Đặng đ́nh-Túy

Vết thương

kịch


 Nội thất. Chạng vạng tối.
Căn pḥng ngủ không đèn. Chỉ lờ mờ đây đó những chấm lân tinh xanh đỏ nơi có những vật dụng điện tử : máy nghe nhạc, đồng hồ báo thức, màn ảnh truyền h́nh… Một người nằm trên giường. Chăn gối lệch lạc. Chiều xuống đă lâu được nhận ra qua làn cửa kính mù mờ. H́nh như bên ngoài có cơn mưa nhỏ. Tiếng nhạc từ chiếc máy thu đặt trên cao phát một bản nhạc Việt không lời quen thuộc. Người nằm cựa ḿnh. Y cố nhấc ḿnh trồi lên cao một chút nhưng bất lực. Cùng lúc, có tiếng kẹt cửa, báo hiệu một người khác vừa vào nhà. Kẻ nằm trên giường lên tiếng.

Ông : Ḿnh ơi! Có phải là em đấy không?
Có tiếng đáp vọng.
 : Vâng, em đây. Em vừa về tới thôi.
Tiếng guốc cao gót vang vọng rơ dần cho thấy kẻ ấy đang vượt qua một hành lang dài. Cuối cùng th́ cửa pḥng bị xô ra, lộ rơ một khuôn mặt thiếu phụ. Đẹp, tuy đă đứng tuổi. Bà bước hẳn vào pḥng, thấy người bệnh đầu tụt quá thấp bèn đưa tay giúp y  ngoi đầu lên cao và đặt y nằm ngay ngắn lại. Đoạn bà ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh giường, nh́n vào mặt y toan nói một điều ǵ đó nhưng tự dưng ngưng lại. Người nằm nhắm mắt một lúc rồi bổng lên tiếng.
Ông : Ḿnh chịu khó thay cho anh đĩa nhạc. H́nh như chiếc đĩa ấy nó ở trên cùng. Có bản “Rồi Mai Tôi Đưa Em” của Trường Sa…
Người đàn bà đứng lên làm theo lời yêu cầu đoạn quay về chỗ ngồi. Đĩa nhạc được phát ra hai ca khúc rồi mới đến lượt bài ca ông muốn nghe. Gịong nam trầm và thật thà, không pha phách kiểu cách. Hai người cùng nghiêng tai lắng nghe.
 : (mỉa mai) Một kỷ niệm yêu đương đau đớn cũ?

Ông : (mệt mỏi, bất đắc dĩ) Kỷ niệm đau đớn nhưng không phải yêu đương. Ray rứt v́ một cái chết. Con cháu X. đấy mà.
 : (hụt hẫng bất ngờ, t́m cách nói lảng) Em bật đèn cho anh?
Ông : Chớ! Cứ để tối thế này kẻo… (giọng kể lễ mơ màng) Lúc anh lên đến nơi th́ đă liệm xong. Chị ngồi đó, bên cạnh quan tài. Anh chẳng biết làm ǵ giúp chị đành lại ngồi bên chiếc bàn con nơi cháu –anh đoán– đă ngồi hàng giờ, thậm chí hàng ngày. Có chiếc cửa sổ nhỏ mở ra, ḿnh nh́n thấy những rặn sắn ḿ trồng thành hàng, ngút mắt. Đất đỏ. Xa một chút là núi. Núi gần th́ chẳng xanh màu chàm, cũng chẳng rơ màu lá mà xám nhờ nhờ. Trại cải tạo cách xa đấy, nghe đâu khoảng hai cây số. Ngồi một lúc th́ anh nảy ư lục soạn xem có dấu vết ǵ trong đống sách vở của cháu ḍng chữ nào tiết lộ trạng thái hoang mang đă xô đẩy nó đến chỗ lựa chọn phút cuối liều lĩnh đó. Không thấy. Chỉ toàn sách là sách. Cuối cùng, anh kiếm ra cuốn sổ tay, tưởng đó sẽ là đầu mối những ghi chép, nhưng không, chỉ là cuốn sổ ghi việc phải làm hàng ngày, nhất là việc mua sắm. Trên đó chợ xa lắm, h́nh như đến cả mười cây số, phải đón xe lam. Chỉ để mua mắm, muối, ngũ cốc về trộn thêm vào gạo, ăn độn. Trang chót của cuốn sổ có chép lời một bài hát, Rồi Mai Tôi Đưa Em.

 : V́ vậy mà bài hát đă ám ảnh anh tới giờ?
Ông : Nó như ch́a khóa của một ngăn tủ. Mở ra th́ có thể t́m thấy lại mọi sự trong ấy dù tinh thần bài hát chẳng dính dáng ǵ với hoàn cảnh bi thảm đó cả. Nhưng bây giờ th́ nó dính dáng đấy… nó “trở nên” dính dáng một cách mật thiết…
Căn pḥng ch́m vào yên lặng, chỉ có tiếng nhạc, nhưng giờ đă là một bản khác. Một lúc lâu. Người đàn bà đứng lên, uể oải.
 : Em đi thay áo quần đây (đổi giọng săn sóc làm ra sôi nổi) Anh muốn ăn ǵ tối nay?
Ông : Anh chẳng biết nữa. Anh có được phép không-ăn-ǵ-cả không? Phụ ḷng em nhỉ?
Không có tiếng trả lời, thấy không khí chừng như căng, ông vội làm ḥa.

Ông : Hay là em cho anh vài lát biscotte phết bơ cộng một ly sữa là ổn rồi.

 : (ngập ngừng khá lâu) Mà em cũng phải ăn nữa chứ. Cả ngày...
Ông : Nếu vậy th́ anh xin theo em, bất cứ régime nào anh cũng thích hợp được

 : (rời pḥng, vừa đi vừa nói, giọng xa vắng hờn dỗi) Anh ngoan lắm, cái ngoan chỉ tổ giết chết mọi vun quén, dựng xây!
Ông : (nói một ḿnh) Thế là ḿnh bị kết án ngay v́ lỗi không-được-phép-không-có-ư-kiến.
Đoạn cuối câu ông nói to lên dần, dường như muốn kẻ vừa ra khỏi pḥng nghe thấy được.
(Giả thử đây là một đoạn phim th́ chỗ này nên để màn ảnh hoàn toàn tối trong vài mươi giây. Rồi sáng lại. Trong lúc đó có những tiếng động lách cách của bát đĩa báo hiệu việc chuẩn bị bữa ăn tối)

Người đàn bà bước vào, bật đèn, tay bưng chiếc khay thức ăn, loại khay dùng khi ăn trên giường có bốn chân thấp. Bà đặt tạm chiếc khay xuống, sửa soạn thế ngồi cho người bệnh. Chợt thấy gịng nước mắt trên mặt ông bà không dùng khăn chỉ đưa tay chùi.
 : (cười, không hàm ư chế nhạo nhưng có vẻ đă quen với phản ứng đó) Lại sụt sùi đây mà!

Đặt khay thức ăn, bà đưa vào tay ông dao và nỉa, xong ngồi xuống ghế chờ ông đưa thức ăn vào mồm.
Một lúc.

 : (nghiêm trang trở lại, giọng kể lễ như tiếp nối những điều chưa nói hết) Tụi em là bạn của nhau –thân lắm– trước khi em biết anh. Nó chỉ kém em một tuổi. Tuổi th́n cao số lắm anh. Không phải tin nhảm đâu, thật đó.
Ông lặng lẽ ăn không nói lời nào cho đến khi xong miếng cuối cùng, đặt muỗng nỉa xuống và bưng ly nước uống cạn. Bà đứng lên đón khay mang đi.
Ông : T́nh yêu là một thứ tham lam nung nấu dài ngày nhưng t́nh dục th́ chỉ là một tham lam bất chợt.
Bà nấn ná để nghe cho hết câu, nhưng không nói ǵ, rồi ra khỏi pḥng. Khi quay lại, tay không. Lại ngồi xuống cạnh giường.

 : Lúc năy anh nói vậy là có ư nghĩa ǵ?
Ông : Có nghĩa rằng tham lam t́nh dục chỉ là một tai nạn. Trước một giây không có “nó” ; sau một giây là thoát khỏi rồi.
 : Nhưng chỉ mới thoát được một lần, nếu sự tham lam cứ có dịp để được lập đi lập lại…
Ông : Ai lập lại?
 : Hắn.

Ông : Như vậy là em đặt ḿnh vào trường hợp kẻ chủ động mà anh th́ nghĩ đến vai tṛ kẻ thụ động. Thông thường, chủ động thuộc về phái nam. Đây, ngược lại ; ngược lại đồng nghĩa với thua thiệt!
 : Nhiều lần nghĩ về tấn thảm kịch em cứ cho rằng nó tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh.

Ông : Tất nhiên. Của thời điểm đó. Của đất nước. Của gia đ́nh. Của cấp độ yêu đương giữa đôi lứa. Của từng cá tính…
 : Không, em muốn nói tới  sự việc cụ thể của riêng X. kia. Tại sao lại phải tự lưu đày như vậy? Chính ḿnh đă tự trói ḿnh vào góc kín nên dù việc ǵ xảy ra cũng không có cách xoay xở.
Ông : Nó đâu muốn thế. Chỉ v́ có đến hai thân nhân trong trại tù : mẹ và chồng. Vả lại “sự việc” đă xảy ra trước đó, dưới kia, không phải trên này. (Suy nghĩ, đắn đo một lúc) Vả lại…  –thêm một lần “vả lại” nữa– nó là đứa kiêu hănh. Tự lựa chọn và chấp nhận việc lên ở đấy với điều kiện vật chất thật gian nan như cách sấm hối cứu rỗi ; nhưng rồi vẫn tự cho rằng chưa đủ… hay chẳng đưa đến đâu.

 : Điều đó anh đoán hay anh biết rơ?
Ông : Tất nhiên là anh chẳng biết rơ nhưng anh đoán dựa trên tính nết của cháu, một đứa trẻ lúc ủy mị th́ ủy mị đến cho cả không tiếc chút ǵ mà khi cần cứng rắn th́ cứng rắn đủ để có can đảm tung hê hết.
 : Kiêu hănh nhưng chẳng tránh đưọc sẩy chân

Ông : Khác nhau chỉ ở chỗ là dám nhận trách nhiệm hay không, sau cái sẩy chân đó.
 : Nỗi ẩn ức nơi em là không nh́n được mặt cháu (bạn) lần cuối
Ông : Lúc ấy em đang chờ chuyển bụng con bé út… Rồi sau đó ḿnh trốn chạy, không phải chỉ trốn chạy lịch sử, đất nước, mà đào ngũ trước  rối rắm gia đ́nh nữa.
Bà, ngồi trên ghế mỏi quá, gục đầu lên giường, bên cạnh ông.

Ông : Thật ra Thượng Đế không thèm thử thách người đàn bà v́ khi đă làm th́ chính bà trực tiếp nhận hậu quả tức th́ ; chỉ có anh đàn ông thôi, anh ta bị thử  thách về ư thức trách nhiệm. Anh ta có thể chạy trốn trách nhiệm trong khi Thượng Đế cười hề hề, phán : “Mày có chạy đàng trời!” Bằng không th́ anh ta cúi đầu chịu tội. Và Thượng Đế cứ thong dong nheo mắt theo dơi xem anh ta làm được ǵ…
Không khí trong pḥng dần dần loảng đi, yên tĩnh chiếm cứ. Màu tối phủ dần. Ông chợt nhận ra bà đă thiếp ngủ. Đặt tay lên cánh tay vợ, ông lay nhẹ.

Ông : Này, ḿnh này! Em nằm lên giường đi, ngồi thế mỏi chết!

Người đàn bà gượng đứng lên, mắt vẫn nhắm, đi ṿng quanh giường, trèo lên phía bên kia, cạnh chồng.
 : (ngái ngủ) Em mê đi từ lúc nào nhỉ?

Ông : Từ lúc …em không buồn nghe anh nói nữa.
 : Em vẫn nghe anh đấy chứ!
Ông : Thế th́ anh kể tiếp : tù trong trại mỗi sáng đi lao động phải ngang qua đấy. Chị được giới quản giáo làm ngơ nên mỗi ngày con bé ra đứng nấp trong những bụi sắn ḿ chờ mẹ. Bà cố chùng ch́nh đi đoạn hậu để nói vài câu với con, thăm nom, dặn ḍ. Toán đàn ông phía trước, ngược lại, đi dồn với nhau thành một khối, bị kiểm soát gắt gao hơn. Đầu họ cúi xuống, lầm lũi ; chỉ có một người trong bọn ngước lên, ném cái nh́n rất nhanh về phía con bé rồi quay ngoắt đi, nhưng con bé đă chuẩn bị dáng điệu…

Ông nghe thân h́nh người vợ bên cạnh cứng lại. Dường như bà nín thở.
 : (dặng hắng thúc giục) …như thế nào chứ?
Ông : Tư thế ấy con bé đă chuẩn bị tập dượt nhiều lần. Chắc vậy. Nghĩa là nó cố t́nh. Hai tay buông, hai bàn tay ṿng lại phía dưới để thân áo đàng trước căng thẳng bày rơ chiếc bụng đă mum múp.
 : Cứng đầu! Kỳ quái thật!
Ông : Anh th́ cho rằng với thái độ như vậy, con bé đă quyết định. Và nó muốn chuyển cái thông điệp cuối cho người kia.
Bà : Chỉ nghe kể thôi mà em đau quá, anh ạ! Vừa đau vừa rợn. Vừa thương vừa hăi hùng.
Ông : Ở trời tây này đứng trước cùng một hoàn cảnh, người ta sẽ lựa chọn giữa hai giải pháp : hoặc hy sinh mối t́nh hoặc ném bỏ sinh vật chưa kịp thành nhân…

Bà rúc đầu vào ông, rùng ḿnh luôn mấy cái.
Ông (tiếp tục ư nghĩ, lẩm bẩm một ḿnh) 
: …Dù sao thân xác hai mươi vẫn quí hơn bất cứ thứ ǵ trên cơi đời này. Kẻ tự chấm dứt cuộc sống bao giờ cũng để lại nhiều chấm treo trong tâm trí người ở lại. Ai cũng gắng mở mắt lục lọi nơi ḿnh xem có vết tích nào liên hệ đến quyết định của kẻ kia không.
Nhưng t
ất cả đều có lỗi, lỗi đă để người ấy phủi tay ra đi…
Tiếng nhạc lại cất lên, bản nhạc cũ : “Một Mai Tôi Đưa Em”.

 (Giả thử là một đoạn phim th́ cảnh cuối sẽ là h́nh ảnh chiếc giường của hai người nằm bị đẩy lùi xa và nḥa đi bằng cách thực hiện travelling của máy quay. Cùng lúc, màn ảnh truyền h́nh đặt trên chiếc tủ đối diện hai người bỗng sáng lên –từ từ, không đường đột– cảnh thu h́nh đám tang, có chiếc quan tài rất đơn giản do hai người khiêng hai đầu, theo sau là một người đàn bà và một thanh niên trẻ, áo quần tơi tả, đầu chít khăn tang. Đám tang đi loanh quanh trên con đường đất rồi đến khoảng trống, một khu g̣ cao. Bọn người lúi húi đào đất –cảnh này không cần kéo dài. Và cuối cùng là nấm mộ thành h́nh, trên nấm mộ có trồng cây chuối, gió thổi nghiêng vài tàu lá rách.)         

Đặng Đ́nh-Túy

                                        nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 52, tháng Sáu, 2012


© gio-o.com 2012