Azar Nafisi

things i’ve been silent about

(những chuyện bấy lâu tôi vẫn giữ kín)

 

 

Trong một bài Đọc Sách trước đây chúng tôi đă có dịp giới thiệu quyển hồi kư Đọc Truyện Lolita ở Teheran của nữ nhà văn Iran Azar Nafisi. Kể từ khi ra mắt, quyển hồi kư này đă bán được trên một triêu rưỡi bản và tên tuổi của Azar Nafisi được chú ư như một đại diện cho tiếng nói của phụ nữ Iran tự do. Đối với giới trí thức Iran, Azar Nafisi không phải là một tên tuổi xa lạ. Trước hết v́ bà xuất thân từ một gia đ́nh danh giá: cha bà tên Ahmad Nafisi một thời là vị thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử của thủ đô Teheran, ông được bầu vào chức vụ này năm 1962 khi đó Iran c̣n dưới quyền cai trị của Shah hoàng Pahlevi. C̣n mẹ bà tên Nezhat Nafisi là một trong sáu phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Iran được bầu vào quốc hội năm 1963. Azar Nafisi sinh vào tháng Chạp năm 1955 ở Teheran. Từ khi mới 13 tuổi Azar Nafisi đă được cha mẹ cho sang Anh học cấp trung học, và vào năm cuối cùng bậc trung học được chuyển sang Mỹ học tiếp. Bà tốt nghiệp tiến-sĩ Văn chương Anh-Mỹ ở đại học Oklahoma vă cũng được trao tặng bằng tiến-sĩ danh dự của Barnard College. Trở về nước vào năm 1979 là giai đoạn cuối của chế độ quân chủ, Shah hoàng Pahlevi phải thoái vị và cuộc cách mạng bùng nổ, bà vào dạy Văn chương Anh-Mỹ tại những đại học ở Teheran. Lập gia đ́nh với Bijan Naderi, một triệu phú, nhưng không hạnh phúc tuy hai người có với nhau hai đứa con, nên sau đó bà ly dị. Trong quyển hồi kư bà đă tránh không giải thích lư do v́ sao ly dị người chồng đầu tiên này. Năm 1981, v́ cương quyết không chịu đeo mạng che mặt và có quan điểm giải phóng phụ nữ, đấu tranh cho dân chủ tự do, bà bị cho nghỉ dạy. Măi tới năm 1987 bà mới được phép đi dạy lại, nhưng luôn luôn bị chính quyền Hồi giáo cực đoan canh chừng. Chẳng đặng đừng, năm 1997 Azar Nafisi đi thóat khỏi Iran và sang định cư ở Mỹ. Hiện nay Azar Nafisi là học giả thỉnh giảng ngành Quốc-tế-học Cao cấp của đại học John Hopkins.

 

   Phong tục của Iran cũng rất giống Việt Nam về sự cấm kỵ phơi bày chuyện riêng tư, gia đ́nh cho người ngoài, nhất là cho đám đông quần chúng biết. Người Iran ví von việc đem chuyện riêng tư nói cho người ngoài biết chẳng khác đem quần áo dơ ra rũ bụi trước mặt hàng xóm. Sự ví von này cũng không khác mấy câu nói của cổ nhân ta “đẹp tốt phơi ra, xấu xa đậy lại.” Chính v́ vậy khi quyết định viết hồi kư kể lại những sự việc lẽ ra không được nói ra, Azar Nafisi đă rất trăn trở dằn vặt. Quyết định viết quyển hồi kư Những Chuyện Bấy Lâu Nay Tôi Vẫn Giữ Kín bà đă trải qua những ngày tháng đớn đau. Động cơ thúc đẩy bà viết quyển hồi kư nảy nảy sinh sau khi đă đọc hết trên 1000 trang nhật kư cha bà  viết trong thời gian bị tù tội oan khuất, và cũng để làm ḥa, hóa giải ḷng căm hận bà mẹ độc đoán khắc nghiệt bấy lâu đè nặng trong ḷng. Quyển hồi kư cũng c̣n có những nguồn tài liệu khác như những câu chuyện cha mẹ bà đă kể cho con gái nghe trước đây và những bức h́nh của bà mẹ được tác giả cho in lại trong sách. Những bí ẩn gia đ́nh đă được kể lại trên cái nền lịch sử biến động của xứ Iran suốt nửa cuối thế kỷ vừa qua: cuốn hồi kư tuy tràn ngập âm thanh và cuồng nộ nhưng cũng không thiếu những đoạn văn yêu thương tha thiết. Trước hết Azar Nafisi muốn tiết lộ những bí ẩn trong mối quan hệ băo táp với bà mẹ. Tuy đă quyết định làm như vậy vào thời điểm cả cha lẫn mẹ đă khuất núi, bà vẫn không khỏi lo ngại rằng “bằng cách viết về mẹ, bằng cách phá toang niềm im lặng ấp ủ trong ḷng, tôi tự t́m sự vui thú trong một h́nh thức cuối cùng chống đối bà.”  Nhưng v́ bản tính cương cường, phải nói ra sự thực, bà viết “Giờ đây tôi tin rằng chúng ta không thể cứ ngậm miệng không nói lên những sự thực chúng ta biết.”

 

   Rất nhiều những chuyện từ nhỏ nặt tới trọng đại về người mẹ đă được Azar Nafisi “xả hết”, từ việc hồi 4 tuổi mẹ bà đă không cho phép con bé Azar chuyển chỗ kê giường ngũ, ép buộc con gái uống nước bưởi đến nỗi làm con ói mửa, không cho con gái đọc sách nhiều, khi cô bé rạch cườm tay dọa tự vẫn mẹ cô không những chẳng rúng tâm mà c̣n nhốt con gái trong pḥng kín trọn ngày, bà mẹ cũng c̣n tự ư đọc nhật kư và thư từ của con, ngang nhiên nghe xem con gái nói ǵ trên điện thoại, không cho phép con gái học đại học y-khoa, vân vân, và luôn nhiếc móc Azar “mày cùng chung ṇi giống hư thối của bố mày.” Ngay đến phút chót, trước khi lên đường sống lưu đầy ở Mỹ, Azar đến chào từ giă bà nhưng khi định hôn mẹ th́ bà đă ngoảnh mặt đi phía khác tránh cái hôn của con gái. Azar Nafisi cho rằng mẹ ḿnh không bao giờ muốn có những kẻ cạnh tranh với bà. Nhưng sau khi đă “xả hết” mối hận người mẹ, cuối cùng bà cũng đă hiểu được mẹ và thương nhớ mẹ: sở dĩ mẹ đă trở thành độc đoán khắc nghiệt như vậy phần nào cũng v́ bà đă không có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, v́ chồng bà đă lừa dối bà. Ngay từ trang đầu quyển hồi ky Azar Nafisi  đă cho rằng đa số đàn ông đều là những kẻ dối lừa. Từ khi c̣n nhỏ, tuy biết cha ḿnh đang ngoại t́nh với người thư kư của ông, cô bé Azar đă t́m cách che đậy lấp liếm cho cha và binh vực ông. Cha của Azar không phải chỉ ngoại t́nh một lần, ông có khá nhiều t́nh nhân trong đời. Trong quyển hồi kư tác giả cho người đọc thấy ḷng thương yêu độ lượng khá kỳ khôi của bà dành cho cha. Một mặt bà lên án đàn ông không chung thủy, mặt khác bà lại bênh vực che chở người cha không chung thủy, cho rằng ông phải lừa dối vợ để có được một cuộc sống hạnh phúc. Có lẽ nguyên do chính cũng v́ cha bà đă bênh vực chiều chuộng cô bé Azar từ hồi thơ ấu để chống lại sự khắc nghiệt độc đoán của vợ. Ngoài ra cha bà cũng chính là người đă dẫn dắt, khuyến khích Azar Nafisi  t́m đến và yêu thích văn chương. Hơn nữa Azar Nafisi cũng không thóat khỏi khuynh hướng thiên phú con gái luôn luôn yêu cha và là đối thủ của mẹ như trong tâm phân học của Freud đă chỉ ra. Hơn nữa, “mặc cảm Adrian” này c̣n mạnh mẽ hơn nơi tính cách của Azar Nafisi, một phụ nữ cực kỳ thông minh, dũng cảm, và nhiều khi cực đoan.

 

   Để có đồng minh trong cuộc chiến chống lại bà mẹ, Azar và cha cô đă sáng chế ra một thứ “ngôn ngữ bí mật” để tỏ bày t́nh cảm và cũng để qua mặt mẹ. Sau này, khi cùng với gia đ́nh đi tỵ nạn ở Mỹ, Azar Nafisi tuy rất thương nhớ cha bà nhưng đă không t́m cách liên lạc với ông. Và ngay cả khi xuất bản quyển Đọc Truyện Lolita ở Teheran bà cũng không gửi tặng cha một bản. Càng về cuối quyển hồi kư bà càng tỏ ra không hề nao núng xót thương, ngay cả xót thương bản thân cũng không. Bà đă tự chê trách ḿnh đă không thể là một người con gái khá hơn đối với cha mẹ, đă không trở về thăm cha mẹ trước khi ông bà từ trần, dù cho việc trở về này vô cùng nguy hiểm cho bản thân bà. Nhưng cuối cùng Azar Nafisi cũng đă bày tỏ ḷng biết ơn cha mẹ, biết ơn không phải v́ cha mẹ đă đem lại hạnh phúc cho bà, mà v́ chính cha mẹ đă trang bị cho bà để chiến đấu trong đời sống. Bà viết: “Chỉ khi sau khi ông bà đă từ trần tôi mới nhận biết được rằng rằng ông bà, mỗi người theo cái cách riêng của ḿnh, đă cho tôi một căn nhà có thể đem theo ḿnh khắp nơi, căn nhà này bảo vệ kư ức và là một sức chống đối bền bỉ  nhằm chống lại sự chuyên chế bạo ngược của thời gian và của đàn ông.” Câu văn sau đây của Azar Nafisi có một ư nghĩa thật đặc biệt với người đọc Việt Nam xa xứ :”Sự mỏng manh của hiện hữu trên thế gian, cái sự dễ dàng chúng ta đă có khi gọi tất cả những ǵ là quê nhà, tất cả những ǵ cho chúng ta một bản ngă, một ư nghĩa về bản thân và sự thuộc về, tất cả những cái đó đều có thể bị tước đoạt khỏi tay bạn.” Dĩ nhiên ai là kẻ tước đoạt quê hương của chúng ta thật cũng không khó suy ra. Một nhận xét cuối cùng: Tuy là người đă có thành tích tranh đấu cho dân chủ tự do và nữ quyền, nhưng khi xuất bản những quyển hối kư ở Mỹ - một xứ được coi là đứng đầu về dân chủ và nữ quyền – Azar Nafisi cũng không khỏi bị những thanh niên, trí thức, học già Iran theo tả phái ở những đại học nổi tiếng ở Iran, ở Mỹ và Tây-Âu có quan điểm chính trị chống lại sự can thịệp của ngoại bang vào nội bộ Iran, lên án bà đă bị “whitewashed”, đứng về phía ngoại bang khi muốn là tiếng nói duy nhất của phụ nữ Iran, bà đă được những thế lực siêu cường đánh bóng, biến bà thành một h́nh nộm để tuyên truyền cho chính sách của họ.

 

đào trung đạo

 © gio-o.com 2009

.