GIỖ 10 NĂM 2016

THANH TÂM TUYỀN

(1936-2006)

 

THI VŨ

Thơ Thanh Tâm Tuyền

 

 

Siêu thực, tượng trưng, xă hội, ba nguồn mạch khác nhau cùng chảy vào phá nước thi ca Thanh Tâm Tuyền. Ở phá nước lợ và xoáy trốt ấy, người đọc thơ vừa gian nan vừa lư thú như chiếc thuyền nan t́m lối ra biển. Đọc thơ không c̣n là chuyện thanh thản, êm ái, v́ phải giác đấu vô cùng tận với chữ nghĩa, câu kéo Thanh Tâm Tuyền. Người chủ soái ḍng thơ tự do của nhóm Sáng Tạo.

Thực ra, thơ tự do đă khởi phát từ thời cách mạng mùa thu 45. Ở những giai kỳ lịch sử, khi tâm hồn toàn thể quần chúng bị xáo trộn dữ dội, thi ca — dự báo của ư thức và tư tưởng — lại lột xác đi t́m ngữ thức mới bộc lộ. Suốt bốn năm (45-49) cao trào cách mạng và kháng chiến sục sôi, h́nh thức thơ tiền chiến bể vụn như chiếc phẫu thủy tinh hết dung chứa nổi khối lượng đường phèn rỏ chảy. Như con sông trong xanh lặng lờ bỗng thác nguồn tuôn lũ lụt, dềnh lan hai bờ, dềnh ngập làng mạc ven sông. Ư, chữ, câu, cuồn cuộn tung thơ, chảy thành ḍng cuồng nhiệt xôn xao. Bài thơ cứ thế dài lênh, thoáng, đầy, theo những chuỗi chữ so le bất tận. Thời điểm loạn ly ấy, người ta không thể nói ngắn, không thể viết đằm. Ngọn núi lửa đang phun không có kiến trúc.

Ngoài lư do lịch sử, c̣n sự kiện một số người măi đ̣i hỏi chỗ đứng. Đội ngũ làm thơ đông lên, và trẻ. Họ phải có mặt để nói lên tâm thức thời đại. Họ không muốn, hoặc chưa thể, làm những bài thơ đă đạt vị kiểu tiền chiến. Sự cần thiết có mặt, có danh, khiến họ nỗ lực khai phá một thể thức diễn đạt mới. Người th́ cố chôn d́m, người nhắm vượt lớp thi nhân đi trước. Thơ tự do ra đời. Ư lực phủ nhận thơ tiền chiến đă được nổi đuốc bởi nhiều thi sĩ trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến giành độc lập (45 - 49) c̣n nồng t́nh tự dân tộc và chưa bị mác-xít hóa. Nhiều tác phẩm thành công khai lối cho thơ tự do. Đó là trường hợp của những Hoàng cầm, Hữu Loan, Quang Dũng, Văn Cao, Nguyễn Đ́nh Thi, Trần Dần, Hồng Nguyên... Nhưng ở những người này và thời đó, thơ tự do chảy xuống từ thượng lưu ca dao.

Trường hợp Thanh Tâm Tuyền khác.

Thơ tự do của Tuyền không bắt nguồn từ ca dao, mà đến từ những tư trào cách mạng trong thi ca và văn học Tây phương. Thi ca như trí tuệ chiếu phá vào bản thể chữ. Thơ không chỉ nh́n vào đoàn thể, thế giới, đất nước, thể chế chính trị, thơ nhắm ngó vào con người thành phố qua màn lọc triết lư hiện sinh. Con người tự giết ḿnh thường trực để sống. Nghịch lư đấy, nhưng là con người thực của Tuyền, mẫu thi nhân thời đại mới : không thỏa hiệp, không luồn cúi, bợ đỡ, sống vỡ bờ từng giây, từng phút, từng hơi thở, từng ư nghĩ, từng thao tác, cử chỉ. Thi sĩ là kẻ nổi loạn. Nhưng không phản loạn. Nổi loạn trước đạo đức giả, gian dối, trước bất công, ngu muội, trước độc tài, phi nghĩa.

Người đọc thơ cũng thế. Chưa dám thoát ly điệu sống tầm thường cầu an, chưa dám nổi loạn, cách mạng, th́ khó theo kịp tiếng trống gọi của thi ca để lên đường qua sông.

Cuộc sống hiện tại mà mọi người công nhận vốn đă là cảnh độ mường tượng trong năo trí thi nhân trước kia, lúc thế nhân c̣n chê trách hay cười diễu, chống đối.

Thi nhân luôn đi trước thời đại. Hắn báo hiệu, như một ngọn đèn pha quét vào u minh. Cũng v́ thế, kẻ đọc thơ Thanh Tâm Tuyền ngày nay dễ bị dội ra. Với họ, c̣n quá sớm để cảm thấu ngữ điệu mới với những h́nh ảnh bất thường dày đặc trong thơ :

Đêm giao thừa thế kỷ mưa rơi sao

mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi

bàn tay mây mắt trăng môi nhiệt đới

chiến tranh c̣n những khoảng đất hoang

cửa sổ đập lên cao cánh chim én mùa xuân

ôm vào ḷng băi cỏ vườn hoa bầy sao rụng

ai hỏi anh ngoài hàng dậu

lăng mạn lập thể siêu thực dă thú đa đa

tôi mở những trái cây vườn nhà

cử chỉ trữ t́nh tinh khiết

những bước đi văn nghệ chim sẻ

màu ngói nâu dựng vực mắt nâu

 

tôi ru chim ngủ trong cổ họng

mặt trời kêu xuống thái dương những màu ánh sáng thơm

tim kinh ngạc

đời tạo câu cười thiên nhiên mai

hy vọng đứng ra ngoài ô ngục ngực bâng khuâng

ln gặp gỡ thứ nhất

 

rồi kỷ niệm kim khí thủy tinh hành hạ

đau xé trời đêm không sao bánh máy quay vũ khí

tôi chổi từ giam cầm chim đẹp trong rừng tóc

dù tiếng hót đă chọn mấy hàm răng

người bộ hành cô đơn chờ đêm để lên đường

v quá khứ

chim bay vào trận mưa sao.

(toàn bài Chim, trong Tôi không c̣n cô độc)

Phải xua đuổi, gột rửa mười lăm thế kỷ đọc thơ Việt, mới yêu thích được bài trích trên đây. Thơ hết là những vóc nhạc gọn, tṛn. Những câu dài ngắn so le, hết mang ư nghĩa của dấu chấm, dấu phết. Toàn những h́nh ảnh họp chợ trong bài thơ. Và h́nh ảnh này là bản đồ của thế giới tiềm thức, nếu không là siêu thực. Nơi quá khứ bí ẩn đang chói lọi. Nhưng cũng có thể là h́nh ảnh báo hiệu sẽ hiện ra trong tương lai trên trái đất hay nơi tinh cầu nào. H́nh ảnh hiện ra theo lối so sánh, hay đồng hóa. Mỗi h́nh ảnh thoát vượt bài thơ để lập thành một bài thơ mới. Thơ trong thơ. Và thơ điêu khắc ra h́nh ảnh, nơi phát nguồn cho ư. Từng h́nh ảnh khai triển không gian và thời gian nó để tạo từng khí hậu, từng động lực vận chuyển ư tưởng. Người đọc thơ là kẻ đứng trước cảnh vật hùng vĩ hay bi thương. Đôi mắt bắt một loạt sự vật đồng đẳng. Sự vật chen chúc sự vật. Từ đó tia ra những ư tưởng, những giao cảm, những liên hệ, những nhận thức. Thi ca thành sân khấu diễn tập những khởi đầu các thân phận dưới thế. Mọi h́nh ảnh hiện ra đều mới, và lần đầu. Trong ḍng thi ca ấy, Thanh Tâm Tuyền đ̣i hỏi người đọc thoát ly quá khứ, cắt ĺa kiến thức, thiên kiến, trước khi bước vào vườn thơ Tuyền. Tuyền cũng đă tự yêu sách ḿnh như vậy : giết cái ta tha hóa từng phút để phục sinh mà sống thơ hay sống đời :

Tôi buồn khóc như buồn nôn

ngoài phố

nắng thủy tinh

tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ

thanh tâm tuyền

buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường

tôi xin một chỗ quỳ thầm kín

cho đứa nhỏ linh hồn

sợ chó dữ

con chó đói không màu

 

tôi buồn chết như buồn ngủ

dù tôi đang đứng bên bờ sông

nước đen sâu thao thức

tôi hét tên tôi cho nguôi giận

thanh tâm tuyền

đêm ngă xuống khoảng th́ thầm tội lỗi

em bé quàng khăn đỏ ơi

này một con chó sói

thứ chó sói lang thang

 

tôi thèm giết tôi

loài sát nhân muôn đời

tôi gào tên tôi thảm thiết

thanh tâm tuyền

bóp cổ tôi chết gục

để tôi được phục sinh

 

từng chuỗi cuộc đời tiếp nối

nhân loại không tha thứ tội giết người

bọn đao phủ quỳ gối

giờ phục sinh

 

tiếng kêu là kinh cu

những thế kỷ chờ đợi

 

tôi thèm sống như thèm chết

giữa hơi thở giao thoa

ngực cháy lửa

tôi gọi khẽ

em

hăy mở cửa trái tim

tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ

trong sạch như một lần sự thật.

(toàn bài Phục sinh, trong Tôi không c̣n cô độc)

Ba mươi chín câu thơ với những ngữ danh thường nhật của trái đất : phố, nắng, tôi, chiều, sao, chuông, đứa nhỏ, linh hồn, chó, sông, nước, tội lỗi, chó sói, cổ, nhân loại, người, đao phủ, tiếng kêu, kinh cầu, thế kỷ, hơi thở, ngực, lửa, cửa, tâm hồn, sự thật. Ngần ấy chữ xích lại cùng nhau bằng mấy động từ cũng cũ như trái đất : gọi, vỡ, xin, thao thức, hét, lang thang, giết, gào, bóp cổ, tha thứ, chờ đợi. Thế rồi giữa sự lập lại muôn đời của nhân sinh ấy, Tuyền hiện ra với Nghệ thuật đen (1) của ḿnh, đưa bộ ba thèm muốn của loài người — thèm giết, thèm chết, thèm sống — sang bước ngoặt mới. Bước ngoặt này đánh dấu cuộc khủng hoảng thế kỷ, nơi con người không biết làm ǵ khác ngoài bốn cử điệu buồn khóc, buồn nôn, buồn chết, buồn ngủ. Âm ngữ buồn bâng khuâng, man mác, bỗng vợi xuống, ngă vào vực đáy vô tận hư vô. Đơn vị người cường toan ra giọt lệ, nôn mửa, tử thần, hay giấc ngủ. Người thiếu mặt ở cuối con đường buồn.

Nếu chỉ có thế, Tuyền đă chết. Bài thơ thành vô vọng như tiếng chim chiều cản núi hoàng hôn. Không. Tuyền đ̣i hỏi phục sinh. Ba mươi chín câu thơ dàn binh bố trận không để đánh phá cuộc đời, hay tự kỷ tôn vinh, mà để gọi lên một tiếng, đón tiếp một người, tụng ca một sắc diện thiếu vắng giữa cuộc sống, và biệt tăm nơi tâm thức : Em. Một chữ thôi. Mang đầy h́nh và dáng. Chữ ấy nằm ở ḍng thứ ba mươi sáu. Trơ trọi. Nhưng đă là vị thế trung tâm. Em là trọng tâm của bài thơ. Không có chữ ấy, bài thơ đổ vỡ. Nhưng thiếu cái kiến trúc trùng điệp bi thảm của ba mươi lăm ḍng trên, th́ chữ ấy khó hiện ra trọn vẹn và toàn thể như một thi ngữ, chứ không là từ ngữ thiếu máu, liệt nghĩa, gọi kêu vô vọng nơi đời sống mỗi ngày.

EM. Tiếng gọi, tiếng kêu, mà cũng là tiếng cứu. X̣a ầm như sấm nắng mặt trời vứt xuống vùng đen thẳm. Đó là ư nghĩa phục sinh. Tuyền bóp cổ giết một Tuyền ngu muội, đạo đức giả, tàn ác, chán chường, để sống lại thành trẻ thơ — con người mới — trong sạch như một lần sự thật. Làm ǵ có một con người riêng biệt, cố định, mang tên Thanh Tâm Tuyền từ đầu đời tới cuối đời ? Làm ǵ có một tế bào không thay không chết ? Đă có rất nhiều Tuyền trong một Thanh Tâm Tuyền liên lỉ chuyển biến, chuyển hóa qua ḍng sống. Tuyền chết đi để sống lại. Nếu Tuyền không giết Tuyền để phục sinh trong sạch, th́ đời và xă hội cũng sẽ giết Tuyền một cách bẩn thỉu và hèn mạt bằng những mạng lưới biến chất hay tha hóa. ai tránh thoát đâu. May thay EM là đầu mối cho những lần tái sinh. Em là Người T́nh hay em là một lần Sự Thật — chân lư — th́ cũng thế.

Em

hăy mở cửa trái tim

tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ

trong sạch như một lần sự thật.

(Phục sinh, bđd.)

Sự phân đôi nhập một. Khổ nạn của đời người biến tan. Niềm tha hóa đă nhân hóa để kết tinh vào t́nh yêu và trí tuệ như nhất.

Nghệ thuật đen (1) mà Tuyền kêu gọi chính là phản ứng nổi loạn khi chưa gặp Em, khi Em chưa mở cửa. Tuyền nổi loạn chống các nhà đạo đức, người văn minh, và những người mác-xít : Ba hạng người chỉ nh́n thấy vấn đề trên b́nh diện xă hội.(...) Lối giải thích văn chương nghệ thuật bằng xă hội chỉ giữ người ta đứng ở bên ngoài mà la lối ḥ hét với những thiên kiến và chỉ nạt nộ được những kẻ yếu bóng vía hay vô ư thức (1). Nghệ thuật đen Tuyền tuyên dương là khởi nguyên của ư thức là mầm mống của thay đổi, của sáng tạo (...) là điều kiện cho một nhận thức sâu xa hơn về đời sống, rũ bỏ những huyễn ảnh của kẻ bấy lâu ngồi trong hốc đá chỉ nh́n những bóng chiếu in trên vách mà tưởng là sự thật. (...) Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một sự khởi đầu. (...) Nghệ thuật là một lời kêu gọi, không là lời thuyết minh. (...) Nghệ thuật đen chính là cái ư thức siêu h́nh trước những cảnh ngộ trong đời sống hôm nay, là biểu thị sự tự do của những con người bằng xương bằng thịt trong những t́nh thế có thực của kiếp người, là lời kêu gọi cất lên cùng mọi người trong cuộc hành tŕnh lịch sử phải sống. Bởi đó nó bi đát phẫn nộ, nó xuồng xă dục t́nh, nó vô luân trắng trợn” (1).

Với Nghệ thuật đen Tuyền nói lên phản ứng nổi loạn của người thanh niên trước một xă hội sống bằng chiến tranh và tan vỡ v́ chiến tranh những năm 50. Dù được mạo danh dưới những lư tưởng thần thánh nào. Tuy nhiên Tuyền khá lúng túng khi giải thích chữ siêu h́nh trong ư thức siêu h́nh mà Tuyền sử dụng như lực đối kháng của thi ca. Ta khó trách. Cần nhớ Tuyền viết Nghệ thuật đen năm 24 tuổi, viết Nỗi buồn trong thơ hôm nay năm 20 tuổi, viết Nhân nghĩ về hội họa năm 20 tuổi. Thế đă kinh khiếp. Sức đọc, sự hiểu biết thẩm thấu tiến tŕnh văn học thế giới, và lực suy tư tổng hợp tới độ lập thuyết của Tuyền khá dị thường. Qua ba bài viết này. Đây là ba bài viết xác định con người ư thức của Tuyền, hiếm thấy trong giới thanh niên đồng lứa cùng thời.

Tuyền là thi sĩ lớn. Nhưng con người lập thuyết lấn át con người thơ khi Tuyền làm thơ. Đó là bi kịch của Tuyền. Dù bi kịch đó hùng tráng. Bằng cớ Tuyền đă đi trọn vẹn đường thơ ḿnh, đánh được một mốc văn học. Nhưng những kẻ cuồng vọng Tuyền, làm thơ theo lối Tuyền, đều thất bại. Họ chẳng có bài thơ nào được để lại trong trí nhớ thi ca như Tuyền.

Khi Tuyền viết :

Những đêm nào chiến tranh đă quên

Con mắt đen niềm im lặng

Anh vẫn đi hoài trong thành phố

Cô đơn

Trưa nắng cháy

Vào sâu trong ghẻ lạnh

Với máu trong tim

Chảy nhanh như máy móc đau ốm

Ở cuối đêm

Em rũ tóc nói những lời mê sảng

Những ám hiệu

Của mặt biển đen không

T́nh yêu tuyệt vọng

(trích Đêm, trong Liên đêm mặt trời t́m thấy)

th́ thi ca Việt đă thực sự rẽ lối. Thi ca từ giă tháp ngà xuống đường đi bên với người thanh niên thất t́nh, thất đời, thất chí nơi xă hội vong tính. Nơi đó mộng mị không thể hiện hữu. Ḍng thơ tiền chiến mất khí thế cứu tinh. Dù vẫn y một hoàn cảnh đôi lứa thất t́nh, như thuở thơ Phạm Hầu :

Yêu đương đến tất cả chiều mơ mộng

Buồn nhẹ nhàng trong làn khói thu không

Buồn miên man trên đầu tóc rối ḅng

Và vơ vẩn bên đôi người vô tội

 

Nàng và tôi, nhánh sầu chung rễ cội

Kề vai nhau khi lệ với chiều rơi

Khi giọt sương âu yếm nhỏ lên người

Nàng và tôi là hai ḍng lệ nối.

     (Chiều buồn, Phạm Hầu)

Cùng Phạm Hầu ấy, cùng một t́nh yêu xa cách, nhớ nhung, tan vỡ trong ḍng thơ t́nh yêu tiền chiến khát khao, ray rứt nhưng nhẹ nhàng :

Chng biết trong ḷng ghé những ai ?

Thềm son từng dội gót vân hài

Hỡi ôi, người chỉ là du khách

Giây phút dừng chân vọng hải đài

...

Ḷng xiêu xiêu hồn nức hương mai

Rạng đông về thức giấc hoa nhài

Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận

Chẳng biết xa ḷng có những ai ?

(Vọng hải đài, Phạm Hầu)

Nhưng thời đại chúng ta bây giờ, với ḷng này, t́nh này, ta c̣n yêu được một cảm giác xưa chăng ? c̣n đeo theo h́nh bóng giai nhân đă ngũ thập niên tiền... ? Bi thế mới phải có thơ hôm nay. Như thơ Thanh Tâm Tuyền, khi Tuyền viết :

Anh xé tóc em cùng những cành lá chết

Mùa thu

Ghi thương tích nơi cườm tay

Khóa chặt

Anh xô ngă em từ chóp đỉnh hạnh phúc

Khuôn mặt vỡ tan

Như cẩm thạch

Như nước mắt

Như muôn đời

Không hi hận

Con đường anh phải đi

Trn truồng dă thú

Đón anh ở cuối đường

Hố sâu vĩnh viễn

Không có em.

(trích Đêm, trong Liên đêm mặt trời t́m thấy)

Qua hai tập thơ đă xuất bản, Tôi không c̣n cô độc (1956) và Liên đêm mặt trời t́m thấy (1964), Tuyền chứng minh bằng thơ sự lập thuyết văn học của ḿnh. Càng về sau Tuyền càng ít làm thơ, chuyên qua văn. Văn Tuyền có nhiều chất thơ. Nhưng thơ Tuyền nhiều lúc đậm chất văn. Đây là nghịch lư của những nhà thơ nghiêng theo bán cầu năo trái — lư trí, trí tuệ.

Sau năm 64, không c̣n tập thơ nào khác ra đời. Ngoại trừ một số bài cho in báo, chủ yếu trên tạp chí Văn vào những năm 70. Vẫn c̣n nguyên lối dụng chữ độc đáo, bật ảnh, và xoáy ư :

Ta nghe cỏ xanh um thầm níu giải chân đê lập cập

Trống dội vang triều nước đục bạt ngàn

Cây gạo già trơ đă buông rơi những bông đẫm máu

(Người hành khất trở về, Vấn Đề, Xuân Nhâm Tư 72)

Đá vách ngún mây kiêu bạc hống

Nhập nḥa tiếng ngậm bặt tang thương

(trích Đỉnh non xa, Giai phẩm Văn 3.9.74)

Vẫn em rừng lũng khuya trốt lộng

Ngút đen mắt lạc ruổi tin sương

...

Vẫn em dáng cây nghiêng nẻo khuất

Sương muộn ham mê thức lá buồn

(trích Vẫn em, Giai phẩm Văn 9.11.73)

Im tượng gỗ. Tiếng chân ai thoát chạy

Bỗng bâng khuâng thang cấp lượn mơ hồ

...

Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức

Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim

...

Đồi bập bềnh trôi trên lũng biển trắng

Mái nhà ôm, nhô nóc hú gào người

...

T́nh rầu rĩ kêu tiếng trầm cay đắng

Bóng vang hư, thoáng lịm như không

(Ngôi nhà đỏ, trăng hồng, Giai phẩm Văn 27.11.72)

Bây giờ lối phá nhạc trong thơ đă bớt. Các khổ câu so le không c̣n. Tuyền bắt đầu viết những đoạn thơ bốn câu, bảy hay tám chữ đều đặn. Như bài Ngôi nhà đỏ, trăng hồng sáng tác năm 72 là một ví dụ. Bài này gồm 6 biến khúc với 40 đoạn thơ bốn câu bảy hay tám chữ. Chẳng những thế, các dấu phết dấu chấm bắt đầu hiện ra trên thơ Tuyền, rất chi cẩn thận. Hết là thơ tự do, v́ là thơ mới. Thơ mới ở đây lại chẳng thơ mới chút nào như thời tiền chiến. V́ nó chính là thơ tự do trở về nằm trong khuôn thơ mới. Như v́ vua bỏ cung điện về nghỉ trong gian nhà cỏ góc núi. Sự kiện khá quan trọng đối với một nhà lập thuyết thơ tự do như Tuyền. Hồn đông phương như vừa chớm trong tâm tư mê hoặc tây phương kia ? Bị Tây phương mê hoặc là phải, một đất nước rộng trên ba trăm ngh́n cây số vuông, cả một giống dân năm mươi mấy triệu người, một truyền thống văn minh bốn ngh́n năm... bỗng dưng đưa ra làm sân đấu cho hai trào lưu Tây phương tư bản - cộng sản. Thử hỏi c̣n ai dám không a dua theo ? Thử hỏi c̣n giọng nói nào dám cất lên và khác đi ? Chỉ cậy trông vào người thi sĩ — kẻ ca hát muôn đời. Nhưng ai là thi sĩ trong nghĩa đó ?

Ta thử đọc những ḍng thơ biến chuyển này của Tuyền. V́ nó báo động sự chuyển thức trong thi ca Tuyền, điều sẽ thấy rơ hơn ở giai đoạn sau 75, khi Tuyền bị đi tù cải tạo. Rơ hơn nữa, một ngày đẹp trời nào, khi ta được đọc hết sáng tác Tuyền trong giai đoạn Rừng đen màu địa ngục ấy.

Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng hạ.

Hạ nồng nàn quyến rũ môi hôn,

Gọi mưa mùa tắm gội xanh cỏ lá,

Dập tắt sầu thiêu đốt, phả du hương.

 

Mưa ngày qua, mưa ngày nay, xám ngắt.

Cửa đóng cài, cửa ẩm nước cô đơn.

Gơ lên đi ngón tay cung khờ khạo.

Nép đầu say, tóc rối mộng thầm.

 

Ngồi xuống ghế mộc bầy riêng lẽ.

Chiều bên vườn gợn sóng nắng sơ thu.

Im tượng gỗ. Tiếng chân ai thoát chạy.

Bỗng bâng khuâng thang cấp lượn mơ hồ.

 

Trèo dốc đứng, vội vàng hơi thở hụt.

Bậc đá ṃn rợp tối phân vần.

Hồn đá níu thiên thu chót vót,

Gh́ ôm sầu chớp sấm dội ngàn.

 

Theo lối khác. Giẫm dấu chân người lạ

Đất trượt trơn. Cây cối rơi trông t́m.

Trăng hồng sáng ngân nga lửa lạnh.

Nhà lao đao. Đồi rào rạt ngoan nằm.

 

Kẻ lạ mặt bỗng đêm mai hoảng thức,

Thấy ngôi nhà bằn bặt cháy như tim

Đồi giông gió lay trăng hồng lả thiếp.

Và hàm hồ buột giấc khóc êm.

 

Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lạ.

Chiều úa tàn, trời tím buổi tinh sương,

Nắng hớn hở — nắng trong veo như mắt —

Mỉm cười xa, phố thấp, vẫy chàng.

Mái nghiêng cúi, ngói nâu đời cũ xỉn.

Trổ bông xưa, phơi đóa mộng dị kỳ.

Mộng vời vợi, chuỗi mưa điên xối xả.

Xuôi theo mưa giọt lệ chia ĺa.

 

Tường ấp ủ hơi dồn ngh́n giấc chết.

Nắng như trăng nhóm lửa bơ vơ.

Gương mặt héo chập chờn sau giậu đổ

Khuất dung nhan trong dáng ơ hờ.

...

Ngôi nhà đỏ trên đồi trăng hồng lả.

Trời vàm sông, bến quạnh gió mù tăm,

(Nước thao thức ḷng sâu cuồn cuộn hút)

Nàng trở về lạc nẻo đêm rằm.

 

Những trận mưa, những trận mưa tầm tă

Đẩy trôi trăng ra biển im hơi.

Những giọt sương, những giọt sương giả lả

Lá khép thu, nương náu, kinh hời.

(trích Ngôi nhà đỏ, trăng hồng, bđd.)

Hôm ta từ núi cao đi xuống

Trời phả sương mê lạnh nhạt hờn

Đá vách ngủn mây kiêu bạc hống

Nhập nḥa tiếng ngậm bặt tang thưong.

 

Trắng phếu sườn non ngày mới chớm

Một đóa trăng tàn lẩn lút bay

Mùa hiu hắt thổi hoang vu quyện

Ḷng ta tạnh vắng như cỏ cây.

 

Dưới ngọn đèo xa loé nắng xưa

Phiêu bạt rừng già d́u dặt mưa

Triều lũng dựng xanh chốn gió đáy

Mang mang giọng điệu trí câm mù

 

Ta nhớ sau lưng núi thanh thản

Biếc ngây như lệ của đêm điên

Ta nhớ rằng ta không nhớ nữa

Như cây trơ trụi mùa hưu miên

 

Như phiến gỗ nặng thả theo nước

Bập bềnh trôi nổi ta về xuôi

Như lau lách mọc chen bờ băi

Phất phơ tóc bạc lả theo trời.

(toàn bài Đỉnh non xa, bđd.)

Hơi thơ đă lạ. Đă chuyển. Có chút hơi hám Tô Thùy Yên trong một vài tứ, trong đôi chỗ cấu trúc biện chứng của thơ ?

Dẫu đă phục sinh thành con người mới, trẻ, ngang với sự thật từ năm 56 qua tập Tôi không c̣n cô độc, nhưng đến tập Liên đêm mặt trời t́m thấy in năm 64 (tuy sáng tác giai đoạn 56 - 60), một Thanh Tâm Tuyền đoan quyết vẫn chưa bước lên cuộc hành tŕnh mới

Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống gịng sông

Mà ḷng ḿnh phơi trên kè đá

(trích Bao giờ, Liên đêm mặt trời t́m thấy)

Vẫn c̣n cô đơn trong những chuyến đi chung

Nếu đă đi từ Hà nội xuống Hải Pḥng hay sang Bắc Ninh

Nếu đă đi từ Sàig̣n xuống Vĩnh Long hay lên Thủ Dầu Một

Chuyến xe vẫn chỉ thuộc một ḿnh

Như kẻ say rót rượu lấy mà uống

Cho vui thêm cuộc hành tŕnh

(trích Bao giờ, bđd.)

Cái ǵ, hay một nỗi em, đă trói Tuyền ?

Thời gian cháy tàn những đầu thuốc lá

Đừng trói anh vào trần gian bằng mắt em nh́n kia

(trích Đêm, bđd.)

khiến Tuyền

Đêm thức dậy mở mắt mắt đă mù

(Đêm, bđd.)

đành cứ phải

Chia tay cho ta đi như một loài cỏ cây điên dại

Như một hồn lang thang không gặp được bóng ḿnh

(trích Thức giấc trong Liên đêm mặt trời t́m thấy)

cho tới ngày Tuyền thực sự tỉnh thức sau cơn phục sinh :

Đau như thú dữ cháy rừng

Ta đập tan h́nh hài và thức giấc.

(trích Thức giấc, bđd.)

Sự thức giấc của Tuyền, và một số khá đông văn nghệ sĩ ở miền Nam, dường như có liên hệ xa gần với chính biến 1963. Lúc ấy, nguồn hứng đến từ văn học Tây phương xem chừng đă cạn, đă khó phát triển trong một xă hội rực lửa chiến chinh tàn khốc. Phía văn hóa mác xít th́ chỉ đẩy thanh niên xuống chiến hào, xua văn nghệ sĩ làm công cụ tuyên truyền. Văn học bí lối. Bỗng cao trào tranh đấu chính trị của Phật giáo mang tới vũ khí chưa từng xuất hiện từ đầu thế kỷ : Sinh thức mới cho văn học và tư tưởng. Nhiều văn nghệ sĩ chưa là phật tử, nhưng dấu vết của sinh thức phật khá căng trong tác phẩm họ. Bước ngoặt này thấy rơ qua thơ văn những Bùi Giáng, Doăn Quốc Sỹ, Nguyễn Đức Sơn, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Ḥng, Tô Thùy Yên, v.v... Hẳn nhiên có cả Thanh Tâm Tuyền.

Là thi sĩ lớn. Nhưng Thanh Tâm Tuyền xem ra ít coi trọng thơ. Đối với Tuyền, thơ chỉ là một phương tiện để biểu thị sức sống sục sôi trong trái tim nổi loạn và cách mạng của Tuyền. Một lần biên thư cho tác giả, Tuyền tâm sự :

“Thú thật với anh hồi ấy c̣n trẻ tôi chẳng bao giờ coi thơ là cái ǵ quan trọng cả nên thải độ đối với thơ không chỉnh, chừng biết ra th́ thái độ ấy hóa thành tật quen”.

(Thư riêng viết ngày 27.7.73)

Tôi e đó là sự thật. Thật ngay trong cả những bài thơ chính yếu đưa Tuyền lên tột đỉnh thi sĩ.

Trái lại, ở giây phút xúc động, chấn kích, chân thành nhất của đời Tuyền, thơ Tuyền mềm mại, gợi cảm, xoáy lộng hồn người đọc. Tiếc thay, những giây phút ấy, những bài thơ ấy không nhiều. Có lẽ v́ Tuyền quá ham xuống đường khuấy động, ham phất ngọn cờ nghĩa cho văn học suy tư. Hay ham viết văn ? Tạm dẫn hai trong ḍng thơ ấy :

Mây đục đậu bên bờ cửa sổ

người nằm ôm chăn mỏng nhớ đời

bệnh viện thành công viên khuất nẻo

người ngủ một ḿnh đợi chúng tôi

trời cao trời cao xin xanh biếc

hơi thở rất tṛn quanh vành môi

không trách chúng tôi nhiều quên lăng

cửa ngoài chưa thỏa vút tiếng cười

c̣n thương những kẻ đau rỏ máu

những chuyện hôm qua chuyện núi đồi

mai kia thân thể hoang từng mảnh

nằm đây rồi cũng rơi mây trời

Thoại ơi Thoại ơi không biết khóc

nhưng gịng nước mắt ướp mặn môi

không chết trần truồng không thể được

chúng tôi đập vỡ những h́nh hài

cuộc sổng phải thừa như không khí

cuộc sống phải thừa như sớm mai

 

đường hanh bệnh viện ḍn tiếng bước

chúng tôi vào giữa lúc Thoại ngồi

xin trao thi sĩ ṿng hoa tặng

chúng ta đă thắng giữa cuộc đời

(toàn bài Gửi Quách Thoại, trong Tôi không c̣n cô độc, 1956)

C̣n ǵ chăng ?

Tôi bưng mặt khóc bên thềm cửa

Trời đất rưng rưng

Em không để cầm tay

Khi người thi sĩ ấy chết trơ trụi

Không một lời trối trăn, từ biệt

Mắt khép không đợi vuốt

Nửa đêm

C̣n ǵ chăng ?

Tôi ngồi khóc bên bờ sông trôi măi

Em bỏ đi

Những người thân nhất đều hắt hủi

Giữa xứ sở đau thương tôi chịu đọa đày

Khi người thi sĩ ấy đă gặp

Người t́nh ngàn đời là vô cùng

Trong hồn đất

 

C̣n ǵ chăng ?

Tôi bẻ nhỏ và tôi than thở

Em bỏ đi

Em cũng chẳng trở về

Nhưng v́ sao rụng bỗng đầy lề nhân gian

Người thi sĩ bay vào miền đất lạ

Không nhớ mảy may biển gió cát muôn trùng

Ở đấy tôi c̣n mở mắt

D́u linh hồn lang thang.

(toàn bài về Quách Thoại, trong Liên đêm mặt trời tim thấy, 1964)

Gần đây nhất, bị giam hăm ở các trại tập trung cải tạo vùng Việt Bắc vào những năm 79, ḍng thơ nhất quán ấy lại lộ ra. Ta ngỡ như Đổ Phủ lột xác đi vào ngôn ngữ Việt. Và ta mừng cho tinh hoa Việt chưa lấm lem Cộng sản c̣n rực. Trên mọi căm thù vặt vảnh.

Đang đọc lại bài viết đưa in sách, tôi mua được tập thơ vừa xuất bản ỏ hải ngoại của Thanh Tâm Tuyền : “Thơ ở đâu xa” gồm 58 bài làm trong thời gian mười mấy năm đi tù cải tạo qua các trại Long giao, Yên báy, Lao cay, Vĩnh phú.

Đáng là thơ đại biểu cho ba triệu người tù miền Nam sau 75. Thơ Tuyền đang làm nhạt thếch loại thi tù than oán, gào thét hay thị uy, tố cáo, của một số thi sĩ cách mạng dưới thời thuộc Pháp. Thời Pháp thuộc có tra khảo với nhục h́nh. Nay dưới chế độ cách mạng, người tù chịu thêm sự lăng nhục và khủng bố tinh thần qua mỗi ngày ngày.

Thế mà người tù Thanh Tâm Tuyền vẫn tự tại tiêu dao

Hồn viển vông chẳng chút oán sầu

(Ngă trên núi Việt Hồng khi đi vác nứa)

Đầm ḿnh trong hạnh của ẩn mật

Mắt hoen nḥa hứng giọt thiên thâu

(bđd)

Mắt chẳng nḥa nước mắt đâu. Thiên thu rịn cơn tinh đẩu đấy. Chưa một lần nào Tuyền đấu tố kẻ hành hạ ḿnh. Cũng không tả chốn ngục tù, cảnh bạc đăi. Chỉ nói phớt những lần đói, đôi lần vấp ngă điếng thân. C̣n lại : một hồn thơ bát ngát, một thiên nhiên thầm thỉ, với nỗi nhớ đầy và dịu h́nh ảnh vợ con cùng bằng hữu.

vẫn măi lăng du bóng tràng xanh

dù đêm lốc tới thúc quật chôn dấp

vẫn lầm lũi bóng tù khổ sai và trâu

trong ánh chớp xé rọi luống cày

(Thơ tặng bạn đi cày)

Vài khi Tuyền nao ḷng, tuy khá hiếm

Lưu đầy trên đất Bắc

C̣n qua bao ca ngục ?

Đây quê ḿnh quê người ?

Tuyền khác chi núi

Đứng vững không khuỵu chân

Trên mănh đất nghèo khổ

(Vang vang trời vào xuân)

Nỗi chết đến với kẻ tử tù ư ?

Hắn tự chôn theo gió đáy trời

(Sinh nhật trên đồi sắn)

Trái tim tiêu dao tưởng chừng gỗ đá của hắn vẫn la đà

Đá thấy chim thoát từ ḷng đá

Chim thấy đá rời t ḷng chim

(Chim - Đá - Minh mạc)

Hào khí, bất khuất, vô úy là dáng vóc người thi sĩ ấy. Hẳn là thế. Tuyền đă hùng tráng hư vô hóa kẻ thù, và ngự ngai trên đầu bọn đao phủ. Nhân tính đă thắng bạo hành.

Hóa ra ngoài những bài thơ lập thuyết, vẫn có một mạch ngầm thơ Việt trong tâm Tuyền xanh ngát ? Thơ kín mật dưới lũng Rừng khi sự tàn bạo hay đau khổ ngao du trên từng thớ thân đau tướt của thi nhân.

 

Genève- Paris, 9.3.89

Thi Vũ

(trích “Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam”,

NXB Quê Mẹ, Paris 1993

 

 

http://www.gio-o.com/ThiVu.html

 

 

 © gio-o.com 2016