Tạp Chí Văn Chương Gió Văn số 3, 2004

 

Văn Học Tân Di Dân:

Hải Phái Tác Giả

tăng huệ yến

phan tuyết từ chuyển ngữ

  

T

hập niên 80 của thế kỷ Hai Mươi, do sự mở cửa của Hoa Lục, một số đông sinh viên ưu tú dùng con đường du học bắt đầu một cuộc sống di dân nơi đất khách, thành hình một nhóm những nhà văn Hải phái. Văn học du sinh khởi sự đơm bông kết trái đã dấy lên mức phồn hoa như gấm. Từ đốm lửa le lói tới sức mạnh thiêu rừng, trên dải đất Bắc Mỹ phì nhiêu mầu mỡ, đã nuôi dưỡng sự trưởng thành hùng tráng của một nền văn học tân di dân. Bây giờ nhóm văn gia đó đã có một mùa gặt với những hoa quả chín mùi, nhận ra: “Phong cảnh bên này tốt nhất.”

 

          Sự lớn mạnh đương nhiên của những tác gia thuộc lớp di dân mới đã như một cuộc phong vân vần vũ, mỗi người chiếm cứ một địa vị trên diễn đàn Hoa văn ở Bắc Mỹ, đã gây phản kích lại Hoa lục, phải quan tâm đến phong trào những tác gia hải phái này. Tháng 10 năm 2002, Trung quốc thế giới hoa văn văn học hội tổ chức “Hội nghị nghiên cứu văn học Hoa văn thế giới thứ 12” tại Thượng Hải, hướng về Bắc Mỹ, mở rộng vòng tay mời các tác gia tân di dân đến dự hội. “Binh đoàn Bắc Mỹ” do Thiếu Quân lãnh đạo, gồm nhiều thành viên như nhà phê bình văn học Trần Thoại Lâm, người đã nhiều năm nghiên cứu văn học tân di dân đang sống ở Boston, Vương Tính Sơ, tổng biên tập tạp chí “Trung ngoại luận đàn”, Đỗ quốc Thanh, Kha Chấn Trung, giáo sư ban ngôn ngữ Đông Á tại đại học California, Trương Linh ở Canada và Thẩm Ninh ở Hoa kỳ.

 

          “Văn học di dân mới” tiêu biểu qua những sáng tác trong vòng 20 năm nay của các tác gia thuộc lớp di dân mới. Văn học này khởi từ cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 trên một tiến trình nào đó có thể nói là nối tiếp và phát triển văn học du sinh. Lúc bấy giờ, một số sinh viên từ Hoa lục du học ở hải ngoại, đứng trước sự thay đổi lớn lao của cuộc sống, nguy cơ của sinh tồn, xung đột của văn hóa, đã viết lên những tác phẩm diễn tả hành trình phấn đấu của lớp di dân mới, liên tục ra đời đóng góp vào văn học di dân mới, có thể nói là “nhiều người nhặt củi, lửa sẽ cao.”

 

          Một số đông tác gia hải phái trong mấy năm gần đây đã cho chào đời hàng loạt tác phẩm xứng đáng bước lên văn đàn Hoa ngữ, lóng lánh như những ngôi sao mới của nền văn học di dân mới. Những tác phẩm xuất sắc như “Bờ bên kia” của Nghiêm Ca Linh, “Mỹ quốc 15 năm” của Thẩm Ninh, “Nhân sinh tự bạch” của Thiếu Quân, “Vọng nguyệt” của Trương Linh, “Trà hoa lệ” của Tôn Bác, “Nói cho bạn biết một nước Mỹ chân thật” củaTrần Yến Ni, “Sân khấu nước Mỹ” của Trình Bảo Lâm, “Hồng trần nước Mỹ” của Lưu Hoang Điền, “Lãng tính nước Mỹ” của Trương Từ, “Chung gối với New York” của Nghiêm Lực, “Chào buổi sáng America” của Tiết Hải Tường, “Nhìn vô Tân đại lục” của Tống Hiển Lương, “Trong mộng nước Mỹ” của Lôi Tân, “Chúng mình – 1993” của Lý Phường Phường, “Yêu trong Silicone Valley của Vô Ái” của Trần Khiêm và “Mối tình nước Mỹ của Tố Tố” của Dung Dung v.v..

 

          Sự ra đời của những tác phẩm này, dần dần thoát khỏi tính cách hạn chế và thế tục của “những tác phẩm ban đầu của văn học di dân mới trong thời kỳ đầu tiên” như “Người Bắc kinh ở New York” của Tào Quế Lâm, “Đàn bà Trung quốc ở Manhattan” của Chu Lệ, đem cái nhìn sâu sắc dọi vào vận mệnh chốn nhân sinh, tìm kiếm sự biểu hiện cái tâm thái của lớp di dân mới phấn đấu trong cuộc sống giao ngộ giữa khe hở của hai nền văn hóa Đông Tây.

 

          Có thể nói thập niên 90 là thời kỳ chin chắn của nền văn học di dân mới, nhưng cũng có người cho rằng cách nói này tương đối chỉ áp dụng cho “phái Hải Qui” và “Phái Hải Căn”, còn những tác gia Thượng Hải của Hoa Lục đã được quen gọi là “tác gia Hải phái”; nên những tác gia tân di dân dĩ nhiên phải có cách xưng hô chính danh hơn là tác gia “Tân Hải phái”. Nhóm tác gia này đa số là những du học sinh và học giả từ Hoa Lục di dân tới nước Mỹ trong tập niên 80, là một đội binh đầy sinh lực kỳ diệu của văn đàn Trung quốc phát triển đến cuối thế kỷ Hai Mươi, sinh cơ dồi dào, làm cho văn học sử Trung quốc đương thời được viết lên một thiên chương mới của văn học hải ngoại.

 

          Bắc Mỹ là trọng trấn của văn học di dân mới. Đặc điểm của

những tác gia “Tân Hải phái” là đã từng đi chung trên con đường di dân, rồi cầm bút viết lên tâm tình “tay tôi viết lòng tôi”(ngã thủ tả ngã tâm), dùng một phong cách độc đáo dựng lên một chân trời văn học, một trang sử phong phú của văn chương di dân mới. Như nhà phê bình văn học Trần Thoại Lâm đã từng nói, lịch sử tạo lên một thời đại của người Trung hoa, “lái thuyền trên biển” dĩ nhiên sẽ tạo lên một thứ văn học “tứ hải vi gia”, tác phẩm chin mùi của thời đại văn học di dân mới từ Hoa lục đã đến gần, cục diện của văn đàn hải ngoại đến từ tám phương đã dần dần hình thành.

 

          Những đợt di dân mới từ Hoa lục đến định cư ở Bắc Mỹ vào cuối thập niên 80 phần lớn là giới trí thức tràn đầy lý tưởng cộng với kiến thức sẵn có đã gây tinh thần quật khởi của người Hoa di dân sống trên đất Bắc Mỹ trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, kỹ thuật hiện đại, hình thái sinh hoạt cũng có sự khác biệt về mặt bản chất đối với lớp di dân người Hoa tiền phong vì sinh kế mà tha hương cầu thực, biệt xứ bằng cách “bán thân”; cũng vì thế mà văn học di dân mới thoát khỏi thứ văn học khó khăn , trầm trọng , khát vọng “lá rụng về cội” của lớp di dân thuở trước, chú trọng hơn đến the unbearable lightness of being (sinh mạng bất năng thừa thụ chi khinh) của tinh thần lớp tập thể di dân mới, dùng văn hóa truyền thống và văn hóa dị vực giao lưu mà nuôi dưỡng những giai phẩm khác biệt với văn học Trung quốc, hình thành một bộ diện mới của văn học Trung hoa hải ngoại.

 

          Với những hiện tượng này, Trần Thoại Lâm đã nói lên, trong khuôn khổ văn hóa hải ngoại, tùy theo dân số tăng lên nhanh chóng của lớp di dân mới, đồng thời gây lên cục diện rực rỡ những măng non sau cơn mưa của văn học di dân mới, lớp người trẻ sáng tạo hình tượng mới của người Hoa ở hải ngoại, làm cách nào đột phá trên lãnh vực kinh tế, chính trị, kinh doanh hoàn cảnh văn hóa của dân tộc mình bằng cách nào, đó là những đặc sắc chủ yếu tạo ra tiếng tăm vang động của văn học di dân mới. Người cầm bút say mê trong công việc viết lách, không vì danh lợi mà sáng tác chỉ vì tâm hồn thôi thúc. Bà còn nói thêm, cái cam khổ sáng tác ở hải ngoại của các tác gia di dân mới chỉ có chính họ mới hiểu rõ, không những phấn đấu cho sinh tồn,không có được những ưu đãi như những tác gia chuyên nghiệp ở Hoa lục, không nghe được những lời tán thưởng, chỉ hăng say làm việc trong thầm lặng.

         

          “Nhân sinh tự bạch”, Văn học tuyển tiết của Thiếu Quân

          Thiếu Quân được xưng là “một tác gia đầy thực lực của văn học di dân mới”, một đại diện đặc sắc trong nhóm tác gia của “Tân Hải phái” trên văn đàn sáng tác Hoa văn của mạng lưới internet. Danh tánh của Thiếu Quân đã được khắp nơi biết đến, hầu như trên mạng web văn học và tạp chí điện toán nào cũng có thể đọc được tác phẩm của Thiếu Quân

 

          Tháng 4 năm 1991, Thiếu Quân đã cho cuốn tiểu thuyết đầu tay “Phấn đấu và bình đẳng” đăng trên “Hoa Hạc văn trích”, một tạp chí điện tử Hoa văn đầu tiên trên hoàn cầu do du học sinh Hoa lục sáng lập, nội dung miêu thuật câu chuyện tranh đấu mưu cầu sinh tồn của giới du học sinh ở Hoa kỳ.

 

          Thiếu Quân mượn trợ lực của khoa học hiện đại là Internet, xây dựng một lâu đài văn học cho chính mình, dựa trên điều kiện có lợi của “địa hình địa diện”. Thiếu Quân nhờ đăng tiểu thuyết trên mạng Web trong một thời gian ngắn càng ngày càng đã chiếm được cảm tình thích thú và tán thưởng của dộc giả trên Internet trong và ngoài nước thuộc thành phần tiền phong của thời đại. Hàng ngàn hàng vạn người đua nhau tìm đọc “Nhân sinh tự bạch” của Thiếu Quân trên Internet, đã tạo cho Thiếu Quân một địa vị hàng đầu. Anh hy vọng nhờ sáng tác để mọi người có thể chia xẻ được cái kinh lịch về nhân sinh và kiến thức độc đáo của anh, cùng bộc lộ nỗi thống khổ tích tủy “trong những năm làm ký giả gian lao, phát hiện ra sự bất bình, vui sướng, đau khổ của nhân gian rất nhiều”, và cũng để anh bày tỏ cái cảm thụ về kinh nghiệm tranh đấu trong vòng thương nghiệp và danh lợi, sự bó buộc từ bỏ tiếng  mẹ đẻ của con người di dân.

 

          Nói một cách khái quát, những thiên truyện trong “Nhân sinh tự bạch” của Thiếu Quân, mỗi thiên một nhân vật, riêng biệt độc lập nhưng lại kết hợp với nhau “như một bách điểu lâm đương thời có da có thịt”. Loại thứ nhất là hình tượng phấn đấu ở Bắc Mỹ của di dân mới, tiêu biểu như “Phấn đấu và bình đẳng”, “Tân di dân”, Bếp chính”, “Kinh tế học gia”, “Phá xa” (Xe hư), “Hạ Cương” (Xuống núi), “Ca tinh” (Người ca sĩ), và “Lưu học sinh” v.v..Bất kỳ là một nhà kinh tế tài giỏi lỗi laic trên thị trường chứng khoán, hay là một họa sĩ trẻ tuổi như trong truyện “Ngã tiên sinh” (Ông tôi) chưa được nổi tiếng đã qua đời, Thiếu Quân đều muốn thể hiện không phải câu chuyện truyền kỳ của một cá nhân ở hải ngoại, mà là giới di dân mới tìm kiếm gian khổ về phẩm giá con người bằng xương bằng thịt và thất lạc của nhân tình.

 

          Một loại truyện khác đầy hấp dẫn trong “Nhân sinh hệ liệt” có xu hướng biểu hiện với chủ đề tìm kiếm tình yêu, hôn nhân đã thể hiện được cái tài tình mãnh liệt của Thiếu Quân trong thế giới tình cảm, những truyện như “Bán tiên nhi”, “Tình nhân”, và “Sơ luyến” (Mối tình đầu), “Hôn biến” v. v..Tác phẩm của Thiếu Quân trải rộng trên nhiều lãnh vực, từ khoa học tự nhiên như Vật lý học đến nhân văn như Xã hội học, Kinh tế chính trị, Lịch sử, Địa lý, Luận lý, Nhân loại học, Tâm lý học và Triết học. Con đường sáng tác cũng đa dạng từ thi ca trữ tình đến tùy bút, du ký, từ báo cáo đặc biệt đến tiểu thuyết, mười tám môn võ nghệ, hình như món nào cũng tinh thông.

 

          Nhà phê bình văn học Trần Thoại Lâm đánh giá Thiếu Quân là ”một tác gia tài tử lừng danh của Internet”, còn cho rằng tác phẩm của anh là “Thanh minh thượng hà đồ” của nhân quần chúng sinh, trông vào rất là thực thà, đơn giản, bình dị, nhanh nhẹ, nhưng lại triển thị cái cảnh sinh hoạt xã hội rộng rãi mênh mông, những mặt đa diện của nhân vật khắp trên thế giới. Vì thế bà cho rằng “tác phẩm của Thiếu Quân đã vượt khỏi giới hạn của địa vực, quốc gia và chủng tộc.”

 

          Thiếu Quân tâm sự, trong nhiều năm cầm bút, anh chưa từng viết cho báo giới, tạp chí nào cả; khi viết xong một tác phẩm anh cho lên internet vì anh “không cần đến thù lao nhuận bút”, vả lại ưu thế của Internet là đông đảo độc giả, phản ứng tức thời, khích lệ anh càng viết càng hăng say, không ngừng nghỉ. Tiểu thuyết của anh ngày càng chin chắn, tạo thành một phong cảnh văn hóa độc đáo trong giới tác gia “Tân hải phái” ở Bắc Mỹ.

 

          Tác phẩm hiện nay của Thiếu Quân có khoảng 400 ngàn chữ, trong đó bộ “Nhân sinh tự bạch” gồm 100 tiểu thuyết, đã biên soạn thành sách như “Phấn đấu và bình đẳng”, “Cầu nguyện thượng đế phù hộ”, “Đại lục nhân sinh”, “Sống trên nước Mỹ” và “Sống trên đại lục” v. v..đã từng xuất bản phát hành tại Hoa Lụcvà Đài Loan, vì vậy tên tuổi của Thiếu Quân đã vang danh cả hai bên bờ biên giới. Một học giả như Quách Hoãn Hoãn của Đại học Nam kinh vốn không quen biết anh, nhưng khi đọc Thiếu Quân đã nẩy sinh ra ý nghĩ dùng tác phẩm của anh làm đối tượng nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Việc dùng một tác phẩm di dân mới ở hải ngoại làm đối tượng nghiên cứu ở Hoa Lục là một việc làm chưa từng có. Sau này Quách Hoãn Hoãn còn cho xuất bản cuốn “Đọc sách Thiếu Quân” (do Nhà xuất bản Trung quốc Quần chúng x.b.)

 

          Lúc Quách Hoãn Hoãn quyết định triển khai đề tài này, có lẽ là “một đề tài khó mà không ai ham” cũng  đã thấy trước một tương lai sáng lạn của văn học Internet và văn học di dân mới. Cô cho rằng Thiếu Quân là một nhân vật tiêu biểu cho văn học Internet đương thời. Cô đã đem Thiếu Quân và những tác gia lão thành đã được văn học sử đương thời khẳng định như Lâm Ngữ Đường, Ư Lợi Hoa v.v.. ra phân tích và so sánh một cách tỉ mĩ, “để từ đó xác định địa vị lịch sử và thành tựu đặc sắc của Thiếu Quân trong văn học Hoa văn thế giới đương đại” và cũng từ đó mà luận chứng giá trị nghệ thuật của văn học Internet, đồng thời những ý nghĩa của những tác phẩm trên văn học sử hiện đại.

 

          Thiếu Quân còn có tên là Tiền Kiến Quân, nhiều người tưởng Thiếu Quân là bút hiệu, Tiền Kiến Quân là tên thật. Thật ra hoàn toàn trái ngược. Anh vốn họ Tiền tên Thiếu Quân. Kiến Quân là “sản phẩm của cách mạng văn hóa”, vì trong cuộc cách mạng văn hóa, cha mẹ Tiền Thiếu Quân muốn “thích ứng với nhu cầu thời đại” mới đem tên Thiếu Quân đổi thành Kiến Quân. Sau này anh dùng tên Thiếu Quân ký trên tác phẩm, chẳng qua là “trả lại bản lai diện mục trong lịch sử của anh”.

 

          Thiếu Quân xuất thân từ gia đình quân nhân, cha mẹ theo ngành nghiên cứu khoa kỹ thuật hạch tử. Tuy nhiên Thiếu Quân yêu thích văn chương từ thuở thơ ấu, nhưng vì không muốn phụ lòng cha mẹ, năm 1987 thi đậu vào học khoa chuyên nghiệp thanh học vật lý của trường đại học Bắc kinh. Khi còn ở đại học, anh không bao giờ xao lãng văn học, anh đã bắt đầu sáng tác thi ca.

 

          Sau khi tốt nghiệp, Thiếu Quân đã từng nhận chức ký giả cho “Kinh tế nhật báo” của Trung quốc, và đã từng ra vào Trung Nam Hải, đã từng tham gia cuộc nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế quốc gia, đã từng đề ra những bài “Tây bộ báo cáo” và “Hiện đại khai thị lục”. Năm 1987 là lúc đắc ý nhất trong đời anh, một cơ hội đến với anh, được cấp học bổng du học lấy cấp bằng tiến sĩ Kinh tế học ở trường Đại học của tiểu bang Texas; sau khi tốt nghiệp đã từng làm Nghiên cứu viên cho đại học Pittsburgh ở Mỹ, Phó Giám đốc công ty TII của Mỹ.

 

          Từ khi nước Mỹ trở thành một sân trường lưu đày phóng lãng trong đời anh, cái kinh doanh văn tự của mộng cố quốc đã trở thành cái yếu nhất của anh. Sáng tác là một liều thuốc điều trị mâu thuẫn và lo âu trong thâm tâm linh hồn của “người biên giới”, nhất là đối với Thiếu Quân, “là một đường lối để bộc lộ” cho nên anh hay gọi “Nhân sinh tự

bạch” của mình là “văn học bộc lộ”.

 

          Trương Linh, người đi khai phá văn học di dân mới

          Quê ở Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, Trương Linh là một bác sĩ khoa điều trị khang phục thính giác trong một bệnh viện ở Toronto, Canada. Cô đã dùng thời giờ rảnh rỗi để sáng tác, như một nghiệp dư. Cô cười nói: “Quê hương tôi có nhiều thương gia, nên người ta không tin tôi là người Ôn Châu.”

         

         Dưới mắt những nhà phê bình văn học, đường lối sáng tác của Trương Linh tương đối đã phản ánh được quỹ tích phát triển của văn học di dân. Đường quỹ tích này dựa trên kinh nghiệm đơn nhất của đời người làm khởi điểm, phát triển đến mức tư khảo vận mệnh của một thế hệ, cuối cùng đạt tới chỗ giao dung giữa hai nền văn hóa Đông Tây. Văn học di dân chỉ khi nào kinh lịch qua những chuyển biến này mới có thể thoát khỏi trở ngại của văn học biên giới để trở thành một bộ phận của văn học hiện đại Trung quốc. Họ nhận định: “Trong quá trình biến đổi này, tác phẩm trung và trường thiên của Trương Linh đã đóng một vai trò quan trọng của người khai phá.” 

 

          Tế nhị và nhậy cảm trong cá tính của Trương Linh đã tích lũy thành một cảm ngộ về đời người sâu sắc như đáy biển.”Vọng nguyệt” là truyện dài đầu tiên của cô, nhưng đã tỏ ra xuất chúng, mới xuất hiện đã làm cho văn giới chú ý, được các văn gia tán thưởng. Mạc Ngôn, tác gia nổi tiếng của Hoa Lục với cuốn “Hồng cao long” đã hết lời khen thưởng, cho rằng “ngôn ngữ của Trương Linh tế nhị và chính xác, nhất là viết về cảm giác nội tâm của phụ nữ”, Mạc Ngôn tin rằng “trong những tác gia ở hải ngoại kiên trì dùng Hoa văn sáng tác, Trương Linh đã trở thành một nhân vật xuất sắc.”

 

          Năm 1983 Trương Linh tốt nghiệp khoa ngoại ngữ của trường Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, 1986 di cư ra nước ngoài, 1988 đậu bằng Thạc sĩ khoa văn học Anh quốc của trường Đại học Calgary, Canada. Cô nói, lúc mới tới nước ngoài không có một ý niệm gì về tiền bạc và công việc, về sau mới phát hiện ra học văn chương Anh Mỹ không thể nào kiếm được việc làm. Lúc đó cô mới bắt đầu để ý là muốn sống trên xứ này, cần phải có một năng kỹ chuyên môn, nếu không có ăn cũng là cả một vấn đề, vì vậy cô đã đi học lại để lấy bằng thạc sĩ về khoa khang phục thính giác.

 

          Cô nói, những người đã từng trải qua nỗi khổ của cách mạng

văn hóa bị đưa lên núi hay về vùng quê hẻo lánh, thường không dễ gì than van. Đối với cô, có thể nói lên được là tương đối thuận lợi, vừa học xong không bao lâu đã kiếm được việc, sau một thời gian làm việc ở Mỹ, có điều kiện thuận lợi để kiếm việc ở Toronto mà cô cho là “cũng khá vừa lòng”. Hiện giờ cô là một chủ nhiệm của phòng khám thính giác tại bệnh viện ở Toronto.

 

          Những tác phẩm tiêu biểu của Trương Linh về truyện dài có cuốn “Vọng nguyệt” (bản hải ngoại đổi tên là “Cô gái Thượng hải”), “Giao sai của tỉ ngạn” và “Cô dâu bằng bưu phẩm” v.v. Khi cô mới bắt đầu viết cuốn truyện dài đầu tiên “Vọng nguyệt”, khởi thảo từ năm 1996, xa quê hương đã được 10 năm. Trong mười năm này, cô phiêu bạt lưu lạc giữa Mỹ và Canada, đã từng sống qua 6 thành phố, dọn nhà 15 lần, “thường khi thức dậy mà không biết mình đang ở đâu; trong 10 năm như vậy, tôi đã nếm đủ mùi tân khổ vì không có tiền bạc, tình yêu, bạn bè, đã gặp nhiều cảnh ngộ lên voi xuống chó và cũng đã từng gặp những người cố sức tìm kiếm mà lại bị thất lạc.”

 

          Cho nên Trương Linh để những ảo tưởng đã có trong đời biến thành văn tự kích tình, “Vọng nguyệt” ra đời như vậy. Cô diễn tả: “Quá trình sáng tác giống như vũ điệu của những diễn viên ballet, lưu loát như mây trôi nước chẩy, hoàn toàn không có vẻ non nớt lo âu và bất ổn của một cuốn sách đầu tay. Kinh lịch của 10 năm như suối rừng, cây bút chỉ là một ống nước thật nhỏ.” Cô không nghĩ đến thị trường và độc giả, hoàn toàn không có lòng công lợi, hết lòng hết dạ chìm trong thế giới văn chương của cô. Cô còn nhấn mạnh chính mình “chỉ là một người viết, hoàn toàn không có ý thức là một tác giả nào đó.” Cô cũng không phải vì viết mà tìm ra một công việc ổn định, cho nên đối với cô viết không có một áp lực nào cả; cô đã khẳng định “mình không bao giờ trở thành một tác gia chuyên nghiệp.”

 

          Trong quá trình viết sách, Trương Linh đã gặp phải một chuyện liên quan đến tính mạng làm cho người ta cảm thấy kinh hoàng hoảng hốt,nhưng cô chỉ nhắc qua một cách nhẹ nhàng mà miêu tả là “xẩy ra một chút lộn xộn”, cô phát hiện ra sau đùi có một “nốt ruồi đen bất ổn, đã được chẩn đoán là một bướu đen nan trị”, và cũng đã là thời kỳ thứ hai, bác sĩ đã khẳng định là cô chỉ có thể sống thêm 5 năm nữa thôi. Bước ra khỏi phòng mạch bác sĩ, khi trở về nhà việc đầu tiên Trương Linh làm là giở ra cuốn sách vừa mới viết được đoạn đầu, lúc đó cô tin là “đây sẽ là cuốn sách đầu mà cũng là cuốn sách sau cùng của đời tôi.”

 

          Sách được viết xong, Trương Linh hình như cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng quá trình xuất bản cuốn sách lại phức tạp hơn cô nghĩ, là một “người mới trên văn đàn”, lúc đó Trương Linh chưa có tên tuổi nào cả, không biết trải qua bao nhiêu là chờ đợi và thất vọng, cuối cùng đến lúc cô trở về Trung quốc, tình cờ gặp lại một người bạn cũ của 20 năm trước là Viên Mẫn, lúc đó cô chưa biết Viên Mẫn  đã làm việc cho Trung Quốc tác giả xuất bản xã, chỉ nhắn qua là cô đã viết được một truyện dài, Viên Mẫn ngỏ ý muốn đọc, kết quả là sau khi đã thức suốt đêm đọc xong cuốn sách của Trương Linh, ba tháng sau “Vọng nguyệt” ra đời.

 

          Nhà phê bình văn học Trần Thoại Lâm nhận định “Vọng nguyệt” là “một cuốn tiểu thuyết có phong cách tương đối mới lạ, lạ ở chỗ là cô có thể đem đời sống nóng bỏng ở hải ngoại, có ý kết nạp vào truyện cổ xưa trong mây khói mà kể lể tuần tự, từ đó thoát khỏi cái phù động phổ biến của văn học di dân.” Văn tự của Trương Linh trầm lặng điêu luyện mà lại sâu sắc, đặc sắc của tiểu thuyết là dùng mạng lưới dây xích của tình yêu nối kết lại thành một truyện dài rộng lớn. “Vọng nguyệt” viết về ba đứa cháu ngoại của Tôn Tam Viên, một tỷ phú nổi tiếng ở Thượng Hải, là Tôn Quyển Liêm, Tôn Vọng Nguyệt và Tôn Đạp Thanh phiêu bạt đến thành phố Toronto ở Canada, một câu chuyện cam khổ của những kinh lịch về tình cảm, sự nghiệp và sóng gió của đời sống, tác phẩm từ đầu chí cuối là sợi dây xuyên suốt những giao điểm của lịch sử.

 

          Hiển nhiên là Trần Thoại Lâm tán thưởng lối viết của Trương Linh, bà nói “truyện dài “Vọng nguyệt” viết lên một tình hoài lãng mạn của một nữ tác giả nhu nhược vượt khỏi khuôn cảnh nhân gian, với lối nhìn lạnh nhạt quan sát thế thái phong vân. Sự xuất hiện của “Vọng nguyệt” cho người ta một cảm giác như trong bầu trời đầy sao sáng, đột nhiên có ngôi Bắc đẩu sáng chói hiện lên, trong văn đàn nóng bỏng Bắc Mỹ đồng thời có luông gió mát thanh thoát và chín mùi của mùa thu. Cho nên cá nhân tôi đã từng cho “Vọng nguyệt” là một tác phẩm lớn đại diện cho văn học sáng tác tân di dân ở hải ngoại tràn đầy tính chín chắn về mọi phương diện. Sau đó, chúng ta lại đọc thêm được một truyện dài khác “Giao sai của tiû ngạn” của Trương Linh. Từ đó có thể nói Canada là một mảnh đất được nung nấu bởi máu thịt của di dân mới, cuối cùng đã nuôi nấng được những đứa con văn học có cái phong

hoa đặc sắc của chính mình!”

 

          Bà còn nói thêm, “làm cho người đọc kinh ngạc ở chỗ là, cây bút nhu nhược của tác giả, sự trình bày tế nhị không chỉ hạn chế trong vòng yểu điệu của chim hoa, mà là trong sự biến đổi lớn lao không dừng của sông núi. Nếu cho rằng cái hồi âm sấm sét của “Vọng nguyệt” chỉ là lịch sử không gian giữa Thượng Hải và Toronto, thì trong truyện “Giao sai của tỉ ngạn” nói về một vụ mất tích của một cô gái họ Hoàng của thành phố Toronto không những lôi kéo ra một câu chuyện thê lương về kinh lịch của người Trung hoa trong thế kỷ 20 đồng thời còn đem cái “tính Trung quốc của một gia tộc ở vườn nho bắc California diễn tả một cách sống động sôi nổi. Hình như tác giả là sức điều độ thần bí của sân khấu trái đất, màn mở ra được kéo lên ở hải ngoại, cái tiêu điểm chung kết trong màn lại ở Trung quốc, cô để nhân vật yêu quí của mình đi lại trong thời không Đông Tây, có lúc lên bờ, khi thì ra khơi, liên kết thành từng màn nhân thế vô thường của câu chuyện vận mệnh, trong đau thương man mác kia lại tràn đầy mùi thơm của tình yêu riêng lẻ.”

 

          Hiện nay Trương Linh đang chuẩn bị viết một cuốn truyện bằng tiếng Anh, viết về một giáo sĩ đến truyền đạo ở Trung quốc, nẩy sinh tình cảm với một cô gái bó chân, một cuốn truyện dài phản ánh sự vui buồn ly hợp, tình yêu và hận thù. Trong những tác phẩm đã xuất bản của Trương Linh, cô yêu thích nhất là cuốn “Hoa sự liễu” một tiểu thuyết trung thiên nói về câu chuyện bi đát của sự chia ly ruột thịt giữa hai bên bờ tạo nên bởi cuộc chiến Quốc Cộng. Những tiểu thuyết trung thiên đã xuất bản có “Dương”(Dê), “Trần thế”, “Tình khúc tam điệp tấu”, “Ngọc Liên”, “Trong mộng không biết mình là khách” và “Cha mẹ theo học”; truyện ngắn gồm “Cảnh sát Charleson”, “Đàn bà bốn mươi”, “Mạn ước’ (Cuộc hẹn mù), “Đoàn viên”.

 

Bây giờ, một Trương Linh lạc quan đã “sống thêm” được 2 năm so với “hạn chết” mà bác sĩ tuyên phán. Cô cười nói: “trong nhóm bác sĩ có hai ý kiến khác nhau, một bên cho rằng cái bướu của tôi thuộc loại nan y, bên kia thì phủ định cách nói đó. Dù sao đi nữa, mỗi ngày tôi còn sống, đã là một thắng lợi.”

 

Cô là một tín đồ Tin lành ngoan đạo, câu nói đầy cảm ân của cô “đó là ân huệ của Thượng đế để tôi còn tiếp tục sống, tiếp tục sáng tác. Tôi vui mừng là “Vọng nguyệt” đã không trở thành một cuốn sách cuối cùng của tôi. Tôi hãy còn sống, và hình như còn khỏe hơn nữa. Đang là một y sĩ khoa điều trị khang phục, đồng thời hãy còn xây mộng khác.”

 

 

Trần Yến Ni:  “Hệ liệt nước Mỹ “ -  tác phẩm xuất bản ở Mỹ bán chạy tại Hoa Lục

 

Trần Yến Ni, một tác giả đang cư ngụ tại Los Angeles viết tác phẩm “Hệ liệt nước Mỹ” mà lừng danh trên Hoa Lục. Cô khác biệt với những tác giả thuộc tân hải phái có những tác phẩm nổi tiếng ở Hoa Lục ở chỗ đa số sách của cô là “những tác phẩm về sự thật”, vậy mà có thể gây sôi nổi trong văn giới Hoa Lục, thật là chuyện lạ.

 

Trần Yến Ni sinh tại Hàng châu, lớn lên ở Bắc kinh, tốt nghiệp ngành cơ giới ở Học viện Thiết Đạo của Thượng Hải, từng là ký giả của “Trung quốc xã hội bảo chướng báo”. Chồng cô là Âu Dương Siêu, tốt nghiệp Thạc sĩ tại học viện Hải vận năm 1988 của trường Đại học New York. Cô cũng ghi danh khoa Xã hội thuộc học viện Hunter ở New York, theo chồng du học ở Mỹ với diện tự túc, đã từng cộng tác với báo trong khu vực New York và ký giả của đài truyền hình Hoa ngữ.

 

Năm 1994, Trần Yến Ni từ giã New York chuyển về ở Los Angeles, sáng lập tờ “Mỹ châu văn hội tuần báo” được nhiều độc giả di dân từ Hoa Lục tán thưởng. Sau 7 năm sống trên nưốc Mỹ, cuốn sách đầu tiên của Trần Yến Ni là “Nói với bạn biết một nước Mỹ chân thật” được xuất bản ở Hoa Lục. Trong cuốn sách đã thâu thập hơn 70 bài viết của cô từ năm 1993 – 1994 đăng trên “Trung hoa công thương thời báo”, cuốn sách này làm cho cô nổi danh, phát hành đạt số lượng cao. Sau đó cô cho xuất bản cuốn “Ý thức New York” và “Từng trải ở nước Mỹ” v.v..Những tác phẩm hàng loạt viết về nước Mỹ được coi là “một cánh cửa sổ cảm tính cho người Trung hoa nhận thức được nước Mỹ.

 

Năm 1997 Trần Yến Ni cho xuất bản cuốn “Trở lại New York” và “Sau nước Mỹ” là tác phẩm thứ 5 tiếp dòng”Từng trải ở nước Mỹ”, cuốn trước nói về lịch trình của 50 ngàn người Hoa đến sống tại nước Mỹ, cuốn sau nói về lịch trình của 50 ngàn người từ nước Mỹ trở về Hoa Lục. Bằng một lối nhìn độc đáo của một ký giả và một lối viết rất tế nhị của một nữ tác giả, Trần Yến Ni phỏng vấn những thành phần ưu tú ở Mỹ đến từ Hoa Lục, đưa ra những kinh lịch phấn đấu gian nan và lối chọn lựa đau khổ của đời người, những thể nghiệm tâm linh trong sự xung đột giữa văn hóa Đông Tây, cô đã tiến hành việc phân tích hiện tượng “hải qui” đang thịnh hành sau 20 năm đua đòi xuất ngoại của Hoa Lục. Sau mỗi phỏng vấn từng nhân vật, cô cũng viết một đoạn “tự nghĩ”; nhiều người cho rằng đoạn bình luận này là một đặc sắc của cuốn sách, “thường chỉ là một đoạn văn ngắn, đã diễn tả rõ cá tính, tinh thần, diện mạo của từng người mà phong cách viết nhắm đúng chỗ.”

 

Trần Yến Ni nói: Tôi chú trọng đến đoạn viết “tự nghĩ” hơn, bởi vì đời sống rất là khô khan của một số nhân vật, muốn tìm kiếm một cái gì trong sinh hoạt của họ rất là khó khăn, cho nên hầu như khi tôi vừa gặp người bị phỏng vấn thì bắt đầu đắn đo cách viết “tự nghĩ” như thế nào; tôi rất chăm chú ghi chép một vài chi tiết nhỏ trong khi nói chuyện với họ, vì cách phỏng vấn này tôi phải rất trung thành với những điều đàm thoại của người bị phỏng vấn, vì thế chỉ có thể thoải mái sung sướng khi viết những đoạn văn tự nghĩ.”

 

Trần Yến Ni đã có một số độc giả cố định ở Hoa Lục. Năm 1998 có hiện tượng “Chung xa xuất bản”, hiện tượng nhiều Kim Dung giả xuất hiện sau tác giả kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung, sau cuốn “Từng trải ở nước Mỹ” của Trần Yến Ni, cũng có những người dùng tên Trần Yến Ni cho xuất bản cuốn “Từng trải trong cuộc xuất ngoại”. Không những tên tác giả và tên sách được giả mạo một cách tỉ mĩ, thiết kế bìa sách cũng dùng “chân dung người đẹp”, giống nhau như chị em song sinh. Hiện tượng này được văn giới cho là “cái hại của sự nổi danh”.

 

Trần Yến Ni ban ngày làm báo, tối về viết sách, “sinh hoạt vui với văn tự mà cô hằng khát vọng”. Lúc tốt nghiệp trung học, cô yêu thích khoa văn học, bị thân mẫu buộc phải học khoa Vật lý, mãi sau này cô mới làm quen với bút mực. Cô tâm sự: “Trong nhiều năm lăn lộn trên văn đàn, làm cho một người xuất thân từ khoa Vật lý như tôi cảm thấy rất là gian khổ; coi nghiệp văn một cách trịnh trọng đã là một liều thốc điều trị nỗi trống rỗng nơi tôi.” Cô “thường than van không muốn quay lại nhìn những sách đã viết trong quá khứ, cảm thấy như trong văn tự còn hàm chứa vội vã”, cô đòi hỏi chính mình một yêu cầu là “mỗi khi viết văn, không bao giờ để sơ sót điều gì.”

 

Bây giờ nhìn lại năm cuốn sách của mình, cô không cảm thấy bằng lòng với cuốn đầu tiên “Nói cho bạn biết một nước Mỹ chân thật”, vì tự nhận định là viết chưa sâu sắc, mặc dù sách này bán trên 150 ngàn ấn bản ở Hoa Lục.

 

Cách trình bày bìa mỗi cuốn sách đặc sắc ở chỗ dùng các kiểu

chân dung sáng chói của cô, đều do tay nghề của anh cô, một người có tài hội họa. Cô nói, lúc đầu cô phản đối lối thiết kế này, vì vậy đã có lần tranh cãi với người anh, sau cùng không cãi nổi “tình thương em gái” của một người anh, nhưng quan sát sự thành công trên thị trường xuất bản, cô thừa nhận “anh cô đã làm đúng”.

 

Trần Yến Ni là mẫu người có lý tưởng sự nghiệp, “thà tranh đấu trong xã hội, chiếm đoạt được bầu trời của mình, cũng không muốn một ngày dọn dẹp quét rửa trong nhà, đi dự những cuộc hẹn vô ý nghĩa, hay là đợi người chồng đi làm về.” Cô tự nhận là con người “hiếu thắng”, “nhiều lúc trong đầu óc tôi đột nhiên nẩy ra chữ “hạng nhất”. Ý nghĩ phải đạt hạng nhất này đã giúp tôi trải qua bao nhiêu thời khắc gian khổ.”

 

Trần Khiêm:  một cây bút kỳ diệu tạo nên người thung lũng silicôn

 

Trần Khiêm, một nữ tác giả giữ chức kỹ sư cao cấp ở Thung lũng Điện tử, truyện dài của cô là “Yêu trong Silicone Valley không tình yêu”. Đây là cuốn truyện đầu tiên viết về những người Hoa thành công ở Thung lũng điện tử này.

 

Năm 1988 Trần Khiêm từ Quảng tây Trung quốc sang du học tại Hoa kỳ. Năm 1993 trở thành người con yêu quý của thung lũng vàng này. Trong 10 năm cô đã trải qua bước thăng trầm của Thung lũng điện tử. Năm 1998 cô bắt đầu cuộc đời sáng tác nghiệp dư, viết chuyên đề cho mạng Web “Quốc phong” của văn học hải ngoại. Cô đã dùng bút hiệu Tiêu Trần trên những bài đăng tên báo trong và ngoài Trung quốc. Cô nói sáng tác và văn chưng là những thứ mà cô yêu thích từ lâu.

 

Cuốn “Yêu trong Silicone Valley của Vô Ái” được Thượng hải xuất bản xã phát hành hồi năm rồi, được sự tán thưởng của khắp nơi. Đài truyền thanh nhân dân Thượng hải đã đem tiểu thuyết đọc có nhạc đệm hơn một tháng, được giới thính giả trẻ hoan nghênh, vì lớp trẻ ở Hoa lục cảm thấy thích thú với đời sống ở Silicone Valley. Giới phê bình Hoa lục cho cuốn sách với cốt truyện có chủ đề là tình yêu, song Trần Khiêm lại có lý giải là “một câu chuyện viết về sự theo đuổi tâm linh của một người hiện đại”, tình yêu chỉ là sợi dây liên lạc để nối liền câu truyện. 

  

Nhân vật chính trong cuốn truyện là cô Tô Cúc, một kỹ sư vi

tính rất thành công, vì công ty của cô được đưa lên thị trường chứng khoán, cô đã giữ được nhiều cổ phần, có một đời sống kinh tế ổn định, cuộc sống vật chất sung túc. Cô và người bạn trai Lợi Phi trở thành tình nhân trong khoảng thời gian du học. Lợi Phi là con người được gọi là “không trung phi nhân” qua lại thường xuyên giữa Trung quốc và Hoa kỳ, là con người có tính tình ôn hòa, một đàn ông biết cách cư xử với nữ giới, để cho Tô Cúc được tự nhiên thoải mái. Mọi người đều cho rằng Tô Cúc sống trong hạnh phúc với một người ưu tú xuất sắc như thế, nhưng Tô Cúc lại cảm thấy không được vui khi sống với chàng. Hồi xưa tuy hai người không giàu có, nhưng rất sung sướng, bây giờ đời sống vật chất phong phú rồi, nhất là điều kiện kinh tế càng ngày càng khá, Tô Cuc càng cảm thấy mình đánh mất một cái gì. Lúc trước hai người còn trong giai đoạn theo đuổi mộng tưởng, thực hiện lý tưởng, bây giờ đạt được mục tiêu rồi, lại nẩy sinh ra mơ màng muốn một cái gì khác.

 

         Trong lúc đó, Tô Cúc gặp một họa sĩ nổi tiếng là Vương Hạ đến từ cố hương, cũng là bạn trai hồi trước của bà chị, bây giờ đang sống một cuộc đời tự do lang thang trên đất Mỹ. Tô Cúc cảm thấy Vương Hạ như một “thứ sinh hoạt mà nng mong muốn”, cho nên cô rời bỏ Lợi Phi  để theo đuổi hoài bão của Vương Hạ. Hai người đi tới vùng New Mexico hoang dã tìm một cuộc sống mới. Nhưng trong một thời gian ngắn, Tô Cúc đã phát hiện những gì cô muốn có lẽ không tồn tại. Khi cô rời bỏ cơ sở vật chất, mới cảm ra sự xung đột của đời sống hiện thực, cuối cùng cô chấp nhận đời sống thực tại, rời bỏ Vương Hạ, trở lại New York, chỗ xuất phát đầu tiên của cô ở nước Mỹ.

 

Trần Khiêm nẩy sinh ý muốn viết cuốn “Yêu trong Silisone Valley của vô ái” bắt đầu từ cuộc du ngoạn ngắn vào mùa hè năm 1998, lúc dó cô vừa viết xong cuốn truyện vừa “Sao có thể nói yêu”, được bạn bè và độc giả khích lệ khiến cô có lòng tin cho việc sáng tác, Cô bắt đầu suy nghĩ về một câu chuyện mới. Lúc đó, cô có một người bạn thân tên Thư đang cư ngụ ở miền Đông nước Mỹ, cuộc sống kinh lịch của người này là nguyên do tạo nên nhân vật chính Tô Cúc trong truyện “Yêu trong Silicone Valley của Vô ái”. Thung lũng điện tử cũng là nơi cư ngụ lâu nhất của Trần Khiêm, bằng ấy thời gian chứng kiến bao cảnh thăng trầm đã minh họa ra những nhân vật trong truyện.

 

Cuốn truyện trung thiên “Phúc thủy” (Đổ nước) cũng lấy bối cảnh ở Thung lũng điệân tử, viết về một cô gái vì hoàn cảnh cuộc sống đã kết hôn với một người đàn ông lớn hơn 30 tuổi, minh họa những khó khăn nhẫn nại, sự dằng co giữa trung tín và phản bội. Cá nhân tác giả thích cuốn “Phúc thủy” hơn cuốn truyện dài Yêu.

 

Trần Khiêm cho rằng , lúc trước văn học du sinh chú trọng nhiều về cách sinh tồn như thế nào, làm sao cắm rễ trong tương lai. Nếu hình dung kinh lịch nước Mỹ là 100 miles thì cô cảm thấy sinh tồn ,cắm rễ được nói tới lúc trước chẳng qua mói đi được 20 miles đầu tiên, còn sinh hoạt của 80 miles sau, không phải chỉ kinh lịch tranh đấu để đời sống ổn định, mà còn phải kể đến cả nhu cầu của sinh hoạt tâm linh nữa.