Đặng Đ́nh Túy
nhà văn
tạp ghi
Nghệ
thuật luôn luôn đ̣i hỏi sự đổi mới. Với
tiến tŕnh đó khiến nghệ thuật càng lúc càng ĺa
xa dần thực tại. Thử lấy một thí dụ
trong bất cứ một ngành nào trong bẩy (hay tám) ngành
nghệ thuật cho tới giờ này con người có
được,– hội họa chẳng hạn. Dấu
vết xưa cũ nhất là những họa phẩm
được khắc lên đá khi loài người chưa
tạo ra được những phương tiện chúng
ta có ngày nay. Hăy tưởng tượng là con người
lúc ấy trải qua những kinh nghiệm buồn vui nên
cũng mong để lại chút dấu vết,
điều ấy là những thôi thúc hết sức tự
nhiên. Sống, ta có ngay ư thức về sự phôi phai,
mất mát nên mong muốn giữ lại. Chẳng c̣n cách níu
giữ cái có thật th́ phải tạo ra cái không thật
lắm, nhằm nhắc nhở kư ức. Tôi nh́n thấy
nàng lần đầu lúc nàng ngắt một đóa hoa dại
cài lên tóc, tôi bèn khắc lên đá h́nh ngựi trên tóc có gắn
đóa hoa. H́nh ảnh ấy chẳng đẹp đẽ
ǵ lắm nhưng nó có giá trị ở chỗ khi nh́n nó là
tôi tưởng tượng ra phút giây bồi hồi mà tôi
đă trải qua với nàng. Sáng kiến đầu tiên
của tôi sẽ gây được hứng khởi cho
nhiều kẻ khác, mỗi người đều có
những kinh nghiệm tương tự và cùng muốn ghi
khắc hầu ǵn giữ phút cảm xúc quí báu cho riêng ḿnh.
Trong số họ tất phải có những kẻ có “hoa
tay” hơn, do đó tác phẩm tạo được
sẽ xuất sắc hơn. Chính những kẻ này sẽ
đi tiên phong trong việc cải tiến nghệ
thuật. Sơ khởi người ta chỉ mong làm
thế nào cho giống hệt được thực
tại, ư niệm hội họa lúc ấy chỉ là sao chép
thật tỉ mỉ và thật trung thành. (Mạc
Đỉnh Chi đi sứ sang Tàu thấy bức vẽ
mấy con chim tưởng thật đă gắng chụp
bắt, làm tṛ cười cho mấy quan lại
người Hán). Nhưng càng về sau th́ chính những
kẻ có “hoa tay” lại là những kẻ bừng tỉnh
sớm nhất để nhận ra rằng sao chép sự
thật chưa đủ. Vẽ chàng Kim Trọng lần
đầu trong buổi thanh minh đi tảo mộ nh́n
thấy hai nàng Kiều e lệ nép vào dưới hoa ta không
cần phải tô kỹ mấy ngọn cỏ dưới
chân chàng Kim, cũng không cần băn khoăn chi về tên
tiểu đồng dắt ngựa mà chỉ nên cố
gắng phác họa nét mặt thộn của kẻ ngây t́nh
cùng sự kín đáo của hai nàng dù “t́nh trong như đă”
mà “mặt ngoài” th́ “c̣n e”. Thành ra điều không vẽ ra
được mới là điều đáng kể! Nỗ
lực nắm bắt cái không vẽ ra được
mới coi là thành công. Mục đích nhằm đến
đă khiến nghệ sĩ cố ư xao lăng phần thực
mà nhằm phần hồn. Những bức
họa theo thời gian không c̣n là bức ảnh chụp
nữa mà nhiều khi hoàn toàn lạ lẫm. Picasso vẽ
nàng Dora khóc (Femme qui pleure) trưng ra trước mắt chúng
ta một bức tranh rằn ri hỗn độn ; chúng
ta không thấy Dora khóc, chỉ riêng ông ấy thấy v́ ông
vẽ Dora bằng tâm trạng của ông qua nước
mắt Dora. Bắt đầu từ đây kẻ
thưởng ngoạn nghệ thuật phải tập
nh́n tác phẩm qua nội tâm họa sĩ.
Ư nghĩa của sáng tạo là như thế.
Tuy nhiên đừng thừa cơ có nước đục mà thả câu bừa! Tài hoa là cái mênh mông nhưng vẫn có qui luật. Đừng tưởng cứ tha hồ bôi xanh bôi đỏ rồi bảo rằng đấy là hội họa. Cũng như thơ tự do. Tuy không bị bó buộc v́ vần điệu, v́ số câu số chữ, kể cả sự “hợp lư”, những liên hệ về ư tưởng nhưng trong toàn thể nó vẫn có trật tự tinh thần riêng, không phải muốn gán ghép thế nào cũng xong. Tôi nhớ một đoạn của nhà thơ mà tôi rất thích. Có nhà biên khảo đă khen ngợi loại thơ lục bát của tác giả nhưng riêng tôi lại t́m thấy trong thơ tự do người thơ c̣n tung hoành phóng túng hơn và viết “tới” hơn nhiều. Đọc nhà thơ này tôi cảm thấy nhiều mới lạ, nhưng trong mới lạ vẫn quen thân ; nó gợi cho ta cảm tưởng được trở về ngôi nhà cũ, nh́n lại những khuôn mặt quen thuộc xưa. Có lẽ đó là sự đồng cảm. Nhưng tôi đă bị cụt hứng ít nhất v́ hai người ngoài cuộc, hai người ấy đă cho rằng tôi mê nhà thơ chứ không mê thơ. Sự đó khiến tôi không c̣n muốn để tâm t́m hiểu sâu hơn về thơ của tác giả này nữa. Đáng tiếc (cho tôi)!
Sáng
tạo, trong hội họa và trong thơ, trực giác
đóng vai tṛ quan trọng, thậm chí rất quan trọng.
Kẻ sáng tạo thường không phải là kẻ
sống duy lư nhưng điều hắn thực sự
cảm nhận vẫn có một hài ḥa rất hợp lư, cái
đó không do dẫn dắt của lư trí mà của t́nh
cảm (v́ hài ḥa nên hợp lư chứ không phải v́ hợp
lư nên hài ḥa!) Điều này đ̣i hỏi cái mà ta gọi là
hứng khởi. Hứng khởi chỉ là giây phút mà
nguồn t́nh cảm trong ta đạt tới mức cao
vời, nó giúp ta hoàn thành nhanh chóng những điều muốn
bày tỏ ; riêng phần qui luật không phải do
trực giác tạo ra mà do sự làm việc, suy nghĩ,
nghiền ngẫm âm thầm của cá nhân nghệ sĩ
từ lâu nay đă biến thành nếp trong trí óc.
Người ta bảo người nghệ sĩ làm
việc ngay khi anh ta không làm ǵ cả, v́ tuy không làm ǵ cả
nhưng anh ta đă làm ngày làm đêm, luôn băn khoăn trong
đầu, luôn tính toán trong đầu, tưởng
tượng trong đầu. Và quan sát. Và nghe ngóng. Và suy
nghiệm. Tất cả vốn liếng ấy
được cất đặt kỹ và giai đoạn
sáng tạo là giai đoạn mà những vốn liếng
đă đầu tư lâu nay được mang ra dùng. Có
thể ngay bản thân nghệ sĩ cũng không ư thức
được việc ḿnh chọn màu, những nét cọ
quất mạnh xuống nền vải, coi chúng như hành
động bản năng, thực ra là một chọn
lựa đắn đo từ nhiều năm tháng ;
tương tự đối với người thơ :
những từ, những h́nh ảnh liên kết tài t́nh không
phải là việc làm phút chốc, đó là những giọt
nước cất chảy ra từ một hệ thống
sàn lọc dài hơi. Đôi lần, nhờ cơn hứng,
một bài thơ có thể được viết ra trong
vài phút, ít đ̣i hỏi phải sửa chữa khiến nhà
thơ tưởng chừng ḿnh chẳng nhọc công,
kỳ thực việc làm đó đă được
chuẩn bị từ trước.
Thật ra chỉ nhân một cơn vui (và hứng) nhờ
đọc đoạn truyện ngắn của Vơ
Phiến, hôm qua trên mạng Diễn Đàn Thế Kỷ có
tựa “Quanh Ḿnh”, viết hồi 1974. Thời điểm
đó tôi dốt văn chương v́ chỉ quanh quẩn
cùng súng đạn. Có tới gần mười năm tôi không
theo dơi xem nền văn học Việt-Nam ra sao, tiến
tới đâu rồi ; khi rảnh rỗi chỉ
nghĩ đến tụ tập anh em uống bia nghe
nhạc và làm điều xằng bậy. Đầu óc toàn
bùn đất. Âu bây giờ trong thời gian hưu trí tôi
được quyền và tự cho phép ḿnh nhai lại
số thực phẩm mà ngày đó ḿnh không có cơ hội nhâm
nhi.
Cũng theo lư thuyết đă tŕnh bày ở phần trên, bộ môn nghệ thuật nào cũng đi từ chỗ khởi đầu là bắt chước y hệt thực tại rồi sau đó đi xa dần. Văn chương bắt đầu bằng tự sự, kể chuyện thật, càng trung thành càng tốt, một thứ story-telling mà đến giờ này nó vẫn tồn tại và vẫn c̣n được yêu thích. Những tác phẩm xưa mà ta quen gọi là “truyện tàu” là một thí dụ. Từ những Tôn Tẩn-Bàng Quyên đến Phạm Công Cúc Hoa, rồi đến các tác giả Việt thuộc loại tiền hô của Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh viết loại “kim thời tiểu thuyết”qua đến thời kỳ chúng ta c̣n ở Sài G̣n như bà Bút Trà, bà Tùng Long… rồi sang đến bên Tây này tuy tŕnh độ thưởng thức đă có cao hơn dân ta nhưng sách của Guillaume Musso, Marc Lévy của Tây, Danielle Steel (Mỹ) vẫn bán chạy như tôm tươi hơn hẳn những cây bút có chỗ ngồi hẳn hoi trong viện hàn lâm. Cao siêu cỡ Jean-Paul Sartre đă từng rẻ rúng phân loại écrivant với écrivain, nhưng chị bán hàng ngoài phố, anh công nhân trong xưởng sẽ chẳng bao giờ ngửi nổi La Nausée với Les Mots.
Kết luận là cho dù bạn viết hàng tá sách cũng chưa chắc bạn được liệt vào ghế nhà văn ; chỉ có thể là người cầm bút. Thực ra hầu hết mọi kẻ cầm bút vẫn đủ trung thực để tự nhận rằng ḿnh chưa phải là nhà văn, (trừ ông nọ cứ oang oang trên sân khấu rằng “chính tôi là nhà văn mà”… để so sánh với cô bạn lẻo mép đứng kế bên) mà nếu có cái tước đó th́ chỉ do người khác gán cho ḿnh thôi.
Theo truyền thống anlgo-saxon th́ người ta phân loại sách ra hai cụm : cụm fiction và cụm non-fiction ; non-fiction là những loại sách… thật (khảo cứu, lư luận, phê b́nh) c̣n fiction thuộc loại ảo, tác phẩm của tưởng tượng (bên nhà gọi là hư cấu) –ảo! Nhưng giữa ảo của Kim Vân Kiều truyện với chuyện ma Bồ Tùng Linh đă có chỗ xa xôi ; từ Kafka đến Haruki Murakami cũng lại khác xa nữa. Chung qui là nhằm làm mới – nỗ lực sáng tạo.
Từ
chỗ cầm cuốn sách bạn mong ước
đọc xem anh chàng nghèo kiết xác kia sao có thể
một ngày lấy được bà công chúa vừa mỹ
miều vừa sang cả, ngày hôm nay xin bạn nên giới
hạn bớt sự chờ đợi đó đi.
Bạn có thể đọc bốn năm trăm trang sách
mà chẳng thấy chuyện ǵ xảy ra, chẳng có ai mùi
mẫn, chẳng có xác chết nào ḷi ruột, chẳng có
người nào xách khăn gói ra đi biệt dạng. Ai
nấy vẫn ngồi nguyên chỗ không suy suyển. Và
bạn phản đối : thế th́ c̣n ǵ mùi mẫn
hấp dẫn nữa?
Vâng. Không mùi mẫn hấp dẫn theo một quan
niệm ; và rất hay, theo một quan niệm khác. Những
bài tùy bút không nhằm kể cho bạn nghe chuyện gay
cấn thế mà vẫn có nhiều người thích. Nhà
văn Pháp Philippe Delerm viết cuốn sách chỉ
để kể cảm giác về ngụm bia đầu
nuốt qua cuống họng vẫn khiến ta thích thú[1]. Nguyễn Tuân theo dơi kẻ người
làm của nhà ông sáu lên xin nước về nấu trà, gánh
gánh nước và nước trong bầu cḥng chành bắn
ra cát tạo thành những vệt sao, chừng ấy cũng
đủ cho ta lấy làm thú vị.
Truyện ngắn có tựa là Quanh Ḿnh được
mở ra với cảnh cô Lộc và hai con vịt con – ngoài
bắc người ta gọi là con ngan. Cách mô tả của
Vơ Phiến rất tài t́nh. Ai trong chúng ta cũng đă từng
nh́n thấy sinh hoạt của giống này và chính nhờ
vậy ta mới thấy cách gợi h́nh của ông đúng
chóc. Nhiều người bảo Vơ Phiến có tài quan
sát ; tôi nghĩ mọi chúng ta đều có “tài” quan sát
chẳng kém ǵ ông v́ nếu không có tài quan sát chúng ta sẽ
không nhận ra cái khéo ấy của Vơ Phiến đâu!
Đúng ra ông có tài thuật lại cách quan sát
của ông.
Bạn đọc cũng như tôi, khi bắt đầu
đọc ta tưởng tượng rằng câu chuyện
sẽ xảy ra khác nhưng càng đi sâu vào th́ ta bị tác
giả điều chỉnh dần lối nh́n của ta,
tựa như lần đầu cầm súng nhắm vào bia
ta đùng một phát, sau phát ấy ta mới biết nên
đưa tầm súng xuống thấp một tị hay cao
lên một tị nhích qua phải hay qua trái một tị
mới mong chạm vào giữa bia được. Ta chờ
đợi xem cô Lộc giở tṛ ǵ v́ nhất định
cô ấy phải giở tṛ ǵ đó chứ, nếu không sao
thành truyện được? Nhất định cái cô
Lộc này phải là vai chính và cô sẽ lôi kéo nhiều nhân
vật khác vào tṛng nữa…
Nhưng không. Ta bị hai con vịt xiêm con quyến rủ
ta rồi, nhất cái lối rượt theo mấy con
ruồi rồi th́nh ĺnh nằm bẹp xuống. Chúng
sống động quá, hai con vịt con ấy. Ta có cơ
muốn bỏ quên cô Lộc mà theo hai con vịt –tựa
như theo gánh nước của tên lăo bộc trong
Nguyễn Tuân nhờ những giọt nước sóng ra
ngoài– nếu không có anh chàng Tín xuất hiện bên rào.
Thật ra anh chàng Tín này cũng ởm ởm ờ ờ
chứ không chịu xông xáo cho đă cơn chờ
đợi của chúng ta. Nhưng cũng hợp lư thôi. Anh
chàng đă có vợ dù đỗ bằng kỷ sư
tận bên Mỹ, lại thêm cô vợ đẹp, học
cao. Thế th́ c̣n sơ múi ǵ cho cô Lộc? Và c̣n sơ múi ǵ
cho anh Tín? Ậy, chính vậy đấy mới “có
chiện” chớ. Lư do chính là nơi tác giả : Vơ
Phiến không chủ ư kể chuyện lâm ly đâu ; ông
chỉ nhằm phân tích tâm trạng cô Lộc. Ông mở
rất rộng ṿng vây bao quanh cô, bắt đầu từ
…con vịt, rồi đến con chó con mèo rồi
đến trẻ con người lớn. Không hiểu cô
Lộc có cái duyên ǵ mà hễ có sự giao thiệp quen
biết là lập tức sau đó có thương yêu tha
thiết liền. Nếu liều lĩnh một chút, ta có
thể bảo cô có hai ṿng rào ấp yêu : một ṿng
gồm mọi người thiên hạ kể cả súc
vật và một ṿng khác mơ hồ hơn do anh chàng Tín
tạo ra. Nói là do Tín tạo cũng sai, cũng do
cả cô nữa. Tín có làm ǵ nên tội ! Ném một
quả cam qua hàng rào cho cô, cười lớn tiếng khi cô
chợp hụt, nhận chiếc kẹo trong tay cô mời,
nh́n sững cô khi hai người gặp lại nhau bất
ngờ khiến cô đỏ mặt, nếu những
điều đó trở nên có ư nghĩa là
tại cô nhiều hơn chứ không v́ “thứ t́nh
cảm mơ hồ, khuây khỏa, nhạt nḥa” [2]đó.
Có một nhân vật phụ khác là mẹ cô Lộc. Tuy
phụ nhưng cá tính nhân vật này thật đặc
biệt mà chỉ cần viết ra rất ít nhà văn
đă phác họa khá rơ khuôn mặt bà. Chúng ta thường
bắt gặp những mẫu nhân vật như vậy
nơi tác giả: có những cá tính b́nh thường
hoặc dưới mức b́nh thường nhưng đă
hành động một cách không b́nh thường chút nào. Việc
một người đàn bà “không phải loại
lẳng lơ lại c̣n quá bảo thủ, cố chấp”
mà lấy hai chồng cùng một lúc chẳng phải là
chuyện động trời sao? Sau đó bà có con (với
ai?) rồi ông chồng thứ hai bị tai nạn chết,
ông thứ nhất bỏ đi ; bà chọn lựa thái
độ làm lơ với quá khứ động trời
đó bằng cách coi như ḿnh không có quá khứ nữa. Xoá
sạch.
Sự có mặt của bà, t́nh yêu Lộc dành cho mẹ
sẽ là nút mở của câu chuyện, mặc dù Lộc
vẫn có quan niệm rằng “người con gái chỉ
thực sự sống trong bất trắc” như “ư
nghĩa của tuổi xuân” rồi Vơ Phiến chấm
dứt truyện bằng hai tiếng “Ô hay!”. Hai
chữ ấy “đắc” lắm. Chỉ cần hai
chữ ấy để ông tự cho phép ḿnh kiệm
lời và cùng lúc cho phép người đọc tham gia vào
công tác khám phá thêm những điều ông muốn nói.
Có lẽ càng ngày tác phẩm văn chương càng muốn
kêu gọi một sự hợp tác giữa người
viết và người đọc. Trong ư hướng
đó, tác phẩm không bao giờ là một tác phẩm
được hoàn thành mà đang hoặc c̣n
đợi hoàn thành. Nút thắt sẽ không
được mở ra và không chỉ có một lối
mở ; nó có nhiều lối mở tùy cách diễn
dịch của người đọc. Hai chữ “ô hay”
hẳn là để tỏ ra ngạc nhiên về cách
chọn lựa của Lộc chăng? Ở đây là
sự chọn lựa giữa ṿng rào thương yêu
của nhiều người nhiều vật (ta sống
giữa thừ t́nh êm đềm mà không bị chút đe
dọa nào ; khổ thay có khi ta thấy như một mỉa
mai bảo rằng đó chỉ là thứ t́nh an ủi “dành
cho cô con gái muộn chồng”) và ṿng rào thương yêu
thứ hai nhỏ bé, ích kỷ hơn, đầy mạo
hiểm, đầy bất trắc có thể đưa
đến đau khổ và … trắng tay (là cái
chắc : được anh chàng đă có vợ yêu
đâu có thể là chuyện lâu dài)…
Vậy trọng tâm câu chuyện là ǵ? Là sự biến
đổi tâm lư của người con gái trẻ chờ
đợi t́nh yêu nhưng khi mơ hồ nh́n thấy
cũng cùng lúc nhận ra quá nhiều cản trở. Từ
đây có sự chọn lựa, dựa vào tính t́nh
đương sự, dựa vào hoàn cảnh đẩy
đưa, dựa vào một số yếu tố khách quan
thuận lợi hoặc bất thuận lợi. Theo bài
bản th́ như vậy. Nhưng kẻ sáng tạo sẽ
dắt ta đi theo cách truy tầm của ông. Một con
đường khác, không lối ṃn. Đôi khi ta c̣n bị
kéo đi lung tung tưởng chừng lạc mất
đích đến. Cũng là hậu ư của người
viết nữa. Nhưng như đă nói từ đầu
bài, sáng tạo đ̣i hỏi sự mạo hiểm càng xa
càng tốt, đối với thực tại. Dù vậy
cũng không nên lạm dụng quá nhiều ảo thuật.
Xa mà rất gần.
Ngoài ra, một tác phẩm hay c̣n nhờ vào một thứ
trực giác mà không phải người cầm bút nào
cũng sở hữu. Đọc Milan Kundera chẳng
hạn, khi đă cầm sách lên khó mà dứt bỏ. Tôi
nhớ rằng mỗi mở đầu tác phẩm ông, bao
giờ ông cũng cho ta hoặc một ư tưởng
hoặc một h́nh ảnh khiến ta bị cuốn vào
ngay. Thí dụ h́nh ảnh người đàn bà đứng
trên hồ bơi trong L’Immortaliaté hay sự xuất hiện
của Tereza trước Tomas trong L’Insoutenable légèreté de
l’être. Sức lôi cuốn của Vơ Phiến cũng
tương tự.
Nhờ kỹ thuật internet ngày nay độc giả
được phép bày tỏ ngay sau khi đọc tác
phẩm. Hồi 1974, hẳn Vơ Phiến cho đăng trên
báo, Bách Khoa chẳng hạn, rồi sau đó gom thành
tuyển tập, xuất bản. Ông có thể bằng vào
số sách bán để biết ḿnh có được
người ta thích không. Cũng có chỗ mơ hồ. Ngày
nay, truyện đăng lại trên mạng, có anh chàng vào
đọc và phê : “hay quá. Đọc trăm lần
vẫn thấy hay”. Nghe vậy thấy thích hơn chứ!
Tôi không
biết phân tích kỹ thuật viết của Vơ Phiến,
chỉ cảm thấy thích đọc ông và trăm lần
đọc có lẽ tới chín mươi lần thích thú.
Tôi cũng khoái thể tùy bút do ông viết. Ông không có cái
tiểu xảo của Nguyễn Tuân trong cách lựa
chọn h́nh ảnh, lời lẽ. Ông cũng không biền
ngẫu và cầu kỳ như Mai Thảo. Nhưng không có
không phải là thiếu. Ông chọn lối đi khác,
thế thôi. Bản chất ông, văn phong ông không buộc
ông vào những kỹ xảo. Ông thô nhám. V́ ông thích thô nhám,
mộc mạc, quê mùa mặc dù nếu cần ông cũng
văn vẻ bác học nhưng vẫn cứ ra
điều b́nh dân.
Nhưng dù được viết dưới h́nh thức
nào, phải thoát khỏi lối tự sự th́ mới mong
biến câu chuyện kể thành một tác phẩm văn
chương. Mà chưa có tác phẩm văn chương th́
không thể gọi là nhà văn được, như Sartre
quan niệm.
Đặng đ́nh-Túy
[1] La première gorgée de bière et autres plaisirs minuscules, 1997
[2] Nguyên văn
http://www.gio-o.com/DangDinhTuy/DangDinhTuyNhatKyMotThanXac.htm
© gio-o.com 2012