Atiq Rahimi

tảng đá nhẫn nhịn

ngàn căn pḥng của

giấc mơ và sợ hăi

đất và tro

 

 

Năm nay giải văn chương Goncourt cao quí của Pháp được trao cho quyển tiểu thuyết “Sungué Sabour” tựa đề tiếng Pháp Pierre de patience/ Tảng Đá Nhẫn Nhịn của Atiq Rahimi, một  nhà văn di dân Afghanistan viết tiếng Pháp và sống ở thủ đô Paris.  Thật ra trước khi được trao giải văn chương Goncourt tên tuổi của Atiq Rahimi được giới điện ảnh và truyền h́nh biết tới nhiều hơn. V́ Atiq Rahimi cho đến nay chỉ là tác giả của 3 tiểu thuyết ngắn, hai quyển đầu Đất và TroNgàn Căn Pḥng của Những Giấc Mơ và Sợ Hăi tác giả viết bằng tiếng Ba Tư tuy được độc giả ở Pháp, Đức cũng như ở Afghanistan hâm mộ nhưng phải chờ tới quyển Tảng Đá Nhẫn Nhục sáng tác bằng Pháp văn Atiq Rahimi mới thực sự được coi là một nhà văn tầm cỡ. Atiq Rahimi sinh ở thủ đô Kabul năm 1962 trong một gia đ́nh khá giả chịu ảnh hưởng văn hóa Tây-Âu nên được cho theo học tại một trường trung học Pháp. Cha anh là tỉnh trưởng Panshir dưới thời Shah hoàng Zahir và năm 1973 bị bỏ tù 3 năm sau cuộc đảo chính do một người anh em của Shah hoàng Zahir cầm đầu và tuyên cáo Afghanistan trở thành một nước cọng ḥa. Sau khi ra khỏi tù cha anh và gia đ́nh sang tỵ nạn ở Bombay, Ấn Độ. Sau cuộc chính biến năm 1978 do những người cọng sản cầm đầu người anh của Atiq Rahimi vào đảng cho nên vào năm 1979 sau khi Liên xô xâm lăng Afghnistan người anh này là thành phần thân Liên xô. Atiq Rahimi quay trở về Kabul sống và theo học văn chương và điện ảnh ở đại học Kabul. Atiq Rahimi. Người anh trai khuyên Atiq Rahimi vào đảng và hứa hẹn sẽ anh được gửi đi du học về điện ảnh ở Moscow nhưng anh từ khước. Khoảng năm 1988 người anh của Atiq Rahimi bị ám sát chết và măi tới năm 1990 gia đ́nh mới cho anh biết tin này. Năm 1984 cùng với 22 người cùng ư định vượt biên (trong nhóm này có người phụ nữ sau này anh cưới làm vợ) họ bất chấp hiểm nguy, tuyết băng khắp ngả, bị cướp bóc trấn lột, đi bộ vượt biên giới sang Pakistan lánh nạn. Cảm nhận t́nh h́nh bất ổn của Pakistan vào thời đó nên sau hơn một tháng tạm trú anh bỏ ư định gia nhập hàng ngũ kháng chiến và xin tỵ nạn chính trị ở Pháp năm 1985. Atiq Rahimi và vợ được đưa về sống ở khu Eure gần Rouen. Hiện nay cha mẹ anh và một người em gái đang sống ở Mỹ và anh cũng có một người chị gái sống ở Kabul. Atiq Rahimi tiếp tục theo đuổi học vấn ở đại học Rouen và sau đó vào đại học Sorbonne và tốt nghiệp tiến sĩ. Hiện nay Atiq Rahimi sống lưu động giữa Paris và Kabul, tích cực tham gia sinh hoạt điện ảnh, truyền h́nh và truyền thanh cũng như văn chương với những nghệ sĩ đồng hương của anh.

 

Quyển tiểu thuyết đầu tay Đất và Tro (nguyên văn tiếng Dari là Khakestar-o-Khak) viết bằng tiếng Dari xuất bản năm 2002 và được dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau và được trao giải thưởng International IMPAC Dublin Literary Award. . Ban đầu quyển sách được đón nhận nồng nhiệt ở Iran dù rằng chính quyền xứ này đă đ̣i hỏi tác giả phải bỏ đi khoảng 40 trang nhưng Atiq Rahimi không nhượng bộ. Đây là một quyển truyện vừa dày khoảng 160 trang Atiq Rahimi viết với chủ đích gửi cho dân chúng Afghanistan, nhất là những người trẻ tuổi để chỉ ra những hậu quả tàn khốc và rất vô ích của chiến tranh. Thời gian truyện xảy ra trong giai đoạn Liên xô hăy c̣n chiếm đóng Afghanistan. Ông già Destaguir cùng với đưa cháu nội năm tuổi Yassin lên đường t́m đến khu mỏ than do Liên xô quản lư nơi con trai ông tên là Murad hiện đang là một công nhân để báo tin cho anh biết làng Abqui của ḿnh đă bị bom Liên xô san bằng, mẹ và bà nội đă bị bom giết chết hết và con trai anh Yassin đă trở thành hoàn toàn điếc v́ tiếng bom dộ vào hầm trú ẩn.. Hai ông cháu chờ đợi Murad sẽ từ dưới hầm sâu lên gặp mặt trong một khung cảnh xác xơ điêu tàn của khu hầm mỏ. Nhưng đó chỉ là một sự chờ đợi hoài công vô ích mà thôi. Atiq Rahimia viết quyển sách này theo lối tự sự độc thoại của ông già Destaguir nói với một  người vô danh nào đó ông mơ hồ gọi là “ngươi”. Chủ đề của quyển truyện là thảm họa chiến tranh đă xé tan gia đ́nh làng xóm cũng như sự bàng hoàng ngơ ngác của người nông dân trước cảnh đất nước đang đi vào hiện đại hóa. Tác giả cũng muốn gửi tới đại đa số những người trẻ tuổi Afghanistan sau khi Taliban cầm quyền đă trở thành những đứa trẻ mồ côi đang lao ḿnh vào chiến tranh chỉ để trả thù, cũng như những bạn bè ở các xứ Âu-Mỹ hiện làm ngơ trước cuộc chiến vẫn đang diễn ra ở xứ sở anh. Vào năm 2003 sau khi bọn Taliban bị đánh bại Atiq Rahimi trở về vùng mỏ than ở phía Bắc Afghanistan quay cuốn phim Đất và Tro. Dân làng quanh vùng tưởng đoàn quay phim là những nhân viên cứu trợ nhân đạo và khi thấy cảnh thực hiện đám cháy cho cuốn phim họ nổi giận và Atiq Rahimi phải giải thích với tay tù trưởng là anh muốn dùng điện ảnh để kể lại  bọn Liên xô đă bỏ bom tàn phá xóm làng của họ như thế nào và cũng tạ lỗi mọi người bằng cách dâng tặng một cuốn kinh Koran. Cuốn phim này được đón nhận nồng nhiệt trong nhiều đại hội điện ảnh thế giới và được trao tặng giải Cuốn Phim Hay Nhất ở Cannes. Chúng ta cũng cần nhắc lại là chỉ trong một thập niên Afghanistan bị Liên xô chiếm đóng đă có 1 triệu rưỡi dân chúng bị giết chết và nhiều triệu người phải đi tỵ nạn. Quân đội Liên xô thời đó đă tiến vào các làng xóm bắt thanh thiếu niên xung vào quân đội v́ vậy thanh thiếu niên phải bỏ trốn nên binh lính Liên xô cướp của cải. Dân quân kháng chiến Afghanistan sau đó phục kích giết binh lính Liên xô nên Liên xô trả thù bằng cách gọi không không bỏ bom thiêu hủy san bằng  tất cả mọi xóm làng.

 

   Quyển truyện vừa thứ nh́ Ngàn Căn Pḥng của Giấc Mơ và Sợ Hăi của Atiq Rahimi lấy chủ đề là hoàn cảnh đối nghịch căng thẳng giữa tôn giáo và bộ máy chiến tranh của những siêu cường đang tàn phá Afghanistan. Nhân vật chính là Farhad một sinh viên trẻ tuổi chỉ thích rượu chè, phụ nữ, và thơ văn nhưng lại quên hẳn truyền thống bảo thủ tôn giáo của ông cha. Truyện xảy ra vao thời điểm năm 1979 là năm Afghanistan đang trải qua những biến động chính trị thay đổi dồn dập trước khi Liên xô đua quân đội tràn ngập xâm lăng. Vào thời gian này lănh tụ Hafizullah nắm chính quyền và tung ra một chiến dịch chống lại phe Hồi giáo chính thống và một chính sách ve văn chính quyền Mỹ không những tạo nên làn sóng chống đối ở trong nước mà c̣n khiến Liên xô lo ngại. Farhad sau một đêm nhậu bí tỉ với một người bạn quên cả giờ giới nghiêm khi tỉnh dậy thấy ḿnh nằm trơ trọi bên một rănh nước bên lề đường. Anh mơ hồ biết ḿnh sau khi bị  một đ̣n hạ thủ tàn nhẫn, không c̣n biết ḿnh sống hay đă chết. Đang c̣n mơ mơ tỉnh tỉnh Farhad bỗng nghe thấy tiếng một đưa bé gọi ḿnh là Cha mặc dầu anh chưa từng làm cha bao giờ. May mắn cho Farhad, anh được một phụ nữ cứu sống và đem về nhà chăm sóc. Vừa được cứu sống anh lại đă mơ tưởng phiêu lưu vào một cuộc t́nh với người phụ nữ cứu ḿnh, nhất là khi người đàn bà này để cho anh nh́n thấy lúc cô ta chải tóc. Anh cảm phục người phũ nữ này đă không sợ sự nguy hiểm chực chờ dám cứu anh và người em trai của cô cũng bị hành hạ mang thương tích. Không những vây cô ta đă vượt qua những cấm kỵ của truyền thống khi cho một người đàn ông xa lạ trú ngụ trong nhà ḿnh. Tuy truyện chỉ mô tả những biến cố xảy ra trong vài ngày trong đời Farhad nhưng đă cho người đọc cảm nhận được biên giới chênh vênh giữa quá khú và hiện tại, giữa sống và chết, giữa mộng mơ và sợ hăi, và sự phi lư của ác mộng.

 

   Quyển tiểu thuyết thứ ba của Atiq Rahimi Tảng Đá Nhẫn Nhịn được trao giải Goncourt là một quyển truyện viết theo thể độc thoại. Đúng ra đó là những lời của một phụ nữ truyện tṛ cùng người chồng tàn phế bất động. Chồng của người phụ nữ Afghanistan này mới đây bị một viên đạn oan nghiệt biến ông thành một kẻ bất động tàn phế và giờ đây trong một căn pḥng trơ trọi bà ta phải gánh trọn trách nhiệm săn sóc chồng. Bên người chồng bất động bà thủ thỉ kể lại những ngày tháng sống chung trong quá khứ và cầu nguyện đấng Tối Cao cho chồng bà hồi phục. Bà cũng vuốt ve thân thể chồng khi tắm rửa cho chồng, dành trọn sức lực và thời gian để chăn sóc chồng. Mải mê với nhiệm vụ bà cũng chẳng lưu ư tới tiếng chân người chạy hối hả ngoài đường phố, tiếng súng nổ gần xa, tiếng xích chiến xa nghiến mặt đường, tiếng trẻ con khóc và tiếng ho người già cũng nhu tiếng cầu kinh Koran bên hàng xóm. Ngày qua ngày, người phụ nữ này dần dần mất kiên nhẫn nên lời độc thoại trở nên thở than trach móc, chẳng hạn bà trach chồng không bao giờ để ư tới những lời bà nói với chồng, tuy lấy nhau đă nhiều năm nhưng đời sống vợ chồng cũng chẳng được bao ngày. Bà cũng trach chồng bỏ bê ḿnh để lao vào cuộc chiến đấu cho Tự Do nhân danh Đấng Allah. Kế tiếp bà kể lại sự thực về cuộc hôn nhân ép uổng, bố chồng tuy thương yêu bà nhưng sự thương yêy này chỉ v́ ông thương yêu đứa con trai chứ không phải dành cho bà. Nổi giân với số phận, bà tiết lộ những sự thật đớn đau chất chứa bấy lâu. Bà và chồng thực ra không có một ngày yêu thương khắng khít, được gia đ́nh chồng đem về làm dâu như một nô lệ, chồng luôn hờ hững v́ chỉ mải mê công cuộc chiến đấu cho tự do. Bà cũng tiết lộ ḿnh chẳng c̣n trinh tiết khi lấy chồng, cha của hai đứa con cũng chẳng phải là người chồng phế tật hiện nay, và bà cũng không hề chung thủy v́ trước sự lạnh nhạt hờ hững của chồng bà đă phải t́m thỏa măn dục tính với một thiếu niên. Và qua những lời tự thú này người phụ nữ đă t́m được Mac Khải trước Tảng Đá Nhẫn Nhục là tấm thân bất động của người chồng trước mặt. Và sức nặng của Tảng Đá Nhẫn Nhục này cũng đă nhận ch́m dân tộc Afghanistan trong khói lửa chiến tranh. Có lẽ thông điệp của Atiq Rahimi là: một ngày nào đó tảng đá này sẽ nổ tung giải phóng người dân khốn khổ xứ này ra khỏi những áp chế và chiến tranh. Tựa đề quyển truyện Syngué Sabour lấy trong điển tích thần thoại Iran về một tảng đá linh vật  khi ta có những nỗi đớn đau, nhục nhằn, những điều không thể nói ra th́ ta đến trước tảng đá này trút hết những điều đó ra. Tảng đá này sẽ thu hết những lời này và rồi một ngày nào đó trong tương lai tảng đá linh vật sẽ nổ tung và con người thố lộ sẽ được giải phóng. Như thế ta thấy Atiq Rahimi đă dùng ẩn dụ thần thoại này để chỉ cái thân xác tàn phế bất động của người chồng.

 

   Về văn chương Atiq Rahimi rất hâm mộ Marguritte Duras và thi sĩ Bahudine Majrouth cộng với ảnh hưởng của tôn giáo Sufi. Anh kể lại đă đi xem phim Hiroshima mon amour của Duras vào một mùa đông giá lạnh trong thời gian Liên xô chiếm đóng đất nước và cuộc kháng chiến đang đến giai đoạn ac liệt. Anh kể lại “Tôi đến rạp chỉ để xem phim này thôi. Tuy tôi chẳng hiểu ǵ mấy nhưng tôi rất bị rúng động. Tôi tự nhủ: Kabul sẽ là Hiroshima của tôi.” Sau đó anh t́m được trong một tiệm sách quyển tiểu thuyết này của Duras dịch sang tiếng Ba Tư và quyển sách “tuy đóng không tốt, các tờ sách muốn rớt ra, nhưng nó đă trở thành một kho tàng.”

 

Atiq Rahimi cũng rất mê nghe nhạc của Schubert. Trong thời gian viết quyển Tảng Đá Nhẫn Nhục ngày nào anh cũng nghe bản Tiếng Thiên Nga của nhà soạn nhạc cổ điển này và sau đó Atiq Rahimi t́m được bài thơ đă gợi hứng cho Schubert viết bản nhạc này. Trong bài thơ này có câu “Đây là một gnười đàn ông hai mắt mở ttrừng trừng nh́n không chớp mắt vào cái trần nhà.” Về tôn giáo Atiq Rahimi cũng có một quan niệm khá khoang đạt:  Anh nói: “Tôi là một Phật tử bởi tôi ư thức được những nhược điểm của ḿnh; tôi là một tín hữu Ki tô bởi tôi thú nhận những nhược điểm của tôi; tôi là một người theo đạo Do thái v́ tôi riễu cợt những nhược điểm của ḿnh; và tôi cũng là một người theo Hồi giáo v́ tôi giao tranh với sự yếu đuối của tôi. Và tôi là một người vô thần nếu Thượng đế là đấng toàn năng.”

 

đào trung đạo