Hồ Trường An

 

Đặng Phùng Quân

Với Vấn Đề

"Tự Truyện" & "Nội Truyện" &  "Ngoại Truyện"

 

phê b́nh

 

Tự Truyện

 

Nếu chúng ta quan niệm theo cổ điển th́ tiểu sử là một bài viết vắn tắt về cuộc đời của tác giả (l'auto -- biographie). C̣n chúng ta nếu viết một tác phẩm tiểu thuyết về cuộc đời ḿnh tức là tiểu thuyết hóa đời ḿnh, trong những chi tiết sống thực có lồng những chi tiết tưởng tượng (les détails fictifs). Đó được gọi là tiểu thuyết tự  truyện (romans autobiographiques).

Cuốn sách "Tự truyện" / "phá thể tiểu thuyết" gồm có những chương như sau: "Tự truyện", "Ngoại truyện", "Mặt nạ", "Trạm đợi", Tiếng nói", "Phá truyện". Tuy nhiên, tôi chỉ dùng 3 chương như : "Tự truyện", "Nội truyện", "Ngoại truyện", "Phá truyện".

Đặng Phùng Quân lại gửi cho tôi thêm chương "Tiểu thuyết khả hữu" để tôi dùng làm chương  "Phụ lục".  Những cuốn hồi kư của các nhà lănh tụ, của những danh tướng, những nhà chính trị của chúng ta là những cuốn tŕnh bày tiểu sử và sự nghiệp chính trị kèm theo lớp sóng phế hưng của tổ quốc. C̣n quyển "Love Is a Many Splendored Thing" mới chính là quyển tiểu thuyết tự truyện của nữ sĩ Han Suyin (Hàn Tú Anh).

Đặng Phùng Quân không thích cái ư nghĩa tự truyện và cách sáng tác tự truyện mà chúng ta quan niệm tự xưa giờ. Anh muốn t́m ṭi một tự truyện mới mẻ hơn, cách t́m một tự truyện gian nan hơn. Nếu chúng ta lười lĩnh không muốn dùng lối sạng đạo gian nan hiểm trở  th́ làm sao đến đất Thục để chiêm bái nơi Tiên chúa Lưu Huyền Đức cùng Vũ hầu Khổng Minh Gia Cát Lượng  đă một thời hùng cứ nơi đây?

Và đây là một khám phá mới  của Đặng Phùng Quân dành cho độc giả: "Tự truyện" / "phá thể tiểu thuyết". Phần này như một cái tủ kệ (la commode) chia làm 3 ngăn, mỗi ngăn có ư tưởng (idées / ideas) lạ lẫm vùi sâu trong tư tưởng (pensées / thoughts)  triết học.

Theo thói thường viết tự truyện, người ta dùng ngôi thứ nhất (je, moi / I, myself) trong cách xưng hô. Đặng Phùng Quân lại dùng ngôi thứ ba của phụ nữ (elle / she) hoặc ngôi thứ ba chỉ về phái mạnh (il / they).

Dù là cuốn sách nói về sự hiện diện đổi mới của văn chương cấp tiến, nhưng Đặng Phùng Quân không dụ dỗ ai phải theo đuổi và thực hiện theo "cái mới" của anh đang tŕnh bày, như thế chúng ta có quyền lựa chọn. Nếu những ǵ anh đă viết khế hợp với sự cầu tiến và hoài băo được thăng hoa của chúng ta, chúng ta ṃ mẫm theo con đường anh đă vạch sẵn. Bằng không th́  cứ đeo đuổi theo h́nh thức cổ truyền đă từng vạch lối mở đường của tiền nhân tự xưa giờ.

Chúng ta thường biết tự truyện theo h́nh thức cồ truyền mà tôi đă nói vào đầu bài. Nhưng đó là định nghĩa của vị trí người đọc trong đó có tôi. Nhưng với Đặng Phùng Quân đứng ở vị trí người viết có cái nh́n dàn rộng th́  cuộc diện lại khác. 

Trong cuốn "Tẩu Khúc - Văn chương / và Triết lư" của Đặng Phùng Quân, ở phần phỏng vấn tác giả có nói về bốn phần tự truyện, nội truyện, ngoại truyện và phá truyện. Tác giả Đặng Phùng Quân trả lời như sau:

 

... về sự sự liên tục, thống nhất giữa bốn phần đó trong quyển "Tự Truyện". Thống nhất, nhưng không có nghĩa là cấu trúc và hành văn giống nhau.

Trước hết là "Tự Truyện". Ngay từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, tôi đă phân tích những đặc loại của tự truyện như một thể loại văn chương qua hai trường hợp Stendhal và Simone de Beauvoir; một vài ghi nhận về tự truyện / tự phê b́nh và chống phê b́nh, khẳng định về tự truyện như thể tiểu thuyết, cuộc đời trở thành một bản viết thật sống động, tính nguyên ủy của bản viết,là hiện thể của trí nhớ, phản kháng lại kiện tính (facticité). Ở thập niên 90, tôi thấy một nhà nghiên cứu tự truyện đă có những tiến bộ đáng kể trong lănh vực này, đặc biệt là Philippe Lejeune, người mà Paul John Ekin trong lời Tựa quyển tuyển tập dịch những tiểu luận về vấn đề tự truyện của Lejeune sang tiếng Anh ("One Autobiography", 1989) đă chê trách James Olney trong tuyển tập "Autobiography: Essays Theoretical and Critical" (1980) bỏ sót tác giả quan trọng này. Lejeune trong công tŕnh nghiên cứu tự truyện của Perec ("La Mémoire et l'Oblique", Georges Perec: Georges Perec autobiographe, 1991) đă dẫn một câu của Perec: Dự tính viết lịch sử về tôi hầu như được h́nh thành cùng lúc với dự tính viết của tôi (le projet d'écrire mon histoire s'est formé presque en même temps mon projet d'écrire) khá tâm đắc với tôi để áp dụng vào việc đọc "Tự Truyện" của tôi. "Tự Truyện" nhưng không phải là tự truyện như tạp chí Văn ghi nhận, thật ra để cho thấy một h́nh thái mới của tự truyện - hành trạng của viết (theo cách nói của tôi - cuộc phiêu lưu của chữ viết, lịch sử nhũng bản văn của tôi - tất cả là quyển sách).

Trong lịch sử của văn học, có khá nhiều loại tự truyện, từ "Tự T́nh Khúc" của Cao Bá Nhạ (giả sử trong văn chương cổ ta có những tự truyện, hẳn không làm rối chúng ta về lư lịch tác giả như những trường hợp "Chinh Phụ Ngâm", tuy tôi cho những trường hợp tủn mủn về ai là dịch giả chẳng đóng góp ǵ cho bản thân tác phẩm) đến Hanjung mallok của Vương phi Huệ Khánh, bản viết tuyệt vời của John Stuart Mill, hay lạ lẫm như trường hợp Gertrude Stein viết "The Autobiography of Alice B Toklas", viết cho người bạn gái chung sống hai mươi lăm năm với bà.    

Lại nói về  nội truyện / ngoại truyện có thể dùng mấy h́nh dung từ như intrinsèque / extrinsèque, ésotérique / exotérique để chỉ sự khác biệt giữa nội truyện và ngoại truyện. Song "ésotérique" lại rất gần với acroamatique, nghĩa là nghe (do chữ akroasis) - trong nội truyện chỉ "nghe" nhân vật nói, "những nhân vật đối thoại". Nội truyện và ngoại truyện là những mô h́nh thoại bản của tiểu thuyết lịch sử, nếu chúng ta nghỉ là tiểu thuyết này khả hữu (tôi không muốn nói đến loại "kể chuyện thời Tống Nguyên" thông tục).

Phá truyện nhằm giải mă cho người đọc Tự truyện - với danh xưng của nó, phá thể tiểu thuyết. Đọc và đọc lại, thoát khỏi những tư kiến, người đọc sẽ thấy ḿnh, thấy người trong đó, chỉ c̣n những nhân vật, những diễn ngôn và tác giả biến mất. 

("Tẩu Khúc", trang 217)

 

Bây giờ bút giả xin trở lại cuốn  "Tự Truyện / phá thể tiểu thuyết".

 

Ngăn thứ nhất: Ngăn này có đoạn tả cảnh một buổi sáng, nhân vật xưng tôi uống cà phê tại một góc nhỏ của thành phố với niềm chán ngán một ngày, với công việc mưu sinh bắt đầu. Trong nếp sinh hoạt, nhân vật xưng tôi bị ám ảnh bởi sự thử thách hay một âm mưu nào đó. Vai chính trong phần đầu của ngăn thứ nhất xưng tôi. Tới đây, tác giả tạm giă từ văn chương, rồi đi vào phần triết học bằng cách dựa vào ông Barthes cho rằng tác phẩm không thể khả hữu khi nhà văn với văn tự ở trong một mâu thuẫn không lối thoát (sic).

 

Theo Đặng Phùng Quân th́:  

 

Trong bất kỳ văn chương ở h́nh thức nào cũng có sự chọn lựa tổng quát  một thái độ đạo đức, chính v́ những tương quan suy tưởng của nhà văn về  xử thế xă hội đối với h́nh thức về sự chọn lựa của ḿnh, chọn lựa một luân lư về h́nh thức, chọn lựa không khí xă hội mà trong đó nhà văn quyết định xác nhận ngôn ngữ của ḿnh. Tóm lại nhà văn định vị trên một thực tế hàm hồ: giao ngộ tương tác giữa nhà văn và xă hội từ cứu cánh tính của xă hội này, đưa đẩy nhà văn tới những nguồn lực cần thiết trong sự sáng tạo của ông, bằng một sự chuyển hoán bi đát. Chính v́ không có tư tưởng nào không cần ngôn ngữ mà H́nh thức là phán quyết đầu tiên và sau cùng của trách nhiệm văn chương, và chính v́ xă hội không ḥa giải mà ngôn ngữ tất yếu và thiết yếu bị chỉ huy, đă tạo dựng cho nhà văn một thân phận xâu xé, xót xa.

(các trang 11, 12)

 

Và Đặng Phùng Quân cho rằng trong văn chương chỉ có những nhân vật thực (thực sự). Trong triết học chỉ có những nhân vật phi thực (thực chất). Vậy th́ chúng ta  suy nghĩ rằng văn chương dù hư cấu đến đâu th́ cũng có nhân vật có mặt trong xă hội dù là một góc nhỏ của xă hội đi nữa. C̣n triết học không đưa ra một nhân vật nào; triết gia chỉ cần thấu suốt bên trong hành trạng và tư duy của nhân sinh để chúng ta bắt gặp cái thực chất của chúng. Như thế, Đặng Phùng Quân chia văn chương làm hai lănh vực khác nhau. Có nhà hiền triết bên Tàu nào đó há chẳng  bảo rằng: "Tri minh tắc triết" hay sao? Danh sĩ Tào Tuyết Cần trong thiên trường giang tiểu thuyết bất hủ "Hồng Lâu Mộng"  th́ lại cho rằng: ''Thế sự đổng minh giai học vấn / Nhân t́nh luyện đạt tất văn chuơng". Vậy cái tinh hoa triết học và cái học vấn là hai cái trùng lần nhau hay không? Và văn chương chắc chắn là nằm trong nhân t́nh được đạt thành do sự đào luyện, có phải?

Tới đây, trong ngăn thứ nhất, Đặng Phùng Quân viết về cuộc tái ngộ giữa nàng và t́nh quân của nàng mà nàng không thể ngờ sau 30 năm xa cách. Công việc đó không phải là ảo ảnh, không được thuật lại với ai, bởi v́ đó là lư thứ nhất trong hồ sơ.

Vậy th́ tác giả viết tự truyện hay là viết về nhân vật thứ ba (là nàng hay chàng)? Có lẽ chàng hoặc nàng  bắt đầu viết tự truyện, phải chăng?

     

Ngăn thứ hai: Ở đây, Đặng Phùng Quân lại dùng văn chương mà không tŕnh bày cái tự truyện của ḿnh; anh nói cuộc sống và thói quen của nhân vật nữ trong danh xưng: nàng. Đây là phần văn chương. Tác giả tả khung cảnh trong thành phố nàng ở. Những chuyến tàu  xuôi ngược, sương mù tỏa rộng. Tác giả để văn chương trôi xuôi, rót một mạch như thác nước, không chấm câu. Công việc thường nhật bận rộn. Nàng không thể kể cho ai nghe cái thành phố xưa của nàng và nơi ấy chàng đă đặt chân đến, một thành phố thất lạc trong trí nhớ.                           

 

  h́nh dung một Đà lạt của riêng chàng trong lúc này (tôi vẫn tưởng tượng nàng đứng ở dưới chân dốc, khép tà áo tung lên trong gió, trông cho đến lúc xe chạy khuất cuối đường ṿng), tôi vẫn tưởng mang đi được cả h́nh ảnh tuổi mới lớn của nàng (song thất bại) dẫu chiếm tất cả những giấc mơ khi nàng xa rời trường học (sống với nhau trọn kiếp) - dường như thửa ấy chiến tranh ở tận góc chân trời nào (chiến tranh, chia ly đời sống chỉ là những khái niệm thật mơ hồ đối với nàng).

(trang 15)

 

Đó là câu chuyện hồi ba muơi năm về trước. Giờ th́ chàng ở một thành phố khác đang theo dơi nhân vật của chàng. Th́ đây:

 

  người đàn bà ở một góc khác... không tất cả chỉ là sự mơ hồ, bắt đầu cho cuộc sáng tạo, hay thật ra chỉ là cơn ái t́nh đă làm xong, kéo tới, bao vây lấy cái buồn ngủ lúc này rủ rê, vỗ về ngă ḿnh xuống tấm nệm để thiếp đi, quên hết trong khi thân h́nh nhớp nhúa, ư nghĩ th́ bồng bềnh trên một khoảnh khắc vừa đoạn ĺa với khí hậu của căn pḥng 3 x 7 thước chỉ chứa đủ một cái giường sắt không treo mùng đặt song song với cái bàn xếp những tạp chí nhiều h́nh ảnh (những cái gáy nhiều màu sắc, dễ nhận ra, khung ảnh chữ nhật trong suốt lồng chân dung một người đàn bà, nét mặt mờ ảo dưới ánh sáng, đang cười, cái phin cà phê để trên cái ly cà phê bằng sành nung.

(trang 15)                                                                                  

                           

Người đàn bà dù là đến tuổi trung niên chẳng thấy có ǵ ngăn cách với thành phố. Khi chàng và nàng tái ngộ th́ thành phố biến đổi thành một cảnh khác khi hai thể xác kề với nhau. Rồi đó tác giả  Đặng Phùng Quân đưa độc giả vào những tư duy rất lạ lùng, nhưng rất quyến rũ bằng t́nh ư mênh mông:

 

 giữa hai thân xác khác, biến đổi và nghiêng lệch tùy theo ư nghĩa thấm nhuần chung quanh và vượt qua ư nghĩa thân xác luôn luôn cầu khẩn và thu phục nội dung tự biến đóng kín châu thân, trong nội tại cũng như qua trí thức đắc thủ, những kinh nghiệm từng trải, những cảm t́nh nuôi dưỡng, đồng thời cũng khám phá ra cái trống vắng, sự xóa bỏ nội dung, sự lược giảm hiện diện vào tha tính.

(trang 17)

 

thành phố của nàng nh́n ra Thái B́nh dương, nơi nhà thơ lưu vong Czeslaw đă viết những tượng Widzenia nad Zatoka San Francisco - nàng có biết điều đó?

thành phố của nàng mỗi sớm mai chuyến tàu điện chạy ngược từ lâm viên quốc gia về khu thị tứ, tiếng chuông bạt trong gió, nàng cũng ra khỏi nhà, đi ngang qua quảng trường ngăn con lộ chính của trục giao thông nam bắc với khuôn viên Đại học, con đường nhỏ và thảm cỏ được cắt tỉa thành hàng như đánh dấu lối đi v́ ngày nào nàng cũng thức giấc vào lúc năm giờ...

(trang 13)

 

Mỗi ngày công việc săn sóc mẹ quen thuộc buộc nàng phải thi hành, tuy không nặng nhọc và bó buộc nàng, nhưng nàng thấy nó khô khan tẻ nhạt.

 

Xen vào giữa Ngăn thứ nh́ Ngăn thứ ba:

 

Căn pḥng đường Sloat:

 

Chàng gặp nàng thuở đầu tiên trong căn pḥng tiết trời nóng bức khô khan. Cả hai ôm lấy nhau. Nàng tuôn nước mắt trên ngực chàng. Nàng chưa có dấu vết sinh nở. Chàng vuốt ve nàng; cả hai lục lọi trong trí nhớ những h́nh ảnh ba mươi năm về trước đă thất lạc trong đáy sâu của kư ức. Cuộc tái ngộ tầm thường, nhưng nó gợi cho ta một cảm giác lạ lẫm, một chút xao xuyến nhẹ nhàng, một hạnh phúc bỡ ngỡ nhưng không bồng bột nôn nao, với kỷ niệm lưa thưa. Tất cả bị dội sâu ư nghĩa rằng hạnh phúc không phải do chàng hay do nàng t́m gặp mà là một sự t́nh cờ rất xao xuyến bùi ngùi. (trang 16)

 

 Ngay từ buổi đầu khi gặp lại nhau, khí hậu tháng mười nơi thành phố nàng ở đă chớm lạnh, cái lạnh không ẩm thấp làm se da thịt, lúc bước chân vào căn pḥng, chàng đỡ chiếc áo khoác ngoài của nàng vắt lên thành ghế, họ đă ôm chầm lấy nhau - nàng dụi mặt vào ngực chàng, nghe như thấm những giọt nước mắt tự nhiên ứa ra (và nàng nức nở không nguôi) - rồi một khoảnh khắc nào đó, họ đă nằm bên nhau, thân thể của nàng (người đàn bà chưa qua lần sinh đẻ nào), không một dấu ngấn, đầu vú tṛn, đỏ nhỏ xinh xắn..

 

 

Ngăn thứ ba: Ở ngăn này không có phần nào sao chép ( le chronique) cũng không có phần kể truyện (la narration). Nhà biên khảo Đặng Phùng Quân nói về t́nh yêu. Đây là phần tư tưởng. Anh lấy t́nh yêu từ trong Cựu Ước rồi tới phần tư tưởng của hai triết gia Hegel và Derrida. Derrida dựa theo Rechtsphilosophie. Hegel đă nói: "Tôi đă bắt đầu với t́nh yêu. Con đường gai góc để nói đến Hegel, đến Genet, đến Genet, đến Freud. Có phải tất cả chỉ là phỉnh gạt? Hăy tin vào sự khởi đầu, v́ t́nh yêu chỉ là một khoảnh khắc của Sittlichkeit."

Từ xưa tới nay, chúng ta yêu rất đơn giản, tuy cảm nhận t́nh yêu mà không giải nghĩa được t́nh yêu sao cho trọn vẹn cái trạng thái rung động của con tim. Đặng Phùng Quân cũng không giải thích cặn kẻ để thành một kẻ "tri nhân tắc triết". Anh chỉ soi rọi và thắp sáng qua tư tưởng của Hegel. Ở đây có nhiều đoạn viết bằng tiếng Đức nên tôi tạm lướt qua. Đặng Phùng Quân viết :

 

t́nh yêu nói chung mang ư nghĩ ư thức thống nhất của ta với tha nhân, đến độ ta không bị cô lập trong ta nữa, nhưng có thể thắng cái tự thức như thể từ bỏ cái quy nội, và kể từ bỏ cái ta quy nội, và kể từ cái tự kiến này mà thống  nhất được ta với tha nhân cũng như tha nhân đối với ta.

(trang 18)

Trong thần thần thoại La Hy, quái nữ Medusa chỉ có cái đầu tóc gồm những con rắn, ai để cho y thị thấy được  th́ đương sự sẽ biến thành đá. Theo tác giả th́:

 

 

khủng cụ của Medusa là niềm khủng cụ bị thiến hoạn gắn liền với cái nh́n, bởi v́ đứng trước cái đầu bị cắt cụt, và miệng mở rộng chính là đứng trước âm hộ của người mẹ, trong nghệ phẩm biểu hiện tóc trên đầu Medusa bằng h́nh tượng những con rắn bắt nguồn từ mặc cảm bị thiến hoạn và tuy chúng có vẻ dọa nạt  nhưng lại làm giảm vẻ khủng khiếp, v́ chúng thay thế dương vật mà nguyên ủy của khủng khiếp là do thiếu vắng dương vật (dessen Fehlen die Ursache des Grauens ist) - nh́n đầu Medusa làm bạn sợ cóng đến độ biến thành đá, cóng biểu hiện sự cương cứng cũng có nghĩa là vẫn c̣n dương vật.

(trang 19)

 

Thần thoại và truyền kỳ La Mă và Hy Lạp là cái nôi văn hóa của Âu Châu. Chúng ta tha hồ tim ẩn dụ và biểu tượng. Triết học của thuở thời đạn La Hy cho đến thời cận đại th́ giống đực và giống cái riêng biệt thành hai. Nhưng Hegel lại nghĩ khác. Đặng Phùng Quân cho rằng:

 

Hegel nói đến phân hóa thành hai là cội nguồn của nhu cầu triết học (Entzweiung ist der Quell des Bedürfnisses der Philosophie), mối quan tâm của lư trí nhằm chế giảm sự phân hóa này. Đó chẳng qua là một cách nói của quyền năng thống nhất (Macht der Vereinigung), cho nên cần đến triết học. Triết học chỉ bắt đầu bằng chính nó. Từ triết học từ tự nhiên đến triết học về tinh thần diễn ra cái ṿng biện chứng, khởi từ nhu cầu đến cảm thụ cái khuyết, cái khuyết của cá thể trong giống, cái chia cách của giống trong cá thể, như vận động hàn gắn vết cắt, làm đầy chỗ khuyết như hành động của chủng loại (Begattung), làm t́nh giữ giống cái với giống đực (Geschlechtsverhältnis).

(trang 19)

     

... t́nh yêu là mâu thuẫn nằm ngay trong phân hóa giữa hai giống và chỉ hai giống và chỉ trong giao hợp mới lấy đi sự phân hóa này. Cái cơ động của Aufhebung là quan hệ giữa giao cấu và khu biệt đực cái, nhưng giống đực và cái không đối lập như hai từ mà khu biệt của bất phân và phân hóa, như mồng đóc giống với dương vật nhưng thụ động, cái h́nh thành tiểu âm thần giống như tiểu dịch hoà và đường rănh ngọc hành làm thành âm đạo nơi đàn bà - giao hoan là thụ cảm (das Empfangen) của đàn bà và cử hoạt (das Tätige) của đàn ông, một bên nhận và một bên mất đi.

(các trang 19, 20)

 

Hành Trạng Của Viết:  

 

Tác giả định nghĩa như sau: "Tất cả là quyển sách - cuộc phiêu lưu của chữ viết bắt đầu. Nhưng tại sao là hành trạng? Có ǵ liên quan giữa cuộc đời (bio) và chữ viết (graphie). Quyển sách được khai sinh, những chữ được viết ra, dường như tất cả từ hư vô đổ xô dồn lại; không phải vậy, chỉ có sự phân cách mỏng manh giữa hai biên giới: bên trong và bên ngoài cuộc đời".

(trang 21)

 

Nietzsche kể những cảm nhận của Schopenhauer như của Hegel, đàn bà và thú nhục dục. T́nh dục đối với ông trên hết là thù cá nhân. Thế nên t́nh dục không đưa đến con đường hạnh phúc. Triết gia kinh hăi hôn nhân? Chẳng hạn Heraklit, Plato, Descartes, Spinoza, Leibniz, Kant, Schopenhauer đều không lấy vợ. Chúng ta chỉ hiểu loáng thoáng Thích Ca Mâu Ni, Khổng Khưu, Socrate có vợ; nhưng họ sớm rời vợ con để đi t́m chân lư của hiện hữu và t́m cách phổ biến chân lư (hay hoằng pháp) trên con đường do chính ḿnh t́m ra chân lư.

Vậy th́ tự truyện là đâu? Quí vị tự nghĩ để mà săn t́m. Tôi c̣n nhớ một truyện dị thường (le conte extraordinaire) của nữ sĩ George Sand có nói về một cô bé gái có cặp mắt dị thường: cô thấy trong một hột bụi có cả một thế giới màu sắc lộng lẫy. Vậy th́, chúng ta sẽ thấy được cái tinh thần tự truyện của tác giả họ Đặng không cần cặp mắt dị kỳ của ḿnh. Có thể  nhân vật nàng nói về nàng là tự truyện của nàng; cũng vậy, chàng nói về chàng thành tự truyện của chàng. C̣n nếu tác giả viết  hành trạng và tâm sự của nàng và của chàng th́ tác giả chỉ là một nhân chứng, có phải?

Ông Lăo Đam cho rằng kẻ nào hiểu đôi chút cái uyên nguyên của Tạo Hóa là các bậc thánh hiền nắm bắt được các giềng mối nào của vũ trụ. C̣n Đức Thích Ca Mâu Ni lại cho rằng mọi hiện hữu chí là Một, là Chân Không, là cái Tuyệt Đối mà các Hiền Thánh Tăng chỉ mường tượng thôi, chứ chưa nắm bắt trọn vẹn không như  Đức Phật.

 

Đặng Phùng Quân soi sáng thêm một vấn đề:   

 

Maine de Brian trong Nhật ca ngợi triết lư là suy tưởng trong quay cuồng thế giới cũng như trong cô tịch thư pḥng đạt tới đỉnh cao ṿi vọi; trong khi những tinh thần nhỏ nhoi của thế nhân chỉ nghĩ trong hoàn cảnh của thời khắc nhất định khi đầu óc và bao tử ổn định, đến chín phần mười chẳng dành cho tư tưởng...

(trang 23)

 

Cũng có thể chúng ta nghĩ rằng tự truyện là những cảm nghĩ, những tư tưởng, dành riêng cho nội giới của ḿnh. Với tinh thần ưa chuộng những điều mới lạ, với óc quan sát tỉ mỉ, với những tư duy triền miên cho tự truyện  mới vạch cho Đặng Phùng Quân một chân trời sáng lồng lộng qua những quan điểm mà chúng ta định nghĩa tự xưa giờ.

 

 

Nội Truyện

 

Đoạn này mở đầu bằng một biến cố lịch  sử khi quân Tàu Cộng qua xâm lăng Bắc Việt. Tác giả lật lại trang sử cũ đă qua trên 30 năm. Trung Cộng tấn công vào 5 tỉnh địa đầu biên giới Bắc Việt.

     

 Những trại cải tạo khắp miền Bắc như Cao Bắc Lạng, Hoàng Liên Sơn được di tản xuống khu đồng bằng, tù nhân lẫn quản giáo chạy bất kể ngày đêm về phía Nam tưởng như cơn địa chấn đang đuổi riết. Quân Trung quốc tàn phá vùng Pắc Bó - không để lại một dấu tích dă sử náo tồn tại.

người ta đồn rằng những hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử Liên Xô dựng thành dàn ngang khu cấm địa quân sự (khi Mỹ oanh tạc) bị hủy diệt toàn bộ / người ta đồn rằng Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa kỳ dẫn giải những thành quả sau cuộc chiến kỳ lạ như thế này: trận xâm lược phát hiện những hạn chế của sức mạnh Liên Xô chứng tỏ khi một đồng minh của Liên Xô có thể bị bức hiếp mà không gặp một trừng phạt tương đối nào, đây là một bài học không thể quên cho một số quan sát viên, nhất là những ai có khả năng bị Liên Xô đe dọa, tôi cũng cảm thấy vị thế kiên định của nước Mỹ có thể thuyết phục được người Trung quốc rằng chúng ta không phải là "cọp giấy" và mối quan hệ với chúng ta có những phúc lợi an ninh lâu dài và qua lại với nhau...

(trang 27)

 

Có một chàng thanh niên từ phố Sinh Từ đi đến Văn Miếu rẽ qua ấp Thái Hà. Chàng bày tỏ tung tích thật khó hiểu. Chàng từ phủ Long Hưng (một địa danh từ lâu đă ch́m trong quá khứ xóa nḥa trong lịch sử). Tên chàng là Quốc Tuấn, cái tên mà chúng ta thường gặp trong lịch sử nên không thể thay đổi năm sinh và năm chết.

     

 lịch sử có những hạn chế nhất định mà nhà văn không thể biến đổi nếu không thể bắt buộc thời lượng lịch sử phải theo một chu kỳ luôn hồi tồn tục quá khứ, hiện tại, vị lai...

(trang 28)

 

Thật ra, chuyện thâm cung bí sử trong giai đoạn lịch sử nước nhà như một chùm lá sen tàn úa, ít được sử gia nhắc tới. Nhưng Đặng Phùng Quân vẫn dùng tới những chuyện ấy trong việc đưa vào một đoạn khảo luận văn chương thấp thoáng bóng dáng biên chép sự việc bên lề sử kư. Đó là biên sử. Điều ấy từa tựa như vào thuở Thịnh Đường, nhà thơ Lư Nghĩa Sơn (tức là Lư Thường Ẩn) khơi rung cảm độc giả qua câu thơ "Lưu đắc tàn hà thính vũ thanh" (Giữ khóm sen tàn để nghe thánh thót tiếng mưa rơi). Biên sử ít khi có thực, nhưng trái lại gây ít nhiều cảm hứng cho những nhà nghệ sĩ thời hậu thế.

Tác giả họ Đặng diễn giải một giai đoạn, lịch sử mà anh dùng trong phần Nội Truyện như sau:

 

và như thế tác giả không phải là đệ tam nhân khi tôi viết tự truyện, người đọc nghĩ rằng tôi là nhân xưng thứ nhất nhưng nàng nghĩ rằng nhân xưng thứ hai và tôi muốn làm nhân xưng thứ ba như tôi khẳng định, tôi có thể từ chối đề tên dưới bài văn đă hoàn tất như tôi chưa hề gặp nàng ở căn pḥng đường Sloat.

nàng tự hỏi tôi muốn hiểu sao th́ hiểu, lư ưng câu chuyện ba mươi năm của chúng tôi là điều có thực y hệt như một truyện ngắn tôi viết và cho in ra mười lăm năm trước (ấn bản của tạp chí văn chương đăng nó có thể bị tiêu hủy trong cuộc chiến, xóa hết dấu vết hoặc vẫn c̣n lưu bản ở một thư viện nào đó trên mặt trái đất này, tôi không cần biết) nhưng nhân vật đă xuất hiện th́ sẽ không thể thủ tiêu dễ như người ta ám sát một đối thủ chánh trị (chẳng hạn như Stalin thanh toán Trotsky) nên tác giả có thể là đệ tứ nhân không liên can đến những nhân vật trong truyện bởi v́ chính hắn không thể xác định sự việc bắt đầu từ chỗ nào và chấm dứt hay chưa nhưng nhân vật Quốc Tuấn  hẳn là một thực thể xác định.

 (các trang 28, 29)

 

năm Nguyên Phong thứ nhất :

 

Trong phần này, Đặng Phùng Quân trong cuộc đàm đạo của hai nhân vật (không nói rơ là ai; cũng có thể là chàng thiếu niên Quốc Tuấn và cũng có thể là bà già mà chàng gặp trên đường từ Văn Miếu  đến ấp Thái Hà). Hoặc là chàng đối thoại với một kẻ trong đám người chạy loạn. Các câu chuyện trao đổi về hôn nhân t́nh ái trong lịch sử đă cũ mèm, nhưng lại là thích hợp cho những ai t́m cảm hứng, nhất là cho các nghệ sĩ sáng tác.

Có lẽ đây là thời đại nhà Trần, có cái tin đồn Thiên ThànhTrưởng Công Chúa, em gái của vua Trần Thái Tôn nhận đồ sính lễ đến ở dinh Nhân Đạo Vương, đợi lệnh vua cho kết hôn với con trai của ngài là Trung Thành Vương. Thật ra, Trung Thành Vương có thể là Hưng Nhượng Vương, con trai thứ hai của Hưng Đạo Vương. Người nghe kể chuyện tin rằng trưởng công chúa đau khổ, nhưng người kể chuyện cho biết rằng trưởng công chúa nào hay biết chuyện ngoài dinh của Nhân Đại Vương. Rồi từ chuyện trưởng công chúa bị gả ép sang qua chuyện hoàng tộc nhà Trần chỉ cho phép anh em, chị em chú bác kết duyên với nhau.

Thật ra,Trần Hưng Đạo Vương có bà nghĩa mẫu là Thụy Bà Công Chúa, chị ruột của vua Trần Thái Tôn và An Sinh Vương Trần Liễu. Ḍng dơi họ Trần xe duyên chỉ thắm cho ông kết duyên Thiên Thành Trưởng Công Chúa, là con gái út của Trần Thừa, tức là em gái của vua Trần Thái Tôn và của An Sinh Vương Trần Liễu. Thế th́ bà cũng là cô ruột của Trần Hưng Đạo Vương. Nhưng Đặng Phùng Quân cho rằng vợ Hưng Đạo Vương mới chính là Truởng Công Chúa Thụy Bà. Bà trưởng công chúa này là chị của Trưởng Công Chúa Thiên Thanh, cũng là cô ruột của Hưng Đạo Vương.

Trong chương năm Nguyên Phong thứ nhất này,  người hỏi chuyện và người được nghe hỏi, cả hai đều hỏi và trả lời không được rành mạch, trả lời rồi hỏi trở lại... Thét rồi đầu óc chúng ta loạn xà ngầu v́ rằng ai cũng đóng hai vai tṛ: hỏi và trả lời. Nếu chúng ta không chú ư th́ chúng ta lạc mất ai là kẻ vừa hỏi vừa là  trả lời trong cuộc đối thoại tràng giang đại hải này.

 

- anh có hay chuyện ǵ đă xảy ra tại dinh Nhân Đạo vương?

- trưởng công chúa đến ở trong dinh của vương?

- chuyện đó xưa rồi, khắp phủ đệ ai cũng biết?

- nhưng có người đau khổ?

- anh muốn ám chỉ ai? trưởng công chúa hay người khác?

- nhiều người?

- trưởng công chúa? công chúa nhận sính lễ mà phải về ở dinh Nhân Đạo vương trong khi con trai người c̣n nhỏ tuổi?

- Trung Thành vương? Ngày hội mười rằm vua làm rể kết tóc cho công chúa với vương mà?

- có người hay chuyện đó chưa?

- anh muốn nói ai? trưởng công chúa ư?  

- trưởng công chúa nào có hay biết? ở dinh của Nhân Đạo vương như chỗ cấm cố, làm sao biết được chuyện bên ngoài?

- nghĩ cũng lạ nhỉ? phong tục trong triều xưa nay có lệ đó sao?

- có phải ư của Hiếu Từ lúc sinh thời?

- có lư nào? Hiếu Từ đă mất từ ngoài ba muơi năm rối, nếu bà có biết chuyện cũng ngăn cản?

- ngăn cản ai? Không cho công chúa về dinh Nhân Đạo vương? hay chuyện nào khác?

 - chẳng lẽ bà ngăn cản chuyện con chồng? lại c̣n thân chứ sao?  

(trang 29)

    

May mắn thay, ta vẫn nắm bắt t́nh tiết câu chuyện: đó là chuyện thái sư Trần Thủ Độ rúng ép các cháu của ḿnh trong việc hôn nhân. Trần Thủ Độ là em ruột của Trần Thừa, cũng là chú ruột của Trần Liễu và Trần Cảnh. Ông Thủ Độ bày kế để đem cô em con nhà chú của ḿnh là Trần Thị Dung vào cung làm hoàng hậu của vua Lư Huệ Tôn. Nắm được quyền lực trong tay, ông ép vua đi tu, và gả Chiêu Thánh Công Chúa (c̣n có tên là Phật Kim) cho Trần Cảnh, Chiêu Thánh Công Chúa trở thành nữ vương Chiêu Hoàng. Ông c̣n bắt Thuận Thiên Công Chúa (chị của Chiêu Hoàng) kết duyên với Trần Liễu. Trần Cảnh được chú Trần Thủ Độ của ḿnh vận động lên ngôi cửu trùng, tức là Trần Thái Tôn. C̣n Chiêu Hoàng giữ ngôi hoàng hậu. Và Trần Thủ Độ giữ chức thái sư.

Sự việc đâu đă hết. Ông Độ cưới bà hoàng thái hậu họ Trần, vợ của vua Lư Huệ Tôn, phong bà làm Linh Từ Quốc Mẫu (ngang chức thái hậu của các triều đại khác).

Lư Chiêu Hoàng không sinh đẻ trong khi đó Thuận Thiên trước khi chung sống với Trần Thái Tôn th́ đă mang thai. Thái sư và quốc mẫu ép buộc nhà vua phải cưới Thuận Thiên làm hoàng hậu, giáng chức Lư Chiêu Hoàng  làm công chúa thay v́ làm thứ hậu hay quư phi. Thế là Trần Liễu nổi loạn. Vua Trần Thái Tôn cũng đau khổ, bỏ hoàng cung trốn đi. Trần Thái Sư một mặt t́m kiếm vua để rước về cung, một mặt truy lùng Trần Liễu. V́ sức cô thế yếu nên Trần Liễu t́m em ḿnh khóc lóc. Cũng vừa lúc ấy Trần Thái Sư cầm gươm đến thét lớn: "Phen này ta phải giết thằng giặc Liễu". Trần Thái Tôn ôm choàng lấy anh, van xin thái sư tha  thứ cho anh ḿnh. Thái sư đành buông gươm xuống.

Đặng Phùng Quân  ở trang 31 cho một người trong hai người  nhập vào khẩu khí vị tể quan kia, than rằng:

 

- nhớ thái sư ném gươm xuống sông nói: ta chỉ là  con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?

............................    

 

- đạo làm tướng không thể để những người theo ḿnh bị tàn sát trong loạn đạo như năm nào ở chỗ sông Cái? kẻ đă viết: ta từng bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đ́a, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt, nuốt gan, uống máu quân thù... Các người ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, người không có áo, ta cho áo mặc, kẻ không có ăn, ta cấp cơm ăn, các người không nh́n chủ nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sĩ mà không biết thẹn, chẳng những thái ấp của ta bị cướp... mà bổng lộc các người cũng về tay kẻ khác, chẳng những gia quyến ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị người khác bắt đi, chẳng những xă tắc, tổ tông của ta bị người khác giày xéo, mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị người khác bới đào, chẳng những thân ta kiếp này bị nhục, dẫu trăm đời sau, tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu măi c̣n, mà thanh danh các người cũng không khỏi mang tiếng là viên bại tướng... Lúc bây giờ, dẫu các ngươi muốn thỏa ḷng vui thú, phỏng có được không?

(trang 32)

 

Trần  Liễu được vua cắt đất và phong chức An Sinh Vương. Thuận Thiên Công Chúa trước khi làm hoàng hậu đă mang thai được 3 tháng. Sau khi bà làm vợ của vua Trần Thái Tôn, đứa con trai thứ nh́ mới chính thực là con của vua về sau lên ngôi báu, đó là vua Trần Thánh Tôn. Riêng Chiêu Hoàng Phế Hậu vào 20 năm về sau được vua Trần Thái Tôn gả cho đại tướng Lê PhụTrần, một trang tuấn kiệt. Chiêu Hoàng lúc đó đă 40 tuổi mà vẫn c̣n xuân sắc mặn nồng. Cho nên đôi vợ chồng này hạnh phúc tràn đầy. Bà sinh cho chồng một trai tên Lê Tông (sau được phong tước đó là Thượng Vị Hầu) và một gái tên Lê Ngọc Khê (sau được sắc phong Ứng Thụy Công Chúa).

 An Sinh Vương lúc nằm trên giường bệnh chờ chết, cầm tay trưởng nam của ḿnh là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dặn ḍ:

- Con phải cướp giang sơn của chú con, có như thế cha mới ngậm cười nơi chín suối.

Trần Hưng Đạo không vâng lời cha mà c̣n giúp  vua Trần Nhân Tôn chống bọn cường xâm Mông Cổ.

Theo Nguyễn Triệu Luật trong cuốn biên sử "Ngược Đường Trường Thi", xét về công hay tội, Trần Thủ Độ  âm mưu cuớp ngôi cửu trùng của vua họ Lư. Ông c̣n tàn nhẫn sát hại những người ḍng họ Lư trong buổi tế lễ ma chay cho vua Lư Huệ Tôn, lại c̣n lưu đày những người họ Lư c̣n sót lại đến chỗ sơn lam chướng khí và bắt đổi họ Lư thành họ Nguyễn. Tuy nhiên, ông đă lật đổ ngai vàng họ Lư tới hồi mạt điệp, triều chánh suy tàn đổ nát. Ông lập một quốc gia cường thịnh để sau này chống ngoại xâm. Trong lễ giáo, ông bày cảnh loạn luân, ḍng họ kết hôn với nhau, gịng máu cùng loại pha trộn với nhau. Cho nên những lớp hậu sinh họ Trần đều bịnh hoạn yếu đuối về thể chất, tinh thần biến loạn tới độ điên khùng.

Trên xứ Pháp thời quân chủ và thời cận kim, họ hàng quư tộc kết duyên nhau. Đến thời Cộng Ḥa, bá tước Comte de Paris (Henri d'Orléans) ông bà nội và ông ngoại bà ngoại đều là anh chị em chú bác kết hôn với nhau. Họ chỉ muốn ḍng máu vương giả ( le sang bleu / theo nghĩa tầm nguyên là máu màu xanh ) của họ không pha trộn ḍng máu của lê dân nào khác.    

Chúng ta không quên cái chí quật cường và ḷng ái quốc của Trần Thái Sư khi giặc Mông Cổ muốn xâm chiếm nước ta. Vua Trần Thái Tôn muốn nhường bước xâm lăng của đoàn quân bách chiến bách thắng ấy. Trần Thái Sư can ngăn:

- Bệ hạ muốn để cho nước nhà rơi vào tay bọn giặc Thát Đát ấy th́ trước hết phải lấy cái đầu của  thần.

Về sau, lần thứ hai, giặc Mông Cổ lại muốn chiếm đoạt nước ta. Vua Trần Nhân Tôn hỏi ư kiến của Hưng Đạo Vương. Vị thân vương anh dũng kia cương quyết:

- Bệ hạ muốn dâng sơn hà xă tắc cho bọn Mông Cổ th́ trước tiên hăy chặt đầu thần để nạp cho chúng.

Nhà Trần gồm có những nhân vật tài ba quán thế thác sinh. Họ lăo thông kinh Phật giáo và Thiền học. Đó là Trần Thái Tôn và Trần Nhân Tôn cùng bậc công hầu thân thích như Trần Quốc Tung pháp danh Tuệ Trung Thượng Sĩ chẳng hạn. Và c̣n các dũng tướng tuấn kiệt, phải kể Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản. Khi nước nhà thái b́nh, họ ngâm thơ vịnh cảnh; gặp lúc xă tắc khuynh nguy, họ cầm gươm trổ tài ba lược sáu thao để chống cường địch, bảo vệ giang sơn  một cách uy hùng.

Bây giờ chúng ta nên theo dơi câu chuyện giữa hai nhân vật chạy loạn. Đó là chuyện lịch sử triều đại sơ điệp và trung điệp nhà Trần :

 

- phải người đó sao?

- người đó, không thể theo thói thường?

- cũng khốn khổ v́ nhi nữ?     

- chẳng thế? không thể lấy người khác?

- trận chiến không thể thua?

- bí thuật dụng binh để đâu?

- vậy là người đă bày xếp thế trận?

- ngũ hành, cửu cung th́ dinh Nhân Đạo vương sao thoát?

- vậy là người đă vào đến trong?

- như thần, vương nào có biết?

- tịnh như không vậy?

- trên dưới và trong ngoài chỉ c̣n âm dương giao hợp?

- vậy là gạo đă nấu thành cơm?

- trời biết, đất biết?

- sao lọt ra được?

- đă nói bày thế mà?

- quan gia biết chưa?

- đă hẳn, nội ứng ngoại nhập? anh muốn nghĩ ai làm xung kích?

- người muốn đương diện với quốc gia?

- người phải thay vua đứng ra làm chủ hôn?

- công chúa Thụy Bà?

- chẳng lẽ Thái sư?

- Thái sư không ưa nhà đó?  

- cản chẳng được? cản th́ sáu năm sau ai làm tiết chế?

- thế là Nhân Đạo vương mất người?

- được của mất người, hai ngàn khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên lọt về tay ai?          

 - người vừa ở dinh Nhân Đạo vương ra?

 - trưởng công chúa không lẽ lưu lại?

 - thảo nào dân gian hát: ai đem con sáo sang sông, để cho con sáo sổ lồng bay đi?

 - chuyện có ghi trong sách?

 - hẳn thế? chẳng sách họ Phan th́ cũng sách họ Ngô?

  - những lăo ở đời sau thật lắm chuyện?

  - biên sử có khác?

 - những chuyện đáng biết lại bưng kín, c̣n chuyện lộng giả thành chân?

 - hư thật?

 - này nhé, Hoảng lấy Thiên Cảm là em của tiết chế, Khâm lấy con gái trưởng của tiết chế. Thuyên lấy con gái trưởng của Hưng Nhượng vương là cháu nội của tiết chế - những người ấy há chẳng tới bậc mẫu nghi thiên hạ ?

- có khác ǵ của cả thiên hạ?

- hà tất? làm ǵ có chuyện Hưng Nhượng muốn thừa cơ dấy vận?

- Hưng Nhượng không làm loạn?

- ai được thưởng công làm tiết độ sứ? ai đánh sách Sầm Tử?  

- c̣n lời giối giăng của Yên Sinh vương?

- năm xưa?

- khi nội t́nh c̣n nhốn nháo chuyện cướp trưởng công chúa từ dinh Nhân Đạo vương?

 - như việc mới xảy ra ?

- cứ tưởng tượng Hoài vương giối lại: con mà không v́ ta lấy được thiên hạ th́  dưới suối vàng cha chết cũng không nhắm mắt?

      (các trang 32, 33, 34)

 

Biên sử pha trộn vào chính sử, đó có phải là nội truyện do sự t́m gặp hoặc do sự phát minh của Đặng Phùng Quân chăng? Những nhân vật lịch sử đời Trần được anh phanh phui ra cho độc giả chúng ta thấy cái chân tướng hành trạng của họ, nhưng tên tuổi của họ chỉ được anh tiết lộ mập mờ. Ai quán thông kim cổ th́ biết ngay, khỏi cần đoán mờ đoán tỏ lung tung. Ai mà không biết các nhân vật họ hàng trong triều đại nhà Trần kết hôn với nhau, rồi xảy ra nhiều chuyện loạn luân. Ngặt v́ con cháu họ Trần là những anh hùng dũng tướng có công chiến thắng giặc Mông Cổ để ǵn giữ nền độc lập cho nước nhà. Cho nên Đặng Phùng Quân đổi mỹ tánh phương danh cho họ, cốt để tránh cái nạn chụp mũ v́  tội đă làm hoen ố cái dũng lược cùa các anh hùng sáng danh lịch sử. Cái công việc bới móc chính danh của họ đă có hai sử gia Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên làm sáng tỏ chính danh của họ. Cho nên hai ông sử gia này không bị búa ŕu dư luận  thời cận kim đánh đấm tả tơi.

Qua tới  đoạn sau của phần Năm Nguyên Phong thứ nhất, tác giả Đặng Phùng Quân chấm dứt triều đại nhà Trần. Chúng ta có thể định nghĩa nội truyện theo cái khái niệm và cái sở tri của anh là những truyện viết về cái ǵ thuộc về chúng ta như tổ quốc, lịch sử, phong tục, văn hóa, luân thường, đạo lư v.v... Đây là lối viết truyện  qua những câu vừa hỏi vừa trả lời của hai kẻ tị nạn gặp   gỡ nhau trong cuộc gây hấn giữa Trung Cộng và Việt Cộng. Cả hai đều nói sơ qua chính sử, và bàn tán về   biên sử rất hào hứng.

 

năm Quang Thuận thứ hai :

 

Lần thứ hai, trong phần nội truyện, Đặng Phùng Quân  cũng c̣n pha trộn chính sử vào biên sử. Đó là vụ án Lệ Chi Viên, sau cái chết của vua Lê Thái Tôn. Vụ đó đưa đến t́nh huống Nguyễn Trăi bị tru di tam tộc.

Số là vua Lê Thái Tổ làm vua được 6 năm, trong  tờ di chiếu, chỉ cho trưởng tử là Tư Tề làm quận vương,   c̣n cho con thứ tên là Nguyên Long (vốn là con của bà  Cung Từ Phạm Thị Trấn) lên ngôi báu. Đó tức là vua Lê Thái Tôn. Ông vua này cũng bắt chước vua cha bỏ trưởng lập thứ. Trưởng tử là Nghi Dân (mẹ là bà Chiêu Nghi Dương Thị Bí), c̣n thứ nam là Bang Cơ (mẹ là bà Thần Phi Nguyễn Thị Anh). Số là vua Lê Thái Tôn không  c̣n say mê và sủng hạnh bà Dương Chiêu Nghi v́ bà ỷ ḿnh nhan sắc tuyệt trần nên kiêu căng thái thậm. C̣n Nghi Dân hư th́ đốn tàn bạo, chơi bời quen thói. Cho nên trước khi băng hà v́ tai nạn ở Lệ Chi Viên, vua chọn Bang Cơ làm thái tử nối ngôi vua. Đó là vua Lê Nhân Tôn, sinh năm 1441, lúc ấy đă được 2 tuổi. Bà Thần Phi Nguyễn Thị Anh trở thành Thái hậu giúp con  trong việc triều chính cho tới khi vua trưởng thành.

Bà Thái hậu Nguyễn Thị Anh vốn có mối thâm thù với bà Tiệp Dư Ngô Ngọc Dao. Khi ông vua con của ḿnh c̣n thơ ấu bà Nguyễn nắm hết quyền hành trong nội triều, rồi t́m cách hăm hại t́nh địch của ḿnh. May mắn cho bà Ngô Tiệp Dư được quan Hành Khiển Nguyễn Trăi cùng người sủng thiếp của ông là Nguyễn Thị Lộ bao che. Dưới triều đại Lê Thái tôn, Nguyễn Thị Lộ làm Lễ Nghi Học Sĩ, thường vào cung để dạy phép tắc, nề nếp và văn hóa cho các phi tần. Tuy là công thần cùa Lê Thái Tổ, nhưng Nguyễn Trăi vốn biết trong triều nội có nhiều nịnh thần. Ông cũng thừa biết Lê Thái Tổ vốn nghi kỵ mọi kẻ lập công lao thuở c̣n kháng chiến chống giặc Minh. Cho nên ông vua khai sáng triều đại nhà Hậu Lê của chúng ta cũng noi gương theo vua Việt Câu Tiễn thời Xuân Thu Chiến Quốc, được chim rồi quên ná, được cá rồi quên nôm. Ngài hành khiển họ Nguyễn xin Lê Thái Tổ cho ông trí sĩ ở Côn Sơn, vui cảnh điền viên. Ông tạo ra Lệ Chi Viên (vườn trồng cây trái vải) giữa cảnh non xanh nuớc biếc của Côn Sơn. Những kẻ hậu thế nghe đồn rằng Lê Thái Tôn vốn biết Nguyễn Thị Lộ tài sắc hơn người nên trong một chuyến nhàn du có ghé Côn Sơn để được một đêm gần gũi với Thị Lộ. Bất ngờ ông vua mới tuổi 20 trong cuộc hành dâm, chết trên ḿnh Thị Lộ. Bà Thái hậu họ Nguyễn một mặt đưa con mới có 2 tuổi lên ngôi, đó là vua Lê Nhân Tôn, một mặt báo thù nhà chí sĩ họ Nguyễn bằng bản án tru di tam tộc, một mặt t́m hại bà Ngô Tiệp Dư.  

Mười hai tuổi, Lê Nhân Tôn được mẫu hậu cho nắm trọn quyền cai trị. Ông làm vua được 17 năm th́ Nghi Dân cùng bè lũ vùng dậy giết vua và bà Thái hậu họ Nguyễn để đoạt ngôi. Tuy nhiên, ông vua soán nghịch này chỉ làm vua có 8 tháng, v́ cư xử bạo ngược với quan lại trong triều đ́nh nên ông ta bị họ giết đi. Rồi họ đưa hoàng tử Tư Thành sinh năm 1442 lên ngôi, lúc đó ngài mới có 18 tuổi (năm 1460), trị v́ được 38 năm và mất vào năm 1497. Đó là vua Lê Thánh Tôn, một minh quân thánh chúa giúp nước thanh b́nh, trị dân sáng suốt. Vua làm bộ luật Hồng Đức rất ích lợi trong phép giúp nước trị dân. Ngài c̣n sáng lập Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú làm cho văn học sử nước ta thêm hào quang xa rộng. Bà tiệp dư Ngô Ngọc Dao  lại c̣n là cô ruột của nữ sĩ Ngô Chi Lan, tác giả bốn bài tứ tuyệt vịnh cảnh bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khi con trai ḿnh trở thành đấng quân vương, bà Ngô Tiệp Dư được tôn phong thái hậu. Nhớ ơn Nguyễn Trăi đă bao che giúp đỡ bà trong  lúc bà bị đe dọa hiểm nguy, cho nên bà xin vua Lê Thánh Tôn xét lại vụ án Lệ Chi Viên. Do đó mà Nguyễn Trăi dù được phục hồi danh dự, nhưng ông cùng ba họ bị tru di hồi 40 năm về trước. Vua cho người đi t́m con cháu c̣n sống sót của quan hành khiển trong vụ án đuổi tận giết tuyệt đă qua. Theo lời tiết lộ của Vơ Văn Ái chủ bút tạp san Quê Mẹ ở Paris th́ nữ sĩ  Kim Y Phạm Lệ Oanh vốn là tác giả bộ dịch và dẫn giải "Kinh Thi", cũng là hậu duệ thứ 21 đời của quan Nguyễn Hành Khiển. Riêng nữ sĩ Kim Y cho bút giả biết thêm, Nguyễn Trăi ngoài người sủng thiếp Nguyễn Thị Lộ ra c̣n có một người  ái thiếp khác tên là Phạm Thị Mẫn. Khi nghe tin dữ đến Côn Sơn, bà Phạm đang có mang, lén trốn về quê của ḿnh là làng Nhị Khê, phủ Thuờng Tín, tỉnh Hà Đông. Bà sinh đứa con trai đặt tên là Phạm Anh Vũ. Khi nghe tin vua Lê Thánh Tôn phục hồi danh dự cho quan hành khiển Nguyễn Trăi và cho t́m hậu duệ c̣n sống sót của ngài, thế là bà Phạm Thị Mẫn đưa con về Côn Sơn. Về sau, ông Phạm Anh Vũ chia hậu duệ của ḿnh làm hai nhánh: một nhánh lấy họ Nguyễn để nối dơi tông đường cho quan hành khiển, một nhánh lấy họ Phạm hầu đền ơn cụ bà Phạm Thị Mẫn. Vận sự này thuộc về chính sử và biên sử trộn vào nhau.

Lại có lời đồn sở dĩ bà Nguyễn thù bà Ngô v́ bà Ngô trong hậu cung có thuật lại cho cung phi và thái giám biết rằng bà nằm chiêm bao thấy Ngọc Hoàng Thượng Đế  cho ḿnh một chú kim đồng mai sau sẽ lên ngộ báu. Cho nên bà Nguyễn sợ sau này Tư Thành hất cẳng con ḿnh để lên ngôi vua nên bà lập tâm tiên hạ thủ vi cường, lập thế sát hại hai mẹ con bà Ngô cho con của ḿnh tránh hậu hoạn. Cho nên trong biên sử bà Ngô trước đó xin Lê Thái Tôn cho ḿnh được tạm rời khỏi cung son để ra lánh bệnh. Do đó mẹ con bà Ngô được Nguyển Trải và Nguyễn Thị Lộ bao che.

 C̣n có thêm một biên sử huyễn hoặc ly kỳ. Có thể đó là vận sự do những nhà văn viết loại truyện truyền kỳ mạn lục thêm thắt vào để thành câu chuyện hoang đường nhưng hấp dẫn như sau:

Khi về trí sĩ ở Côn Sơn, một đêm nọ, Nguyễn Trăi nằm mộng thấy một người đàn bà dắt theo một bầy con kêu khóc van xin ông mở ḷng nhân đức cứu lấy con của y thị. Sáng hôm, v́ thức dậy  trễ nên ông mới hay lũ học tṛ của ông t́m gặp ổ rắn và giết chết lũ rắn con. Ông băn khoăn lo sợ. Rồi cũng một đêm nọ, ông đang đọc sách th́ có một con rắn bị thương leo lên trên xà nhà thả xuống sách của ông một giọt máu tươi. Máu  thấm ba trang sách. Đó là cái cảnh cáo cho ông biết rằng ba họ của ông phải đền nợ máu cho lũ con  của rắn mẹ. Rắn mẹ chẳng ai khác hơn là Thị Lộ. Án xử tử Thị Lộ chẳng phải là lệnh chém đầu, mà là bắt bà bỏ vào cũi đem d́m xuống đáy sông sâu cho bà chết ngạt. Bà hoàn lại cốt rắn chui qua cũi đào thoát.

Lại có nguồn tin rằng: Số là dư đảng của thái hậu họ Nguyễn và dư đảng của Nghi Dân, phao tin đồn rằng hoàng tử Tư Thành không phải là con ruột của Lê Thái Tôn. Đó là con tư sinh của bà tiệp dư họ Ngô với người đàn ông khác trong lúc bà Ngô Tiệp Dư trốn lánh triều đ́nh đang đặt trong tay cầm quyền của bà thái hậu họ Nguyễn. Lại có nguồn tin Tư Thành là con của kẻ của kẻ vô căn vô cội được quần thần bày ra để đánh bại dư đảng của Nghi Dân. Do đó khi hoàng tử Tư Thành lên ngôi trở thành vua Lê Thánh Tôn, muốn đàn áp những tin đồn nhảm nhí, ngài bèn đem khẩu khí của bậc thiên tử vào những bài thơ sáng tác trong Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú. Chẳng hạn trong bài "Ngựi dệt vải" những câu: "Thấy dân đói rét chạnh ḷng thương / Vậy trẫm lên ngôi sửa mối giường / Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt / Gót vàng dậm đạp máy âm dương..." .

Lại có người đồn rằng Ngô Thái Hậu phủ nhận rằng vua Lê Thái Tôn đă không tằng tịu với Nguyễn Thị Lộ. Theo bà Ngô, vua xem bà Nguyễn Thi Lộ như mẹ v́ vua mồ côi mẹ thuở bé thơ. Cũng theo bà Ngô, khi vua ghé chơi Côn Sơn, vua Thái Tôn thức suốt đêm để mạn đàm với Nguyễn Thị Lộ, tôi tớ trong  nhà quan hành khiển đều rơ biết.

Viết nội truyện, Đặng Phùng Quân thu lại trong vài câu đàm thoại giản lược thật cô đọng. C̣n hiểu rơ chính sử lẫn biên sử là do người chép sử và độc giả yêu lịch sử t́m ṭi lấy.

 

Năm Quang Tự thứ nhất :

- anh có hay chuyện ǵ đă xảy trong cung Lạng Sơn vương?

- khắp thiên hạ cũng rơ như bài Trung hưng kư?

- Nhân Tông mới hai tuổi đă sớm nối ngôi vua, Thái hậu Nguyễn Thị là gà mái gáy sớm, đô đốc Lê Khuyển như thỏ không giữ mệnh. Vua đàn bà mắt quáng buông rèm ngồi chốn thâm khuê, bọn họ ngoại ḷng tham, khoác lác hoành hành khắp cơi, kẻ thân yêu nắm quyền vị, nạn hối lộ công khai. Việc văn giáo lặng lẽ như băng tan, người hiền từ phài bó cánh... người trẻ không biết nghĩ, làm bậy ngông cuồng, người già chẳng chết đi, trở thành mối họa. Bán quan mua kiện, ưa giàu ghét nghèo. Hiền tài là rường cột của triều đ́nh mà sạch như không  quét đất. Văn chương là khí vận của quốc gia mà im ắng tựa cỏ khô. Cửa ngơ th́ sơ sài, tay không cũng phá nổi. Thế là nó dẫn quân cú vọ cáo cầy, ngầm nuôi mưu kế cướp ngôi phản nghịch. Bọn tặc thần Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng, Ngô Trung và phường chó lợn hơn ba trăm đứa, nủa đêm cả gan bắc thang trèo tường lẻn vào như vào chỗ không người, vua và hoàng thái hậu đều bị hại, thương thay?

- chuyện đoạtt ngôi trưởng đích?

- mười tám, mười chín năm trước?

- phế trưởng, lập thứ?

- để chính danh phận?

- hẳn như chiếu đại xá đời Thiên Hưng?

- tự biết ḿnh không phải là con của tiên đế?

- có chuyện đó sao?      

- ai là con của tiên đế?

- có chuyện đó sao?

- hỏi họ Dương, họ Ngô, họ Nguyễn?

- người nào cũng có danh phận thái hậu?

- có nhớ năm Đại Bảo c̣n tuyển chọn gái đẹp trước sân điện?

- kẻ phong lưu sẽ chết v́ sắc?

- cả hai?

- anh muốn chỉ hành khiển?

- có ai chết v́ văn chương đâu?

- hành khiển không chết v́ gái?

- cái án Lệ Chi viên đó?

(trang 34, 35)

 

Chúng ta từ bấy lâu nay tin rằng vua Lê Thái Tôn tức vị hăy c̣n nhỏ tuổi, đang độ xuân xanh, gặp Nguyễn Thị Lộ có tài sắc trong lứa tuổi nửa chừng xuân cho nên nhà vua say mê ngay. Thật ra, vận sự vua trẻ mê phụ nữ lớn tuổi đă có vua Henri Đệ Nhị của nuớc Pháp say mê bà thầy dạy của vua khi vua c̣n là hoàng tử. Đó là bà quư tộc Diane de Poitiers vốn là gia sư của vua khi vua chớm tuổi hoa niên. Bà này lớn hơn vua mười chín tuổi với nhan sắc diễm lệ không tàn phai khi bà vào tuổi đă hoàng hôn xế bóng. Vận sự này cũng trùng hợp với vận sự hoàng đế vào triều đại nhà Minh tức là Minh Hiếu Tôn (Chu Hựu Đường) say mê người cung tần họ Vạn lớn hơn Hoàng đến hai mươi tuổi. Bà Vạn được vua phong chức quư phi. Vạn Quư phi tác yêu tác quái trong hoàng cung và v́ nổi giận một cung nữ nên xung động tim mà chết. Sau đó ít lâu hoàng đế cũng chết v́ nhớ thương người sủng phi của ḿnh.

Có thể vua Lê Thái Tôn là kẻ háo sắc. Nguyễn Thị Lộ dù đứng tuổi nhưng lộng lẫy nhan sắc, vang danh văn tài. Bởi thế vua trong lúc say sưa phút ái ân, cưỡi ngựa gió (thượng mă phong), hồn bay lên Dương Đài ở đỉnh Vu Giáp Vu Sơn. 

Đọc qua cuộc vấn đáp của hai người trong thời gian Trung Cộng và Bắc Việt choảng nhau, ta thấy rằng tác giả Đặng Phùng Quân cho chúng ta biết trong câu hỏi của người này mở đường cho câu trả lời của người nọ. Rồi câu trả lời của người nọ đă có chứa câu hỏi đáp ứng lại người này. Đọc những câu vấn đáp của  họ cho nhau, ta mới rơ cái chính sử lẫn biên sử vào triều đại nhà Trần và vào triều đại nhà Hậu Lê. Nhưng Đặng Phùng Quân tŕnh bày một cách vắn tắt những biến cố làm đậm nét những trang sử đẫm máu làm rung rinh hai triều đại kể trên. Anh thắp sáng trong kư ức những sử gia bằng cách đưa ra những tiền đề một cách đơn giăn, th́ họ phải t́m nguyên vẹn những biến cố ấy. Cái chết của vua Lê Thái Tôn được hai người đối đáp bàn tán như sau:

  

- vậy th́ vua chết tại ai?

- sao sa xuống phương nam đó?

- kế đô.

….....................

 

- tiết chế chọn kiếp mà?

- lời giối của Yên Sinh vương năm nào?

- vậy lời Tảng là đúng?

- đời sau, những người như họ Phan, họ Ngô đều không thông đạo lư?

- luật phản hồi vĩnh cửu?

- họ Thích, họ Lăo đều nói như vậy?

- Heidegger, Niezsche cũng tin?

- tiết chế, hành khiển nghĩ thế?

- lư đâu cả họ bị diệt?

- tiết chế trở lại, tri kỷ như hành khiển không dám hy sinh?

- đă hẳn, bài đại cáo đâu khác bài hịch năm nào?

- đó là cái lẽ của trời đất?

- cái năm 42 thật nhiều chuyện?

- mùa thu tiết chế đầu thai, vua chết, cả nhà hành khiển bị giết, bắt tội đến ba họ chẳng khác thường sao?

- có liên hệ sao?

- khi tiệp dư ở cữ, mơ thấy chốn tiên nên khi sanh bị người đuổi bắt, nếu không gặp vợ hành khiển làm lễ nghi học sĩ ra vào cung cấm rành rẽ th́ đứa con đỏ kia đâu có thoát?

 - người cũng được phong B́nh Nguyên vương mà? 

(trang 35)

  

Đặng Phùng Quân cho Hưng Đạo Vương đời nhà Trần thác sinh thành vua Lê Thánh Tôn để gặp quan hành khiển Nguyễn Trăi. Công việc này lọt ra ngoài biên sử, lọt ra cả huyền thoại để thành một chuyện thần thoại phảng phất khí chất linh thiêng. Dù có tin hay không, dù gật đầu bái phục hoặc bĩu môi trề nhúng họ Đặng, nhưng chúng ta phải suy nghĩ từ gốc tới ngọn. Đặng Phùng Quân đâu phải là sử gia? Anh chỉ muốn khai thác "nội truyện" nên dùng cái chuyện đầu thai để Hưng Đạo Vương thành vua Lê Thánh Tôn. Có vậy, cuộc đàm thoại của hai người bàn bạc về chính biến trong lịch sử nước ta thêm phần hào hứng hơn.

B́nh Nguyên Vương (chức cũ của vua Lê Thánh Tôn) hồi ở kinh sư sống kín đáo như một ẩn sĩ. Hai mẹ con của bà Ngô Ngọc Dao khi được vợ chồng quan Hành khiển bao che, biến nơi cư ngụ của họ thành ngôi đại ẩn am, tránh chuyện săn lùng, bắt bớ.

Lệ Đức Hầu trong câu chuyện mạn đàm không phải là phường nha trảo của Nghi Dân mà là Nghi Dân cướp ngôi của Lê Nhân Tôn. Câu chuyện lại tiếp nối:

- anh muốn nhắc dụ sắc năm nào: khi Lệ Đức hầu cướp ngôi, Ngô đă v́ hắn trổ tài phong kiến... nay Lệ Đức mầt nước về tay ta, các người không biết v́ ăn lộc chết theo hắn lại đi thờ ta?

- vua thật không đố kỵ?

- yêu, ghét không hàm trong lĩnh vực quyền lực?

- vua ắt phải hữu quyền?

- c̣n ǵ tỏ rơ hơn chinh phạt?

- đạo lư có ở chỗ: đánh phản nghịch, cứu sinh dân, thánh triết phải tỏ bày uy vũ?

- vua thật ngạo mạn?

- trong văn chương?

- nhớ khi quở Lễ bộ Thị lang: ta xem Hồng Châu quốc ngữ của ngươi c̣n nhiều chỗ thất luật, ta chắc là ngươi chưa biết?

- mùa  đông 96 ở hành tại, ngẩng đầu nh́n trời cao mà diễn tả tâm ư, phê phán Lư, Đỗ, Âu, Tô sống lại vị tất đă làm nổi, duy có ta làm được, đâu hẳn chơi chữ lạ, khoe chữ  khéo đâu?

- có phải là tâm ư của tiết chế?

- băng ngọc u hồn nhập mộng vô?

- há người không thấy lúc lẻn vào pḥng trưởng công chúa?

- t́nh có lồng trong quyền lực?  

- hà tất? đời Quang Thuận khi mắng nhiếc kẻ khác: ngươi khi trước c̣n làm gia thần, dám nói phao là ta đáng làm thiên tử, ngươi là thiên đế sao? ngươi biết trước được việc đó?

- ngươi là gian thần? loạn thần? tặc thần?

(các trang 37, 38)   

 

Chính sử trộn vào biên sử, giai thoại trộn chung với huyền thoại, có khi leo lên nấc thang cao để ḥa hợp cùng thần thoại.  Vận sự đó khi th́ vụng về như cát trộn với vàng, khi th́ khéo léo như những thứ rượu pha trộn ḥa tan thành một thứ rượu thập cẩm ngon lành ( ly cocktail ). Có thể, tôi chỉ nói có thể thôi, chứ không dám xác quyết, biên sử trộn vào lịch sử dù đúng hay sai với chủ ư của tác giả Đặng Phùng Quân nhưng  vẫn là nội truyện v́ diễn tiến câu chuyện đă xảy ra trong mảnh đất quê hương chúng ta.

Chúng ta thừa biết rằng mảnh đất nào, xứ sở nào có huyền thoại đem lại cho dân chúng ở nơi đó biết bao cảm hứng, nhưng cũng đem lại cho họ nhiều mê tín dị đoan. Nhưng Đặng Phùng Quân đem huyền thoại vào biên khảo một chút xíu thôi để làm nẩy bật tư tưởng của anh.

  

 

Ngoại Truyện

 

Đặng Phùng Quân không phải là nhà phê b́nh. Anh là nhà biên khảo văn chương. Anh chịu khó đọc sách, chịu khó sưu tầm văn chương ngoại quốc để cho bạn đồng thời với anh và các hậu sinh của anh chiêm nghiệm đường lối văn chương nào mà họ phải đi, trường phái nào hợp với khả năng và bản hoài của họ.

Ở phần nội truyện, anh viết những biến cố thôi, chằng đem tư tưởng của một người cầm bút có tư tưởng (triết học và tôn giáo) để b́nh luận. Tới chương ngoại truyện, anh dùng con dao triết học ra để giải phẫu những bí ẩn của những kẻ thủ phạm và nạn nhân trong những vụ án của giới văn nghệ sĩ ở Âu Châu.

 

Nhập thế hữu văn chương

 

Đặng Phùng Quân cho rằng: Có một số phụ nữ bảo rằng họ thích lấy chồng triết gia, không thể nào lấy linh mục, v́ triết gia làm t́nh có chứng tắc; c̣n linh mục th́ không được bề trên cho phép, làm t́nh lén lút th́ được. Bút giả xin nhắc các bà các cô rằng: Khi làm t́nh, các cô bảo anh t́nh nhân triết gia khoan xổ môn triết ra trong giây phút khoái cảm tuyệt đỉnh, chi bằng đương sự nói những câu trây trúa tục tĩu như thế mới tăng cường nguồn khoái lạc.

Đặng Phùng Quân bảo rằng:  

 

Cuộc chiến giữa triết gia và người ngoại cuộc bắt đầu từ khu biệt phái giống. Kant - triết gia chưa hề lấy vợ - đă coi thiên bẩm (Naturgabe) của người đàn bà là làm chủ (sich bemeistern) cái khuynh hướng đàn ông hướng về ḿnh.

Đàn bà muốn thống trị (herrschen), đàn ông bị ngự trị (beherrscht).

Văn hóa, cái tiếp tháp (Pfropfen) giống đực và giống cái làm sinh sôi nẩy nở mọi loài từ cây cỏ, sinh vật đến con người ở trong t́nh huống tự nhiên nguyên sơ (im- rohen Naturzustande) như thế. Hôn nhân là hậu quả của văn hóa giải phóng người phụ nữ và nô dịch người đàn ông.

Quy tắc của Kant: Đàn bà có niềm bí mật (Geheimnis), đàn ông th́ không.

(trang 43)

    

Chúng ta thấy ông Kant vơ đũa cả nắm. Nhưng mà thời gian luôn ở trong ṿng tương đối th́ chúng ta chấp nhận cái quy tắc của ông một phần nào. Tác giả Đặng Phùng Quân khi đọc xong "Hồn Bướm Mơ Tiên"  của Khái Hưng chú ư một điều này: chú tiểu Lan giả trai đến tu ở chùa Long Giáng mang theo một niềm bí mật không bao giờ thố lộ cùng ai. Đặng Phùng Quân có lẽ tâm đắc khi nhận xét: Đàn ông dễ đem ra phân tích qua lời thố lộ, c̣n đàn bà khó thố lộ cùng ai. Đàn bà giữ kín niềm bí mật của ḿnh, nhưng thích sẵn sàng vén màn bí mật của kẻ khác. Marcel Proust trong "A La Recherche du Temps Perdu" và Khái Hưng trong 2 truyện dài "Gia Đ́nh"  "Thừa Tự " cũng ưa "nói xấu" đàn bà như thế.

 

Bi chú của người viết:

Những trường hợp dưới đây lấy từ những niềm bí mật của nhiều triết gia. Người viết không chịu trách nhiệm về những sự trùng hợp (ắt có) v́ những nhân vật đều đi vào lịch sử và người chết th́ không thể kháng cáo những điều quy trách về những hành động của họ.

(trang  43)

 Tiền đề thứ nhất : 

 

Triết gia mác-xít thay v́ xóa lư trí của con người nên xoay qua xóa bỏ t́nh yêu hiện thể của nhân vật ḿnh.

Sau đây là câu chuyện của ông thông thái văn chương Soren Aby Kierkegaard từ hôn cô Regine Olsen sau một năm đính hôn. Chàng trở về Copenhagen. Chàng viết những bài trí tuệ cho nhiều tờ báo bằng nhiều bút hiệu khác nhau. Chàng có một số người ưa thích, nhưng bị một số đông là các bút giả của các báo khác viết những bài châm biếm. Chàng có nhiều kẻ thù công khai, đó là các nhà lănh đạo Tin Lành. Chống lại những đ̣n ác liệt của họ, chàng bảo rằng thời đại của chúng ta không phải là xă hội Cơ Đốc th́ đâu cần làm người Công giáo.

Đặng Phùng Quân c̣n viết về cặp t́nh nhân khác là  Geog Lukâcs và Irma Seidler. Khi Lukâcs viết xong quyển tiểu luận về Kierkegaad và Regine Olsen rồi viết thêm cuốn "A Léhék És a Formák" dành trọn cho Irma Sidler và cũng vừa tới giai đoạn Lukâcs đă đoạn tuyệt với Irma  Seidler.

 

Sự khác biệt chủ yếu của cuộc đời này và cuộc đời khác là vấn đề do đâu cuộc đời tuyệt đối hay chỉ là tương đối, không hệ thống trong cuộc đời. Chỉ có cái riêng lẻ và cá thể, cái cụ thể trong cuộc đời. Hiện hữu là phải khu biệt... Chân lư chỉ là chủ quan - có lẽ; nhưng chủ thể chắc hẳn là chân lư.

(trang  44)

    

Sokrates đối với Nietzsche là một bi kịch: Sokrates lấy Xanthipe và hạnh phúc với bà, tuy ông xem hôn nhân như một chướng ngại đến Lư tưởng v́ ông đă vượt những khó khăn của hôn nhân.

Vào mùa xuân 1911, dự tính xuất bản quyển sách, Lukâcs sẽ trang trọng tặng một ấn bản cho Irma với lời lê ôn nhu tha thiết như sau:

 

... nếu tiểu thư đọc qua cuốn sách, thực sự  đọc qua nó... tiểu thư biết mọi chuyện về tôi, phần đời đẹp nhất của tôi, nhiều điều và tốt hơn là tôi có thể kể lể bằng cách nào khác...

Tiểu thư biết là tại sao những tập bài đó được viết ra bởi v́ tôi không thể làm thơ.

(trang 45)

 

Lukâcs bảo Irma rằng cuốn sách do chàng nhận những cảm hứng ở Irma được chào đời bằng tiếng Đức, Irma ưng thuận. Lukâcs đề tặng nàng ở trang nhất.  

Nhưng tháng Năm năm đó, Irma tự tử bằng cách nhảy xuống sông Danube. Nàng là đời sống của tác phẩm. Nàng tự trầm trong nước sông Danube, thiên hạ ngờ rằng nàng bị bạn của chàng ruồng rẫy. Irma viết đôi ḍng vĩnh biệt cho Lukâcs :     

 

... khi sống chúng ta không bao giờ có thể ở bên nhau khôn rời... Tiên sinh chẳng hề nói mà em chẳng thể biết chắc v́ em có những lư do sâu xa cho điều ngờ vực trái ngược là chàng đâu có ngờ rằng cuộc đời của em đă thực sự gắn bó vào đời chàng...

(trang 46)

 

Trước đó, nàng gửi thư cho Lukâcs vào năm1908:

 

Gyuri yêu dấu nhất đời của em, em đang sửa soạn hành trang đi Budapest ... em muốn nói với chàng, em có thể tự hiểu ḷng ḿnh xem c̣n con đường nào chúng ḿnh có thể đến bên nhau, em muốn chúng ḿnh kinh qua đó / nếu chẳng đặng đừng th́ chàng măi măi ở trong tâm khảm em và em chẳng có rời xa cũng vẫn tin vào sự ấm áp của tâm hồn ḿnh thuộc về chàng theo từng bước đi. Điều mong mỏi duy nhất em khẩn cầu là nếu có phải chia tay th́ chúng ta cũng không cay đắng mà chia tay trong êm đềm với những t́nh cảm cao thượng và nồng nàn...

(trang 46)

 

Irma  đă kết hôn với một họa sĩ. Nàng trở thành họa sĩ. Trước năm 1911 nàng cùng Lukâcs và Leo Popper đi Florence. Sau chuyến đi đó, họ c̣n gặp nhau mấy lần. Georg Lukâcs khởi sự viết "A Lékék És a Formâk". Georg có yêu nàng chăng? Trong thiên tiểu luận "Über Sehnsucht und Form", chàng nói rằng chính dục vọng làm chàng trở nên cứng rắn và mạnh mẽ, không động ḷng để mặc cho người đàn bà oằn oại đau đớn. Có phải chàng hủy hoại nàng chăng?

Ta có thể đoán rằng, Đặng Phùng Quân đặt vấn đề viết ngoại truyện trên nền tảng những bi kịch, những cuộc chia ly, những cuộc tự sát v́ t́nh trong giới văn nghệ sĩ, trong giới chính trị... Đó là những người nổi tiếng.

 

La mort à deux n'est plus la mort

 

Đây là một bi kịch do chính trị trộn vào chính trị. Althusser, một triết gia mát-xít giết bà Hélène, bị quản thúc tại nhà thương Sainte Anne, sau đó chiếu theo điều 64 của Bộ H́nh Luật 1838, chàng được miễn tố. Chàng nổi tiếng nên được Tổng thống đương đại ân xá.

Những năm về sau khi tỉnh trí, Althusser bảo: "Dù tôi ra khỏi bệnh viện tâm thần được hai năm nhưng tôi thành kẻ thất tung đối với công chúng. Tôi sống dở chết dở".

Thật sự chàng không thực sự chết v́ chàng nghĩ tương lai c̣n kéo dài vô tận như tên quyển tự truyện.

Cái chết của Irma, Lukâcs không có trách nhiệm. Nhưng cái chết của Hélène làm cho các báo chí hữu khuynh đua nhau chống đối Tổng thống phe tả khuynh, đồng lơa với phạm nhân thoát khỏi chế tài. Từ đó Alhusser lang thang trên hè phố, miệng lảm nhảm nói một ḿnh. 

 

Cái chết của Irma

 

Ngày 18 tháng 5 năm  1918, đó là năm ấn bản "Die Seele und Formen" hoàn tất. Irma đi Budapest và dự cuộc triễn lăm của nhóm Tân họa sĩ Dă Thú. Trên đường về, nàng gặp Balázs (bạn chí thân của Lukâcs) và họa sĩ Dezso Orban làm bạn động hành. Cả ba đi dạo dọc theo bờ sông Danube, tới cầu Margaret nàng  nhảy xuống sông tự trầm. Tiểu thuyết gia Lajos Biró, bằng hữu thâm giao của Irma và Georg  đóng vai nhân chứng viết phim bản cho Alexandre Korda. Irma chết đuối v́ hai bạn đồng hành của nàng  gọi cảnh sát, nhưng cảnh sát bặt tâm. Theo Balâzs, Irma thất vọng tự tử v́ nàng cần có một một người đàn ông, nhưng Lukâcs không đối xử với nàng như một người đàn bà. Balâzs viết trong nhật kư: Đây là tội lỗi thứ nhất của tôi / thật lạ lùng v́ nhờ đó lần đầu tiên tôi cảm thấy sự  thuần khiết của cuộc đời và trái tim tôi.

C̣n Lukâcs lại nghĩ rằng: "Sự cô đơn tôi muốn tràn ngập tôi như phán xét của cuộc đời / nếu mà bất kỳ ai đó cứu được nàng th́ tôi mới có thể... nhưng tôi đă không muốn và không thể..."

 

Cái chết của Hélène

 

Althusser viết một bản cung khai: Vào 9 giờ ngày Chúa nhật 16 tháng 11 tôi ngoi lên sau một đêm sâu thăm thẳm tôi không thể ḍ nỗi, tôi thấy tôi đứng ở cuối chân giường và Hélène nằm xoăi ra trước mặt tôi khi ấy tôi tiếp tục xoa cổ nàng và nàng cảm thấy như cánh tay tôi đau buốt, hiển nhiên do cử động xoa bóp, thế rồi tôi nhận ra, không hiểu sao, không biết sao, đôi mắt nàng bất động, đầu lưỡi lè ra giữa răng và môi, nàng đă chết.

(trang 49)

 

Louis Althusser, 62 tuổi, triết gia mát-xít, giáo sư trường Cao Đẳng Sư Phạm, đảng viên Cộng Sản Pháp. Trong cuộc điều tra cái chết ông c̣n đang dưỡng bệnh tại bệnh viện tâm thần. Cái chết của Héiène không có nhân chứng, báo chí rầm rộ loang tin. Báo thương báo ghét b́nh luận xôn xao, không bài nào trung thực. Đặng Phùng Quân cho rằng sự phản ảnh các báo chí như Lukâcs tự vấn - tao ngộ tạo thành triết lư, hay triết lư h́nh thành tao ngộ? Cái chết của Hélène, Althusser đă viết lại thực tiển trong niềm bí ẩn.

Về cái chết của Irma, chúng ta c̣n hiểu nguyên do, bởi v́ Lukâcs không coi nàng như đàn bà, không có giây thân ái, không sức hút giữa giống cái và giống đực. C̣n cái chết của nàng vẫn mờ mờ nhân ảnh. Althusser chỉ khai với cảnh sát là chàng xoa bóp Hélène, và không hiểu v́ sao nàng chết. Nhưng cuộc điều tra của cảnh sát th́ trong cơn thác loạn thần kinh, chàng siết cổ nàng.

Trong phần nội truyện, giai thoại về cha ông con cháu của họ Trần lấy nhau, ép hôn nhân, cưỡng bức nhau.  Thuở đó không có báo chí khai thác. Đến thời Hậu Lê, chuyện trong thâm cung, ở sân chầu hoặc ở điện Kim Loan, cuộc tranh giành ngôi báu làm cho lê dân rúng động. Ai ai cũng thích chuyện giật gân, thích chuyện mê tín dị đoan nên tin theo ngay.

Vậy chúng ta nghĩ thế nào là  ngoại truyện? Tác giả muốn cho chúng ta tự t́m hiểu lấy. Có kẻ cho rằng ngoại truyện là  truyện viết về những thiên t́nh sử nước ngoài. Nhưng Đặng Phùng Quân đâu có thể viết về ngoại truyện một cách đơn giản như thế. Có phải chăng về ngoại truyện, ng̣i viết của anh lún sâu vào vấn đề sâu xa thăm thẳm hơn, cái nh́n của  anh  xoáy vào cốt truyện đưa cốt truyện vào một vấn đề phiền toái nhưng thập phần lư thú hơn. Đó có phải là nền tảng của ngoại truyện? Xin khoan cho rằng Đặng Phùng Quân bày những tṛ chơi chữ nghĩa. Xin cùng đọc phân đoạn tiếp theo:

 

Cuộc đời hay chữ  Thế

    

Ở phần ngoại truyện, với hay cái chết của Irma và của Hélène, gợi cho Đặng Phùng Quân một cái nh́n khác xa cái nh́n của kẻ thẩm vấn án mạng, khác xa cái nh́n của phóng viên nhà báo, nghĩa là một cái nh́n nhân bản, một cái nh́n của một nhà văn tư tưởng. Người chết không tự biện hộ hành trạng của ḿnh. Irma đă viết thư cho Georg:

 

Chúng ta cùng trải qua một cuộc sống lành mạnh, em sống tự nhiên, c̣n chàng sống với lịch sử thực chứng với  nghiên cứu của Marx...

 

... ư nghĩ về một cuộc đời vươn lên khỏi khuôn khổ hằng nhược - hellseherisch thái độ của người nghệ sĩ đối với các tác phẩm như một thực thể cơ hữu sinh động có thể để yêu nồng nhiệt, có thể cứu chuộc hay bức tử nhưng trước hết là sống - Georg đă gọi Irma là đời sống - cho nên cái bi kịch của nàng nằm trong cái bi kịch của cuộc đời. Ihre Tragödie lag in des Lebens, trong khung cảnh chết thực sự là đối trọng biện chứng của đời sống in ciner Sphar also wo der Tod tatsächlich der dialektische Gegensatz vom Leben ist.

Cái mâu thuẫn Lukâcs học được ở Marx là mặt đối lập trong cuộc sống / sự nghiệp ngay trong lá thư thảo gửi Irma cảm tạ nàng đă xuất hiện thấp thoáng trong đời chàng rồi ra đi với niềm đau cùng hoan lạc v́ chúng là những dấu chỉ tất yếu của cuộc đời - cả h́nh ảnh của nàng trên bàn viết cũng hiện diện và biến đi cần thiết v́ bản văn có thể tàn hủy với sự hiện diện của nàng.

(trang 50)

 

 

Khi tác phẩm nào vừa hoàn tất, Georg Lukâcs khắc khoải bàng hoàng lo ngại v́ nó hoàn thành trong cô đơn tuyệt đối của chàng (hay của nàng) làm chàng trở thành triết gia hoặc không đi sâu vào triết học. Làm sao con người bị trói buộc trong khung đạo lư chật hẹp sẽ  t́m được vấn đề siêu tuyệt? Đặng Phùng Quân không chỉ t́m nhũng ư tưởng hiện lờ mờ trên mặt chữ? Anh t́m những vấn đề sâu xa hơn. Người nghệ sĩ khi nh́n pháo nổ từng loạt trên dăy lầu cao, rồi nh́n xác pháo như mưa một trận rơi xuống mặt đường như trận mưa hoa hồng, lớp giấy quấn bên trong màu hồng đào nhơn phớt, lớp giấy bên ngài đỏ tươi màu hồng hạnh thắm đậm tới sắc yên chi. Chàng yêu xác pháo qua sự liên tưởng tuyệt vời. Nhưng một sử gia và triết gia th́ khác hằn, Ông ta thẩm định gốc rễ từng tiếng pháo, từng xác pháo, tất cả gợi cho đương sự cái uyên thâm của hiện hữu  Đương sự trầm tư, dùi đầu óc ḿnh vào cái tư tuởng phiền toái hơn, vào phần vụ thiêng liêng hơn.

 

... những tháng năm c̣n lại một cuộc đời dài thăng trầm nhọc nhằn kể cả giai đoạn viết hủy triệt lư trí (die Zerstörung der Vernunft) chối bỏ thêm một lần h́nh ảnh / những con người / những chặng sống đến cuối đườn.g Lukâcs nhận ra là chúng ta sống một đời người nên tạo dự trong đời một điều không thể có ở tự nhiên là cái đối nghịch giữa đáng và không đáng giá...

(các trang 50, 51)

 

Cái âm vật dục của Louis

 

Tháng Hai năm 1986, Louis Althusser được mời diễn thuyết tại Hội Triết Học. Đề tài: Lenin chính thức bước vào lănh địa trí thức. Lenin dẫn lại triết gia vô sản Đức J. Dietzgen. Ông ta gọi các giáo sư triết học khác là "tụi khoa bảng xu nịnh". V́ những kẻ đó gồm các giáo sư và giảng viên, dù có vẻ độc lập về tư tưởng, nhưng thật ra đầu óc của họ dù vẫy vùng trong ao tù mê tín và ít nhiều kẻ vẫn bị ch́m ngập. V́ như thế phải t́m con đường chân lư, họ phải nghiên cứu triết học, một con đường dễ bị nhầm lẫn hơn hết tất cả mọi đường.

Đặng Phùng Quân viết về thời niên thiếu của Louis Althusser:

 

Louis suốt một thời niên vẫn bị ám ảnh cái ấn tuợng người mẹ giống như mọi đàn bà cùng thế hệ có thói quen giấu tiền ở trong váy nhất là khi đi đường trường, tiền được giấu sao gần với bộ phận sinh dục hầu có thể bảo vệ cả tiền lẫn thể xác.

Chàng vẫn c̣n nhớ rơ bà mẹ đă có lần tàn nhẫn đem vật dục ra so sánh với con bạn gái cùng trang lứa của chàng là chàng chỉ có hai lỗ c̣n nó có tới ba lỗ.

Lần thứ nhất trong đời Louis biết nh́n trộm người đàn bà đứng trần truồng trong bếp - thôi thúc v́ nỗi thèm muốn không thể cưỡng lại, chàng lén mở cửa núp ngắm bà Suzy một hồi lâu - quả thật chú bé con chưa từng thấy một người đàn bà trần truồng, đôi vú, chiếc bụng, phần lông âm hộ và đôi mông tṛn mê hoặc; thuở ấy mới mười tuổi, chàng không hiểu v́ trái cấm hấp dẫn hay vẻ rạng rỡ tràn trề tinh dục trong h́nh dáng ph́ nhiêu của bà? Niềm thống khoái kéo dần khoái khoảnh khắc tới lúc bà phát  hiện và thay v́  nhiếc mắng bà lại kéo chàng vào sát ngực và giữa cặp đùi ấm của bà để hôn chàng.

Lần thứ hai, trong đ̣i chàng lại bắt gặp phần trên cặp đùi tuyệt vời để trần của một người đàn bà khác, chùm lông đen nhô lên và quan trọng hơn hềt là khe hở nơi  âm hộ của nàng màu hồng hoa anh đào.

(các trang  51, 52)

 

Trong "Mythologie et Légendes grèques et latines" có câu chuyện chàng Oedipe giết cha lấy mẹ. Câu chuyện loạn luân ấy đâu phải do chàng và mẹ chàng có ư muốn, mà là do định mạng oan nghiệt xui ra. Bà mẹ Jocaste tự vận, c̣n Oedipe tự móc mắt ḿnh, từ bỏ ngai vàng và sống đời ăn xin để tự ḿnh trừng phạt lấy ḿnh. Về sau các nhà phân tâm học khám phá ra rằng con trai yêu mẹ hơn cha, con gái yêu cha hơn mẹ. Đó là sức thu hút không phải do mặc cảm loạn luân nhưng có một sức lôi kéo siêu h́nh giũa hai cực Âm và cực Dương. Nhưng nữ sĩ chuyên viết văn ái t́nh nóng bỏng trợt qua t́nh dục là Emmanuelle Arsan (người Thái Lan lấy chồng Pháp) đă sáng tác quyển truyện dài "Néa" dựng một cái cảnh cha ruột ái ân với con gái khi cô này cố t́nh quyến rũ cha để cha làm đơn khiếu nại người anh rể cô v́ cô vu oan rằng chàng ta cưỡng hiếp cô nên phải chịu cảnh tù đày. Emmanuelle Arsan lăo thông văn chương triết học, dù đưa ra nhiều nhân sinh quan lạ lẫm, cận nhân t́nh mới mẻ, nhưng cuốn sách dâm loạn, kia khiến nhiều độc giả phả nhăn nhó phàn nàn.

Đặng Phùng Quân nhận định như sau:

 

... thật bất công nếu chỉ kể nỗi ám ảnh vật dục của Althusser - cả khi chàng tự nhận dường như thiếu sót cái kích thước dương vật của người đàn ông - nữ sĩ Hanrahan người Úc than thở từng điên lên được v́ không có dương vật - điều Hanrahan phát hiện chưa từng được ghi trong sách vở giải phẫu học là bà thường nh́n vào quần đàn ông để xem dương vật của y nằm bên trái hay bên phải (nguyên lư Barbara) nếu y thuận tay trái th́ dương vật thường ở bên phải và nếu y thuận tay phải y để dương vật sang bên trái.

(trang 52)

 

Dăm ba người nghệ sĩ có khuyết tật hoặc có sinh lư không hoàn hảo thường là những thiên tài. Những cái khiếm khuyết ấy dường như cứa mạnh vào nguồn càm hứng của y ta và tạo cho y ta nguồn sáng tác một rung cảm phi thường.

Bút giả c̣n nhớ vận sự trong nếp sinh hoạt của hai nhà văn Francis Scott Fitzgerald (1896-1940) và Ernest Hemingway (1896-1951). Thuở đó, Ernest Hemingway c̣n nghèo, chưa nổi danh, được nữ sĩ Gertrude Stein và Francis Scott Fitzgerald bao bọc, giúp đỡ khi cả ba sống ở Kinh thành Ánh sáng Paris. Trước đó, Francis Scott Fitzgerald đă vang danh và bà vợ Zelda kiều diễm của ông có nhiều tiền ăn chơi thỏa thích và tiêu xài huy hoắc. Thế rồi Zelda mắc chứng điên. Lại có tin đồn Ernest Hemingway đồng tính luyến ái. Zelda khi điên khi tỉnh, hô hào ỏm tỏi rằng Ernest Hemingway kê gian với chồng bà ta và chồng bà ta có cái dương vật nhỏ tí xíu không làm bà ta thỏa măn. Thực hư chưa rơ trắng đen ra sao. Cơn điên của Zelda trầm trọng, bà ta phải vào dưỡng trí viện. Francis Scott Fittzegerald nghèo túng phải viết truyện phim để sinh nhai và để trả tiền cho bịnh viện. Nhân t́nh của ông là cô nữ kư giả Sheilah Graham hết ḷng giúp đỡ ông. Ernest Hemigway và cô ta tuyên bố Francis Scott Fitzgerald có bộ phận sinh dục b́nh thường và hành xử ái ân cũng b́nh thường. Vận sự ấy, cô nhân t́nh của Francis Scott Fitzgerald biết th́ đă đành. C̣n văn hào Ernest Hemingway làm sao biết được cũng là chuyện lạ, gây nhiều dư luận đàm tiếu.        

 

Như một triết gia

 

Hành trạng của Louis Althusser có thể làm cho Đặng Phùng Quân coi ông ta như một triết gia. Chúng ta thừa biết ông là kẻ tham khảo tư tưởng của Mác, vẫn là một triết gia. Cuộc sống t́nh cảm của ông lại có vài cái trắc trở quái lạ. Vậy th́ ông giống như một triết gia ở điểm nào?

 

ngay từ tập sách đầu tiên xuất hiện, Althusser như rơi vào một mối kinh hoàng, run rẩy trước một kiến tạo tùy tiện ngay từ thuở c̣n ở trung học, chàng đă nắm được xảo thuật của hành ngôn là vay mượn ư của kẻ khác để hoàn tất công tŕnh chỉ định, cho nên chàng chỉ muốn tiêu hủy ngay những quyển sách đă được in ra - làm cách nào, nếu không tiêu hủy chí ḿnh.

chàng không bỏ lỡ những cơ hội khoảnh khắc như lần tắm biển một nhóm bốn người. Hélène không biết lội, c̣n người bạn khẩn khoản tập bản thảo chàng đang viết dở dang về pḥng đọc ngấu nghiến, chàng yêu cầu người bạn gái của y cởi bỏ quần áo cùng chàng xuống tắm giữa những đợt sóng bốc khói dầu trong vùng biển động - c̣n Hélène của chàng với bản tính loạn trí cố hữu kêu khóc sợ hăi trong khi chàng và người thiếu nữ ngụp lặn trần trụi và làm t́nh dưới sóng.

(các trang 52, 53)

 

Qua lời kể của Đặng Phùng Quân, Althusser trong giai đọan này có một cuộc sống phóng khoáng rất thi vị. Nhưng mà không. Chúng ta sẽ thấy trong tâm trí chàng có một vết phỏng sâu nặng. Những nhà văn danh tiếng của xứ Pháp c̣n bị bệnh phong t́nh ngay trong thời kỳ danh vọng họ đang sáng chói. Đó là Jules de Goncourt. Đó là Alphonse Daudet. Đó là Guy de Maupassant.         

 

... trong những cơn dục vọng hao khuyết của thời niên thiếu (Althusser không ngần ngại nhớ lại chứng tật da quy đầu bọc làm cho chú bé loay hoay tốn nhiều thời giờ kéo da lên song không thể làm lộ phần quy đầu, nỗi sợ hăi bất lực toàn bộ, rồi những khoái cảm trong đêm mộng tinh / cái khoái cảm toàn bộ sần sượng phút t́nh cờ ôm người bạn trai mà cảm thấy dương vật cứng lên bất ngờ - những năm sau này chàng vẫn mang mối hận người mẹ đă xâm nhập vào cơi riêng của ḿnh / cái cử chỉ xoi mói tấm nệm giường chàng vừa xuất tinh trong đêm và kêu lên thằng con trai đă thành người lớn - (như thể nắm lấy dương vật chàng phơi ra) - chàng phát hiện cái động lực thúc đẩy bên trong cái ư thức hay xuất từ tiềm thức của triết gia có xảy đến cái phần triết lư đă in ra cũng vẫn là thực tại khách quan tác xác thế giới / triết học phơi bày cái nội t́nh thuần khiết.

(trang 53)

 

Louis Althusser từ nhỏ đă mang ít nhiều mặc cảm. Khi chàng lớn lên, những mặc cảm ấy không c̣n bén nhọn nữa, nhưng chúng vẫn c̣n dù chỉ là những dấu vết lờ mờ. Nhưng những cơ hội nào đó, chúng hiện ra rơ từng nét một. Điều ấy làm chàng một cái ǵ để tạm thời quen chúng.

 

...không phải ngẫu nhiên chàng thu thập mọi phạm trù của chủ nghĩa Marx trong danh đề thực tiển và sáng tạo ra môt tiếng mới trong triết học, tiếng "tiếng thực tiễn lư luận" / pratique théorique làm viên măn dục vọng thỏa hiệp giữa dục vọng suy lư với niềm dục vọng riêng ám ảnh v́ kinh nghiệm tiếp chạm với thực tại (vật lư hay xă hội) cùng biến tắt thông qua lao động (công nhận) và hành động (chính trị). Kinh nghiệm ấy xuất phát từ những dục vọng của người mẹ không phải ngẫu nhiên Althusser đă viết thế kỷ mười chín chứng kiến những đứa con hoang ra đời: Marx, Nietzche và Freud (hoang v́ những nguyên tắc đă bị cưỡng hiếp, hoang v́ lọt ḷng từ người mẹ không chồng, sự vắng mặt của người cha pháp lư).

Althusserr (viết) những triết gia lớn nhất là những kẻ "mồ côi cha" và sống một cuộc đời trong cơi lư riêng tư cô đơn của ḿnh.

không phải ngẫu nhiên Lukâcs / Althusser mác-xít cùng thụ giáo bài học phản lư Nietzsche: triết gia sống cô độc.

họ đă dẫn cái chết của hai người đàn bà yêu dấu đến một chân lư: trong khi hủy triệt hiện hữu của ngươi khác (chối bỏ mọi h́nh thái cứu giúp), họ đă t́m ra phản chứng của sự tự hủy triệt, chứng cớ cái vô hiện hữu của chính ḿnh.

(các trang 53, 54)

 

*

*   *

 

Chúng ta bỡ ngỡ khi đọc xong bài viết nói về tự truyện, nội truyện, ngoại truyện của Đặng Phùng Quân. Có lẽ anh được nhiều tài liệu rất quí giá và anh đă tốn rất nhiều công phu nghiền ngẫm suy tư. Cũng có thể, những nhà văn yêu văn chương Tây phương, trong đó có anh, rất hoan nghinh những đường lối mà anh đă vạch ra. Thích hay không thích những cuộc đổi mới cho văn chương, nhưng chúng ta băn khoăn tự hỏi: văn chương hiện đại có leo tận chóp đỉnh  hay không? Nhưng tới chóp đỉnh rồi th́ đâu c̣n vị trí cao ngất nào để mà leo nữa? Lúc đó chỉ c̣n xuống giốc mà thôi. Rất có thể những ǵ anh đă viết đối với chúng ta thật mới lạ, chúng ta có rất nhiều bước đăng cao. Chúng ta có thể dùng những ǵ anh viết ra.

Có nhiều kẻ lười biếng đọc công tŕnh t́m ṭi những sở tri sâu sắc và thăm thẳm dịu vợi của kẻ cấp tiếng. Cho nên những kẻ ấy ch́a môi nhọn mỏ cho rằng Đặng Phùng Quân bày đặt những lư thuyết rườm rà để xúi bậy nhưng kẻ ham cái mới lạ trong văn chương, để rồi họ bị mắc cạn trong việc sáng tác.

Thật ra, Đặng Phùng Quân trong những cuốn sách khảo luận về văn chương chỉ tŕnh bày những khám phá lạ của các lư thuyết gia cấp tiến khác, chưa hẳn anh đă hoan nhinh họ và bắt các kẻ viết văn khác phải theo họ. Cũng vậy, anh không quá khích như Huỳnh Phan Anh với những lời hăm hở vũ bảo về văn chương: "Viết là đâm nổ mặt trời ",  hoặc là: "viết là thách thức với thần linh".

 V́ theo nôn nóng theo cấp tiến của văn chương mà nhà văn Pháp Claude Simon (1913 - 2005) tuy đoạt giải Nobel văn chương 1985 không đem vinh quang cho nước Phá. Hầu hết độc giả Pháp yêu văn chương cho rằng  Claude Simon và bạn bè của ông do nhà xuất bản Minuit khám phá là những nhà văn bất tài, nhung làm dáng làm điệu khó thương. Theo ư kiến của họ, những nhà văn này không biết viết văn, họ chỉ làm những bài tập văn chương ( les excercies littéraires ) trong công việc sáng tác chứ chưa thực hiện đưọc một tác phẩm văn chương đúng nghĩa. Ngoài Claude Simon c̣n có Nathalie Saraute ( L'Ère de Soupçon Kỷ Nguyên Ngờ Vực,) , Alain Robbe Grille (La Jalousie /Ghen Hờn), Paul Élouart, Claude Oller ( La Mise en Scène) / Cuộc Giàn Cảnh ), Samuel Beckett (, Michel Butor / Cuộc Đổi Thay)

Nhóm này không tạo ra nhân vật trong tác phẩm mà chỉ viết nhưng tĩnh vật hay họa hoằn mớixen lác đác ít vài động vật. Tài tử điện ảnh Jean Paul Belmondo xem thường nhà văn Alain Robbe Grilet. Nhà văn Jean Cau không mấy cảm t́nh với trường phái mà các nhà văn nhóm Minuit đề xướng. Độc giả gọi nhóm văn gia này là nhóm Nhà Xuất bản Nửa Đêm ( Édition de Minuit), nhóm Trường Phái Cái Nh́n (École du Regard ), những nhà văn khám phá loại Tân Tiểu Thuyết ( Le Nouveau Roman). Các nhà văn trong Nhà Xuất bản Minuit này đặt cái nh́n vào mọi vật im câm, mọi thứ dán chặt vào mắt chứ không dán vào óc năo và tâm t́nh người đọc sách.

Có thể đa số chúng ta không ưa sự đổi mới văn chương theo kiểu này. Nhóm Đặng Phùng Quân, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Đ́nh Toàn vẫn tuyên dương tinh thần canh tân văn chương, nhưng họ không đeo đuổi sát nút nhóm Trường Phái Cái Nh́n. V́ thế cuốn " Tự Truyện, Nội Truyện, Ngoại Truyện" chỉ giúp độc giả t́m gặp một vài quan niệm sáng rỡ về những cuộc canh tân trong văn chương bên phương trời Âu Mỹ. Đặng Phùng Quân không khen rầm rộ về quan niệm tự truyện, nội, ngoai truyện. Anh chỉ vèn màn sân khấu, c̣n độc giả là khán giả, khen tặng và chỉ trích tuồng hát là sở thích từng độc giả. 

 

Phụ Lục

 

Tiểu Thuyết Khả Hữu

 

 

Một trong những dấu chỉ thời đại của văn chương là cái chết của tác giả. Trước đó sự báo hiệu cáo chung của con người và lịch sử đă được thảo luận trên tinh thần hủy triệt siêu h́nh học và thời đại Ánh Sáng. Cũng trong vận động đó, có thể nói đến cái chết của văn chương và tiểu thuyết.

Đặt vấn đề khả hữu của tiểu thuyết không phải theo truyền thống Kant, mà là đặt vấn đề biện chứng của sáng tạo trong vận động của cái chết của tác phẩm trên b́nh diện hư vô tuyệt đối.

  Đ P Q

Trong "Tự Truyện", tôi có viết "ở tận cùng khởi thủy của phá thể tiểu thuyết là cái chết của tác giả".

Người đầu tiên đề cập trực tiếp cái chết này là Roland Barthes vào năm 1968 trong bài viết "La mort de l'auteur" khởi từ phân tích truyện kể "Sarrazine" (S/Z) của Balzac đă ngờ vực những vị thế tác nhân như khi Balzac miêu tả một người yếm hoạn cải trang như một phụ nữ: "Đó là người đàn bà với những nỗi sợ bất ngờ, những ngông cuồng vô lư, những phiền muộn bản năng, những táo bạo vô cớ, làm vẻ dạn dĩ và t́nh cảm tế nhị" - Balzac đặt những dấu hỏi: Ai nói như thế? nhân vật trong truyện muốn giữ vẻ như không biết người yếm hoạn dưới lốt phụ nữ? hay bản thân Balzac với kinh nghiệm cá nhân về triết lư phụ nữ? hay tác giả Balzac thuyết giảng những tư tưởng "văn chương" về nữ tính? hay lịch duyệt phổ biến? tâm lư lăng mạn? Barthes phát biểu: "Chúng ta không hề biết v́ lư do viết là phá hủy mọi tiếng nói, mọi điểm ngọn nguồn "…tác giả đi vào cái chết của chính ḿnh, viết khởi sự ...tác giả là một h́nh tượng mới, một sản phẩm của thời đại chúng ta.

Barthes thực sự muốn gửi đi thông điệp ǵ? Một dẫy những tương quan đối lập: tác giả / độc giả, ngữ ư / ngữ thái, chủ thể / khách thể, chỉ định / hàm ngụ, sáng tạo / vật tạo (tác nhân), song trước hết một huyền thoại cần loại bỏ: cái chết của tác giả là tái sinh người đọc. Sự khu biệt giữa ngữ ư và ngữ thái như Barthes minh thi trong S/Z: Quả thực chính chiều hướng của ư nghĩa xác định hai chức năng lớn của sự nghiệp tác phẩm cổ điển: tác giả luôn luôn buộc phải đi từ ngữ ư đến ngữ thái, từ nội dung đến h́nh thức, từ dự phóng đến bản văn, từ đam mê đến biểu hiện; và đối diện là nhà phê b́nh tái tạo con đường nghịch chiều, đi trở ngược từ những ngữ thái đến ngữ ư. Làm chủ được ư nghĩa… là một thuộc tính thần thánh, từ đó mà ư nghĩa này được xác định như lưu dịch, manh nha, phát động tâm linh vượt từ ngữ ư đến ngữ thái: tác giả là một ông trời (nguyên quán là ngữ ư); c̣n về phần nhà phê b́nh, là tu sĩ nhằm đi giải mă văn tự của ông trời.

Trong cái minh ngôn đó, William Gass - nhà văn của tiểu thuyết thực nghiệm đă phản bác trên cùng một tiêu đề: cái chết của tác giả trong một hội luận về R. Barthes năm 1984. Gass dựa trên ẩn dụ của Barthes để phát biểu là mọi người đều biết là có những tác giả, nhưng không có những ông trời. Cái chết của tác giả theo ông mang ư nghĩa một khước từ thẩm quyền, sức mạnh thần lư, như thể thần Zeus bị tước đoạt sấm sét và thiên nga, có thể vẫn cư ngụ ở đỉnh Olympus nhưng giờ đây sống trong một túp lều và nấu ăn bằng hơi đốt. Zeus vẫn c̣n đó nhưng không là thần nữa. Như vậy sự vắng mặt của tác giả không hẳn là cái chết, nhưng chỉ là khả năng thần hóa: tác giả trở thành thần vào lúc hắn không tin tưởng vào những thần nữa.

Trong "Triết học và Văn chương" tôi nói đến khái niệm "tản văn của thế giới" nơi Merleau-Ponty khi đi t́m hiểu ngôn ngữ văn chương, thứ ngôn ngữ không bao giờ là tấm quần áo đơn giản khoác ngoài của một tư tưởng.

Ư nghĩa của một quyển sách trước tiên không phải do những ư tưởng, mà do một biến đổi có hệ thống và khác thường của những cách thế ngôn ngữ và truyện kể hay những h́nh thái văn chương hiện hữu. Nơi nhà văn, tư tưởng không hướng dẫn ngôn ngữ tứ bên ngoài: nhà văn là chính hắn như thể một ngôn ngữ mới riêng được thành lập, phát kiến ra những phương tiện diễn đạt và phân hóa theo chiều hướng riêng của nó.

Tác phẩm di cảo của Merleau-Ponty mang nhan đề "Dẫn vào Tản văn của thế giới" / "Introduction à la prose du monde": Tản văn của thế giới, nghĩa là sự chia cách giữa cái phổ quát và đặc thù, giữa luật lệ và những trường hợp đặc biệt. Hegel đă dùng diễn ngữ này để nói về Nhà nước La mă: có sự biến chuyển từ quan niệm điều ḥa vũ trụ, ở đó sự điều ḥa giữa phổ quát và đặc thù cho phép cá nhân hóa thân trong sự phục thù, trong bạo động mà những h́nh thức cao cả của chủ nghĩa anh hùng được đề cao đến quan niệm mới về nhà nước, thiết định luật lệ bảo đảm công lư và thay thế cho mối đam mê phục thù. Merleau-Ponty đă mượn lại diễn ngữ đó để khai triển phạm trù tản văn, ngơ hầu cho nó một ư nghĩa xă hội, ở bên ngoài văn chương. Oâng quan niệm ngôn ngữ triết lư cũng giống như tư tưởng bóng bẩy của tiểu thuyết gia chỉ diễn tả bằng cách hiểu ngầm. Michel Foucault cũng dùng lại tiêu đề trên trong chương II của "Những từ ngữ và sự vật" / "Les Mots et les Choses" để khảo sát chức năng của ngôn ngữ.

Từ thế kỷ XIX, văn chương - từ Holderlin đến Mallarmé, Antonin Artaud - đặt lại vấn đề ngôn ngữ trong hữu thể của nó: nhưng không phải theo cách nó xuất hiện vào cuối thời Phục hưng. Bởi v́ bây giờ không c̣n vấn đề lời tiên khởi, mang tính cách dẫn nhập tuyệt đối nhờ đó vận chuyển vô hạn của diễn từ được xây dựng và giới hạn; tự hậu, ngôn ngữ tăng trưởng không khởi điểm, không mức đến và không hứa hẹn. Chính vận hành của không gian vô vọng và nền tảng này tuần tự phác ra bản văn của văn chương.

Ngay từ 1943 thời tiền-cấu trúc luận, M. Blanchot trong bài viết "Mallarmé và Nghệ thuật của tiểu thuyết/Mallarmé et l'art du roman" đă chỉ ra là thật sai lầm khi nghĩ về ngôn ngữ như một công cụ nhờ đó con người hành động hay biểu hiện trong thế giới, nhưng thực ra chính ngôn ngữ xác định con người khi bảo đảm sự hiện hữu của thế giới và sự hiện hữu của con người trong đó.

Làm thế nào tiểu thuyết khả hữu?

Tiểu thuyết chỉ có thể khả hữu trong phá hủy - nói như  Jean Paulhan, khủng bố. Tôi gọi nó là phá thể.

L C

Trong Văn học Trung quốc, tiểu thuyết có rất sớm, bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian theo Liễu Vô Kỵ (Liu Wu-Chi) "Dẫn vào Văn học Trung quốc" / "An Introduction to Chinese Literature" vào thế kỷ thứ nhất đă có khoảng 1380 truyện góp thành mười lăm tập. Tiểu thuyết thời cổ đại quan niệm như những lời vụn vặt đă nhắc đến trong thiên Ngoại vật sách Trang tử, trong "Tân luận" của Hoàn Đàm coi như "tập hợp những lời nói chưa hoàn chỉnh", trong "Hán thư" thiên Nghệ văn chí của Ban Cố  gọi là những câu chuyện vặt vănh ngoài đường. Đến thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, tiểu thuyết rất thịnh hành gồm hai thể: tiểu thuyết chí quái và tiểu thuyết dật sự gồm  những loại ghi chuyện lạ nơi sơn cùng thủy tận, những chuyện ngoài chính sử, những chuyện qủy thần quái dị với những tên tuổi như Ngô Quân, Ban Cố và những loại ghi lại nhiều chuyện về những nhân vật lịch sử như "Tây kinh tạp kư", "Thế thuyết tân ngữ". Sang đến đời Đường, khái niệm tiểu thuyết hoàn chỉnh hơn v́ h́nh thức nghệ thuật tương đối hoàn hảo và phát triển, tuy nhiên vẫn bị coi như bên ngoài văn học chính thống nên gọi là truyền kỳ (ch'uan-ch'i) như "Cổ kính kư" của Vương Độ, "Nam kha thái thú truyện" của Lư Công Tá, "Lư Oa truyện" của Bạch Hành Giản, "Hoắc Tiểu Ngọc truyện" của Tưởng Pḥng, "Cầu Diêm khách truyện" của Đỗ Quang Đ́nh v.v…

Sang đến thời Tống truyền thống thoại bản có h́nh thức và kiểu cách tương tự như loại biến văn thời Đường; tuy nhiên xuất hiện một phong cách b́nh dân trong thời đại Tống/Nguyên là những người đi kể chuyện, có thể đặc hóa trong bốn phạm trù chính: những loại chuyện hiện thực về t́nh yêu, liêu trai chí dị thường được kể đệm bằng tiếng nhạc ngân tư nhi, loại chuyện hành hiệp, kỳ án, loại chuyện tôn giáo và loại sử ca.

H́nh thái chuyện kể cũng như tạp kịch nở rộ thời Nguyên ghi dấu ấn văn học thông tục - đáp ứng thị hiếu quần chúng. Ngày nay sự tiếp diễn h́nh thái kể chuyện của những sản phẩm "gọi là tiểu thuyết" được cách tân qua phương tiện truyền thông hiện đại  và những tiểu thuyết gia này là hiện thân của những "người kể chuyện thời Tống Nguyên".

Những chuyện kể sử có thể là khởi nguồn của tiểu thuyết lịch sử? Hay thực sự chỉ là những b́nh thoại?

Trong nửa đầu thế kỷ hai mươi, Georg Lukâcs dụng công đi t́m cơ sở cho sự h́nh thành tiểu thuyết lịch sử (historischer Roman) trong chiều hướng mỹ học mác-xít. Lukâcs đặt vấn đề về sự h́nh thành tiểu thuyết lịch sử khởi từ thế kỷ mười chín, mà không phải đă xuất hiện trước đó ở thế kỷ mười bảy và mười tám? Tại sao vậy? Bởi v́  tiểu thuyết trong những thế kỷ này chỉ mang tính lịch sử trong sự chọn lựa thuần túy bề ngoài về luận đề và phong tục. Tiểu thuyết lịch sử phải đạt hai yêu cầu, một h́nh thái mới và một ư thức lịch sử. Không phải Balzac, Flaubert hay Stendhal mà chính Walter Scott đă xây dựng tiểu thuyết lịch sử trên một cơ sở lịch sử trong chiều hướng quan điểm mới như Hegel, người đă "nh́n ra một quá tŕnh trong lịch sử, một quá tŕnh được thúc đẩy một mặt bởi những động lực nội tại của lịch sử và mặt khác mở rộng ảnh hưởng trên mọi mặt hiện tượng của đời sống con người, bao gồm cả tư tưởng.Oâng đă nh́n ra toàn diện đời sống của nhân loại như một quá tŕnh lịch sử vĩ đại". Lukâcs cũng nhận định là Balzac đă hiểu được cái bí mật trong việc xây dựng tiểu thuyết lịch sử khi Balzac phát biểu là những tiểu thuyết của Scott tiến về những nhân vật anh hùng vĩ đại theo cùng một đường lối mà chính lịch sử đă làm khi đ̣i hỏi sự xuất hiện của họ. Bởi thế người đọc kinh qua khởi sinh lịch sử của những khuôn mặt lịch sử quan trọng, và chính nhiệm vụ của người viết khởi từ đó là phải để những hành động của họ tạo cho họ xuất hiện là những đại biểu thực của những biến động lịch sử này.

"Nội truyện" [1] phát biểu một tiền đề: lịch sử có những hạn chế nhất định mà nhà văn không thể biến đổi nếu không bắt buộc thời lượng lịch sử phải theo một chu kỳ luân hồi tồn tục bất chấp trường sở quá khứ, hiện tại, vị lai

Hai nhân vật (chỉ có tiếng nói) đối thoại đang ở đâu? Trong cảnh huống lịch sử (diégèse) nào?   

Khởi đầu đối thoại ghi nhận năm Nguyên Phong thứ nhất - đó là thời điểm:

- anh có hay chuyện ǵ đă xảy ra tại dinh Nhân Đạo vương?

- trưởng công chúa đến ở trong dinh của vương?  

- chuyện đó xưa rồi, khắp phủ đệ ai cũng biết?    

- nhưng có người đau khổ? 

- anh muốn ám chỉ ai? trưởng công chúa hay người khác?

- nhiều người -

 

Trong khoa Thuyết thoại học (Narratologie) - từ ngữ do Tzvetan Todorov đề xuất, có cơ sở phổ biến ở Mỹ, Ḥa lan và Do thái, và những tên tuổi như Gérard Genette, Mieke Bal, Gerald Prince - phát hiện những cơ chế của thoại bản, đối trọng của phê b́nh dẫn giải. Trong Thoại luận, Gérard Genette đề ra một số những phạm trù cơ bản như trật tự (thời gian truyện kể  và thời gian thuyết thoại/erzählte Zeit/Erzählzeit), kỳ gian và chu kỳ, thoại cách và thoại kư nhằm khu biệt quan điểm của nhân vật trong thoại cảnh với người kể truyện, khái niệm về tụ điểm hóa bên trong theo đó thuyết thoại nhắm thông qua ư thức của nhân vật để khu biệt với tụ điểm hóa bên ngoài theo đó thuyết thoại nhắm vào nhân vật (chẳng hạn trong tiểu thuyết của Hemingway, người đọc chỉ thấy những ǵ nhân vật hành động, chứ không thấy những ǵ nhân vật nghĩ), những thoại tầng như cảnh trạng, ngoại cảnh trạng và siêu cảnh trạng / intradiegetic / heterodiegetic / metadiegetic nhằm khu biệt những cảnh giới thuyết thoại.

 

Những sự biến dẫn trên có phải được kể từ mức độ thứ hai? có nghĩa là siêu cảnh trạng? Nhân xưng đối thoại là những chứng nhân v́ những sự biến không phải là câu chuyện của chính họ? Nhiều người? Những người nào được kể đến: trưởng công chúa, Nhân Đạo vương, Trung Thành vương? Một người nào khác?

- có người hay chuyện đó chưa?

- anh muốn nói ai? trưởng công chúa ư?

- trưởng công chúa nào có hay biết? ở dinh của Nhân Đạo vương như chỗ cấm cố, làm sao biết được chuyện bên ngoài?

Những nhân xưng đối thoại đang muốn nói đến nhân vật chính diện - nhân vật đă kể ở phần trên: nhân vật Quốc Tuấn hẳn là một thực thể xác định - nhân vật này trong quá tŕnh đối thoại không nêu minh danh, mà là ẩn dụ. Như vậy đến đây có phải tác giả truyện kể là đệ tứ nhân? Những nhân xưng đối thoại là đệ tam nhân? Những chứng nhân cùng ở b́nh diện đương đại với nhân vật chính diện? Bởi không phải khung cảnh đối thoại trên là truyện kể, nhưng là những diễn biến tiếp nối:

- anh thật muốn biết? người đau khổ không rơ là ai? người sinh sự không rơ là ai?

- trưởng công chúa?

- Trung Thành vương?

- Nhân Đạo vương?

- một người khác?

- người nào khác?

- người đă đón đường hôm kiệu đưa công chúa về dinh, không biết xử trí ra sao?

Đến đây những nhân xưng đối thoại đă dẫn thẳng vào nhân vật chính diện - câu truyện (fabula) diễn ra trước mắt họ, thế nhưng:

- đời sau có vậy?

- anh muốn chỉ chuyện Dụ Tông thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh?

- lỗi đâu phải ở công chúa?

- lỗi không tự vua?

- nhà vua bị liệt dương? 

- nhớ năm xưa lúc mới bốn tuổi nhà vua bị chết đuối ở Hồ Tây nhờ dùng kim châm mà sống lại, tuy e sẽ bị liệt dương?

Thời cảnh đảo lộn khi nhân xưng đối thoại trở ngược về tương lai khi kể đến một diễn biến lịch sử đến sau.

Sang đến một chu kỳ  khác - thời điểm năm Quang Thuận thứ nhất:

- anh có hay chuyện ǵ đă xảy ra trong cung Lạng Sơn vương?

- khắp thiên hạ cũng rơ như bài Trung hưng kư?

...

 

- chuyện đoạt ngôi trưởng đích?

- mười tám, mười chín năm trước?

- phế trưởng, lập thứ?

Gọi là chu kỳ v́ câu truyện tiếp nối?

- vậy th́ vua chết tại ai?

- sao sa xuống phương nam đấy?

- kế đô?

- tiết chế chọn kiếp mà?

- lẽ nào?

- lời giối của Yên Sinh năm nào?

- vậy lời Tảng là đúng?

Yên Sinh, Tảng là những nhân vật lịch sử được dẫn để chỉ mối quan hệ "sao sa/chọn kiếp" - đối chất hai lời (không phải lời của hai nhân xưng đối thoại) nhưng ở trong một văn mạch khác thuộc về lịch sử. Những lời đó không được thuật lại đây, như những ẩn ngữ; tuy nhiên, ngay sau đó những nhân xưng đối thoại giải mă:

- đời sau, những người như họ Phan, họ Ngô đều không thông đạo lư?

- luật phản hồi vĩnh cửu?

- họ Thích, họ Lăo đều nói vậy?

- Heidegger, Nietzsche cũng tin?

- tiết chế, hành khiển nghĩ thế?

Luật phản hồi vĩnh cửu hàm ngụ ở đây lư luận phản hồi vĩnh cửu (die ewige Wiederkehr)?, nói đúng hơn, phản hồi về cái đồng thể (ewige Wiederkehr des Gleichen)? họ Phan, họ Ngô là những sử gia?

Nietzsche ở thế kỷ mười chín và Heidegger ở thế kỷ hai mươi? nhân xưng đối thoại lại ngược về tương lai, bất chấp quy tắc thời gian? nhưng không trái với nguyên lư chuyển biến biện chứng?      

Như vậy đạo lư mà nhân xưng đối thoại ám chỉ sự phê phán sử gia là nguyên lư này? Đó có phải là ư nghĩ của nhân vật trong cuộc: tiết chế, hành khiển, như đă dẫn nơi trên? Hay thông diễn của nhân xưng đối thoại? Hay tác giả?

Sự can thiệp của tác giả là một bằng cứ, v́ ở một đoạn mở đầu "Nội truyện" đă xác định: khi tôi viết tự truyện người đọc nghĩ tôi là nhân xưng thứ nhất nhưng nàng nghĩ tôi là nhân xưng thứ hai và tôi muốn làm nhân xưng thứ ba như tôi khẳng định tôi có thể từ chối để tên dưới bản văn đă hoàn tất như tôi chưa hề gặp nàng ở căn pḥng đường Sloat.

Căn pḥng đường Sloat là tiểu đề của "Tự Truyện", không có trong "Nội truyện". Luật phản hồi vĩnh cửu như vậy không phải là tư tưởng của “tác giả”, cũng không có tác giả, v́ trong đoạn dẫn trên nói đến Thích Ca và Lăo tử đều nói vậy, không phải tư tưởng của Heidegger hay Nietzsche? Cũng có thể là tư tưởng của hai triết gia này, nếu giả định trong quá tŕnh hủy tạo siêu h́nh học tây phương bắt đầu từ một tiền đề như vậy?

"Nội truyện" có thể coi như một mô h́nh thoại bản của đoản thiên tiểu thuyết lịch sử - nếu quan niệm khả hữu của loại tiểu thuyết này.

"Phá truyện" có phân biệt "loại tiểu thuyết đọc để giết thời giờ, giải phiền", trong văn chương Trung quốc cũng nói đến "loại tiểu thuyết thị dân" – "những tiểu thuyết gọi là lịch sử" thường thấy chỉ là những tiểu thuyết dă sử, vay mượn nhân vật lịch sử trong quan điểm tâm lư thông tục hiện đại, hay dùng những ẩn dụ phản ánh thời đại, không đáng nói đến ở đây.

 

ĐPQ & LC

 

Đặt vấn đề khả hữu của tiểu thuyết là đặt vấn đề biện chứng của sáng tạo, như đă nói ở trên.

Biện chứng của sáng tạo? Thể hiện ngay trong chuyển biến của tác phẩm - một quá tŕnh siêu tuyệt / Aufhebung. Trong "Tự truyện" khi phê phán Marx không thể hiểu quá tŕnh biện chứng này, v́ mâu thuẫn gắn bó với Aufhebung/Vereinigung

Trong vận động sáng tạo tiểu thuyết, nhà văn thực hiện điều đó qua nhiều mô h́nh khác nhau :

 

Tiếng nói [2] mở đầu là:

Chúng tôi bị lùa vào một căn pḥng -

Những nhân xưng tôi trong đó là những thuyết thoại nhiều giọng:

Tôi là kẻ mang số đính bài. Sống giữa những con số khác. Xin cám ơn tù ngục. Xin cảm ơn bạo động. Tôi đă sắp sửa được trở về với thú tính. Sống đồng hóa với những con vật người kia. Những con vật biết hút thuốc lá. Kẻ ngồi bên cạnh hỏi tôi c̣n thuốc lá hút không. Tôi khinh bỉ trả lời, chưa bao giờ đốt một điếu thuốc nào trong đời (tôi là người, không phải cái máy để thở khói ra đằng lỗ mũi). Những kẻ xung quanh cười rộ. Đồ đạo đức giả, tôi nghĩ thế. Tôi vừa ở pḥng thẩm vấn về đây, đũng và ống quần c̣n ướt đẫm hơi nước tiểu xông lên nồng nặc. Tôi thèm hút một điếu để trả thù. Đồ ngu xuẩn, tao không biết cười. Tôi là người, không phải là loại đười ươi thích cười. Ung thư, lao phổi - đó là những chữ đe dọa đời sống. Tôi không hút thuốc như không làm t́nh.

 

Trong tiểu thuyết cực tiểu của Daniil Kharms, nhân vật thu gọn trong quá tŕnh tha hóa:

Hắn không có ǵ hết! Như vậy chẳng có ǵ rơ ràng là chúng ta nói về ai cả. Tóât hơn là chúng ta không nói ǵ hơn về hắn nữa / Nichego u nego ne bylo! Tak chto ne poniatno, o kom idet rech'. Uzh luchshe my o nem ne budem bol'she govorit'.

Thế giới trong tiểu thuyết của Kharms không có sự thống nhất và không gian ba chiều. Trong tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet, quan điểm này thể hiện rơ rệt trong tác phẩm nhan đề "La Belle Captive" / "Mỹ nhân bị bắt" - in năm 1975 cùng với những minh họa tranh của René Magritte, kết hợp hai diễn ngữ h́nh tượng/thoại bản cấu thành một thể loại tiểu thuyết-họa / picto-roman. Những họa phẩm của Magritte xóa bỏ phối cảnh ba chiều/thời gian. Nhưng ngay chính nhan đề của tiểu thuyết và họa phẩm cũng không phản ánh thực tại: trong họa phẩm bày ra một cái giá đỡ một bức tranh dựng trước một tấm màn che khuất một phần cảnh biển, một phần bức tranh ở ngoài tấm màn lẫn vào cảnh trời, đường chân trời và mây nối dài và dập khuôn trong tranh, như thể một khoảng trống chữ nhật cắt tấm màn, xóa bỏ sự phân biệt khoảng cách và không gian. "La Belle Captive" là kết hợp của nhiều phần: phần 1 là thiên V trong không gian thứ năm của tiểu thuyết "Đồ họa một thành phố ma" / "Topologie d'une cité fantôme", phần 2,3,4 nhập lại trong một tiểu thuyết về sau "Những kỷ niệm của tam giác vàng" / "Souvenirs du triangle d'or". Sự h́nh thành một tiểu thuyết như "La Belle Captive" là một bản văn mở, một tiểu thuyết chập lên một tiểu thuyết, giống như tranh cắt dán.

Phá thể tiểu thuyết không phải chỉ hủy tạo mọi quy ước về quy phạm, ngôn ngữ, nhưng ngay từ nhân vật. Trong loại hiện thực ma thuật (magical realism) như  tiểu thuyết "Năm chết của Ricardo Reis" / "O Ano da morte de Ricardo Reis" của José Saramago ở đề từ có ba lời trích dẫn, một của Ricardo (khôn ngoan là con người tự bằng ḷng với cảnh tượng thế giới), một của Bernado Soares (chọn những đường lối không hành động cũng là mối quan tâm và đắn đo của đời tôi), một của Fernando Pessơa (nếu họ có nói với tôi là thật vô lư nói như vậy với người nào đó không bao giờ hiện hữu, tôi phải trả lời là tôi không có chứng cớ rằng Lisboa có hiện hữu hay tôi đang viết đây hay bất kỳ sự việc nào khác có hiện hữu). Bernado Soares thật ra chỉ là nhân vật giả tưởng của Fernando Pessơa (1888-1935) trong "Quyển sách băn khoăn của tác giả Bernado Soares" / "Livro do Desassossego por Bernado Soares"; Ricardo Reis là môn đệ của nhân vật giả tưởng Alberto Caeiro trong trí tưởng của Pessơa và nhà thơ Bồ này đă cho Caeiro lặng lẽ qua đời vào năm 1915 và cho Reis chết vào năm 1919. Trong tiểu thuyết dẫn trên, Saramago đă cho Reis sống lưu lạc mười sáu năm kể từ 1919 ở Ba tây để trở về gặp lại bóng ma cố nhân Pessơa, vẫn trong bộ đồ tẩm liệm mấy tuần trước và đi sóng đôi với nhau trong quán chuyện tṛ về những biến cố thế giới đăng trên nhật tŕnh. Như vậy ai sống, ai chết? Hành trạng con người được viết lại cùng lịch sử.

Ngôn ngữ cũng phá thể trong tiểu thuyết. Trong những đoản thiên tiểu thuyết, tôi (ĐPQ) chuyển từ nhân xưng tôi sang chàng / nàng không phải như những nhân xưng trong tiểu thuyết quy ước, mà là sự xóa bỏ cấp độ nhân xưng, vô danh trong thế giới tha hóa. Đó là lư do sự h́nh thành của "Tự truyện" không ở trong quy ước, có thể gọi nó là một loại metafiction. Cái tinh túy trong tiểu thuyết phá thể c̣n ở ngay đặc thù của mỗi ngôn ngữ. Nếu không nắm vững ngôn ngữ Việt nam, một người ngoại quốc không thể là độc giả của tôi, cũng như người ta khó có thể đọc Arno Schmidt nếu không hiểu thấu đáo Đức ngữ (đọc John E. Woods dịch toàn bộ tác phẩm của Schmidt sang Anh ngữ  là đọc một bản văn khác). Trường hợp này có thể áp dụng với một số nhà văn Nga hậu hiện đại, hay những tác phẩm sau cùng của Joyce.

Một điều hiển nhiên là người ta vẫn có thể đọc Nhất Linh, Khái Hưng hay những tiểu thuyết cổ điển khác, nhưng không thể viết và nghĩ như những nhà văn này nữa. Tiểu thuyết chỉ khả hữu trong quá tŕnh h́nh thành, như "Phá truyện" đă chỉ ra một cái ǵ mới hơn những cái đă có, một vận động hủy triệt trong sáng tạo - có phải đó là điểm chung của văn chương hiện đại?

 

[1] "Tự Truyện" của  ĐPQ.

[2] Sách dn trên

 

Hồ Trường An

 

Http://www.gio-o.com/HoTruongAnHanSongTuong.html

 

© gio-o.com 2012