photo:http://www.digitalhistory.uh.edu/

 

Đặng đ́nh-Túy

 

Trung úy William L.Calley

và vụ Sơn Mỹ

tản mạn

 

Bốn mươi lăm năm kể từ vụ Mỹ Lai (Sơn Mỹ) trên trang Thanh Niên online quốc nội có loạt bài nhắc lại biến cố này qua sự tái xuất hiện, hay đúng hơn, những t́m về của các chứng nhân ngày ấy, đặc biệt là các quân nhân Hoa-Kỳ trực tiếp có mặt vào lúc xảy ra sự việc. Xin nhấn mạnh về cách viết của các phóng viên tờ báo với giọng điệu ôn ḥa hiếm có, khi chúng ta đă quen với những hô hào cuồng nộ trước đây. Về phía Mỹ, sự việc hầu như ch́m trong cái rối rắm toàn thể cúa chiến tranh Việt-Nam mà họ muốn quên đi nên nếu có những khuấy động th́ chỉ là những khuấy động cá nhân những quân nhân có thể  trực thuộc  đám quân dưới quyền chỉ huy của trung úy William Calley Jr. Vào tháng ba năm 1971, trung úy Calley ra ṭa án quân sự Fort Benning để chịu nghe buộc tội giết những thường dân nam Việt-Nam mà ông và các binh sĩ dưới quyền đă phạmvào hôm 16 tháng 3 năm 1968 tại một làng nhỏ vùng Quảng Ngăi, làng Mỹ Lai. Đó là lần đầu tiên một quân nhân Hoa Kỳ bị chính chính quyền Hoa Kỳ hài tội như  để tỏ cho dư luận thế giới rơ rằng v́ tôn trọng công lư mà Hoa Kỳ đă không ngại lên án những  người trực tiếp sử dụng công cụ chiến tranh mà cao nhất là bộ Quốc pḥng và quân lực.

Thế hệ của những người Việt trưởng thành trong chiến tranh chǎ́c không ai là không biết đến tên W. Calley. Cũng là chuyện đương nhiên thôi: một tên tội phạm chiến tranh đã giết một lúc 109 (1) thường dân Việt-Nam ở thôn Mỹ lai thuộc làng Sơn mỹ, tỉnh Quảng ngãi chứ đâu phải tầm thường! Với tư cách một người dân Việt chúng ta không thể nào bỏ qua một sự việc ghê tởm như vậy được. Có điều câu chuyện mới nghe qua tuồng như giản dị nhưng sự thực có những rǎ́c rối không ngờ. Sở dĩ hôm nay tôi lại móc câu chuyện thối om cũ ra đây cũng chỉ v́ cái nhà ông Calley ấy : sau già bốn chục năm, anh chàng trung úy trẻ năm xưa giờ đă 66 tuổi, bổng  dưng nghe lương tâm cắn rứt bèn tự biên tự diễn một bài thú tội lạnh ngắt nhưng cũng tạm hâm nóng được biến cố lịch sử mà ông ta đă đóng vai chính. Dù sao ông ta cũng c̣n có khả năng phục sinh lương tâm ông. C̣n hơn chán vạn kẻ khác.

Chiến tranh có nghĩa là cuộc chém giết giữa hai bên thù nghịch. Ngày xưa không ai ngồi xem xét để biết phải giết sao …cho đúng. Tào Tháo hạ thủ ngay kẻ đã nuôi mình lại còn dám triết lý vụn rǎ̀ng thà ta phụ người còn hơn để người phụ ta mà có ai đưa ông ta ra tòa đâu. Chỉ vì lương tâm nhân loại càng lúc càng được các đầu óc đạo đức đánh thức nên mới bày đặt ra tòa án Nurembourg và từ đó, thừa thǎ́ng xông lên, phe ta thỉnh thoảng lại đòi kéo ông này ông nọ ra tòa vì đã giết quá nhiều người vô tội. Nhưng cho dù sự việc đã được lập đi lập lại nhiều lần tức là đã vượt tiền lệ rồi nhưng chưa chǎ́c việc phán xét đã trǎ́ng đen rõ ràng. Khoan đã, chưa nói đến kết án, chỉ đặt vấn đề nhẹ hơn là lên án thôi, lương tâm chúng ta đã thấy rối bời hết phân biện được chỗ nào trǎ́ng chỗ nào đen chỗ nào thâm thâm xám xám. Và điều nguy hiểm hơn nữa là dư luận nhiều khi bị lừa gạt lôi kéo đến không còn thấy được phải trái cái gọi là hệ thống truyền thông, nó khủng khiếp lǎ́m. Vả lại, Tây phương vốn có rất nhiều ông quân tử Tàu, (những ông này lại thường là những trí thức mà tiếng nói rất được quần chúng lǎ́ng nghe kiểu Bertrand Russel hay Jean Paul Sartre –thuở ông này thóa mạ đứa chống cộng là salaud) áp dụng sát nút câu châm ngôn tiên trách kỷ, hậu trách nhân nên rất nghiêm khǎ́c với phe ta và khoan dung hết cỡ với phe nẩu; điều này giải thích tại sao cuộc tàn sát Mậu thân ở Huế đã bị che lấp bởi cuộc giết chóc Mỹ lai. Nhân tiện cũng nên đặt câu hỏi rǎ̀ng Calley được mọi người biết nhưng liệu có bao nhiêu người dân ta biết tướng Trần vǎn Quang, chính ủy Lê Chưởng, đại tá Lê Minh hay Thân trọng Một đã làm những gì ở Huế trong cuộc tổng tấn công Mậu thân 1968, ngoại trừ những ông như Nguyễn đǎ́c Xuân hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường?  Liệu một ngày nào đó, những khuôn mặt vừa kể, trước khi xuống lỗ có bổng cám cảnh viết bài tự kiểm điểm mà rên lên thống thiết rǎ̀ng ôi ta đã sai lầm, đã phạm tội giết người, đã bóp cò đâm dao gǎm vào những thân xác đối mặt ta khi họ chỉ có hai bàn tay không? Những kẻ ấy không hề biết đến công ước Genève, cũng không hề lý luận rǎ̀ng hạ thủ một người không vũ khí là vi phạm công ước. Mậu thân Huế không hề là một điểm dùng dǎ̀ng của lương tri con người mà chỉ là cái mốc lịch sử làm đà cho chiến thǎ́ng toàn vẹn ba mươi tháng tư “giải phóng đất nước”! Chứng cớ là hôm nào đây người ta còn làm lễ (không phải truy điệu mà tuyên dương) kỷ niệm chiến thǎ́ng cuộc tống tấn công -tổng nổi dậy mùa xuân 1968.

Tôi là đứạ không biết kể chuyện rành mạch, cứ chuyện nọ xọ chuyện kia, nên xin lỗi phải trở lại hồi đầu là chuyện Calley. - Vậy thì Calley ơi, ông là ai? Về mặt vật thể không có nghi ngờ gì : họ Calley, tên William, Jr sinh ngày 8 tháng 7 nǎm 1943 ở Miami, Florida ; người nhỏ bé (chỉ cao hơn 1.60m), học trung học Miami và vào đại học cộng đồng Palm Beach Community, tương đương  kiểu Tây là bac+2. Như vậy phần học thức chỉ mới đủ xài nên khi bị lôi ra tòa thì kẻ khen người chê. Đa số các kẻ đứng ra tố giác và kết tội ông (phần nhiều là các ký giả Time, Newsweek, Virginia Quarterly Review và vô số bài viết của đoàn ngũ ký giả của các nước tây phương) chê ông đần không có khả nǎng đọc bản đồ và sử dụng địa bàn (hai điều cần thiết đối với một sĩ quan tác chiến) nhưng cũng không thiếu người khen ông thông minh như ký giả John Sack chịu khó sống bên ông ba tháng để viết cuốn “Lời tự thú”. Nhưng dù khôn hay ngu theo ý tôi, kết quả cũng vậy thôi  bởi Calley chỉ là một sĩ quan thừa hành cấp thấp. Nhập ngũ vào tháng 7/66, ông ta xin gia nhập trường huấn luyện sĩ quan (OCS) Fort Benning. Quân đội dù của bất cứ quốc gia nào cũng đều là đơn vị bảo thủ nhất trong xã hội. Quân đội là để bảo vệ xứ sở do đó nó phải phụng sự hoàn toàn quyền lợi quốc gia, và do đó, một lần nữa, tuân lệnh vị lãnh đạo tối cao của nó là tổng thống và chính quyền. Ở Fort Benning, cũng như bất cứ trường huấn luyện binh sĩ nào, người ta dạy lính giết người, họ bảo : trong chiến trận anh không có bạn, anh chỉ có kẻ thù ; nếu anh tưởng rǎ̀ng kẻ kia không giết anh thì anh không còn kịp tự cứu anh nữa đâu, anh chết tiêu rồi đó. Ra trường với cấp bực thiếu úy, Calley được gửi sang VN, gia nhập trung đoàn 20 bộ binh, tiểu đoàn 1, đại đội Charlie và nǎ́m quyền trung đội trưởng trung đội một (Charlie one) trực thuộc đại úy Medina, đại đội trưởng. Khởi đầu, Calley rất ấm ớ toàn làm những chuyện ngu xuẩn, chǎ̉ng hạn để phá một cái giếng ngǎn không cho đối phương sử dụng nước uống, anh ta ném xuống lòng giếng hơn 10 ký-lô thuốc nổ, co giò chạy bán sống bán chết, và sau tiếng nổ và trận mưa nước giếng, giếng lại đầy như cũ. Dẫn quân đi phục kích, anh ta quên mang theo lựu đạn và để phá hủy một túp lều tranh anh ta gọi 6 khẩu đội đại pháo bǎ́n cùng một lúc; chỉ đến lúc thấy cuộc pháo kích quá dữ dội anh ta mới hiểu ra được và phản đối cánh pháo binh vì ở trường huấn luyện, khẩu đội chỉ gồm một cây ca-nông! Người ta có thể cho đó là đần, thật ra chỉ là dấu hiệu non nớt, thiếu kinh nghiệm, và nhất là quá ngây thơ. Không phải chỉ riêng Calley ngây thơ mà tất cả thanh niên Mỹ được gửi sang Việt Nam đều ngây thơ như anh ta. Trong tình trạng yên ổn hồi mới đến, Calley có lúc đã không duy trì nổi kỷ luật đơn vị: bọn lính không chịu đội nón sǎ́t, chúng mặc áo thun và mang dép; có đứa tháo thuốc nổ để hâm nóng thức ǎn. Trong đầu chúng sau khi chờ mãi không thấy kẻ thù ở đâu  riết rồi nghĩ rǎ̀ng đó là con ngoáo ộp dọa trẻ con chǎng. Thật tình thì chǎ̉ng phải lỗi họ,  ngay cả những kẻ ở Ngũ giác đài cũng chưa nhận chân được khuôn mặt kẻ thù nữa là họ, những kẻ dại dột. Người lính Hoa-Kỳ được huấn luyện để chiến đấu trong các cuộc chiến tranh quy ước (conventional warfare) : trong những cuộc chiến như vậy, họ ở bên này và đối phương, phía bên kia; đối phương mang sǎ́c phục khác, trang bị bǎ̀ng những loại vũ khí khác, dùng ngôn ngữ khác, được phân biệt rõ ràng như quân cờ trǎ́ng và quân cờ đen trên bàn cờ. Khi đụng độ, họ xả súng bǎ́n qua bên kia chiến tuyến, bǎ́n xong đếm xác chết và kết luận ta thǎ́ng địch thua (hoặc địch thǎ́ng ta thua); đồn lũy cũng vậy : ta chiếm được thì ta thǎ́ng, ta bị đuối chạy là ta thua, không có gì phải thǎ́c mǎ́c. Giữa quân đội đối phương và dân chúng dưới quyền kiểm soát của đối phương cũng vậy, rất rõ ràng : người ta chỉ bóp cò với kẻ mặc quân phục thôi, công việc nghi ngờ tìm hiểu điều tra là của ngành tình báo, anh tác chiến không dính dự vào. Đấy, Ngũ giác đài đã gửi những thanh niên với bộ óc và vốn hiểu biết giản dị đó đến Việt Nam. Nhưng than ôi, bộ mặt của chiến tranh VN hoàn toàn khác. Thứ nhất, đó là cuộc nội chiến giữa những người cùng một nước (bây giờ sự việc đã ngã ngũ, thôi xin đừng tìm cách đánh bài lận, đừng chống Mỹ cứu nước nữa!) đã khó biết ai là bạn ai là thù; thứ hai nữa vì là cuộc chiến tranh du kích nên không có chiến tuyến rõ ràng. Tướng Võ nguyên Giáp có viết một tài liệu phác họa đường lối của cuộc chiến đó, một cuộc chiến tranh toàn dân và toàn diện, thành ra người lính Mỹ, với quan niệm chiến tranh cổ điển, không nhận diện nổi kẻ thù của mình là chuyện dĩ nhiên. Ngay cả quân đội VNCH nhiều khi cũng bó tay nữa là khác. Bạn vào làng thực hiện một cuộc truy lùng và tảo thanh (người Mỹ gọi là search and destroy operations), nhóm người đi đầu bị bǎ́n sẻ, cả đơn vị rượt đuổi, kẻ ấy chạy về phía làng rồi biệt dạng ; bạn vào làng hỏi dân chúng : “không  biết, không thấy, không nghe”. Bạn tiếc chưa kịp chụp hình hǎ́n vì rất có thể, chốc nữa, bạn gặp lại hǎ́n đánh trần ngồi vót nan chẻ tre đan rổ, điềm nhiên như bất cứ một dân làng lương thiện nào. Bực tức chặn ngang cổ nhưng bạn không hành động như Calley vì bạn là người Việt-Nam, dân làng là bà con cô bác là đồng bào cùng máu mủ. Calley chǎ̉ng có mối liên hệ tình cảm nào với dân làng mặc dù như lời anh ta nói với ký giả John Sack, anh ta yêu VN và cảm thấy thoải mái với không khí nơi ấy…

Sau thời kỳ ngồi ngáp ruồi, đơn vị nhận lệnh đổi vùng hoạt động (AO: area of operations), vùng hoạt động mới có tên là Mỹ lai. Ở đây khác hǎ̉n chốn cũ, thày trò Calley chạm mặt sát sạt với địch thủ, bị tấn công từng mỗi phút mỗi giây, đối đầu với cái chết. Dù vậy họ vẫn “không thấy” kẻ thù, kẻ thù vẫn luôn luôn là kẻ không chân dung. Ở bộ chỉ huy,  người ta bảo Calley rǎ̀ng vùng này là vùng Việt cộng hoạt động, chǎ̉ng có ai là người quốc gia đâu. Một buổi nọ họ bǎ́n nhầm làm bị thương mấy phụ nữ, sự việc tới tai đại úy Medina, cấp chỉ huy Calley, ông ta chép miệng : “Nếu họ không phải là Việt cộng thì đã không  láng cháng ở đây để bị lạc đạn” Làm sao phân biệt một người dân làng với một Việt cộng được? Vào tháng ba(2) họ bị những người “thường dân” ấy tấn công từ phía hậu khi đang làm nhiệm vụ lục soát trong khu làng thuộc  khu vực Mỹ lai. Gần trưa thì họ nhận lệnh của Medina rút về cǎn cứ nhưng mỗi sáng họ lại phải gửi quân tuần tiễu, chịu bǎ́n sẻ, dẫm phải mìn và đau ốm liên miên. Ngay buổi chạm súng đầu tiên Calley đã thiệt mất anh hạ sĩ quan chuyên viên truyền tin (RTO: radio telephone operator). Mang 44 binh sĩ đến Mỹ lai, giờ này Calley chỉ còn có 24. Một hôm khác đơn vị bǎ́t  tại trận một người đàn ông với vũ khí, khẩu AK47. Họ gửi y về bộ phận quân cảnh để  điều tra. Chỉ vài tuần sau, Calley bǎ́t gặp lại y trong làng, y vẫn còn giữ biên bản do đơn vị của Calley lập và trưng ra như để nói rǎ̀ng các anh thấy không, người ta đã hỏi cung điều tra tôi và thấy tình trạng tôi hợp lệ nên đã thả tôi ra ! Calley tức điên hỏi quân cảnh : “Y không phải chỉ bị tình nghi là Việt cộng. Y chính thị là Việt cộng. Thế tại sao các anh…” Đám quân cảnh trả lời: “Đúng, hǎ́n đích thị là Vi-xi(VC); nhưng tại sao các anh không bǎ́n bỏ mà gửi về cho chúng tôi? Phần chúng tôi không thể làm gì khác ; ở bộ chỉ huy có phái bộ Genève quan sát đấy!” Đại úy Medina  cũng có lần kề dao gǎm vào mấy ngón tay một kẻ tình nghi dọa chặt đứt: “Việt cộng ở đâu?” Kẻ kia không trả lời. Medina lấy súng bǎ́n gần sát đầu y để dọa. Y bình tỉnh nói một câu bǎ̀ng tiếng Anh : “Tôi là nhân viên của ban hỗn hợp Genève. Tôi yêu cầu ông liên lạc với hội Hồng thập tự quốc tế”… -“Việt cộng ở đâu ?” Medina vẫn tiếp tục và người kia không trả lời gì hơn là đòi được HồngThập Tự quốc tế (hay hội Chữ Thập đỏ nói theo“ta”tuy nhiên nêu muốn dùng hoàn toàn việt ngữ th́ cần dịch là số mười chứ?) can thiệp… Cuối cùng Medina đấm vào hǎ́n một cú cho đã giận và …chịu thua. Tình trạng ởm ờ này chỉ những kẻ sống ở VN mới rõ, còn những nhân vật xử án Calley, liệu họ có hiểu không? Anh ta lấy làm lạ là trong lúc xử án không có một nhân chứng VN nào được mời ra vành móng ngựa. Anh ta tin rǎ̀ng họ có thể thuyết phục tòa cho trường hợp anh.

Quả thật Calley là kẻ ngây thơ. Nhận lệnh về trình diện nha tổng thanh tra quân lực ở Hoa thịnh đốn, Calley tưởng người ta sẽ cho anh ta theo học một trường gì đó hoặc giả trao một tấm …huy chương! Chỉ đến khi có tên hạ sĩ quan lẽo mép hỏi : –Trung úy, ông quậy dữ lǎ́m hả ? –Tôi làm gì đâu nào? –Tôi không rõ nhưng nghe như cǎng lǎ́m. Calley nhận sự vụ lệnh, hồ sơ cá nhân và vé máy bay đi Hoa thịnh đốn. Phi cơ sǎ̃n sàng cất cánh. Calley chào cô bồi phòng, cám ơn cô đã giặt giũ quần áo :  – Tôi sẽ trở lại ngay. –Không, trung úy không trở lại đâu… Mọi người đều rõ độ trầm trọng của vấn đề, chỉ có đương sự là vẫn phây phây. Đến trình diện nha tống thanh tra quân lực  trong điện Capitol, được tiếp bởi một ông đại tá , ông ta giới thiệu người bên cạnh có nhiệm vụ ghi chép mọi lời khai.

       - Được rồi, nhưng xin cho tôi biết việc gì đã xảy ra ?

       - Trung úy ngồi xuống đây. Chúng tôi thực hiện một cuộc điều tra chính thức cho bộ tổng tư lệnh. Trung úy có cần luật sư không ?  

       -  Nhưng tôi chǎ̉ng biết sự gì đã xảy ra. Xin đại tá cho tôi rõ rồi sau đó tôi mới có thể trả lời rǎ̀ng tôi có cần luật sư hay không.

       -  Cuộc điều tra của chúng tôi sẽ nhǎ̀m vào cuộc hành quân  ngày 16 tháng 3 nǎm 1968 quanh thôn Mỹ lai. Tùy kết quả cuộc điều tra đó trung úy có thể bị buộc tội sát nhân…

       - Như vậy thì tôi cần một luật sư... Một đại úy luật sư được đề cử để bênh vực tội nhân. Ông trung tá bǎ́t đầu đặt vài câu hỏi, luật sư can thiệp ngay :

       - Trung úy có quyền không trả lời ; theo ý tôi thì không nên nói gì hết.

       - Tôi sẽ nói 

       - Xin trung úy dè dặt vì người ta có thể buộc trung úy tội sát nhân đấy !

       - Như vậy là chuyện nghiêm trọng ư ? Viên luật sư ném cái nhìn ngạc nhiên và nhấn mạnh :

       - Đúng, trung úy có thể bị kết tội sát nhân.

Tòa án quân sự được mở tại Fort Benning, Georgia, Calley nǎ̀m ở đấy suốt 18 tháng. Lúc đầu có tất cả là 25 người vừa sĩ quan vừa binh sĩ bị tố giác vì tình nghi dấu nhẹm sự việc, sau chỉ còn 6 người và Calley là kẻ duy nhất bị kết án chung thân sau giảm xuống 20 nǎm, rồi 10 nǎm và chỉ thực sự nǎ̀m trong tù có 3 nǎm nhờ ân giảm của chính tổng thống Nixon. Dư luận Mỹ ngày đó có hai phe rõ rệt : có những kẻ lên án, phần nhiều là giới báo chí (ngay cả tờ Pacific Stars & Stripes của quân đội) nhưng trong quân đội thì hầu hết đều tỏ thiện cảm với Calley vì họ đã thấu hiểu tình trạng mập mờ của cuộc chiến VN.  Mỗi ngày Calley ra trước tòa, nghe tòa đặt câu hỏi dựa vào lời khai của các quân nhân trực thuộc ; phiên tòa bǎ́t đầu lúc 9g sáng, chấm dứt  khoảng 4g30 chiều, nghỉ trưa để ǎn hai tiếng và hai lần uống cà-phê sáng chiều, mỗi lần nửa tiếng. Đại loại những mẫu đối thoại của các nhân chứng như thế này :

-         Họ và tên ?

-         Denis Conti

-         Địa chỉ hiện tại ?

-         Providence, vùng Rhode Island

-         Nghề nghiệp ?

-         Tài xế xe tải

-         Anh Conti, anh có phục vụ trong quân đội không ?

-         Thưa tòa có

-         Anh có quen biết với bị cáo không ?

-         Thưa có

-         Anh hãy chỉ bị cáo và gọi tên đương sự

-         Đây là trung úy Calley, kẻ đứng trước mặt tôi

Sau đó các chứng nhân diễn tả sự việc xảy ra mà họ cũng là những kẻ tham dự dù cố ý hay bị bǎ́t buộc phải thi hành lệnh vì họ là những quân nhân –cũng như Calley.  Theo một số nhân chứng, Calley đã (ra lệnh hoặc tự tay) giết 30 người trên con đường mòn, 70 trong giao thông hào ; ngoài ra anh ta còn hỏi cung rồi bǎ́n chết một ông thày tu khoảng 40-50 tuổi và một đứa trẻ (khoảng 1 hay 2 tuổi). Những nhân chứng sau cùng đã làm cho việc bênh vực Calley trở nên bất lợi, đó là binh nhì Meadlo, Dursi và chuyên viên truyền tin Sledge đến nổi luật sư Latimer chỉ còn bám vào lý lẻ rǎ̀ng Calley chỉ là một sĩ quan cấp thấp, anh ta không thể tự ý quyết định và trong lúc sự việc xảy ra có nhiều cấp chỉ huy cao hơn anh ta hiện diện trong vùng, tại sao họ không đến tận nơi quan sát và can thiệp trực tiếp để chấm dứt tai họa. Mặc dù cuộc điều tra chưa đưa đến những bǎ̀ng chứng xác đáng nhưng những bức ảnh chụp đã gây kinh hoàng trong dư luận Mỹ, đa số người dân Mỹ đã lên án cuộc thảm sát, bày tỏ tính vô luân trong nỗ lực chiến tranh của Hoa kỳ tại Việt-Nam nhưng lại bênh vực Calley xem ông chỉ là một quân nhân chấp hành lệnh, vì vậy kết án ông ta là bất công, sao không kết án giới chỉ huy quân lực, tòa bạch ốc hay thậm chí, cả xã hội Mỹ ?

*

Là một quân nhân dù ở cương vị lãnh đạo nhưng ở cấp thấp nhất, Calley không thể cãi lệnh hoặc đưa ra những đề nghị khc khi đang giữa chiến trận. Việc thi hành lệnh do cấp trên ban xuống một cách đúng đǎ́n, triệt để được coi như điều kiện quan trọng số một đối với người lính trong bất cứ quân đội nào. Bên cạnh đấy đơn vị của Calley còn chịu áp lực nặng nề của đối phương khiến tinh thần mọi người đều cǎng thǎ̉ng. Trước tòa, anh ta khai : “Khi chúng tôi bị tàn sát và khủng bố bởi một kẻ thù mà tôi không thấy, không cảm nhận, không đụng chạm đến được, không ai trong hàng ngũ chúng tôi có một định nghĩa nào về họ khác hơn là cộng sản”.(3)

Biến động Mỹ lai đã đẩy Hoa Kỳ vào một thế khó xử, làm ngơ không được mà bới móc đến tận ngọn nguồn cũng chǎ̉ng phải là điều nên làm. Vì, như ký giả Seymour Hersh người đầu tiên phanh phui nội vụ đã nhận xét, Calley cũng chỉ là nạn nhân như các nạn nhân chết dưới tay anh ta.(4) Có nghĩa là anh ta vô tội. Trước sự việc, mỗi người có cái nhìn riêng của họ. Một bà mẹ có con dính dự trong vụ Mỹ lai trách quân đội: “Tôi gửi đến họ (quân lực) một đứa con ngoan và họ biến nó thành đứa giết người”(5) ; tiếc rǎ̀ng bà mẹ ấy không hề biết thế nào là cuộc chiến tranh du kích. Philip Caputo, một binh sĩ thủy quân lục chiến cũng bị tội giết thường dân đã tuyên bố trước tòa: “Trong chiến tranh du kích, đường vạch giữa cuộc giết chóc hợp pháp và không hợp pháp rất mù mờ. Chính sách thiết lập những vùng tự do bǎ́n phá nơi mà người quân nhân có quyền bǎ́n hạ kẻ xâm phạm dù hǎ́n có vũ khí hay không càng khiến những kẻ trung chính cảm thấy  hoang mang về phương diện đức lý”(6). Nhưng như vậy thì sai lầm nǎ̀m ở đâu nếu chǎ̉ng phải là một chính sách thiếu phân minh, một chiến lược không thích nghi được với hoàn cảnh? Và được hoạch định bởi ai nếu không phải là ở cấp tối cao? Không biết tới thời điểm này Hoa Kỳ đã chịu nhận ra là họ hoàn toàn thất bại trong chiến tranh Đông dương chǎng. Thay vì thú nhận sai lầm, chính quyền chọn một con vật tế thần để xoa dịu dư luận quốc nội và quốc tế. Tuy nhiên vẫn chỉ là một việc làm bôi bát ; Hoa Kỳ bèn tìm những con đường mới nhǎ̀m đạt cùng mục tiêu mà trước đó họ rêu rao như một lý tưởng cao đẹp là cứu VNCH ra khỏi móng vuốt cộng sản tại vùng đông nam Á: bǎ́t tay hòa hoãn với Trung cộng để mong khống chế phần nào tham vọng bành trướng của anh khổng lồ này!

Khó mà cho rǎ̀ng hành động tố cáo Calley như một hành động của niềm yêu công lý và lẽ phải như có nhà xuất bản Mỹ đã giới thiệu như vậy trên bìa cuối một trong những cuốn sách viết về vụ án đáng bỉ này. Nhược điểm của nhiều chính quyền Tây phương là cùng một lúc muốn làm người trung chính mà không gột bỏ nổi tham vọng của một tên cướp. May mǎ́n thay nền giáo dục đầy tính nhân bản cũng của chính những nền vǎn minh đó đã đào tạo nên lớp quần chúng đại diện cho lương tri con người và mỗi khi nhóm lãnh đạo đi chệch đường thì những tiếng cồng cảnh báo lại gióng lên đánh thức họ, lôi họ ra khỏi cơn mê muội.


(1) Con số do các nhân chứng thuộc đơn vị Calley khai trước tòa; theo các ký giả số này lên đến 503

(2) Xin để ý đến thời điểm này và vị trí thôn Mỹ lai (thuộc Quảng ngãi, rất gần Huế) khi cuộc tổng tấn công vào Huế vừa tàn

(3) Tạm dịch : When my troops were getting massacred and mauled by an enemy I couldn’t see, I couldn’t feel, I couldn’t touch, nobody in the military system ever described them anything other than communists

(4) Calley was much a victim as the people he shot

(5) I sent them a good boy and they made him a murder

(6) Tạm dịch : In a guerilla war, the line between legitimate and illegitimate killing is blurred. The policies of free fire zones in which a soldier is permitted to shoot at any human target, armed or unarmed, further confuse the righting man’s moral senses

Bài đọc thêm trên trang Thanh Niên on line:  http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130316/ho-da-tro-lai-ky-... sau đó bạn đọc them vào kỳ I kỳ 2 ...v..v ; hoặc giản dị là đánh lên cột t́m kiếm của báo này tag Sơn Mỹ.

 

 

Đặng đ́nh-Túy

 

http://www.gio-o.com/DangDinhTuy.html

 

 

© gio-o.com 2013