Đặng Phùng Quân

Cái L Ca Triết Gia

Ngoại Truyện

 

nhập thế hữu văn chương

       Không phải t́nh cờ (nhiều) người đàn bà nói với chàng: "Em chọn yêu anh v́ anh là triết gia" - câu nói đó không thể ám toán như thể nói v́ anh là linh mục, v́ anh là sa môn.Triết gia là người biết làm t́nh, và làm t́nh có chứng tắc.

 Cuộc chiến giữa triết gia và người ngoại cuộc bắt đầu từ khu biệt phái giống. Kant - triết gia chưa hề lấy vợ - đă coi thiên bẩm (Naturgabe) của người đàn bà là làm chủ (sich bemeistern) cái khuynh hướng đàn ông hướng về ḿnh :

"Đàn bà muốn thống trị (herrschen), đàn ông muốn bị ngự trị (beherrscht)".

 Văn hóa,cái tiếp tháp (Pfropfen) giống đực và giống cái, làm sinh sôi nẩy nở mọi loài từ cây cỏ, sinh vật đến con người ở trong t́nh huống tự nhiên nguyên sơ (im rohen Naturzustande) như thế. Hôn nhân là hậu quả của văn hóa, giải phóng người phụ nữ và nô dịch người đàn ông.

 Quy tắc của Kant : Đàn bà có niềm bí mật (Geheimnis), đàn ông th́ không.

 (Lan, người đàn bà trong Hồn Bướm Mơ Tiên nguyền rằng : Tôi chỉ c̣nẦcó cái chết.Nếu tôi có thể thố lộ can trường cho ông biết v́ sao tôi phải cải trang, v́ sao tôi phải quy y đầu Phật.Nhưng sự bí mật ấy, th́ tôi nhất định sống để dạ, chết mang đi.)

 Der Mann ist leicht zu erforschen. Đàn ông thật dễ đem ra phân tích, c̣n đàn bà th́ không v́ khó có thể để thố lộ bí mật nhưng lại sẵn sàng vén mở bí mật kẻ khác.

 Bị chú của người viết : Những trường hợp dưới đây lấy từ những niềm bí mật của nhiều triết gia.Người viết không chịu trách nhiệm về những sự trùng hợp (ắt có) v́ những nhân vật đều đă đi vào lịch sử và người chết th́ không thể kháng cáo những điều quy trách về những hành động của họ.

 Tiền đề thứ nhất : Triết gia mác-xít không thể hủy triệt lư trí, do đó đă đi hủy triệt t́nh yêu trong hiện thể nhân vật của ḿnh.

 Tháng Chín năm 1840 Sören Aaby Kierkegaard, ông Cử Văn chương hứa hôn với Regine Olsen, ái nữ tuổi mười tám của ông Hội đồng Quốc gia Olsen.Chỉ một năm sau, chàng lại từ hôn. Chàng rời đi Berlin và khi trở về Copenhagen, chàng sống ở đó như một người lập dị có tiếng; cung cách sống của chàng làm chàng thành đề tài cho nhiều tờ báo hài hước châm biếm, và mặc dầu những bài viết của chàng xuất bản dưới nhiều bút hiệu khác nhau được một số người ưa thích v́ đầy trí tuệ song đa số lại ghét v́ nội dung "vô luân" và "phù phiếm".Những tác phẩm sau này của chàng cũng vẫn gặp nhiều kẻ thù công khai - nói đích danh ra là những nhà lănh đạo tinh thần của Giáo hội Tin lành : và trong cuộc chiến ác liệt chống bọn họ - chàng cho rằng xă hội của thời đại chúng ta không phải là một xă hội Cơ đốc và như thế thực tế là không ai cứ phải giữ măi làm người Công giáo - chàng chết.

 Mấy năm trước đó Regine Olsen đă kết hôn với một trong những người theo đuổi nàng.

 Georg Lukács,Die Seele und die Formen

 (bản viết Sören Kierkegaard és Regine Olsen ra mắt lần đầu trong tập san Nyugat (Tây),1910).

 Tôi không có ư định viết về những cặp t́nh nhân trong lịch sử triết học.Khi Lukács viết thiên tiểu luận Kierkegaard và Olsen, ông vừa đoạn tuyệt với Irma Seidler và tác phẩm đầu đời A lélek és a formák là quyển sách (dành trọn) của Irma. Nhưng những thiên tiểu luận này là nỗi băn khoăn về cuộc đời, dấu ấn của thời đại hậu Dilthey :

 Sự khác biệt chủ yếu giữa cuộc đời này và cuộc đời khác là vấn đề do đâu cuộc đời là tuyệt đối hay chỉ là tương đối...

 Không có hệ thống trong cuộc đời.Chỉ có cái riêng lẻ và cá thể, cái cụ thể trong cuộc đời.Hiện hữu là phải khu biệt...

 Chân lư chỉ là chủ quan - có lẽ; nhưng chủ thể chắc hẳn là chân lư...

 Regine kết hôn với người đàn ông khác là điều tất yếu đối với Kierkegaard (Chính Kierkegaard đă viết là nàng nắm vững điểm này, nàng hiểu là nàng phải đi lấy chồng; có như vậy mới không c̣n ǵ mơ hồ về một điều, chỉ một điều về kẻ quyến rũ và người con gái bị t́nh phụ).

 Hôn nhân như trường hợp Sokrates đối với Nietzsche là một hài hịch, song ở đây là một bi kịch : Sokrates lấy Xanthippe và hạnh phúc với bà là v́ ông xem hôn nhân như một chướng ngại trên con đường dẫn đến Lư tưởng và thật sung sướng đă vượt được những khó khăn của hôn nhân.

 Vào mùa xuân năm 1911, khi cuộc t́nh đă văn, dự tính xuất bản quyển sách Lukács đă viết cho Irma : Nếu tiểu thư đọc qua cuốn sách, thực sự đọc qua nó…tiểu thư biết mọi chuyện về tôi, phần đời tốt đẹp nhất của tôi, nhiều điều và tốt hơn là tôi có thể kể lể bằng cách nào khác...

 Tiểu thư biết là tại sao những tập bài đó được viết ra - bởi v́ tôi không thể làm thơ.

 Những bản văn sẽ xuất hiện bằng tiếng Đức - tiểu thư cho phép tôi trả lại chúng cho một người mà tôi đă nhận được từ nơi nàng những trang viết này, cho phép tôi đề tặng tiểu thư quyển sách này trên trang thứ nhất với ḍng chữ: "Irma von Réthy-Seidler, in dankbarer Erinnerung". (thư đề ngày 22 tháng Ba năm 1911) và Irma ưng thuận: "Tôi hănh diện đă có phần, hoặc như tiên sinh tin tưởng là tôi đă góp phần vào sự h́nh thành quyển sách như vậy".

 Khi tác phẩm Die Seele und die Formen xuất hiện, lời đề tặng đă là: "Dem Andenken Irma Seidlers"

 bởi ngày 18 tháng Năm năm đó Irma đă nhẩy từ trên một thành cầu ngăn ḍng Danube từ thành phố Buda bên hữu ngạn với thành phố Pest bên tả ngạn, để tự vẫn.

 Nàng là đời sống của tác phẩm, quyển sách đă được viết ra, khi dục vọng không c̣n nữa - người ta ngờ rằng chuyện nàng quyên sinh sau một cuộc t́nh ngắn ngủi với người bạn chí thiết của chàng và như vậy chỉ có cái chết/kết thúc một phép lạ không bao giờ xảy đến như họ mong đợi

 Khi sống chúng ta không bao giờ có thể ở bên nhau khôn rời...Tiên sinh chẳng hề nói mà em cũng chẳng thể biết chắc v́ em có những lư do sâu xa cho điều ngờ vực trái ngược là chàng đâu có ngỡ rằng cuộc đời của em thực sự gắn bó với đời chàng/Irma đă viết tâm thư vĩnh quyết/mặc dầu chàng chẳng hề nói là mong muốn điều này nhưng em cũng phải thỉnh cầu chàng giờ đây hăy trả lại tự do cho em /điều chàng có thể không chiếm đoạt cũng như ngần ngại và sợ phiền lụy/thế nhưng giờ đây em muốn đ̣i lại...

 thư Irma viết vào tháng Mười năm 1908 song chỉ một tuần sau nàng lại gửi trong thư đề ngày 2 tháng 11: Gyuri yêu dấu nhất của em, em đang sửa soạn hành trang đi Budapest... em muốn nói với chàng , nói để em có thể tự hiểu ḷng ḿnh xem c̣n con đường nào chúng ḿnh có thể đến bên nhau, em muốn chúng ḿnh kinh qua đó/nếu chẳng đặng đừng th́ chàng măi măi vẫn ở trong tâm khảm em và em có rời xa cũng vẫn tin vào sự ấm áp của tâm hồn ḿnh thuộc về chàng, theo từng bước đi trong đời chàng.Điều mong mỏi duy nhất em khẩn cầu là nếu có phải chia tay th́ chúng ta cũng không cay đắng mà chia tay trong êm đềm với những t́nh cảm cao thượng và nồng nàn.

 cuộc hẹn chẳng bao giờ đến với họ và nàng kết hôn với một họa sĩ ở Nagybánya

 (Gyuri ở đâu ?

thật sự chàng có yêu nàng ?)

 trở lại bước đường đời của Irma:để trở thành họa sĩ, vào tháng Năm 1908 nàng thực hiện một chuyến đi Florence với Georg Lukács và Leo Popper đồng hành.

 t́m lại dấu vết cuộc lữ này qua mấy ḍng Nhật kư của Lukács : Đêm ở trên tàu.Mấy phút một ḿnh.Thứ hai 1 tháng Sáu.Leo trở về nhà. Đến S. Croce và S.Lorenzo với Irma ngày thứ Bảy 6 tháng Sáu...Một ḿnh trong đêm.Hôn nhau trong tối.

 Sau chuyến đi họ c̣n gặp nhau mấy lần.Georg khởi sự viết A lékék és a formák. Irma rời Budapest đi Nagybánya.

 Georg có yêu nàng ? Trong thiên tiểu luận Über Sehnsucht und Form ở quyển sách dành cho Irma, Georg như nói với chính ḿnh/dục vọng làm chàng cứng rắn và mạnh mẽ, để người đàn bà ra đi thổn thức không thốt lên lời, quằn quại run rẩy trong đau đớn/giờ đây chàng lấy lại sức mạnh để chối từ... Chẳng phải chàng đă hủy hoại đời sống của nàng ? 

 

La mort à deux n'est plus la mort

 Sự kiện kể lại: Vào ngày chủ nhật 16 tháng Mười Một năm 1980 một người đàn ông trong chiếc áo choàng ngủ đă chạy hơ hải ra ngoài khuôn viên Cư xá trường Cao đẳng Sư Phạm đường Ulm của thành phố Paris, vừa kêu lên (tôi đă giết Hélène...)/Hélène đă chết thực và y bị quản thúc tại nhà thương Sainte-Anne, sau đó được miễn tố dựa trên điều 64 của Bộ H́nh Luật 1838. Câu chuyện có ǵ mà ầm ĩ : phạm nhân là một triết gia mác-xít nổi tiếng được chính Tổng thống đương đại ân xá.

 Những năm về sau này khi chàng đă tỉnh trí, Althusser tự thuật : Dầu tôi đă ra khỏi nhà thương tâm thần được hai năm, tôi vẫn là một kẻ thất tung đối với công chúng có biết đến tôi.Tôi chẳng sống mà cũng không ra chết và dầu tôi không có bị đem chôn, tôi thành ra "không có h́nh hài".

 Khách quan mà nói, v́ y không thực sự chết và y lại nổi tiếng nên cái chết của y không được công bố (cái chết của người vô danh chẳng nói làm ǵ) - thế nên y dần dà trở thành một kẻ sống dở/chết dở.

 Althusser không chết v́ chàng nghĩ tương lai c̣n kéo dài vô tận/l'avenir dure longtemps như tên quyển tự truyện

 Irma chết song Lukács không đích danh là thủ phạm - nhưng cái chết của Hélène là đề tài cho báo chí khai thác sự đồng lơa của một chính quyền khuynh tả dung túng triết gia mác-xít thoát ṿng chế tài của luật pháp

 những ngày tháng sau đó chàng đi lang thang trên phố xá Paris và lảm nhảm về tên tuổi của ḿnh như một danh nhân lịch sử

 

 Cái chết của Irma : Ngày 18 tháng Năm vào năm ấn bản Die Seele und die Formen hoàn tất, Irma đi thăm người cậu là một luật sư ở Budapest, và trong suốt bữa ăn nàng nói nhiều về dự tính làm nghệ thuật và triển lăm với nhóm Tám họa sĩ Dă Thú, nên cùng ngày vào bốn giờ chiều nàng đến xem cuộc triển lăm của nhóm Dă Thú tại Hành Cung Quốc gia, sau đó trên đường về có Balázs (người bạn chí thiết của Georg) và họa sĩ Dezso Orbán đồng hành tản bộ dọc bờ sông Danube tới cầu Margaret. Nàng qua cầu một ḿnh

 như một nhân chứng thuật lại - tiểu thuyết gia Lajos Biró, thân hữu với Georg và Irma, người viết phim bản cho Alexander Korda sau này - trên chuyến xe bus về nhà, tôi thấy một mệnh phụ trong thanh y nhẩy từ thành cầu xuống ḍng Danube - chúng tôi nhảy ra khỏi xe và chạy đến cầu cứu - bất cứ ai , hoặc cảnh sát khi nghe thấy tiếng la thê thiết từ phía dưới - chúng tôi chạy từ bên này qua bên kia cầu - không có bóng dáng cảnh sát - không có điện thoại - thật kinh khủng là có người trầm ḿnh trong ḍng Danube mà chẳng được cứu cấp - bởi khi cảnh sát xuất hiện th́ bên dưới nước đă lặng lờ.Cho đến sáng tôi mới được biết người xấu số là Irma người bạn hàng xóm của tôi

 để lại chiếc áo khoác,cây dù và chiếc ví sách trong đó có tấm chi phiếu gửi cho em gái ở Heidelberg và thư của Balázs/gửi Irma, rủi là em không đến thăm anh chiều nay, anh quên khuấy nhưng anh muốn gặp em, sẽ ở nhà vào chiều thứ Bảy

 cuộc t́nh này như nhân vật Klara/Irma trong truyện ngắn Balázs viết ẩn danh nói là cho chàng những ǵ nàng đă khước từ Georg - nàng cần một người đàn ông v́ Georg không đối xử nàng như một người đàn bà

 trong tin báo về sự biến đă tường tŕnh là "chỉ v́ t́nh trạng điên rồ nhất thời mới tạo ra thảm họa bất ngờ... Bà Irma và chồng không bận tâm về vấn đề vật chất, họ lại có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Người đàn bà có tính nghệ sĩ, thông minh, quyến rũ này ở nơi nào cũng được yêu mến" - sự thật không hẳn như Balázs viết trong Nhật kư : đây là tội lỗi thứ nhất của tôi/thật lạ lùng v́ nhờ đó mà lần đầu tiên tôi cảm thấy sự thuần khiết của cuộc đời và trái tim tôi

 Georg phô bày tất cả tâm hồn ḿnh trong ư nghĩ : sự cô đơn tôi muốn tràn ngập tôi như phán xét của cuộc đời/nếu mà bất kỳ ai cứu được nàng th́ tôi mới có thể…nhưng tôi đă không muốn và không thể

 

Cái chết của Hélène : Sau này khi kể lể về cái chết của Hélène, Althusser viết lại như một bản khẩu cung khai báo - vào chín giờ ngày chủ nhật 16 tháng Mười Một, tôi ngoi lên sau một đêm sâu thăm thẳm tôi không thể ḍ nổi, tôi thấy tôi đứng ở cuối chân giường trong chiếc áo khoác ngủ và Hélène nằm xải ra trước mặt tôi, khi ấy tôi vẫn tiếp tục xoa cổ nàng và như cảm thấy cánh tay tôi đau buốt hiển nhiên do cử động xoa bóp, thế rồi tôi nhận ra ,không hiểu sao, đôi mắt nàng bất động, đầu lưỡi lè ra giữa răng và môi, nàng đă chết

 không nhân chứng tại phạm trường/cáo trạng của nhà chức trách (nếu có) sẽ ghi nhận Louis Althusser - người đàn ông sáu mươi hai tuổi - triết gia mác-xít - giáo sư trường Cao đẳng Sư Phạm - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp - trong cơn thác loạn đă bóp cổ vợ là bà Hélène đến chết

 không dấu hiệu xô xát/với những năm sau cùng Hélène hay bệnh hoạn yếu sức, vả lại ít ra nàng cũng hơn người chồng đến sáu bảy tuổi/dường như bà cũng là đảng viên Đảng Cộng sản - cuộc điều tra không tiến hành khẩn cấp v́ Althusser nằm dưỡng trong bệnh viện tâm thần

 những khai thác trên báo chí (thương hay ghét) đều không trung thực/không phản ánh ens realissimum (như Lukács tự vấn - giao ngộ tạo thành triết lư, hay triết lư h́nh thành giao ngộ ?)

'Hic Rhodus, hic salta' - bước nhảy vọt từ lời qua hành động/như Marx nghĩ - Althusser đă viết lại thực tiễn trong niềm bí ẩn cái chết của Hélène

 

Cuộc đời hay chữ Thế 

Người chết không thể biện hộ nhưng ngay từ buổi đầu gặp gỡ, Irma đă viết cho Georg là cả hai chúng ta cùng trải qua một lối sống lành mạnh, em sống với tự nhiên c̣n chàng sống với lịch sử thực chứng, với nghiên cứu Marx -

 ư nghĩ về một cuộc đời vươn lên khỏi khuôn khổ hằng nhược – hellseherisch/minh thức  thái độ của người nghệ sĩ đối với tác phẩm như một thực thể cơ hữu sinh động có thể để yêu nồng nhiệt, có thể cứu chuộc hay bức tử nhưng trước hết là sống - Georg đă gọi Irma là đời sống cho nên cái bi kịch của nàng nằm trong cái bi kịch của cuộc đời Ihre Tragödie lag in des Lebens, trong khung cảnh chết thực sự là đối trọng biện chứng của đời sống in einer Sphäre also wo der Tod tatsachlich der dialektische Gegensatz vom Leben ist

 cái mâu thuẫn Lukács học được ở Marx là mặt đối lập trong cuộc sống/sự nghiệp ngay trong lá thư thảo gửi Irma cảm tạ nàng đă xuất hiện thấp thoáng trong đời chàng rồi ra đi với những niềm đau cùng hoan lạc v́ chúng là những dấu chỉ tất yếu của cuộc đời - cả h́nh ảnh của nàng trên bàn viết cũng hiện diện và biến đi cần thiết v́ bản văn có thể tàn hủy với sự hiện diện của nàng

 niềm kinh sợ khắc khoải khi h́nh thành tác phẩm trong cô đơn tuyệt đối/bi kịch của chàng (hay nàng) đưa Georg trở về câu hỏi cố hữu: làm sao để trở thành triết gia? bởi vẫn là con người trói buộc trong khung cảnh đạo lư, làm sao có thể tạo được cái Siêu tuyệt? những năm tháng c̣n lại một cuộc đời dài thăng trầm nhọc nhằn kể cả giai đoạn viết hủy triệt lư trí (die Zerstörung der Vernunft) chối bỏ thêm một lần những h́nh ảnh/những con người/những chặng sống đến cuối đường Lukács nhận ra là chúng ta sống một đời người nên tạo dựng trong đời một điều không thể có ở tự nhiên là cái đối nghịch giữa đáng giá và không đáng giá - indem wir ein mensschlisches Leben leben,setzen wir etwas, was in der Natur überhaupt nicht vorhanden war, nämlich den Gegensatz des Wertvollen und des Nicht-Wertvollen - cái gặp gỡ buổi đầu tháng Chạp năm 1907 tại khách đường Mama Cecile, khi Georg thảng thốt trước một giọng đàn bà/âm hưởng đặc biệt lôi cuốn bước chân chàng đi từ pḥng này qua pḥng khác để chạm mặt định mệnh Irma

 

Cái ám vật dục của Louis

 Tháng Hai năm 1968 Louis Althusser được mời diễn thuyết trước Hội Triết học Pháp (với đề tài Lenin và triết học đă đưa Lenin chính thức bước vào lănh địa trí thức) với một Lenin dẫn lại lời triết gia vô sản Đức J.Dietzgen gọi những giáo sư triết học là "tụi khoa bảng xu nịnh" v́ những kẻ tự nhận là triết gia - bọn giáo sư và giảng viên đại học - dầu bề ngoài có vẻ độc lập tư tưởng, ít nhiều cũng ch́m ngập trong mê tín và huyền hoặc, thế nên để t́m ra con đường chân lư, thiết yếu phải nghiên cứu triết học/con đường lầm lẫn hơn hết thẩy mọi đường (der Holzweg der Holzwege) gây xầm x́ đám đông cử tọa

 Louis suốt một thời niên thiếu vẫn ám ảnh cái ấn tượng người mẹ giống như mọi người đàn bà cùng thế hệ có thói quen dấu tiền ở trong váy, nhất là khi đi đường trường, tiền được dấu sao gần với bộ phận sinh dục hầu có thể bảo vệ được cả tiền lẫn thể xác

chàng vẫn c̣n nhớ rất rơ bà mẹ đă có lần tàn nhẫn đem vật dục ra so sánh chàng với con bạn gái cùng trang lứa là chàng chỉ có hai lỗ c̣n nó có tới ba lỗ

 lần thứ nhất trong đời Louis biết nh́n trộm một người đàn bà đứng trần truồng trong bếp - thôi thúc v́ một nỗi thèm muốn không thể cưỡng lại, chàng lén mở cửa núp ngắm bà Suzy một hồi lâu - quả thật chú bé con chưa từng thấy thân thể một người đàn bà trần truồng, đôi vú, chiếc bụng, phần lông âm hộ và đôi mông tṛn mê hoặc; thuở ấy mới mười tuổi, chàng không hiểu v́ trái cấm hấp dẫn hay vẻ rạng rỡ tràn trề t́nh dục trong h́nh dáng ph́ nhiêu của bà ? Niềm thống khoái kéo dài khoảnh khắc tới lúc bà phát hiện và thay v́ nhiếc mắng, bà đă kéo chàng vào sát ngực và giữa cặp đùi ấm của bà để hôn chàng

 lần thứ hai trong đời chàng lại bắt gặp phần trên cặp đùi tuyệt vời để trần của một người đàn bà khác, chùm lông đen nhô lên và quan trọng hơn hết là khe hở hồng nơi âm hộ của nàng, màu hồng hoa anh thảo

 thật bất công nếu chỉ kể nỗi ám ảnh vật dục của Althusser - cả khi chàng tự nhận dường như thiếu sót cái kích thước dương vật của một người đàn ông - nữ sĩ Hanrahan người Úc than thở từng điên lên được v́ không có dương vật - điều Hanrahan phát hiện chưa từng được ghi trong sách vở giải phẫu học là bà thường nh́n vào quần đàn ông để xem dương vật của y nằm bên trái hay bên phải (nguyên lư Barbara) nếu y thuận tay trái th́ dương vật thường ở bên phải và nếu y thuận tay phải, y để dương vật sang bên trái (trích từ Butterfly trong tập truyện của những nhà văn nữ Úc đ̣i b́nh quyền cho phụ nữ, Moments of Desire 1989)

 

Như một triết gia

 Ngay từ tập sách đầu xuất hiện, Althusser như rơi vào một kinh hoàng, run rẩy trước một kiến tạo tùy tiện ngay từ thuở c̣n ở trung học, chàng đă nắm được xảo thuật của hành ngôn là vay mượn ư của kẻ khác để hoàn tất công tŕnh chỉ định, cho nên chàng chỉ muốn tiêu huỷ ngay những quyển sách đă được in ra - làm cách nào, nếu không tiêu hủy chính ḿnh - totum = nihil

 chàng không bỏ lỡ những cơ hội khoảnh khắc như lần tắm biển một nhóm bốn người, Hêlène không muốn lội c̣n người bạn khẩn khoản mượn tập bản thảo chàng đang viết dở dang để đem về pḥng đọc ngấu nghiến, chàng yêu cầu người bạn gái của y cởi quần áo cùng chàng xuống tắm giữa những đợt sóng bốc khỏi đầu trong vùng biển động - c̣n Hélène của chàng với bản tính loạn trí cố hữu kêu khóc sợ hăi trong khi chàng và người thiếu nữ ngụp lặn trần trụi và làm t́nh dưới sóng

 trong những cơn dục vọng hao khuyết của thời niên thiếu (Althusser không ngần ngại nhớ lại chứng tật da qui đầu bọc làm chú bé loay hoay tốn nhiều thời giờ kéo da lên song không thể làm lộ phần qui đầu, nỗi sợ hăi bất lực toàn bộ - rồi những khoái cảm trong đêm mộng tinh/cái khoái cảm sần sượng phút t́nh cờ ôm người bạn trai mà cảm thấy dương vật cứng lên bất ngờ - những năm sau này chàng vẫn mang mối hận người mẹ đă xâm nhập vào cơi riêng của ḿnh/cái cử chỉ xoi mói tấm nệm giường chàng vừa xuất tinh trong đêm và kêu lên thằng con trai đă thành người lớn - như thể nắm lấy dương vật chàng phơi trần ra) chàng phát hiện cái động lực thúc đẩy bên trong ư thức hay xuất từ tiềm thức của triết gia có xảy đến cái phần triết lư đă in ra cũng vẫn là thực tại khách quan tác xác thế giới/triết học phô bày cái nội tính thuần khiết

 không phải ngẫu nhiên chàng thu tập mọi phạm trù của chủ nghĩa Marx trong danh đề thực tiễn và sáng tạo ra một tiếng mới trong triết học, tiếng "thực tiễn lư luận"/pratique théorique làm viên măn dục vọng thỏa hiệp giữa dục vọng suy lư vơi niềm dục vọng riêng ám ảnh v́ kinh nghiệm tiếp chạm với thực tại (vật lư hay xă hội) cùng biến tắc thông qua lao động (công nhân) và hành động (chính trị)

 kinh nghiệm ấy xuất phát từ những dục vọng của người mẹ

 không phải ngẫu nhiên Althusser đă viết thế kỷ mười chín chứng kiến những đứa con hoang ra đời : Marx, Nietzsche và Freud (hoang v́ những nguyên tắc đă bị cưỡng hiếp, hoang v́ lọt ḷng từ người mẹ không chồng, sự vắng mặt của người cha pháp lư)

 Althusser (viết) những triết gia lớn nhất là những kẻ "mồ côi cha" và sống một cuộc đời trong cơi lư riêng tư cô đơn của ḿnh

 không phải ngẫu nhiên Lukács/Althusser mác-xít cùng thụ giáo bài học phản lư của Nietsche : triết gia sống cô độc

 họ đă dẫn cái chết của hai người đàn bà yêu dấu đến một chân lư : trong khi huỷ triệt hiện hữu của người khác (chối bỏ mọi h́nh thái cứu giúp), họ đă t́m ra phản chứng của tự huỷ triệt, chứng cớ cái hiện hữu của chính ḿnh.

 

 Đặng Phùng Quân

10-2009

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2009