IMG_20161118_180001 (1)

CÁC TẤM BIA TƯỞNG NIỆM LÍNH ÚC TỬ TRẬN Ở VN ( Vietnam Conflict 1962_1973)

photo: Mỹ Lệ

 

 

Nguyễn Khắc Phú

Sao Các Anh Lạc Loài Trên Quê Hương Tôi!

 

Gởi Nhung, người bạn đă  một thời, chia sẻ với chúng tôi trên một quảng đường đời

 

 

tản mạn

 

 

Chúng tôi vừa mới đến Tasmania, một tiểu bang của Úc. Đây là lần đầu chúng tôi đến đây. Ở đây chúng tôi càng thấy rơ hơn cái may mắn của quốc gia này. Đất trời bát ngát, yên b́nh, không thấy sự vội vă của con người và tấp nập của cảnh sắc. Lái xe ở đây, thư thái làm sao! Chúng tôi có thể lái vi vút 100km-120km/ giờ vẫn thấy an toàn. Cũng có thể chạy thong dong 60-70km/giờ, ngắm núi non, cây cỏ, hoa lá hai bên đường mà không sợ làm xe bị dồn đống lại, cản trở lưu thông. Không như ở Sydney hay Melbourne, các tiểu bang khác của Úc, mặc dầu bạn có quyền lái chậm, nhưng nh́n kính chiếu hậu thấy cả một đoàn xe nối tiếp phía sau, không thể qua mặt được ở những đoạn cấm qua mặt, bạn cũng sẽ thấy áp lực rất nhiều. Cái thong dong, thư thái sẽ bị mất hết. Ôi! Cái xử sở sao b́nh yên quá! Những cánh chim cũng thong dong, tung ánh chiều vương trên cánh lên xuống nhip nhàng. Những người không quen biết, gặp nhau trên phố, cũng không vội vă, đủ th́ giờ cho một tiếng “hi”, “hello” hay một  nụ cười chào hỏi nở trên môi. Bạn sẽ có cái giác là ḿnh cũng may mắn được trở thành người dân xứ Úc, cư ngụ ở xứ sở này.

 

Cái cảm giác thư thái, an tịnh đó cũng đến với chúng tôi khi t́m được một chốn nghỉ tạm. Chúng tôi chọn một công viên ngay trong thành phố, xung quang bao bọc bỡi vịnh nước xanh lơ, các du thuyền đậu dọc trong vịnh với những cánh buồm trắng nhấp nhô. Đẹp và thanh b́nh làm sao!  Chúng tôi vào đây ngồi nghỉ và ngắm cảnh. Té ra đây là công viên có những bia đá tưởngr niệm những người lính Úc đă hi sinh trong các cuộc chiến từ thế chiến thứ nhất (WW1) đến nay. Chúng tôi rảo chơi, t́nh cờ dừng chân trước khu tưởng niệm của những người lính Úc tử nạn trong chiến tranh VN. Có khỏang 20 tấm mộ bia như vậy trên khoanh đất nhỏ. Thật ra chỉ có bia chứ không có mộ. Chắc thân xác các anh c̣n nằm đâu đó trên quê hương tôi. Ṭ ṃ, đọc các chữ trên bia , thấy tất cả các người  được tưởng niệm đều rất trẻ, tuổi từ 18, 19, 20…lúc mất; người lớn nhất mới 33 , thua tôi một tuổi khi tôi đến xứ này. Họ sinh khoảng 1946, 47…1950, 51, 52…nghĩa là khoảng xấp xỉ với chúng tôi, nếu c̣n sống. Bàng hoàng và thương cảm, hôm sau chúng tôi trở lại, mua hoa đặt trên các tấm mộ bia.

 

Các anh ra đi c̣n trẻ quá. Các anh đến từ một xứ sở quá an binh, sung túc, nằm chết co ro trên những ngọn đồi hay làng mạc hẻo lánh của một đất nước mà các anh cũng chẳng bao giờ biết đến trước đó và nằm ở đâu trên tấm bản đồ thế giới. Tại sao các anh nằm ở đó? Cặp mắt trong xanh của anh ngây thơ quá, trong sáng quá. Trong cặp măt đó có chứa cả những mộng đời bất tuyệt? Trước khi từ giă cơi đời, anh có một thoáng nhớ đến người yêu? Mẹ cha? Anh chị, bạn bè? Các anh ra đi trong b́nh yên hay hăi hùng lo sợ? nuối tiếc? Có bao giờ tự hỏi tại sao ḿnh lại đến cái xứ sở này? Nằm chết ở đây?  Những câu hỏi đó cứ đeo riết lấy tôi. Ḷng càng thêm xúc cảm. Có cái ǵ thật phi lư! Tôi mơ hồ cảm thấy nhưng không lư giải được.

         

Chúng tôi đến đây, hôm nay, lạc loài trên xứ sở b́nh yên của các anh. Các anh lạc loài nằm xuống trên xứ sở đầy hung nộ của đất nước chúng tôi. Những danh từ bạn, thù người ta gắn vào anh, vào chúng tôi, giờ đây đâu có ư nghĩa chi phải không các anh?

 

Tâm hồn chúng tôi đầy xúc đông và rung cảm. Có cái ǵ đó ấm ức, nói không nên lời. “An di ơi ? nếu một ngày kia, khi con phải ra trận, con hăy tận tâm chiến đấu v́ đó là bổn phận của con, nhưng sau khi  hai bên đánh nhau xong rồi, nếu kẻ thù của con có bị thương th́ con hăy xem anh ta như một người anh đáng thương hại…” Bài học thuở nhỏ trở về, âm thầm len vào ḷng chúng tôi… chúng tôi quả thật không thấy kẻ thù hay bằng hữu chi cả… Chỉ thấy những cặp mắt trong sáng, ngây thơ, xanh biếc như mây trời…  Mây trời nhẹ bay trên cao và những chiếc du thuyền trắng bập bềnh trên sóng nước, b́nh an…

 

Bất giác, vài h́nh bóng quá khứ trở về…

Việt Nam, tháng 4 / 1975…

Người thanh niên mang kính trắng, áo trắng tay ngắn cùng một số bà con, đồng bào, trẻ con, hổn độn, đứng dọc hai bên đường, ṭ ṃ chờ đợi đoàn bộ đội tiến vào tỉnh lỵ Vỉnh Long sáng ngày  29 tháng Tư năm 1975. Không ai nói với ai lời nào, mỗi người mang một tâm trạng riêng, một ư nghĩ riêng, nhưng cùng ngong ngóng chờ “đoàn quân giả phóng”. Khoảng 10-11 giờ hay xế trưa ǵ đó, xa xa đoàn bộ đội tiến lại, dần dần rơ hơn. Đồng bào lố nhố cố vương cổ cao để thấy cho rơ. Trong không gian vẳng lên mấy tiếng “ó ẹ” lạc lơng của các ḅ con t́m mẹ. Bộ đội hàng ngủ chỉnh tề, từ từ tiến lại. Họ im lặng, uể ỏi. Người thanh niên quan sát họ, họ c̣n trẻ lắm, chắc là đến từ các miền quê đất Bắc. Được lệnh dừng, họ đứng lại, nhưng im lặng, không trao đổi chi với người dân đứng chờ hai bên đường. Lâu dần hàng ngủ cũng bớt chỉnh tề như lúc mới đến, áo quần thùng th́nh, c̣n lấm bùn đất. Có vẻ mệt nhọc v́ hành quân suốt đêm không ngủ, không ăn. Chắc họ đói lắm! Người thanh niên tự nhủ như vậy. Tự nhiên anh thấy thương họ. Có chị gánh một gánh chuối đi ngang, anh mua cả gánh, đặt bên vệ đường, mời họ ăn. Không ai đụng đến. Gánh chuối nằm chờ. Nhưng rồi th́ một vài anh lấy ăn, người khác làm theo. Thoáng chốc gánh chuối hết trơn. Anh vui trong ḷng. Thấy dáng dấp ốm nhong, thư sinh của anh, người chung quanh th́ thào hỏi anh có phải là thầy giáo không? Anh im lặng một lúc rồi mỉm cười, gật đầu đại.

 

Một tuần sau, người thư sinh ấy, cũng như các ngụy quân, ngụy quyền khác của tỉnh Vĩnh Long  và các tỉnh lân cận,  bị đưa vào trại học tập cải tạo. Nằm sát ngay lổ đi  cầu của Trung Tâm Cải Huấn của chính quyền cũ, nay được dùng làm trại cải tạo, trên tấm lát rách lượm được trong trại, người thanh niên quên đi  phận tù của ḿnh, ḷng ḥa chung với niềm vui ḥa b́nh trở lại với đất nước. Anh tập tểnh “làm thơ”, nói nên nỗi ḷng hân hoan của ḿnh :

 

…Giờ đây sông rộng núi cao

Xôn xao ḷng đất trăng sao đầy trời

Dưới ṿm tổ quốc đẹp ngời

Bạn ơi? _ c̣n nhớ những lời ước mong?...

 

X

X                x

                                                                                                                                              

 Đứng dưới bóng mát của một cây cao, nh́n ra không gian bao la, vắng lặng, thanh b́nh, nhưng trong tôi, có một tư xao động. Ư tưởng chạy loạn xạ, lung tung trong đầu. Quá khứ, hiện tại trộn lẩn. Một tư buồn nhẹ. Một vài h́nh ảnh không rơ nét, chập chờn ẩn hiện. Đă bao nước chảy qua cầu. Bao dâu bể, loạn lạc, tang tóc, tan nát, ly tán…và hôm nay, chúng tôi lạc loài trên quê hương các anh, xác thân các anh rục nát trên quê hương tôi… Ờ, cặp mắt các anh…ờ…những  bông hoa trắng đặt trên các tấm mộ bia tưởng niệm các anh hôm nay và gánh chuối tặng các anh bộ đội ngày xưa  của 42 năm về trước, có mối liên hệ ǵ chăng?. Tôi thầm lặng nghĩ và thầm lặng t́m câu trả lời.

 

H́nh như là có đó các anh à. Nó c̣n liên hệ đến cả câu chuyện của bà ngoại tôi cả 100 năm về trước nữa đó: Thời Pháp thuộc, những năm đói, trộm cắp đầy dẩy. Tuy vậy đời c̣n hiền nên trộm cũng hiền. Họ chỉ trộm ít gạo hay ít nồi đồng đem bán đổi gạo. Một hôm trộm đào ngạch ở nền nhà (nền nhà thời đó thường toàn bằng đất), nhưng họ chẳng lấy được chi v́ nhà đă đề pḥng cất dấu mọi thứ cẩn thận. Mấy hôm sau họ lại đến, lần này họ lấy được ít đồ, v́ bà ngoại tôi đă để sẳn cho họ lấy. Họ đói mà! Bà ngoại tôi lầm thầm nói vậy. Nó cũng liên hệ đến loon gạo đầy vun của mạ tôi mỗi khi bà đong cho những người đến xin. Nó cũng có liên hệ đến tiếng rên rỉ của một đêm tết Mậu Thân: Trong đêm khuya có tiếng th́ thào “cứu tôi với, cứu tôi với” bên ngoài. Nhà hàng xóm của tôi, mở cửa ra xem. Trong bóng đêm, nhợt nhạt qua ánh trăng, một người đàn ông bê bết máu, rên rỉ. Ông được đem vào nhà  cứu chửa. Chủ nhà vốn là y tá trưởng của một bệnh viện, nhà lại có sẳn thuốc men nên ông này được cứu sống.  Nhà hàng xóm tôi cũng chẳng hỏi han, t́m hiểu ǵ về ông, tuy cũng ngờ ngợ biết rằng ông là người “bên kia”, có thể là một cán bộ cấp cao. Riêng ḿnh, ông bà cũng chẳng dám nói  chi đến  2 hay 3 con trai hiện đang ở trong “quân đội Ngụy” và dặn kỹ các em c̣n nhỏ chớ có hở môi. Năm Nhật đảo chánh, tôi cũng có nghe kể lại là những người Pháp, mới hôm qua,  từng hống hách, hà hiếp dân thuộc địa, nay chạy đến t́m sự che chở của người Việt và hầu như  đều nhận được ḷng từ tâm che chở. Nó cũng liên hệ đến câu chuyện gần đây vào thời kỳ “mùa hè đỏ lửa 72”: Em Hoàng thị Mót trên đường chạy loạn đă bị trúng pháo chết; anh Đoàn Văn Quốc, cũng là một người chạy loạn, không liên hệ họ hàng, bà con chi với em Mót, liều ḿnh trong pháo đạn, t́m chỗ chôn em, trong lúc mọi người đă chạy mất hết. Đất nước tôi c̣n biết bao nhiêu tấm ḷng như vậy!

 

Phải chẳng mối liên hệ đó là sợi chỉ hồng nhân ái xuyên suốt mọi tâm tâm hồn dân Viêt ? Và  đó là chất liệu mà mẹ  Âu Cơ chúng tôi đă dùng để dệt nên tấm vơng ru các anh em tôi,  qua bao khổ cực, tủi nhục, gian truân, đọa đày, chia rẻ, hận thù vẫn  khôn lớn nên người.  Sợi chỉ đó, chiếc vơng đó có bền chắc để trùm phủ lấy anh em chúng tôi hôm nay thêm một lần nữa không? Để nhờ đó đất nước Việt tôi sẽ có một ngày tươi sáng?

V́ Đất nước tôi, dân tộc tôi được đinh nghĩa bởi những tâm ḷng như vậy. Không c̣n những tấm ḷng đó nghĩa là không c̣n đất nước tôi, không c̣n dân tộc tôi! Không c̣n ngày mai!

 

Thôi xin giă từ. Chúc các anh b́nh an yên nghỉ.

Riêng chúng tôi, cầu chúc các anh như vậy đó, nhưng ḷng ḿnh lại không có một tí b́nh an nào cả…

 

Nguyễn khắc Phú

30/04/2017.

 

 

© gio-o.com 2017