photo:http://i.telegraph.co.uk/telegraph/

 

Đặng Phùng Quân

Claude Lévi-Strauss

  đi vào truyền thuyết luận

 

Claude Lévi-Strauss vừa qua đời ngày 31 tháng 10, khi ông sắp bước vào tuổi 101 (ông sinh ngày 28 tháng 11 năm 1908). Ông là một trong những khuôn mặt lớn của cấu trúc luận Pháp, bắt đầu nửa sau của thế kỷ XX. Tư trào cấu trúc luận khởi động của/ở Pháp có thể đánh dấu bằng năm 1960 (tại sao lấy con số này? bởi, chung quanh năm đó, ghi nhận nhiều sự biến: Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp của H.G. Gadamer, Critique de la raison dialectique/Phê phán lư trí biện chứng của J.P. Sartre, tiểu luận Sur le Jeune Marx/Về Marx thời trẻ của Louis Althusser đăng trên tạp chí La Pensée, Lévi-Strauss đăng đàn với bài khai giảng Le champ de l'anthropologie/Nhân học trường tại Collège de France, Eléments de linguistique générale/Những yếu tố của ngữ học tổng quát của André Martinet, tạp chí mang tên nhóm Tel Quel quy tụ Philippe Sollers và bạn hữu do Seuil xuất bản, nhóm trí thức Pháp ra tuyên ngôn kư tên 121 phản đối cuộc chiến Algérie v.v..) - Gadamer (sinh năm 1900, mất năm 2002 - một trường hợp hi hữu khác về một nhà tư tưởng thọ trên 100 tuổi như vậy, đa phần sống tới trên 70 đă là hiếm, v́ lao động trí thức khá nhọc nhằn?) có thể coi như người phục hoạt thông diễn luận trên đấu trường triết học, Sartre muốn đưa chủ nghĩa hiện sinh nhập vào ḍng chủ nghĩa Mác, mà ông coi như  không thể vượt/indépassable - song, trong sinh hoạt tư tưởng vào thời điểm này, cấu trúc luận thống trị (François Dosse mở đầu Lịch sử cấu trúc luận, 1991: Cấu trúc luận ở Pháp nhận được thành công hoan nghênh trong những thập niên 50 và 60 là điều chưa hề có trước trong lịch sử sinh hoạt trí thức của xứ sở này). Có thể nói, nửa sau thế kỷ 20 là diễn trường tư tưởng của cấu trúc luận và hậu/cấu trúc luận như hai mặt của Janus.

Claude Lévi-Strauss là một trong năm tên tuổi thường được nói đến trong tư trào cấu trúc luận ở Pháp, với Barthes, Lacan, Althusser, Foucault, song những nhà cấu trúc luận như Deleuze nhận xét rất khác nhau, từ tư tưởng, thế hệ, và lĩnh vực nghiên cứu lại càng khác tuy có đôi người có ảnh hưởng thực trên những người khác. Dosse lại xem cấu trúc luận rất mau đồng hóa với một con người, đó là Lévi-Strauss. Ông sớm chán nản với triết học nhà trường qua những người thày như Léon Brunschvicg, Albert Rivaud, Jean Laporte (như tâm sự sau này trong một mạn đàm: tôi đă có một thời gian ngắn kinh qua đó như một âm binh), tốt nghiệp thạc sĩ triết học năm 1931, nhận công việc dạy xă hội học năm 1934 ở tận Săo Paolo, Ba tây xa xôi (mặc dầu ông không ưa ngoại lai tính: Je hais les voyages et les explorateurs) để từ bỏ triết học suy lư, xông xáo vào một ngành mới, tổ chức cuộc thám hiểm vào nơi ở của dân tộc Nambikwara (thành quả là những công tŕnh đăng trên Journal de la Société des Américanistes, Revista do Arquivo Municipal, Filosofia, Ciências e Letras, American Anthropologist v.v.. và La Vie familiale et sociale des Indiens Nambikwara, 1948). Khi trở lại Pháp năm 1939, Lévi-Strauss lại phải ra đi một lần nữa khi Đức chiếm đóng, đến New York, ở đây ông quen biết Roman Jakobson, người đang giảng dạy ngữ âm học cấu trúc tại New School for Social Research. Trong sự trao đổi tri thức giữa hai người, thành quả là tiểu luận 'L'analyse structurale en linguistique et en anthropologie' đăng lần đầu trên Word, Journal of the Linguistic Circle of New York, 1945,  luận án Les Structures élémentaire de la parenté, hoàn tất năm 1943 và xuất bản năm 1949. Cấu trúc luận, như Algirdas-Julien Greimas nhận xét, là gặp gỡ giữa ngữ học và nhân loại học. Chính Lévi-Strauss xác định với Catherine Clément, người viết Lévi-Strauss ou la structure et le malheur là ở Pháp chỉ có nhà cấu trúc luận đúng nghĩa: Emile Benveniste (sinh năm 1902), Georges Dumézil (sinh năm 1898) và Claude  Lévi-Strauss.

Lévi-Strauss đă mang lại biến đổi trong một ngành khoa học chuyên biệt ở Pháp: dùng từ anthropologie thay cho ethnologie, không phải để chỉ một ngành trong những khoa học nhân văn, mà chính là khoa học nhân văn, khoa học đặc xuất về con người.

Con người Lévi-Strauss đă đưa vào khoa học những bộ diện mới của cấu trúc về thân tộc/parenté, truyền thuyết/mythes và tư tưởng hoang dă/pensée sauvage. Chịu ảnh hưởng Jakobson từ khái niệm 'structural linguistics', ôÂng đă đưa khái niệm 'anthropologie structurale' vào tác phẩm và bài giảng đầu tiên trên giảng ṭa nhân học xă hội/anthropologie sociale tại Collège de France ngày 5 tháng giêng 1960.

Cấu trúc, từ ngữ trong cơ chế sinh học đă được Herbert Spencer (1820-1903) sử dụng để chỉ những 'thực thể xă hội', Freud phân chia cấu trúc/chức năng để chỉ quan điểm cục bộ đối lập/point de vue topique với quan điểm chức năng/point de vue fonctionnel trong những định vị năo bộ, Lacan đưa vào phân tâm học cấu trúc/psychanalyse structurale nhằm trị liệu như kinh nghiệm của ngôn từ và ngữ học cấu trúc. Mounier trong Traité du caractère, 1946 dẫn biểu ngữ tâm lư học cấu trúc/Strukturpsychologie của Dilthey (1833-1911) [với dự thảo định vị những hiện tượng tâm linh trong toàn bộ cấu trúc phụ thuộc vào quan hệ hiện hữu giữa tổng thể và những bộ phận/Die Lokalisation der psychischen Vorgänge im Zusammenhang der Struktur nach dem in diesem bestehenden Verhältnis des Ganzen zu den Teilen - Dilthey xem 'cấu trúc là quan hệ hiện hữu giữa những yếu tố cấu thành của một kinh nghiệm sống/Ich nenne nun Strukture die Beziehung, die zwischen Bestandteilen in einem Erlebnis ist' trong Gesammelte Schriften, Bd VI; ông cũng chỉ ra phương pháp gián tiếp mà Brentano và Husserl xây dựng hiện tượng luận] và Mounier sử dụng khái niệm cấu trúc điển h́nh và cấu trúc nhân cách trong t́m hiểu huyền nhiệm con người.

Cấu trúc trong định nghĩa của Lévi-Strauss không giới hạn trong khái niệm truyền thống, có nghĩa không chỉ 'thực tại thường nghiệm' (vượt ngoài hai xu hướng chức năng và thường nghiệm trong khoa nhân học của Malinowski hay Radcliffe-Brown) nhưng rút ra những mẫu cấu thành từ thực tại thường nghiệm. Cho nên khái niệm cấu trúc có khi liên hợp với cấu trúc xă hội, có khi chỉ những mẫu điển h́nh hay hệ thống. Trong tác phẩm Anthropologie structurale deux, 1973 khi đề cập đến quy tắc cơ bản của phân tích cấu trúc, không chỉ giới hạn trong xem xét những hạn từ, mà phải nắm những quan hệ thống nhất chúng, quan điểm của Lévi-Strauss gần với Dilthey và hiện tượng luận - đó cũng là nhịp cầu nối cấu trúc luận và hiện tượng luận như Maurice Merleau-Ponty (1908-1961) đă thực hiện trong tác phẩm Signes ở chương 4: 'De marcel Mauss à Claude Lévi-Strauss', bênh vực quan điểm của Lévi-Strauss: Những sự kiện xă hội không là sự vật, hay ư tưởng, mà là những cấu trúc…Cấu trúc không tước đoạt bề dày hay trọng lượng của xă hội. Chính xă hội là một cấu trúc của những cấu trúc: làm sao có thể nào tuyệt đối không có mối quan hệ nào giữa hệ thống ngữ học, hệ thống kinh tế và hệ thống thân tộc được?

Trong Triết học và Khoa học, 1972 tôi đă nói đến quan hệ nhân học xă hội với xă hội học trong truyền thống Pháp từ Durkheim đến Lévi-Strauss:

Tuy cả hai cùng nhằm mục tiêu nghiên cứu những hiện tượng xă hội, song đối tượng chính của khoa nhân học xă hội là những xă hội cổ sơ. Durkheim đi t́m nguồn gốc của những diễn tiến thuần lư trong thế giới hiện đại nơi những tư liệu nhân chí học nhằm chứng tỏ những biểu tượng tập thể khởi từ quần tụ cá nhân. Lévy-Bruhl không đồng ư với giả định tính phổ quát của tinh thần con người, mà chủ trương người nguyên thủy lư luận khác với con người văn minh hiện đại. Nguyên tắc tư duy của họ là nguyên tắc tham dự: chẳng hạn người Bororo thuộc bộ lạc Vẹt nh́n nhận họ vừa là người, vừa là vẹt, họ đă tham dự vào cả hai thực thể khác nhau này. Chủ trương nhị nguyên của ông dẫn tới bế tắc v́ không thể giải thích làm sao có sự tiến hóa từ thần trí bán khai đó dẫn tới tinh thần văn minh hiện đại. Đến Marcel Mauss, quan niệm tính toàn diện của sự kiện xă hội bao gồm mọi mặt kinh tế, pháp lư, tôn giáo, mỹ học v.v.. chỉ ra mối liên hệ cá nhân với tập thể. Essai sur le don, 1923-4 của Mauss nhằm chứng minh tặng vật không phải là một sự kiện xă hội đơn độc như biểu hiệu một h́nh thái động của một thể chê tổng quát tạo ra những guồng máy xă hội. Claude Lévi-Strauss đẩy xa phân tích trong quan niệm cấu trúc xă hội phức tạp đặc biệt giải thích từ tổ chức nhị nguyên xây dựng trên cơ sở hỗ tương chức năng và hiện diện trong nhiều tập thể con người. Ông đồng ư với Marcel Griaule là phải điều tra tại chỗ là khởi đầu cho nghiên cứu khách quan, khoa học song ông khác Griaule khi đ̣i hỏi phải thoát khỏi lối tư duy phương tây mà suy nghĩ như người bản địa: những dân tộc nguyên thủy th́ đa tạp, không thể coi như tiêu chuẩn cho một loại tư tưởng nào, cũng như văn minh hiện đại không biểu hiện một tinh thần duy nhất.

Trong những đối nghịch giữa chủng tộc và lịch sử, tự nhiên và văn minh, văn hóa và xă hội, nhân học cấu trúc luận xây dựng trên những ư niệm: những nền văn hóa khác nhau xuất hiện nhất định bằng một nếp sống nào đó; những loại văn hóa khả hữu có thể xếp hạng; việc nghiên cứu những xă hội nguyên thủy nhằm phát hiện một định hướng tốt đẹp xác định những tổ hợp khả hữu của những yếu tố văn hóa không phụ thuộc vào những đặc tính chủng tộc của xă hội, mà có thể khảo sát không cần xét đến những cá nhân tạo thành đoàn nhóm.

Nhân học cấu trúc phân biệt với những xu hướng nhân học khác ở chỗ, với những nhà nhân học này, kiểu mẫu chỉ là đường lối học thuyết và tương hợp với biểu tượng sự kiện, trong khi cấu trúc luận chú trong đến những hệ niệm tượng khái niệm/schèmes conceptuels là trung gian giữa thực tiễn và những thao tác cấu trúc kết hợp với chất liệu, cấu trúc được coi như vừa thực nghiệm vừa khả tri. Theo Lévi-Strauss, bản tính con người có tính phổ quát, chính là những khả hữu của đời sống trong xă hội. Con người chỉ có thể sống trong xă hội và khuynh hướng sống trong xă hội như vậy xác định những quy luật. Trong mối quan hệ tự nhiên và văn hóa, người ta có thể nhận ra những quy luật phổ quát. Đó không phải là bản năng, nhưng là những điều kiện thiết yếu của đời sống trong xă hội đă ghi dấu ấn  nơi bản tính con người. Sự cấm đoán loạn luân là một ví dụ về những quy luật phổ quát này, mà cơ sở là sự thiết yếu của những đổi chác: Ngăn cấm loạn luân không có vẻ là quy luật cấm đoán cưới mẹ, chị hay con gái của ḿnh mà là một quy luật bắt buộc phải gả mẹ, chị hay em gái cho kẻ khác. Đó chính là một quy luật của tặng dữ.

Nhân học cấu trúc xác định những kiểu mẫu của xă hội con người chẳng khác ǵ những lá bài của chơi bạc. Cuộc chơi bao giờ cũng có những quy luật; người ta có thể với những lá bài và những luật lệ đánh bài, chơi được nhiều hội hoàn toàn khác nhau, nhưng con số này trên lư thuyết vẫn có giới hạn. Lévi-Strauss nhận xét toàn bộ những tập tục  dân tộc tạo thành một hệ thống cũng giống như những cuộc chơi không phải là vô hạn, một khi thiết lập được tất cả những tập tục quan sát cũng như trong những truyền thuyêt/thần thoại, người ta có thể lập một bảng phân hạng giống như trong khoa hóa học, mọi tập tục thực hay khả hữu họp thành nhóm, thành họ và như vậy chúng ta chỉ việc nhận ra những nhóm nào xă hội thực sự chấp nhận.

Hành trạng tư tưởng của Cllaude Lévi-Strauss từ  Những cấu trúc sơ cấp của thân tộc đến Truyền thuyết/thần thoại luận/Mythologiques bốn tập (I: Sống và chín/Le Cru et le Cuit, 1964t; II: Từ mật đến tro/Du miel aux cendres, 1967; III:nguồn gốc của những kiểu tiệc/L'origine des manières de table 1968; IV: Con người trần/L'homme nu, 1971

Là một trường thiên truyền thuyết sử, theo ṿng tuần hoàn tác động qua lại giữa những truyền thoại. Lévi-Strauss giải mă: Chúg tôi không nhằm chỉ ra làm thế nào con người nghĩ trong những truyền thuyết của họ, nhưng làm thế nào những truyền thuyết được nghĩ trong con người, và họ không biết/Nous ne prétendons donc pas montrer comment les hommes pensent dans leurs mythes, mais comment les mythes se pensent dans les hommes, et à leur insu.

Khắp trong thế giới, con người kể những truyền thuyết, những truyện kể ẩn dụ nhằm giải thích nguồn gốc về mọi định chế của ḿnh. Lévi-Strauss khác với những nhà nhân chủng học đi trước ở chỗ chỉ ra những truyền thuyết/thần thoại diễn tả một cách thế tư duy riêng của tất cả nhân loại: họ tham dự vào những quy luật cấu trúc của tinh thần.

Nhà cấu trúc luận cắt truyền thuyết/thần thoại thành những đơn vị cấu tạo: thoại tố/mythèmes tương tự như những âm vị/phonèmes, song phức tạp hơn. Để đọc truyền thuyết/thần thoại theo lối cấu trúc luận phải qua hai giai đoạn: trước hết chứng tỏ những đoạn của câu chuyện là những vật mang một chỉ thị khác nhau của ư nghĩa ngữ học, nhằm phát hiện ư nghĩa của truyền thuyết, sau đó những giá trị ư nghĩa này tổ hợp với nhau - theo chiều kích xă hội, mặt khác theo một bố trí chung; tóm lại truyền thuyết có định hướng t́m quan hệ giữa nội dung (cấu trúc của truyền thuyết) với biểu hiện (cấu trúc ngữ học {Xem Sdt: Triết học và Khoa học].

Claude Lévi-Strauss có thể là một triết gia ngoài ư muốn, có thể là một nhà bác học (hiểu theo nghĩa khoa học), song trước hết ông là một nghệ sĩ. Một nhà văn, một nhà thơ, một nhà soạn nhạc có thể lấy từ nguồn truyền thuyết của ông để dựng một sáng tạo. 

Lévi-Strauss đă chết, song Thông điệp của ông gửi lại là: khoa học chỉ có thể trưởng thành, nếu như con người Tây (Đông) phương bắt đầu hiểu là chính họ không hiểu gi cả khi mà trên mặt đất này, vẫn c̣n một giống người, hay một dân tộc vẫn bị họ coi là một khách vật - khoa nhân học có thể khẳng định là một công việc trong khi làm mới và cứu chuộc Phục hưng, có thể mở rộng chủ nghĩa nhân bản lần theo nhân loại.

 

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2009