Amélie  Nothomb

Ni  d’Ève  Ni d’Adam

 

(hôn thê tokyo)

 

 

Tuy đươc độc giả ở những xứ dùng tiếng Pháp hâm mộ từ thập niên 90, nhà văn nữ gốc Bỉ Amélie Nothomb tác giả của 16 tiểu thuyết mới chỉ được độc giả những xứ dùng tiếng Anh đọc nhiều từ năm 2000 trở đi. Mới đây nhất, vào cuối năm 2008 quyển tiểu thuyết nguyên bản tựa đề Ni d’Ève Ni d’Adam của Amélie Nothomb mới được Aliso Anderson dịch sang tiếng Anh với nhan đề Tokyo Fiancée/Hôn Thê Tokyo. Có lẽ v́ nhu cầu tiếp thị, đánh vào thị hiếu t́m đọc “hoa thơm cỏ lạ” nên nhà xuất bản đă chọn tựa đề này hy vọng sẽ thu hút độc giả Mỹ nhiều hơn. Nhưng quả thực tựa đề này  đă không trung thực với ư tác giả và cũng c̣n đánh mất chất khôi hài thanh tao của tựa sách nguyên bản. Amélie Nothomb gốc Bỉ nhưng sinh tại Kobe, Nhât Bản ngày 13 tháng 8 năm 1967. Gia đ́nh gịng dơi quí tộc lâu đời ở thủ đô Bruxelles. Ông nội là chính khách nổi danh Charles-Ferdinad Nothomb và cha là Bá-Tước Patrick Nothomb, một nhà ngoại giao kỳ cựu của chính quyền Bỉ đă từng làm đại sứ tại nhiều nước trên thế giới kể cả ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, và  ông cũng c̣n là một nhà văn đươc kính trọng. Gịng họ này đă có công thời xưa v́ đă đem thành phố Luxembourg thuộc vào cương thổ của hoàng gia Bỉ. Năm năm đầu tuổi thơ Amélie Northomb sống ở Nhật đă ghi đậm ảnh hưởng văn hóa và ngôn ngữ xứ Phù tang trên cô (Amélie nói thông thăo tiếng Nhật, đă từng làm thông dịch viên ngôn ngữ này). Sau Nhật, cô đă sống cuộc đời xa quê ở Trung Quốc, New York, Bangladesh, Miến Điện, Lào cho đến năm 18 tuổi mới trở về Bruxelles và vào học ngành ngôn ngữ học cổ điển ở đại học Bruxelles. Trở về quê hương, Amélie trải qua những kinh nghiệm đớn đau v́ phải đối diện với t́nh trạng lạc lơng, bị chối bỏ, là những t́nh cảm hoàn toàn mới lạ trong đời. Bắt đầu viết lách từ khi mới 17 tuổi, cho đến ngoài ba mươi  vẫn cảm thấy ḿnh “mang bệnh viết”, Amélie đă viết cả thảy trên 20 quyển truyện nhưng không chịu xuất bản. Cuối cùng, vào năm 1992, khi đó vừa 25 tuổi, Amélie Northomb gây sửng sốt văn đàn với tác phẩm Vệ Sinh của Tên Sát Nhân, và liên tục hầu như mỗi năm cô cho ra mắt một tác phẩm. Đỉnh điểm của sự thành công là tiểu thuyết Stupeur et tremblement/ Ngu Si và Run Rẩy năm 1999 đươc trao giải tiểu thuyết của Hàm Lâm Viện Pháp. Ngày nay Amélie Northomb là một tác giả có sách bán chạy hàng đầu ở Pháp.

 

   Cũng như cuốn Người T́nh của Marguerite Duras, Không của Ève Cũng Chẳng của Adam chỉ khoảng trên dưới 150 trang. Và cũng giống như Người T́nh, Không Ève Chẳng Adam mang những nét của một tiểu thuyết tự truyện. Nhưng sự khác biệt căn bản giữa hai quyển truyện là ở chỗ: trong khi Người T́nh là một truyện t́nh th́ Không Ève Chẳng Adam lại là câu chuyện về t́nh yêu theo “koi”. Trong tiếng Nhật “koi” dùng để chỉ mối quan hệ t́nh dục tự do, không bị vướng mắc vào những hoàn cảnh xập bẫy t́nh yêu thê thiết, đặt cơ sở trên t́nh bạn hơn là trên t́nh ái. Cốt truyện xem ra rất đơn giản nhưng tác giả đă dùng cuộc t́nh như một cái nền để chỉ ra rằng t́nh yêu là một giao kết của ngôn ngữ. Truyện viết với nhân vật tự sự ngôi thứ nhất: Amélie, một thiếu nữ Bỉ 21 tuổi, thời thơ ấu sống ở Nhật, nay muốn trở lại xứ của hoa anh đào này để “luyện” lại khả năng nói tiếng Nhật. Theo Amélie, có lẽ cách học tiếng Nhật tốt nhất là đi dạy tiếng Pháp cho một người Nhật bản xứ. Nghĩ sao làm vậy, Amélie đăng một mẩu rao vặt trên một tờ báo chợ. Chờ đợi mấy ngày nhưng chẳng có ma nào liên lạc để mướn Améliedạy tiếng Pháp. Đang thất vọng th́ có một thanh niên Nhật tên Rinsi đến xin học. Rinsi là một thanh niên con nhà giàu, lái một chiếc xe Mercedes – như nhận xét ban đầu của Amélie – “trắng quá là trắng”, hiện sống với cha mẹ ở khu phố sang trọng Den-en-chofu. Trong những lần đầu giao tiếp hai người gặp trở ngại lớn về khác biệt ngôn ngữ: tiếng Nhật của Amélie nói ra như một tràng những từ vô nghĩa đầu ngô ḿnh sở, c̣n tiếng Tây của Rinsi th́ không những ngữ vựng hiếm hoi nghèo nàn mà ngữ pháp lại trật lất và chính v́ vậy Rinsi rất ngại mở miệng nói tiếng Tây như thể “muốn che dấu hàm răng xấu xí của ḿnh”.  Nhưng tính ba hoa nói nhiều của Amélie hóa ra lại bù vào tật ít nói của Rinsi. Hơn nữa, Amélie lại cảm thấy bị thu hút bởi niềm tin vào định mệnh một cách rất tôn kính và ḷng yêu thích triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre của Rinsi.

 

    Lúc đầu hai người cũng không rơ là họ đang phiêu lưu vào một cuộc t́nh phi lư. Trong khi Amélie say mê theo đuổi lối sống yêu theo kiểu ”koi” th́ Rinsi lại yêu theo kiểu “lao ḿnh thẳng vào” rất Tây, như cách diễn tả của chính Amélie. Amélie cũng tâm sự: “Rất có thể người ta coi Rinsi và tôi hai người chúng tôi mỗi người đă giao ước người này thích ngôn ngữ người kia một cách điển h́nh: anh ta vui chơi với t́nh yêu đắm say, c̣n tôi tận hưởng koi.” Nghĩa là hai người hoàn toàn mở rộng cơi ḷng người này bước vào nền văn hóa của người kia. Quyển truyện mô tả khá nhiều những lề thói của người t́nh Phù tang.  Xứ sở này có cái truyền thống sắp đặt, chuẩn bị sẵn cho hai kẻ t́nh nhân dù là một ngày hay một đời một thứ hạ tầng kiến trúc cốt giúp cho họ dùng thời gian không hối hả, giống như một cuộc rong chơi trong xă hội Nghĩ như vậy cho nên Amélie đă trải qua, một cách thật xuyên suốt, tất cả những cách chơi này với người t́nh Nhật Bản Rinsi. Cô cũng c̣n ví von cuộc t́nh của hai người giống như một tấm nệm nước đôi khi họ ngủ với nhau trên đó, và rằng kiểu vui chơi này thật đă không c̣n hợp thời, không thoải mái mà c̣n tức cười nữa. Quyển truyện cũng c̣n phản ánh những ứng xử yêu đương của Tây phương người học tṛ xiêng năng nhiệt t́nh Rinsi đă thể hiện trong những tia nh́n, những câu hỏi, những mộng mơ, và cả những tṛ điên rồ nữa. Kiểu yêu này Rinsi và bạn bè anh gọi là “asobu” tuy có nghĩa là “vui chơi” nhưng lại không thể truyền thụ cho người khác được. Chẳng hạn, khi ta không làm việc th́ đó là chơi. Tuy Rinsi không dạy Amélie nhưng cô đă nhâp tâm rất nhanh lối chơi này và tận hưởng, chẳng hạn khi ăn một miếng bánh pancake có tưới mứt mận cô đă cảm nhận được khoái cảm xuất thần khi ăn miếng bánh kiểu “vui chơi” này.

 

   Trong sách Amélie Nothomb cũng không quên kể lại nhiều pha yêu đương kỳ thú khác theo cách Tây phương theo kiểu Đông phương và Đông phương theo kiểu Tây phương khi hai bên đều tôn trọng ư định “vui chơi”  mỗi người làm theo cách của riêng ḿnh. Tuy cách “vui chơi” trong cuộc t́nh này không thể truyền thụ nhưng qua văn chương Amélie Nothomb ta đă đọc thấy và đă được ttruyền cảm. Đỉnh cao của “vui chơi” theo người Nhật phải là trải qua kinh nghiệm “vượt lên cao”, cho nên Rinsi đă dẫn Amélie làm một cuộc “thăng thiên” đỉnh núi Phú Sĩ để thực sự là một người Nhật. Trong cuộc leo núi này Amélie đă phấn khích hơn cả Rinsi : cô đă luôn luôn đi trước nhiều bước, bỏ Rinsi ở phía sau. Nh́n tuyết trên mỏm Kumotori của dăy Phú Sĩ, khi leo tới tận nơi Amélie thốt lên “ Không có cái ǵ có thể huyền bí hơn cái đang mở ra trước mắt chúng tôi.” Chính v́ Amélie đă có thái độ tích cực, ngay trong cả những chuyện nhỏ nhặt, chẳng hạn “khi ở nhà anh ta, anh ấy pha cho tôi một tách trà xanh nhưng anh ta lại uống coca, và điều này làm tôi thích thú bởi v́ anh ấy đă không hỏi ư tôi muốn uống ǵ.” Để kết luận, Amélie Nothomb nói: “Ta không thể buồn chán được khi ngắm nh́n con người, nhất là ở nước Nhật.” Đọc hết quyển tiểu thuyết nếu người đọc có chút hiểu biết về Thiền sẽ dễ nhận ra  nghệ thuật t́nh yêu theo “koi” chính là một cách thực hành Thiền ở cấp độ đời sống  thân xác, trong kinh Bát Nhă Qui Củ Tụng không thiếu những chỉ dẫn thực hành nếu ta hiểu thấu và mở rộng những bài học này. Trong truyền thống  văn hóa Tây Phương con người “ngụp lặn tận cùng” để đụng đáy khoái cảm t́nh dục. Nhưng khi kết thúc “cũng chỉ có thế thôi,” con người cảm nhận một sự trống rỗng đáng sợ. Amélie Nothomb là một phụ nữ Tây phương tất nhiên đă cảm nhận rơ ràng điều đó nên đă thử nghiệm “koi” theo kiểu Nhật để tránh rơi vào sự trống rỗng đó. Và qua quyển Không Ève, cũng chẳng Adam, Amélie đă nối tiếp truyền thống truyện t́nh của Tây-Âu khi cho thấy chẳng qua t́nh yêu chỉ có thực qua ngôn ngữ. 

 

đào trung đạo