Đặng Đ́nh Túy
“nhật kư của một thân xác”
đọc sách
Tôi nhớ
tới Vơ Phiến khi đọc cuốn sách có tựa là “Nhật
kư của một thân xác” này (Journal d’un corps –Daniel
Pennac –nxb Gallimard 2012) chỉ
v́ tác giả là một người đă ngồi ŕnh ṃ nghe
ngóng tỉ mỉ những biến chuyển của thân xác ḿnh,
từ sơ sinh cho tới tuổi 87. Xin nói rơ hơn :
không nhớ tới ông bởi có nhiều liên hệ mà chỉ
có một, là lối viết“chẻ sợi tóc làm tư”
rất quen thuộc của tài năng Vơ Phiến. Chấm
hết. Có điều Vơ Phiến sẽ tỉ mỉ
nhưng trên những lănh vực khác. Là bởi, với tư
cách là một người Việt-Nam trong thời
đại nghiêng ngửa, sớm một chút hay muộn
một chút, mỗi chúng ta bắt buộc phải có
những băn khoăn… lớn hơn!
Daniel Pennec, tên tác giả, chưa tới tuổi 87, tuổi
của nhân vật truyện, ngoài đời ông c̣n trẻ
hơn nhiều (sinh năm 1944, chỉ một năm sau là
hết chiến tranh) ; và v́ ông trẻ hơn và sinh
trưởng trên đất Pháp b́nh yên vô sự từ
những sáu mươi bảy năm qua nên ông mới có
thể viết một tác phẩm riêng tư, tách biệt
cỡ đó. Những người Pháp hiểu
được trực tiếp nỗi khốn cùng của
chiến tranh phải có tuổi tám mươi trở
lên ; một khi đă biết chiến tranh, biết
lịch sử liên hệ với cụộc chiến, con
người tự nhiên đánh mất ư niệm riêng tư,
tách biệt, từ đó cá nhân hắn bổng bị
buộc chặt vào một số phận tập thể ;
cho nên, dù lên trên núi ở ẩn hắn vẫn không thể
nào t́m lại được b́nh an. Một người
Việt-Nam dù giờ này đă lánh xa đất nước,
đă vững chắc trong mọi khía cạnh của
đời sống mới, hắn vẫn không thể nào
gột rửa được vết sẹo là
người Việt-Nam, trải qua cuộc chiến
Việt-Nam. Tóm lại, con bệnh Việt-Nam không bao
giờ lành!
Tôi
hơi “đao to búa lớn” trong những gịng trên, nhưng
thái độ ấy có lư do của nó. Là v́ càng đi sâu vào
cuốn sách nhiều khi tôi bật cười khi nghĩ
đến thành ngữ thựng dùng ở xứ ta, nhà
giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột,
câu này không chỉ muốn nói về cái cách biệt vật
chất mà phải được hiểu rộng là
điều kiện sống khác nhau th́ phản ứng
phải khác nhau…
Ta hăy bắt đầu lại từ đầu. Tôi lấy
làm khó chịu về cái tựa, Nhật Kư Của Một
Thân Xác. Làm thế nào được? Thân xác không chủ
động (autonome) v́ nếu tách rời khỏi ư thức,
thân xác chỉ là thân xác được chích thuốc mê, nó
nằm đấy nhưng chẳng biết ǵ. Nhưng nói
vậy là cốt cho vui thôi. Nhà văn là thượng
đế mà, ông ta muốn sao ḿnh cũng phải chịu,
tác phẩm của ông chứ có phải của ḿnh đâu!
Nhân vật viết nhật kư vừa chết. Cô con gái
đi đám ma ông xong, trở về th́ được công
chứng viên (notaire) trao cho một gói, trong đó là cuốn
nhật kư của người đă nằm xuống. Ông ta tiên
đoán rằng cô con sẽ ngạc nhiên khi biết bố
ḿnh giữ nhật kư nên ngay trong bức thư gửi kèm
ông đă trấn an cô : đấy không phải là
cuốn nhật kư tâm t́nh (journal intime), không có trong đó con
người xă hội mà chỉ là chuyện thân xác, suốt
tám mươi bảy năm ông ngồi “nghe” từng
biến chuyển trong châu thân mà ghi lại trên giấy.
Thế thôi!
Ta tự hỏi : một đứa bé có bao giờ
ngồi ŕnh rập phản ứng thân xác ḿnh không? –Tất
nhiên là không. Chuyện đó phải là chuyện của người
lớn, một ông già vô công rồi nghề, vô công rồi
nghề đă đành[1]
mà c̣n phải có khả năng lắng nghe. Và viết ra
từ kư ức! Có lẽ điều mà tổng thống Mitterand
gọi là détachement để chỉ trạng thái
tiệm tiến nhưng chắc chắn của thái
độ người già cũng là điều đă
khiến tác giả có cảm tưởng đủ khả
năng “tách ḿnh ra khỏi ḿnh” –và kể cho ta nghe cái mà ông
cho là Nhật Kư Của Một Thân Xác? Và ông biện
hộ rằng nó (cuốn nhật kư) là “sứ thần” (ambassadeur)
giữa thân xác và ư thức.
Câu chuyện bắt đầu bằng sự chứng
kiến nỗi sợ hăi của kẻ khác đă làm
sống lại kư ức tác giả, khi con cháu bé của ông
bị mấy thằng con trai bà con cùng lứa tuổi
bắt nó đóng vai Jeanne d’Arc lợi dụng việc
đốt lửa thiêu các vật dụng cần hủy
bỏ trong nhà ; con bé ban đầu chưa hiểu vai
tṛ phải đóng nên hăng hái nhận lời, đến
lúc ư thức được lửa nóng đến thế
nào th́ nó kinh hoảng. Nỗi khiếp sợ đă khiến
một số bộ phận của thân thể ta tê
liệt cũng là ư thức đầu mà tác giả lúc lên
mười hai tuổi găp phải và là lư do xui khiến
ông lúc ấy c̣n là cậu bé bắt đầu ghi vào
nhật kư mọi phản ứng của thân thể ḿnh.
Khi c̣n bé, quả thật, ta có cảm tưởng có thể
tách rời để nh́n ngắm thân xác ta. Cậu bé
nhận ra rằng thân xác cậu luôn luôn có phản ứng
trước mọi xúc cảm của cậu : sự
sợ hăi, chẳng hạn. Sợ cái trống không khiến
cậu đau nơi hạ bộ, sợ va chạm
khiến cậu tê liệt, sợ chính cái sợ làm cậu
lo âu… C̣n xúc động? Xúc động th́ cậu nổi da
gà, tiếc nhớ th́ rươm rướm nước
mắt, cái giật ḿnh khiến cậu nhảy lùi, cái kinh
hoảng làm cậu són nước tiểu, cái giận
dữ làm cậu nghẹn, cái xấu hổ khiến
cậu thu nhỏ người lại… Cậu cũng
nhận ra rằng cảm giác có thể bị đánh
lừa như hôm cậu ngă trầy trụa chân tay và được
người vú nuôi lau rửa, xong đâu đấy, bà ta
mang thuốc sát trùng ra và báo cho cậu biết bà sắp bôi
vào. Cậu hơi sợ rát nhưng gật đầu. Không
ngờ bà vú khi bôi thuốc th́ cùng lúc bà la to, đồng
thanh xuưt xoa với cậu. Ngỡ ngàng v́ tiếng la của
bà, cậu không c̣n nhận thấy đau rát nữa. Cậu
gọi đấy là thuốc mê âm thanh (anesthésie auditive)!
Rồi
cậu bé lớn dần. Và chuyện sẽ đến
phải đến. Thủ dâm. Tiếp xúc với nữ
giới. Những đề tài kích thích ấy chẳng có ǵ
xuất sắc. Tác giả cũng bỏ quên thời kỳ
vào lính, đánh giặc (v́ nhân vật truyện lớn
tuổi hơn tác giả nên phải tham gia cuộc
chiến tranh thứ hai, lư ra phải như vậy). Có
lẽ tác giả không có những kinh nghiệm này nên ông
đă bỏ qua hai năm, giải thích rằng khi ở lính
ông không viết nhật kư.
Rất gần với narcissisme, sự quan sát, nghe ngóng
của biến chuyển thân xác chính ḿnh là hành động
ích kỷ gần như tuyệt đối. Càng về già
hành động ấy càng tăng thêm, biến thành ám
ảnh. Nhân vật cuốn sách, v́ vậy đă khám phá quá
sớm những hao hụt thể chất mà đối
với kẻ khác điều đó có thể được
làm ngơ, chôn vùi trước bao hệ lụy đời
sống đến nổi nó đến rồi nó đi
không gây ra chút vọng động nào.
Tôi nhận thấy rằng chỉ khi dấu hiệu
đầu tiên về sự sa sút cơ thể xuất
hiện th́ mới là lúc mà mọi ghi chép của ông trở
nên thú vị. Và v́ là một hypocondriaque, một kẻ
quá ưu tư cho sức khỏe chính ḿnh nên chỉ mới
vào tuổi bốn mươi tác giả đă băn
khoăn v́ những chuyển biến của thân xác. Từ
những giấc ngủ không trọn đến cái mụn
trong lỗ mũi, từ tiếng vo ve trong tai đến
cái vấp ngă v́ vô ư đủ làm nên thảm kịch. Cùng
với lo âu và thất vọng, nhà văn đâm ra hài
hước một cách duyên dáng. Hài hước trước
nhất để che dấu cái hốt hoảng vô lối
của ḿnh ; chứng cớ là ông đă sống thêm
hơn bốn mươi năm sau mặc dù những
vụ chảy máu mũi, những tiếng vo ve trong
đầu, và bao nhiêu trật tŕa vặt vănh khác. Cùng
với việc cúi nh́n vào thân xác ḿnh, ông cũng khám phá
nơi người khác điều mà ông cho là những
cảm giác nên thưởng thức. Ông hạ bút phê phán: “Trong
một buổi ḥa nhạc ở nhà thờ, một phụ
nữ với cánh tay trần gát cùi chỏ lên thành ghế trống
bên cạnh, ve vuốt một cách lơ đảng những
sợi lông trong nách. Tôi đă trải qua kinh nghiệm
ấy. Dễ chịu. Có thể trở thành thói quen nếu
vùng thân thể ấy có thể tiếp xúc dễ dàng. Lần
khác, ông kể về một bà già được
nhường chỗ trên xe buưt nhưng không chịu ngồi,
sau cùng ghé tai giải thích cùng ông rằng phải chờ cho
chiếc ghế phai đi một ít hơi người (v́
là vào mùa hè) mới có thể ngồi lên được.
Mọi chúng ta, ai cũng có chút bàng hoàng khi, lần
đầu, nhận ra ḿnh mất khả năng sử
dụng một bộ phận nào đó trong thân thể. May
thay (và rủi thay) chúng ta không biết rên rỉ như
ông: “Những biến đổi trong thân thể ta
khiến tôi nghĩ đến những đoạn
đường ta qua lại từ nhiều năm. Rồi
một ngày, một quán hàng đóng cửa, bảng hiệu
biến mất, vị trí trống trơn, môn bài được
sang nhượng và ta tự hỏi nơi ấy
trước kia có ǵ, trước kia chỉ là mới
hôm tuần trước” (trang 245). Phải chăng
văn chương trong trường hợp này, đă giúp
ta làm nhẹ đi một ít nỗi đau vật chất
(cũng như tinh thần)? Cũng có khi, ta hài
hước nghĩ rằng các chuyên viên khi điều
chỉnh thời lượng các máy móc không rộng răi hơn
được một chút : trong nhà vệ sinh ta chưa
kịp tiểu tiện xong đèn đă tắt, cửa
thang máy mở ta chưa bước vào đă đóng
lại… Nhịp hoạt động của một thân xác
luống tuổi rề ra hơn, có ai để ư cho
chăng? Thế c̣n chuyện chăn gối? “Vấn
đề không phải là từ lúc nào chúng tôi không c̣n làm t́nh
vớí nhau nữa nhưng làm thế nào để cơ
thể hai chúng tôi chuyển từ việc làm t́nh luôn lỉ
sang chỗ chỉ thưởng thức hơi ấm
của nhau mà không gặp trắc trở. Sự tắt
nghỉ dần dà của ham muốn h́nh như không gây
thiếu hụt ngoại trừ vài nỗi bực bội
v́ hai cơ thể chúng tôi không chịu nói với nhau
nữa. Chúng tôi làm t́nh với nhau nhiều lần trong ngày
trong những tháng đầu, trong mọi đêm thời
thanh xuân và như vậy trong ít nhất hai thập niên làm như
không thể quan niệm rằng người này có thể ở
ngoài người kia được, rồi bớt
thường xuyên, rồi gần như không c̣n nữa,
rồi không c̣n ǵ thật nhưng hai thân thể chúng tôi
vẫn quyện vào nhau, cánh tay trái tôi ṿng quanh Mona,
đầu nàng đật vào chỗ trũng trên vai tôi,
đùi nàng chen giữa đùi tôi, cánh tay nàng trên ngực tôi,
làn da trần hai chúng tôi trong hơi ấm chung, hơi
thở và mồ hôi đan quyện, mùi của lứa
đôi. Sự thèm muốn tan trong hơi hướm che
chở của t́nh yêu hai người” (trang 286).
Thú
vị. Nhưng là một thú vị đ̣i hỏi nhiều
lắng nghe, ngẩm nghĩ rất vụn vặt. Nếu
bạn c̣n trẻ, c̣n hừng hực lửa rơm bạn
sẽ không đọc được cuốn sách ; những
kẻ nóng tính cũng vậy (tôi liên tưởng
đến cuốn “Ca Tụng Thân Xác” của giáo
sư Nguyễn văn Trung hồi xưa ở Sài G̣n mà dù
đă đọc tôi quên khuấy gần hết, chỉ c̣n
nhớ những bài viết lên án tác giả viết khiêu dâm
của những kẻ hẹp ḥi chưa quen với tinh
thần văn hóa tây phương). Phải trộng
tuổi cơ, hay ít ra bạn phải có “tinh thần Vơ
Phiến”, mà nếu vậy th́ phải giữ cuốn sách trên
kệ lâu, thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, tỉnh
trí, lôi ra đọc bất cứ trang nào, chỉ vài ba trang
thôi, rồi dành lại dịp khác…
Mỗi cuốn sách, mỗi tác phẩm văn học
phải được đọc bằng những
nhịp điệu khác nhau!
Đặng
đ́nh-Túy
[1] Có ông già nào mà chẳng vô công rồi nghề? Đề cập đến việc này một ông tổng thống rất văn chương của Pháp là ông François Mitterand đă dùng một chữ mà tôi phải vỗ đùi một ḿnh khen hay: détachement! Không hoàn toàn dửng dưng trước mọi sự –indifférence– mà chỉ có nghĩa là tự ḿnh gở bỏ dần những ràng buộc thế nhân thôi.
http://www.gio-o.com/DangDinhTuyVetThuong.htm
© gio-o.com 2012