thế giới nhân thể không có da 

Trương Tiểu Hồng

 

Phan Tuyết Từ chuyển ngữ

 

Tại sao những thân thể trong “Nhân thể thế giới triển” đều không có da ?

Nếu nói rằng da là một cơ quan có diện tích lớn nhất của thân thể,

Tại sao lại vắng mặt trong “Nhân thể thế giới triển” ?

Để trả lời vắn gọn nhất,

Đó là vì thân thể trong tưởng tượng của giải phẫu học truyền thống đều đã bị lột da,

Da được coi là chướng ngại vật chân thực khi tiến về thân thể nội tại.

 

 

Nghe nói Eva là người đàn bà thứ ba của Adam.

Người đàn bà đầu tiên của Adam là Lilith quá có ý thức nữ tính, trong lúc giao hảo với Adam, từ chối cái tư thế nằm dưới nên bị Adam trả về ngay. Thượng đế không nản lòng, sáng tạo ra người đàn bà thứ hai cho Adam, nhưng chuyện bất hạnh lại xẩy ra là Thượng đế cho Adam đứng bên cạnh quan sát suốt quá trình, coi Ngài bằng cách nào dùng xương lắp thịt, máu mủ, tổ chức, tuyến thể phân tiết v.v.. sáng tạo ra người đàn bà sống động. Tuyệt hảo. Những màn máu me làm cho thị giác chấn động, không những chẳng dạy dỗ được Adam hiểu biết về nội bộ kết cấu của thân thể, lại gây phản cảm làm cho chàng mất hết thú vị. Cái ảo tưởng tính dục với người đàn bà thứ hai này tiêu tan ra mây khói. May là còn có lần thứ ba. Lần này Thượng đế rút ra được bài học khôn ngoan, nhân lúc Adam đang ngủ say, sáng tạo ra Eva trong thầm lặng, nên khi Adam thức giấc đã thấy một Eva yểu điệu đứng trước mặt, thế là được việc.

Eva có phải tạo hình từ  mảnh xương sườn của Adam, hay Lilith và Eva có phải cùng là một người, đó không phải là trọng điểm để thảo luận ở đây. Từ góc nhìn của ngày nay mà xét chỗ đáng nghi nhất trong câu chuyện là người đàn bà thứ hai. Người đàn bà xấu số này chỉ vì quá trình chế tạo bị phơi trần lộ liễu làm mất cái cơ hội được ân sủng. Nếu Adam sống ở thời buổi hiện đại thì tuyệt nhiên không thể học y khoa, nếu không thì tới giờ giải phẫu nhân thể cũng sẽ bỏ chạy, và cũng không thể đi với vợ tới phòng đẻ, nếu không chàng sẽ ngã xỉu trước khi đứa bé ra đời. Tất cả những điều trên là nói cho vui, mà vi ngôn đại nghĩa của câu chuyện thánh kinh này hình như đã chỉ ra điểm mâu thuẫn trong tiềm thức của xã hội phụ quyền đối với thân thể đàn bà là vừa ái mộ vừa chán ghét: trong lúc đàn ông mê hoặc cái nhan sắc bề ngoài của đàn bà, vừa chán ghét cái sinh lý nội tại của đàn bà, chỉ vì diện mạo ngoại tại đẹp đẽ của đàn bà làm cho đàn ông hâm mộ, còn xương thịt máu me nội tại của đàn bà làm cho đàn ông sợ hãi chán ghét. Trong vận tác của thứ Lôgic mâu thuẫn này, sở dĩ người đàn bà vô danh bị đào thải ra ngoài cuộc, chính vì cái “khỏa thân” của bà khác với khỏa thân của Eva. Khỏa thân của Eva không mặc quần áo (lúc đó cả miếng lá của trái vô hoa còn chưa được trình diễn) nhưng có lớp da, trong khi khỏa thân của người đàn bà vô danh để lộ quá triệt để, để lộ tới mức không có lớp da mà còn có thể trực tiếp nhìn thấy những cơ quan tổ chức của bắp thịt, khớp xương ở nội bộ thân thể. Cái công dụng lớn của lớp da là để che chở bộ phận ẩn tàng dưới da không nên được nhìn thấy, lớp da giống như một lớp màn phủ, làm cho ánh mắt quyến luyến đều dừng lại ở lớp ngoài, mà không thể đi sâu vô trong.

Người đàn bà không có lớp da dĩ nhiên không có danh tính; người đàn bà thứ nhất Lilith dù bị đuổi ra khỏi cửa, song vẫn còn là nguồn gốc của nhiều truyền thuyết thần thoại sau này và trở thành nhân vật truyền kỳ của chủ nghĩa nữ tính đương thời. Nhưng người đàn bà vô danh thứ hai chỉ vì không có lớp da mà cả cái tên để chứng nhận thân phận cũng không có bị chìm hẳn trong những câu chuyện của Thánh Kinh, ít được đề cập tới.

Giờ giải phẫu đầu tiên của phía trời lẫn đất, từ chết tới sống, chỉ vì muốn triển thị là thân thể của đàn bà cho nên trở thành bi kịch.

 

I.                   Hệ thống tri thức của lột da.

Bước vô “nhân thể thế giới triển” (Body Worlds) của bác sĩ đương thời người Đức là Gunther von Hagens (ở Đài Loan gọi là “nhân thể áo diệu triển”)  thiệt tình làm cho người ta sợ hãi, không phải do những nhân thể bày ra có gì khủng khiếp mà vì những thi thể vô mùi vị này đã được xử lý qua kỹ thuật tạo hình không làm cho người ta sợ hãi mà làm cho người ta nảy sinh ra cảm giác rùng rợn, hơn thế nữa vì nhân thể triển này nhấn mạnh đến cái khoa học khách quan mà sự tiến bộ y học không chút  nào che dấu cái thiên kiến của phái biệt và văn hóa thân thể quan càng làm cho mọi người lo lắng.

“Nhân thể áo diệu triển” đạp lên biên giới không rõ rệt của triển lãm khoa học và nghệ thuật đã được khởi màn ở Đài Loan một cách náo nhiệt. Giương cao lá cờ giáo dục thân thể được phần đông danh sĩ của giới giáo dục và y học hưởng ứng, sau khi khai mạc, đông đảo  dân chúng (các lớp trường tập thể)  đến dự như họp chợ. Giới phụ trách công ty cổ phần hữu hạn thế giới nhân thể của doanh thương Thụy sĩ dĩ nhiên là được lời nhiều nhất, kể cả trên thị trường chứng khoán, cổ đông cũng cao như nước dậy thuyền. Gunther von Hagens là người thế nào ? Ông sinh trưởng ở Đông Đức, tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa ở Đại học Heidelburg (Tây Đức), năm 1977 phát minh kỹ thuật tạo hình (plastination [i]) kiểu mới, năm 1993 thành lập công ty nhân thể kiểu mẫu, năm 1996 cho ra mắt “nhân thể thế giới triển”, từ đó gây ra những cuộc tranh luận có tầm vóc quốc tế  không ngừng. Tiêu điểm của tranh luận phần lớn nói về khảo lượng luân lý của sự phơi bày thân thể (phần lớn tranh luận về quyền đồng ý đến quyền sở hữu), nhưng cũng như Gunther von Hagens phân trần: “nhân thể thế giới triển” là một sự nghiệp “giáo dục giải trí” (“edutainment”, education cộng với entertainment[ii] , cách giáo dục giải trí mang đầy tính cơ hội thương nghiệp), quần chúng không nên cảm thấy quái lạ. Nhưng mặt khác, tất cả những tranh nghị lại trở thành thứ tuyên truyền miễn phí cho hội triển lãm, để cho Gunther von Hagens  tiếp tục “phô bày” cái không làm cho người ta kinh ngạc, đó là triển lãm đầy đủ cái thân hình linh hoạt giữa khoa học gia/nghệ thuật gia/thương nghiệp gia của ông.

Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận giáo liệu nhân thể 3D của “Nhân thể thế giới triển”, cái cống hiến của sự thấu hiểu kết cấu nội bộ của thân thể, cũng có thể từ các thứ phô diễn của động tác tư thế và tổ hợp, cảm thụ được thú vị và tư khảo của một lối sáng tác nghệ thuật nào đó. Nhưng một cách tổng quát, “nhân thể thế giới triển” bầy ra không phải là thứ khoa học thực sự của khách quan trung lập, mà là thứ thân thể tưởng tượng dầy dẫy văn hoa thiên kiến và mù mờ. Ở đây tôi muốn nói đến không phải  danh từ, vị trí và giải thích có gì sai lầm, mà là nói lên tất cả những phương thức của sự “tái hiện” thân thể nội bộ chính bản thân đều có ý thức hình thái.

Một câu hỏi thật đơn giản: tại sao thân thể trong “nhân thể thế giới triển” đều không có da ? Đối với lớp da là một khí quan chiếm diện tích lớn nhất của thân thể, tại sao lại vắng mặt trong “nhân thể thế giới triển” ? Nếu phải dùng một phương thức nhanh nhất để trả lời, đó là tại vì thân thể tưởng tượng trong giải phẫu học trong truyền thống đều bị lột da, lớp da được coi là một chướng ngại chân thực để bước vào thân thể nội tại, lột đi lớp da mới có thể bộc lộ chân lý. Đúng như Gunther von Hagens đăng trên trang đầu mạng Internet của “nhân thể thế giới triển” với một pho tượng “nhân thể điêu tố” nổi tiếng: một đàn ông hùng tráng uy vũ, toàn thân đường chỉ bắp thịt rõ ràng, song lớp da toàn thân đã bị lột ra treo trên trang phải. Người đàn ông này như một hướng đạo viên chỉ lối vào hội trường, yêu cầu quý vị đem cái “áo da” trên người gửi lại nơi quầy rồi theo chàng vước vào thế giới lột da này. Cái nhân thể điêu tố về “Người và da người” không phải do sáng kiến của Gunther von Hagens mà thực ra đã xuất hiện trên văn hiến đồ tượng của giải phẫu học cổ điển: một người đàn ông để lộ toàn thân với bắp thịt cuồn cuộn, một tay cầm dao, một tay cầm da giống như chính tay mình cắt lột da của thân mình, coi như một chiến lợi phẩm để trên tay, trong thân thể tưởng tượng của giải phẫu học, người không có da thì hùng tráng uy vũ, người không có thịt thì ủy mị bất lực; không có da không đáng sợ, điều đáng sợ là không có sức lực của bắp thịt để chống đỡ.

Như một tổ hợp ba người trong “nhân thể thế giới triển”, một nam một nữ một đứa bé, phương thức phân phối cha/mẹ/con tràn đầy tình gia đình của văn hóa tưởng tượng, điều thú vị là trong gia đình đầm ấm này lại là “cốt nhục phân ly”, không có nghĩa là con cái tách rời cha mẹ, mà là người cha chỉ có bắp thịt, người mẹ chỉ có bộ xương, điều này dĩ nhiên không thể thêm bớt để tạo thành một câu chuyện thần thoại lãng mạn khác. Thật ra con người không phải là một vòng tròn chia đôi, phân nửa này lúc nào cũng tìm kiếm phần bị thất lạc kia, tình yêu còn có thể là sự chia ly của thịt và xương, bộ xương tìm kiếm bắp thịt, bắp thịt kêu gọi bộ xương, nhưng trong lúc thịt và xương đang tình tứ mặn nồng, lớp da chạy đi đâu rồi ? Nếu “xương thịt phân ly” này là để chúng ta có thể thấy rõ bắp thịt và bộ xương có những tầng lớp và kết cấu khác biệt, thế thì ngoài những người xương trong không gian, người thịt trong không gian ra, sao lại không thấy được một người da trong không gian ? Câu trả lời hình như cũng đơn giản, người xương trong không gian có thể tạo dựng được, người thịt trong không gian có thể tạo dựng được, song người da trong không gian lại không thể tạo dựng được. Nhưng nếu nói về đại thể, tất cả do kỹ thuật  tạo hình/plastination xử lý, bắp thịt không có bộ xương cũng có thể dựng lên được, tại sao lớp da không có bắp thịt lại không thể dựng lên được? Cho nên chẳng qua là vấn đề của văn hóa tượng lớn hơn kỹ thuật xử lý. Da không những chỉ là một chướng ngại thị giác của sự che chở kết cấu nội bộ thân thể mà không lột bỏ không được, da còn là một thứ “vật chất” vô hình vô dạng cản trở chúng ta tán thưởng “hình thức” kết cấu bắp thịt. Cho nên bắp thịt không có bộ xương làm hình thức kết cấu của thân thể, vẫn còn đứng thẳng một cách khí khách hùng hồn (dĩ nhiên là chỉ bắp thịt của nam giới). Da mà không có bắp thịt thì không có phân đoạn, không có kết cấu, không còn hình thức, chỉ là một đống vật chất mềm dẻo vô hình vô dạng.

Những hình dung từ nam tính cứng cỏi được dùng ở đây, không phải là không có lý do, da và bắp thịt không những có “sự phân biệt trong và ngoài” còn có “sự phân biệt nam nữ”: Da/che lấp ngoại tại/vật chất/âm tính; bắp thịt/chân thực nội tại/hình thức/dương tính. Thứ mã số phái tính tiềm ẩn mà không hiện lên của giải phẫu học, chính là điều để giải thích tại sao trong “nhân thể thế giới triển” ít được trông thấy da (ngoại trừ sau khi bóc lột), cũng ít được trông thấy đàn bà (đa số là dùng để triển thị các thứ kết cấu sinh dục của đàn bà). Trong “nhân thể thế giới triển” đàn ông nhiều hơn đàn bà, tuyệt đối không phải là tỉ lệ hiến tặng thi thể của nam nữ không cân bằng, không kiếm được thi thể đàn bà (tỉ lệ hiến tặng thi thể phái nữ nhiều hơn phái nam), cũng không phải như Gunther von Hagens cho rằng quá nhiều nữ thể sẽ tạo nên những quấy rầy không cần thiết của dâm đãng tưởng tượng, vì thế mà phá hoại tính thần thánh của khoa học giáo dục. Nói cho cùng nhân thể tưởng tượng của giải phẫu học cổ điển có sự kỳ thị phái tính, chỉ có thân thể người nam được lột da mới là tiêu chuẩn điển hình và hình thức hoàn mỹ của bắp thịt, bộ xương, hệ thống thần kinh. Những nhà giải phẫu chỉ ưa thích lột da đàn ông, ngoài mặt có vẻ là ưu đãi đàn bà, nhưng đừng nên quên rằng, đàn bà tốt hơn là giữ lấy lớp da, chớ đừng để Adam mất đi tính dục, làm cho nhà giải phẫu luôn mất đi tính kiên trì hình thức kết cấu, tín ngưỡng đối với chân lý.

 

II.                 Thị giác nhận thức luận của giải phẫu học.

 

Những câu chuyện Kinh Thánh trong truyền thuyết thần thoại của thời cổ xưa, lột da thường được coi là một thứ trừng phạt lăng trì, trong thần thoại hy lạp Marsyas thần rừng nửa ngưồi nửa thú không tự lượng sức mình có gan dạ thi đấu với thần Apollo tinh thông âm luật, sau khi thua trận bị Apollo lột hết da, coi như một thứ trừng phạt, hay câu chuyện của tín đồ Bartholomew chết vì bị dị giáo đồ dùng cực hình lột da, trong ngày phán quyết để được phục sinh, tay cầm miếng da bị lột đến dự, để làm vật chứng tốt nhất của sự tử vị đạo, mà những câu chuyện và truyền thuyết này đã trở thành mẫu đề tài thị giác thường thấy trong hội họa cổ điển phương tây. Nhưng “lột da” trong giải phẫn học lại khác, không những không xúc phạm thiên thần mà cũng không phải xả thân chết vì đạo, “lột da” trong giải phẫu học không phải nhấn mạnh thứ đau khổ chịu đựng tối đa của thân phận mà là thứ triển hiện hình thức hoàn mỹ của thân thể dưới lớp da, triển hiện cái kết cấu chủ đạo trong thân thể, triển hiện cấu tạo của những trung khu như não và tim quản hạch những cơ quan chung quanh như thế nào, triển hiện bắp thịt cường tráng cũng như ý chí tự ngã.

Cho nên Gunther von Hagens muốn trở lại những thời biểu vàng son của giải phẫu học ở thế kỷ 16, 17 của châu Âu, ở chung một phòng với một số đông “người mẫu nam thể” còn có rất nhiều tư liệu văn hóa của giải phẫu học và trang trí đồ biểu thị giác. Đối với giải phẫn học được coi là thứ tri thức sinh sản thể hệ chủ yếu của y học đương thời, điều đột hiện chính là thứ nhận thức luận của thị giác làm chủ, lột đi lớp ngoài, trông thấy nội bộ, nắm được thứ chân lý “lõa lồ”/the “naked” truth (chân lý đương nhiên không thể bị da che dấu). Thứ nhận thức luận dựa trên phương thức thị giác thông thấu cũng là trọng điểm mà chúng ta đàm luận về y học quan thị (the medical gaze), kết hợp thứ  nhìn  của dục vọng ham muốn và nhìn của quyền lực bố trí. Cũng như trong hội trường tiễn lãm, có nhiều người cho rằng triển lãm mẫu thể mang thai 8 tháng là quá ghê tởm, nhưng đối với thứ kiểm tra siêu âm của đàn bà mang thai đương thời lại không đưa ra thứ phê phán giống vậy, nhưng trên y học quan thị, giải phẫu học, quang tuyến X, siêu âm đều là sản phẩm của thị giác xuyên thấu nhận thức luận, chỉ vì không cùng thời đại, không cùng kỹ thuật mà gây ra sự khác biệt.

Dĩ nhiên quan sát nào cũng có những hạn chế, nên giải phẫu học cũng không ngoại lệ. Ví dụ như đỉnh cao của văn nghệ Phục hưng châu Âu là Leonardo da Vinci, người mà Gunther von Hagens rất hâm mộ. Truyền thuyết đồn lại rằng ông muốn hiểu rõ hình thức nội tại củakết cấu tổ chức nhân thể ra sao nên đã lén đi đào mộ trái phép, có lẽ cần lấy một cánh tay đứt để vẽ ra kết cấu của xương cốt, bắp thịt, mạch máu một cách tỉ mỉ. Nhưng cách thức vẽ cảnh, phác họa được trông thấy bởi “mắt thịt” của nhân thể giải phẫu học cũng không giải thích được hình thức hoàn mỹ được trông thấy bằng con mắt của tinh thần/the mind’s eye của giải phẫu học. Da Vinci ngoài việc vẽ nhân thể còn dùng thước đo góc và compass để đạt tới hình thức hoàn mỹ của hình học và số học nhằm biểu hiện trình độ tuyệt đối của nhân thể. Một học giả Nhật là Luật Sơn Mậu trong ngành y học sử và thân thể văn hóa sử chuyên sâu đã phát biểu đúng về tình trạng Trung quốc không phát triển khoa giải phẫu học bởi vì tin rằng chỉ cần nhìn, nghe, hỏi, rờ bên ngoài da là đủ biết trạng huống của thân thể, trong khi phương Tây sở dĩ phát triển ngành giải phẫu học là do tin tưởng sau khi lột da sẽ có thể nhìn thấy kiệt tác hoàn mỹ của Thượng đế. Ở phương Tây, thân thể là nhục thân vật chất, nhưng cũng chính trong nhục thân vật chất có thể có được hình thức và bản chất của siêu việt trừu tượng. Lột đi lớp da (một thứ vật chất nhất trong nhục thân vật chất), bản chất của thân thể lõa lộ ra, không có văn hóa truyền thống của giải phẫu học, rất khó mà có được nghệ thuật truyền thống của tranh lõa thể, không những vì giải phẫu học cung cấp cho tranh lõa thể những lý giải của kết cấu nội tại thân thể, hơn thế nữa giải phẫu học và tranh lõa thể chia xẻ chung cái tín niệm của hình thức hoàn mỹ từ triết học đến thần học phương tây.

Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng y học quan thị đương đại đã phát triển tới cảnh giới hiển vĩ của cái siêu vi. Thị giác nhận thức luận của giải phẫu học thế kỷ 16 và 17 nhìn vào bắp thịt, khí quan mà thị giác nhận thức luận của sinh vật học hiện đại thì nhìn vào tế bào, DNA. Giải phẫu học thời xưa nhìn vào cấu tạo bên trong, không nhìn vào lớp da ngoài mặt, thế giới tân mỹ của khoa học ngày nay coi trọng bề mặt mà coi thường độ sâu, nói cho cùng, tất cả những độ sâu đã trở thành ngoài mặt. Trong lúc này, nếu muốn đi từ kích thước của tế bào trở lại kích thước của khí quan, từ ngoài mặt trở lại chiều sâu, phải cần có sức níu kéo đầy dũng khí và kiên trì. Thứ mà nhân thể thế giới triển muốn hồi sinh, không những chỉ là những thi thể sống động đã trải qua kỹ thuật tạo tượng, mà còn có tự nhiên sử và viện bảo tàng y học không thể hồi sinh của thế kỷ 20. Những thứ tri thức phân loại và thể hệ sưu tầm liên quan mật thiết với tây phương đế quốc sử và thực dân bành trướng. Những người mẫu đã bị lột da của giải phẫu học, nhưng không thể lột đi cái thiên kiến chủng tộc của can đại tây phương về ưu sinh học, đầu sọ học, diễn hóa sinh vật học và thể chất nhân thể học, cũng không thể lột đi đại ngộ sai biệt về hình thức thân thể của nam nữ. Nhân thể thế giới triển là phương thức tái hiện của loại trừ thần thoại, lột đi lớp mê tín về cấm kỵ của thân thể và phản khoa học, nhân thể thế giới triển cũng là phương thức tái hiện của tái thần thoại , thiết lập tầng cấp trong kết cấu nhân thể, chia ra cao thấp trong phái tính và chủng tộc.

 

III.             Biến thái: Sự biến đổi của dịch thái và cố thái

 

Có người cho rằng Gunther von Hagens là “quái nhân khoa học”, tên này của Mary Shelley đặt ra để gọi ông, chuyên môn thu thập xác vụn rồi ráp lại thành người, cũng có người gọi ông là “nghệ thuật gia của thi thể”, lấy những thi thể tạo hình đem ra triển lãm trước công chúng để thủ lợi. Gunther von Hagens tỏ ra dũng mãnh trong những buổi nói chuyện trước công chúng  để phê phán những nhân sĩ vị đạo đức hay vị tôn giáo. Ông chủ trương đả phá giới trí thức lũng đạn trong y học cận đại, ông quan niệm quan sát thi thể không phải là đặc quyền của thiểu số chuyên gia y học. Ông cho rằng “nhân thể thế giới triển” là muốn trở lại truyền thống thế tục của “kịch trường giải phẫu” phương tây trước thế kỷ 18, quần chúng bá tính nào ưa thích đều có thể mua vé vào hội trường để xem “tử vong kỳ quan”. Ông tin rằng trải qua cuộc rửa tội của kịch trường tử vong này, khán giả có thể đối diện với sự vô thường của sinh mệnh. Ông cam chịu tội bất kính, trong thời gian triển lãm ở Luân đôn, đã dùng một phòng khách nghệ thuật được tái dựng lên từ một xưởng chế tạo bia bỏ hoang phế để tiến hành cuộc giải phẫu đại thể. Ông không sợ hành động nghệ thuật  của ông trong lúc này có thể nhắc người ta nhớ đến “tay mổ ngực” nổi tiếng tên Jack trong truyền thuyết phạm tội ác của thành phố Luân đôn ở thế kỷ trước; hơn thế nữa ông còn bạo gan đem một khí quan nội tạng trong cuộc giải phẫu treo lên một sợi dây nylon dài để triển lãm. Ông nói khoa học nghệ thuật của ông nhằm dạy quần chúng. “Kịch trường giải phẫu” của ông không phải là máu tanh tàn bạo mà là thứ mỹ học hãi hùng của “giáo dục sinh tử”.

Nếu không phải xuất phát từ một lập trường đạo đức tôn giáo quá khích mà lên án quyết liệt “nhân thể thế giới triển” là sự phản bội kinh đạo, thì chúng ta nên đứng ở một góc độ khác bàn về quan điểm “biến thái” của Gunther von Hagens. Đúng vậy, khoa học gia “biến thái” này quả thật đã triệt để thay đổi hình thái vốn có của thân thể người chết. Lâu nay đa số dùng phương pháp Formalin để bảo tồn thi thể, liên kết chất mỡ với protein của tế bào, để tế bào tránh khỏi bị hủy hoại, nhưng phương pháp này phải liên tục ngâm thi thể, định kỳ thay đổi nước Formalin mới có thể giữ được lâu dài. Về đại thể, khí quan sau khi được ngâm trở nên mềm nhũn và có mùi rất hôi, nhiều người chịu không nổi. Còn kỹ thuật tạo hình mới này rút máu, nước và mỡ trong thân thể ra, rồi đem phản ứng với silicon nóng, dưỡng khí, mỡ thực vật và hữu cơ tiêm vào thân thể, trước khi hợp chất tạo hình nguội dần rồi thì định hình để có thể bảo tồn vĩnh viễn. So ra, phương pháp dùng Formalin mềm dẻo và ướt, có mùi vị xông lên, còn phương pháp tạo hình này khô cứng, thẳng đứng, không mùi vị; thi thể của phương pháp trước “ướt” gây ra cảm giác ghê tởm hãi hùng, còn phương pháp sau “khô” nên không gây cảm giác khó chịu.

Giữa ướt và khô, mềm và cứng này, có những huyền cơ gì ? Nếu đứng trên phương diện thuần túy kỹ thuật mà nói, đó là phương pháp tiên tiến thay thế cho phương pháp lạc hậu, nhưng đến trên phương diện tri khảo của văn hóa tiềm ý thức thì giữa ướt và khô lại có dấu ấn của hoàn bị từ nhận thức luận tới mỹ học, từ chủng tộc đến phái tính. Trong “thế giới nhân thể triển”, thân thể người nam được lột da hùng tráng, khôi ngô, biểu hiện cái cực điểm của “cân nhục mê tư” trong trí tưởng tượng của tây phương, đuọc sự trợ giúp của khoa học tân tiến đã trình diện được thị giác rất lập thể, vừa khô lại cứng, đường nét rõ ràng, bắp thịt biểu hiện cường tráng, tứ chi và thân thể có khớp xương phân chia rõ ràng, triển thị sự vận động tưởng tượng của “cân nhục   mê tư”, dù là dang tay dang chân cong thân xoay mình đều là cơ thịt được thần kinh và não bộ điều khiển, thể hiện sự nối dài và thực tiễn của ý chí tự chủ một cách hoàn mỹ, cho nên chúng ta có thể nhìn thấy những nam thể khô cứng được tạo tác định hình cới những tư thế như trượt tuyết, đấu kiếm, đu vòng. Có thân thể và đầu sọ được mở ra, có thứ chia thành ba phần để thân thể được định cách bởi quá trình cơ giới tháo ráp, đầy dương tính. Những thân thể tạo hình khô cứng mạnh mẽ hùng tráng uy vũ y như một dương cụ đang cương lên, thành ra có người đem “nhân thể thế giới triển” so ngang hàng với mẫu điển hình Olympic của mỹ học về thân thể theo quan điểm Quốc xã, chỉ khác ở chỗ loại trước thuộc động thái, loại sau thuộc tịnh thái, “nòi Đức kiêu ngạo” được thay thế bằng mẫu bản mới của khoa học tu từ về “kiêu hãnh thân thể/body pride”. Đi trong hội trường “nhân thể thế giới triển” giống như đi trong một vận động hội của thế giới sau khi chết, tổng hợp lực và mỹ, tốc độ và sức lực, sống như thế, chết cũng vậy.

Thân thể của “cân nhục tư mê” không thể có sự lưu động của dịch thể, cũng không có những khối vật chất mềm dẻo, cho nên thân thể của tạo hình không có máu và nước, mở và da. Những nam thể được lột da trong “nhân thể thế giới triển” rõ ràng là đã bị lột da nhưng lại giống như mặc lên lớp thiết giáp thần dũng, tràn đầy sức lực. Cái chết không làm nam thể mất đi dương cang và hoạt lực, cái chết để nam thể trở thành thi thể “khô” cứng, không còn độ mềm dẻo, xúc cảm, lưu động. Thứ cơ thịt khô cứng này không có gì đáng sợ, giống như triển lãm tượng bằng sáp không có mùi vị. Điều thú vị là những pho tượng sáp sống động có thể tưởng là thật, còn những thi thể tạo hình sống động kia lại như giả (thật ra là dùng những tài liệu thực làm lên như tượng sáp giả). Nhưng thứ cơ thịt thi thể cứng ngắc này đáng ghê thật, rõ ràng là tràn đầy những điểm mốc của phân biệt phái tính và ý thức chủng tộc, song lại tỏ ra vẻ khoa học trung lập và phát triển giáo dục, làm cho người ta không biết đường nào tránh né.

Da có phải là quan trọng lắm chăng ? Thân thể tưởng tượng có da hay không có da, có sai biệt lớn như vậy không ? Da có ảnh hưởng đến tư khảo của chúng ta về vũ trụ luận, luận lý học và mỹ học không ? Da là “giới diện” của thân thể nội tại và thế giới ngoại tại, đứng giữa nội và ngoại, phân biệt giới hạn của nội và ngoại, mà sự mù mờ của da là nội cũng là ngoại vì cũng gây nên giới hạn mù mờ của nội ngoại. Chỉ cần có da, thân thể và thế giới có thể liên kết với nhau, đại vũ trụ và tiểu vũ trụ nội lật ngoại chuyển, tuần hoàn không ngừng. Nhưng nhân thể tạo hình được lột da đã để thân thể trở thành một “thực thể” đóng kín, lại tìm kiếm hình thức hoàn mỹ của trừu tượng trong “thực thể” này, cái thực thể đóng kín này lấy vận động cơ thịt của tính tự chủ mà thể hiện ý chí tự ngã, dùng sự thống nhất của vận tác nội tại của hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh được chủ đạo bởi bộ óc và tâm trạng. Cho nên thân thể và thế giới phân chia đối lập, chủ là chủ, khách là khách, chủ khách tuyệt đối không được lẫn lộn, giao lưu. Tưởng tượng của thực thể đóng kín này làm cho da từ giới diện giữa thân thể và thế giới trở thành ngoại diện của thân thể đóng kín, không lột đi không yên.

 

Trong độ sâu thế giới của “nhân thể thế giới triển”, không có trăng sao, không có cửa sổ, không có da, không có cảm quan, chỉ có thứ có xương thịt cường tráng, hình học và số học trừu tượng, làm cho chúng ta không thể hoài tưởng cực kỳ mãnh liệt về cái nhậy cảm và ròn rã của thế giới sâu cạn, có da thịt là tốt.

 

Về tác giả: Trương Tiểu Hồng đậu Tiến sĩ văn chương Anh Mỹ tại Đại học Michigan (Mỹ), hiện đang là giáo sư ngoại văn của trường Đại học Đài loan, chuyên về thời trang, mỹ phẩm, trào lưu, thẩm mỹ để sưu tầm các triết học của nữ tính, đồng chí và dục vọng.Bà đã viết  những sách “Tính đế quốc chủ nghĩa”, “Tuyệt đối y tính luyến”, Gặp chó sói trong công ty bách hóa”.                 



[i] Tiếng Anh  trong nguyên tác

[ii] Tiếng Anh trong nguyên tác