoài niệm của họ nhuốm vẻ ngậm ngùi thương xót cảnh cũ người xưa. Hai ông thày giáo thân yêu Redin và Nestor  cũng được nhắc tới với giọng thân thương. Khi bàn về cuộc giao lưu văn học với hội đọc sách địa phương do Mary Ann tổ chức sắp diễn ra Joseba đă tỏ ra châm biếm khôi hài khi tiên đoán những câu hỏi thính giả sẽ hỏi ḿnh, chẳng hạn như “Thế quyển tiểu thuyết này có phải là một cuốn tự truyện không?” hoặc “Có phải những nhân vật trong truyện lấy từ nhân vật có thật ngoài đời sống?” Thấy bạn có vẻ riễu cợt hơi quá đáng David cảnh báo Joseba đừng có giở tṛ quấy nhộn, nhưng Joseba thực t́nh trả lời David rằng “Quả thực tôi không biết nói một cách thành thực nên cứ phải làm tṛ thôi.” David biết rơ từ trên hai mươi năm nay Joseba vẫn cứ nói vậy và cho rằng người đời cũng vậy thôi, đều không thể nói thành thực dù họ có nhận như vậy hay không. C̣n nhớ, khi ngồi tù ở Tây-Ban-Nha, một người coi tù hỏi Joseba tại sao anh viết truyện Joseba đă trả lời “Đó là một cách nói ra sự thực.” Người cai tù không tin và nói “Tôi nghĩ rằng tốt nhất là cứ thẳng thắn với mọi người.” Joseba cười lớn và vỗ vai anh ta, nói “Thực t́nh tôi cho rằng việc một tù nhân thoát ra từ cái lỗ ổ khóa và tẩu thoát c̣n dễ hơn việc một con người không bất tử nói ra sự thật, hoặc, như cách anh nói, thẳng thắn với mọi người.” Quan niệm này của Bernardo Atxaga về đạo đức nhà văn của ông khá gần gũi với tư tưởng Kinh Thánh. Trong những ngày cuối lặng lẽ sống bên nhau, trong khi David cố gắng kết thúc quyển hồi kư và Joseba chuẩn bị bài nói chuyện, hai người bạn mỗi người tuy cùng đuổi theo một quăng đời trong quá khứ nhưng mỗi người có những suy nghĩ riêng.  Viết đến phần trốn chạy trên chuyến xe hỏa ở Barcelona, và trước đó hồi ức về Toshiro – một công nhân bến cảng người Nhật hào hùng đă giúp tổ phát tán truyền đơn – David nhận ra rằng hồi ức về nỗi đớn đau trong quá khứ quả thực đem lại cho ta sự khoái lạc. Hay như Bernardo Atxaga đă viết: trong tiểu thuyết sự thực mang dáng vẻ dịu dàng hơn, có tính chất dễ được chấp nhận hơn. Bằng tiểu thuyết Bernardo Atxaga muốn làm cho cuộc đời đẹp đẽ hơn tuy rằng qua diễn ngôn tiểu thuyết cuộc đời cũng chỉ như những cánh bướm lạ muôn màu chập chờn trong không gian hoài niệm.

 

đào trung đạo