Đặng Phùng Quân (cà vạt tím, ngồi thứ 4 từ phải sang) giữa bằng hữu trong một buổi ra mắt sách vào năm 2018 tại Houston, Texas



Lê Thị Huệ

Đặng Phùng Quân -  Với Gió O

 

tản mạn

 

Đặng Phùng Quân là tác giả đầu tiên đưa Triết đến cho Gió O. Sau này Gió O của tôi thành “diễn đàn văn-triết-sử” cũng nhờ sự đóng góp Triết của giáo sư Đặng Phùng Quân và Đào Trung Đạo và dịch giả Ngô Bắc về các bài dịch Sử Việt trên Gió O . Mà lúc đầu tôi chỉ tính chơi với “Văn” thôi chứ nào có tính phục vụ các món Triết và Sử Việt ấy. Dù sao thì cũng cám ơn các ông.

Lần đầu tiên tôi đọc Đặng Phùng Quân qua tờ báo của nhà văn Vũ Khắc Khoan, tờ Vấn Đề xuất bản tại thủ đô Sài Gòn đầu thập niên 1970.

Tôi thường được một chàng mang báo Vấn Đề đến tặng kèm theo những chùm bánh xu xê vỏ lá dừa xinh xinh từ Tuy Hòa . Nhân chỉ dừa trắng tươi ngọt lịm. Ngon mê tơi.  Tôi thích nhất là bánh nhỏ xiu xiu. Bỏ vào miệng cắn một cái là xong đời .  Thời ấy chàng có nhiều thơ đăng trên Vấn Đề và chắc là ưa đem đi tặng khoe thơ mình . Nên tôi có báo Vấn Đề để đọc.

Ngoài đọc thơ chàng, tôi thích đọc các sáng tác của Phạm Ngọc Lư và đặc biệt là các bài về triết học của bộ ba Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật, Huỳnh Phan Anh trên tờ Vấn Đề . Cả ba thường đào sâu bài viết hay truyện bằng cốt cách triết Tây .

Theo tôi bộ ba này là những người Việt thế hệ thứ Nhất tại xứ sở Việt Nam Cọng Hòa thừa hưởng và tiêu hóa nền Triết Tây của đại học Sài Gòn trước 1975

Nền triết ấy do các thế hệ đàn anh du học Tây Mỹ mang về dạy lại trong các đại học Miền Nam Cọng Hòa.

Các nhà học Triết nổi đình nổi đám thời bấy giờ là Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Văn Trung, Phạm Công Thiện, Kim Định, đều là những người du học  bên trời Tây về.

Còn thế hệ Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật, Huỳnh Phan Anh thì hoàn toàn học Triết từ các bậc đàn anh này tại Đại Học Sài Gòn, Việt Nam
Thế hệ đàn em kế tiếp như tôi cũng hăm hở học lại từ các gạo cội du học Triết và từ thế hệ đàn anh . Đặc biệt Triết là ngành được nhiều người “mê” mà thời đó theo học nhiều ở các đại học Văn Khoa Miền Nam.

Dân học Triết là những sinh viên trẻ mê suy tư, mê cái đẹp của văn chương, và là thường cũng giỏi văn chương . Có một đặc điểm là sinh viên học Triết thời đó phần lớn là các tu sĩ nam nữ Công Giáo, Phật Giáo, mà nhiều nhất là Công Giáo.

Đặng Phùng Quân tình cờ là một biểu tượng dàn trải cái đẹp của Triết Tự Do ở Miền Nam giai đoạn đầu, khi Triết trở thành môn vọng tưởng trí thức thời 1954 - 1975. Cũng nên nói là ở Miền Nam chúng tôi Triết là một ngành viễn mơ xinh đẹp của trí thức bao nhiêu , thì ngoài  Miền Bắc , Triết chỉ dạy lý thuyết của 2 ông tổ Cọng Sản ở bên Nga là  Mác Lênin. Là môn  bị bắt buộc học vì đấy là hàng chính trị mà  Đảng  Việt Cọng  bắt dân Việt học và thực hành để phát huy chủ nghĩa Cọng Sản quốc tế gì đó.

Anh Đặng Phùng Quân đẹp tướng và có giọng nói Bắc Kỳ trầm ấm . Hồ Trường An một ông “gay” rất mê trai đẹp . Hồ Trường An viết cho tôi và nói ông mê Đặng Phùng Quân, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đăng Thường là 3 chàng trai Triết đẹp nhất đất Sài Gòn thời mà ông thấy.

Người đẹp lại mê môn học đẹp rồi chui vào đấy phát triển tinh hoa của cái đẹp của suy tưởng – ngành Triết – đấy là Đặng Phùng Quân.

Tôi tìm thấy văn của Đặng Phùng Quân là những cõi văn chương Việt đẹp-thông suốt suy tưởng và đẹp chữ nghĩa tiếng Việt.  Nhà văn Nguyễn Văn Sâm, một đồng nghiệp dạy học cùng thời với Đặng Phùng Quân, đã chia sẻ trên Facebook về lối viết của Đặng Phùng Quân : “Đọc chậm chậm lại tác phẩm của giáo sư Đặng Phùng Quân  mới thấy ông đầy kiến thức, ý kiến rõ ràng - dầu cách viết của ông do sự nổi dậy trong trí một lượt quá nhiều ý khiến ngòi bút như chập choạng khó hiểu...   Phạm Công Thiện viết Triết đẹp theo cảm hứng . Nguyễn Văn Trung chuyển tải được các tư tưởng Triết đẹp của Tây Phương sang tiếng Việt . Đặng Phùng Quân là người dàn trải Triết Tây đẹp bằng tiếng Việt dài hơi và lâu năm.

Ông soạn tự điển Triết ra tiếng Việt . Ông biên khảo về Triết Tây bằng tiếng Việt trong một thời gian dài 40 năm cư ngụ ở thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ.   

Một tận hiến chuyển dịch triết Tây sang tiếng Việt đáng trân quý dành cho giới học thuật (academic) Việt Nam .

Đặng Phùng Quân tận tụy tra cứu sách vở Anh Pháp Đức để chuyển chúng ra thành tiếng Việt . Sống ở Hoa Kỳ trong một thời gian dài, Đặng Phùng Quân có cơ hội tham khảo ngoại ngữ Anh Pháp Đức dễ dàng và thông suốt hơn các học giả Việt Nam sống trong nước thiếu sách vở thiếu thư viện thiếu tiệm sách để tham khảo.

Đặng Phùng Quân là một trí thức tử tế, duyên dáng, nói chuyện hay, nên được nhiều sinh viên, bằng hữu, và độc giả yêu thích.


Sau đây là toàn bộ các sáng tác và biên khảo của Đặng Phùng Quân gửi đến trang Gió O. Trong đó có những biên khảo ông nghiên cứu và viết liên tục trong hai mươi năm từ năm 2002 cho đến năm 2020 :

Biên khảo Dự thảo từ điển triết học giản yếu: gửi 28 kỳ
Biên khảo  Husserl và Chủ Nghĩa (L)ý Tưởng Trong Thế Giới Hiện Tại: gửi 143 kỳ
Biên khảo  Khái luận phê bình lý trí văn chương : gửi 147 kỳ
Biên khảo
Khởi Thảo Lịch Sử Triết Học Dưới Lăng Kính Siêu Quốc: gửi 5 kỳ
Biên khảo Triết Học Nào Cho Thế Kỷ 21: gửi 36 kỳ
Biên khảo Mario Vargas Llosa Người đọc Flaubert: gửi 12 kỳ
Biên khảo Người Thực Hiện Bản Thể: Nicolai Hartmann: gửi 38 kỳ

NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG:
- Claude Lévi-Strauss, Đi vào truyền thuyết luận

-HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ý TƯỞNG TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

-DỰ THẢO TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC GIẢN YẾU

-đọc Kim Vân Kiều Truyện bản dịch mới của Đàm Quang Hưng

-hành trạng của tri tưởng/về một nền văn hóa truyền hình

-Khái Hưng, từ "Hồn Bướm Mơ Tiên" đến "Băn Khoăn"

-Khái luận phê bình lý trí văn chương

-Kịch Nghệ Có Tồn Tại?

-Kinh tế toàn cầu suy thoái, từ điểm nhìn triết học

-Khởi thảo Lịch sử triết họcDưới lăng kính siêu quốc

-La Fidélité Créatrice (viết bằng tiếng Pháp)

-Le Clézio,văn chương như một điểm nhìn toàn cầu

- Le Thème De L'Autre (viết bằng tiếng Pháp)

-Lý Luận Phụ Nữ, Từ Simone de Beauvoir đến Judith Butler

-Mario Vargas Llosa, người đọc Flaubert

-Người Thực Hiện Bản Thể: Nicolai Hartmann

-Những Tồn Tại Của Phê Bình Quyền Năng Phán Xét/Mỹ/Nghệ

- Quan Hệ Thân / Tâm

- Samuel Beckett

-Tìm Kiếm Triết Gia

-Triết Học Đông/Tây

-Triết Học/Phi Triết Học

-TRIẾT HỌC NÀO CHO THẾ KỶ 21

-Viết: Đọc - Mối Quan Hệ Bất Khả Thi - Nhà Văn Viết (cho) Không Một Ai?

 

SÁNG TÁC: TRUYỆN, THƠ ...

-Án Xử

-Cái Lỗ Của Triết Gia, ngoại truyện

- CHIM SẺ VÀ BÁNH MÌ, thơ

-CHỮ / TRỮ TÌNH, thơ

-Cõi Ngoài, chuyện ngắn

-Cuộc Hành Trình Không Tận, thơ

-Cuộc Lữ, chuyện ngắn

-Đêm Trừ tịch

-Rượu say, thơ

-Giấc ngủ, thơ

-Nội Truyện, truyện ngắn

-Sinh Bất Phùng Thời, Proême

-Tâm

-Tạo Sinh

-TẨU KHÚC

-Thơ Của Tháng Giêng, thơ

-truyện cực tiểu

-Xuân Thì, chuyện ngắn

 

PHỎNG VẤN

-Hồ Trường An (Đào Huy Đán) thực hiện:

VỀ PHÁ THỂ TIỂU THUYẾT

TRONG QUYỂN BIÊN KHẢO TẨU KHÚC(1)

-VỀ BIỆN LUẬN

VĂN CHƯƠNG/ TRIẾT LÝ (2)

-Nói chuyện về Văn Chương Lưu Vong Radio Saigon Houston 900AM (wma)

-Trò chuyện trên đài Radio Houston về những đề tài triết lý và văn chương (wma)

-Triết Tây với nhà văn Đặng Phùng Quân, Gió O thực hiện.

-Mạn Đàm Với Nhà Văn Đặng Phùng Quân, Đào Huy Đán thực hiện

-Đài phát thanh ở Houston

phỏng vấn giáo sư Đặng Phùng Quân về những vấn đề Triết Học

tháng Hai 2011, phỏng vấn

-NGÔ HƯƠNG GIANG

báo Văn Nghệ Trẻ - Hà Nội

“PHÊ BÌNH LÝ TRÍ VĂN CHƯƠNG” Cùng Đặng Phùng Quân, phỏng vấn

-ĐẶNG PHÙNG QUÂN & HÀN SONG TƯỜNG

ở Washington DC tháng Chín 2012

phóng sự ảnh ra mắt sách

 

CÁC TÁC GIẢ KHÁC VIẾT VỀ ĐẶNG PHÙNG QUÂN

-ĐÀO TRUNG ĐẠO

Triết học nào cho thời nay (thế kỷ 21)?

đọc Từ Điển Triết Học Giản yếu  & Triết Học Nào cho Thế kỷ 21 của Đăng Phùng Quân)

-ĐÀO TRUNG ĐẠO -THẠCH TRÂN

Edmund Husserl và Triết học Hiện đại

giới thiệu tác phẩm

HUSSERL và TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI

của ĐẶNG PHÙNG QUÂN 

-HỒ TRƯỜNG AN:

Đặng Phùng Quân Với Vấn Đề"Tự Truyện" & "Nội Truyện" & "Ngoại Truyện"

-LÊ THỊ HUỆ

Triết Học Nào Cho Thế Kỷ 21

- Đặng Phùng Quân - ở San Jose, California, 19.2.2011, phóng sự ảnh

 

Lê Thị Huệ
7. 2023