Đặng đ́nh-Túy

 

Ngh́n ông mặt trời rực rỡ

 

A thousand splendid suns, Khaled Hosseini

 

ds

 

Là tác giả cuốn The Kite Runner xuất bản năm 2003, cuốn sách bán chạy hàng đầu, được dịch ra ở nhiều nước, trong đó có cả nước ta (tôi nhớ mài mại h́nh như nhan đề là Kẻ Chơi Diều hay Kẻ Đua Diều, có lẽ vậy?); cuốn này là cuốn thứ hai của cùng một người viết, Khaled Hosseini.


Ở  các xứ có những biến động lịch sử to lớn và rối rắm đến nỗi bất cứ đời sống riêng ai cũng đều bị chi phối ít nhiều bởi chúng th́ những xáo trộn của một tập thể người phải chịu đựng cũng cùng lúc là những đau xót lỡ làng của từng nỗi riêng tây. Nhà văn, trong trường hợp này, kể chuyện riêng tây nhưng đồng thời  thở than cùng vận nước. Trường hợp Hosseini gần gũi với chúng ta làm sao!


Tựa sách được gợi hứng từ câu thơ của một nhà thơ Ba Tư (Iran) từ thế kỷ XVII, Saib-e- Tabrizi, đă từng dừng chân lại Kabul, viết về nơi này, được dịch ra Anh ngữ như sau :


   One could not count the moons  that shimmer on her roofs,
   Or the thousand splendid suns that hide behind her walls


Thơ  là một loại mật ngôn, chỉ tác giả và đối tượng mà tác giả nhằm tới, hiểu với nhau. Ta là kẻ ngoại cuộc đừng ḥng vươn tới ; huống chi đó là một ngoại ngữ, rồi được dịch lại qua một ngoại ngữ khác nữa ; chỉ hiểu nghĩa từng từ và đoán biết ư chính của câu thơ cũng đă may mắn lắm rồi –(her ở đây là sở hữu từ chỉ Kabul). Bao nhiêu lần trăng soi, bao nhiêu lần mặt trời rực rỡ, phải chăng người ta muốn nói đến ấm êm, nồng nhiệt, nói chung là hạnh phúc hay ít ra mọi điều ta thu nhận trong cuộc sống?...

 

May mắn hơn đa số người dân xứ ông, Khaled Hosseini là con một nhà ngoại giao nên gia đ́nh họ trú ngụ xứ khác nhiều hơn tại bản quán. Khi quân đội Liên Xô tràn vào chiếm Afghanistan bố ông đang làm việc tại Pháp. Qua năm sau, 1980 gia đ́nh họ xin tị nạn ở Hoa Kỳ. Khaled lớn lên ở đấy, sau khi đỗ trung học vào học sinh vật học rồi sau đó học y khoa, tốt nghiệp y sĩ. Ông là sứ giả thiện chí của phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.

 

 

Cuốn “Ngh́n ông mặt trời rực rỡ” kể về cuộc gặp gỡ định mệnh giữa hai người phụ nữ afghan thuộc hai thế hệ khác nhau, ở hai giai cấp xă hội khác nhau, Mariam và Laila. Mariam là kết quả thực tế của mối t́nh giữa người đàn bà nghèo khó dốt nát Nana với Jalil Khan, một doanh nhân giàu có. Như đa số các người đàn ông afghan, Jalil đă lập gia đ́nh với nhiều bà vợ (tục đa thê của người theo Hồi giáo) nhưng ông vẫn cứ “ăn vụng” do đó mới có đứa con hoang –harami theo thổ ngữ afghan. Dưới mắt nh́n của cô con Mariam, ông bố Jalil là người cha lư tưởng dù ông chỉ thỉnh thoảng mới đến thăm cô và bà mẹ Nana của cô, nhưng sự có mặt của ông tuợng trưng cho dịu dàng săn sóc mà với bà mẹ Nana cô không được hưởng. Với mẹ, cô bé chỉ nghe những lời cảnh cáo nhắc nhở cô rằng cô chỉ là đứa con hoang, chỉ có bà mới là kẻ duy nhất thương yêu lo lắng cho cô, c̣n ông bố dịu dàng ấy chẳng lo ǵ cho cô được khi mẹ cô không c̣n trên đời. Bà bảo, con ơi, mày hăy học kỹ và nhớ lấy điều này : “như cây kim của chiếc địa bàn chỉ hướng bắc, ngón tay tố giác của người nam luôn chỉ về (t́m thấy nơi) người phụ nữ” (Like a compass needle that points north, a man’s accusing finger always finds a woman). Ôi lời nói sâu sắc bí hiểm quá làm sao cô bé Mariam hiều thấu? Sau này chăng, khi cô đă bị đời vật đến nhầu nát, ê chề? Điều đó không chỉ nói lên sự bất công xă hội một cách tổng quát, nó c̣n phản ảnh nền văn hóa nặng lư thuyết Hồi giáo mà cuốn kinh Coran, mà tinh thần Sharia không được diễn dịch trong sáng để Afghanistan (cũng như vài quốc gia Hồi giáo khác) cứ đắm ḿnh măi trong không khí trọng nam khinh nữ đến chỗ triệt để. Lời cảnh cáo của mẹ Mariam không hoàn toàn tin theo, một phần v́ nó không phù hợp với lời kể của bố cô, hơn nữa người ta không dại ǵ lựa chọn cái khe khắt thực tế mà bỏ quên phần mơ ước hảo huyền được mang lại qua mỗi lần thăm viếng của ông bố giàu có. Rồi một lần bố cô sai hẹn không đến thăm cô năm cô lên mười lăm tuổi và muốn được xem một cuốn phim hoạt họa trong rạp xi-nê do bố làm chủ, cô bèn lội bộ một ḿnh về thành phố Herat t́m. Cô không t́m được bố nhưng người tài xế đă lo cho cô chỗ nghỉ đêm và sáng sau đánh xe đưa cô về với mẹ. Khi cô về, mẹ cô thất vọng v́ cô đă treo cổ chết. Mariam được bố rước về ở cùng đại gia đ́nh của ông nhưng rất nhanh sau đó, những người vợ ông đă t́m cách tống khứ cô qua cuộc gả ép cô với người đàn ông làm nghề đóng giày ở Kabul góa vợ, hơn cô những ba chục tuổi.  Racheed, người chồng Mariam là một kẻ cục súc. Sau một thời gian ngắn tương đối êm đềm, ông ta đổi thái độ, cư xử tồi tệ với cô khi qua vài lần cô bị hư thai, sinh mà không dưỡng.


Vào thời gian này chính quyền của Najibullah được hậu thuẫn của Liên bang Xô viết vừa sụp đổ, các đảng phái sau khi tổ chức cuộc kháng chiến chống Nga thành công đă lập lên một nhà nước ngoại trừ  sự bất tín nhiệm của phe Gulbuddin Hekmatyar, gây thành trận nội chiến mới mà thủ đô Kabul là mục tiêu cho các loại hỏa tiển rót vào hàng ngày (chống lại lực lượng ủng hộ của Massoud). Dân chúng trong thành là nạn nhân. Một hôm đôi vợ chồng Rasheed-Mariam cứu thoát một cô gái trẻ bị thương trong trận pháo kích, mang cô về nhà dưỡng thương. Laila, tên cô gái, là kẻ duy nhất sống sót khi trái hỏa tiễn rơi xuống giết chết bố mẹ cô. Định mệnh vẫn thường oái oăm. Nếu hôm ấy bố mẹ cô kịp thời ra đi th́ họ đă thoát nạn và cô, biết đâu, đă tái ngộ với Tariq người cô yêu, tại một nơi nào đó  ở Pakistan –kẻ trước khi ra đi đă sống với cô những giây phút chiếu chăn lần đầu. Giờ th́ lỡ rồi. Cô nằm bệnh tại nhà Rasheed. Và một hôm, khi đă lấy lại sức, cô tiếp một người lạ mặt từ xa về báo tin dữ rằng Tariq đă chết. Niềm hy vọng mất, trong khi cô nghe trong người đổi khác, cuộc gặp gỡ khoảnh khắc với Tariq trước khi tạm biệt đă để lại trong cô một sinh vật sắp tượng h́nh. Sự việc tưởng như t́nh cờ nào ngờ đă một phần được sắp đặt : Rasheed lợi dụng t́nh trạng khó xử của cô xin cưới cô (tục tảo hôn –cô chỉ mới mười bốn tuổi) đúng vào lúc chính cô cảm thấy ngọ nguậy trong bụng ḿnh món quà Tariq tặng, nên cô cũng có được những tính toán thực tế để ưng thuận lời đề nghị của lăo già sáu mươi đó. Bỗng chốc, cô trở thành đối thủ của Mariam. Không lâu. Giai đoạn sũng ái qua nhanh, đấng phu quân của cô nhận thức được ngay rằng trẻ sơ sinh không phải là sản phẩm của ông nên bắt đầu trở mặt. Nhưng tương quan vợ chồng xấu đi th́ tương quan vợ cả vợ thứ giữa cô với Mariam lại được cải tiến. Mariam vốn bản thiện, thương cho đứa bé gái mới sinh bị hất hủi nên ra tay chăm sóc như chính con ḿnh. Phần Rasheed tuy bạc đăi Laila nhưng vẫn con trông chờ nơi cô này một đứa con khác của chính ông, nhất nó là một đứa con trai. Cuối cùng th́ ông măn nguyện. Rồi ông tính chuyện “nhổ rễ tận gốc”, ép vợ mang con gái vào gửi viện mồ côi. Hai người đàn bà ấy đau đớn nhưng vẫn phải làm theo. Nút thắt cuối cùng của truyện là việc tái xuất hiện của Tariq. Anh ta không chết như  lời kẻ  đưa tin mà là một âm mưu được Rasheed dựng lên để ly gián hai ngựi và cướp đoạt cô. Tariq trở về khiến chồng cô lên cơn ghen đánh đập cô lẫn Mariam. Mariam nhận chịu thiệt tḥi về phía ḿnh nhưng khi thấy Rasheed v́ ghen mất hết lư trí đang siết họng Laila th́  cô này bèn ra vườn nhặt chiếc cuốc phang vào ông để cứu thoát Laila. Kết cuộc là Laila đă hy sinh trọn vẹn để châu về hiệp phố và cô thản nhiên nhận tội giết chồng rồi bị xử bắn theo luật pháp Afghanistan. Tác giả không cho cô nhớ lời mẹ cô thuở nào : ngón tay tố giác của người nam như cây kim địa bàn bao giờ cũng chỉ về phía người nữ! Happy ending  mở ra với việc Tariq t́m lại vợ con kể cả đứa bé trai Laila có với ông chồng gi à Rasheed, trở về quê cũ và Laila tham gia công tác xă hội bằng cách làm việc tại viện cô nhi mà trước đây con gái cô đă bị ép buộc phải trú ngụ…


Trong một khoảng thời gian chưa đầy ba chục năm, Afghanistan đă chịu đựng những đổi thay về mặt chính trị và xă hội đến tận cùng điêu đứng. Bắt đầu là cuộc đảo chính của hoàng thân Daoud thanh toán chế độ phong kiến của Zahir Chah để lập nên chế độ cộng ḥa. Từ cộng ḥa sang khuynh tả, từ khuynh tả sang chống ngoại xâm, từ chống ngoại xâm sang thánh chiến, thánh chiến sang thân Tây phương, nhưng đàng sau nó luôn luôn có bóng dáng của thành phần Hồi giáo cực đoan ngăn chận mọi cải cách xă hội theo nghĩa trong lành nhất, công chính nhất. Như lời Hakim, bố cô bé Laila nói với con, mọi đổi thay luôn bị ngăn chận bởi người Afghan v́ họ coi đó như sự bội phản những truyền thống ngh́n đời. Ông thở dài, bảo con gái, “con gái yêu ơi, kẻ thù duy nhất mà người dân Afghan không đánh ngă được chỉ là chính hắn” (the only enemy an Afghan cannot defeat is himself). Phải dứt khoát cắt đứt truyền thống, ở đây là sự ngự trị của tinh thần Hồi giáo cực đoan : vai tṛ chủ nhân của người đàn ông, sự khinh bạc người phụ nữ, tuc đa thê, tục tảo hôn, việc cấm đoán phụ nữ đi học, cấm họ tham gia việc xă hội, cấm họ đi ra đường một ḿnh. Nhân t́m hiểu thêm về t́nh trạng Afghanistan tôi đă đọc được những bài báo trên NY Times về những nữ thi sĩ dưới nhan đề “V́ sao những người phụ nữ Afghan có thể bị giết v́ làm thơ ?” (Why Afghan women risk death to write poetry) trong đó người ta nêu hai sự việc thật. Một cô gái trẻ đọc thơ ḿnh sang tác qua điện thoại bị bà chị dâu nghe được bèn nghi ngờ hỏi cô có bao nhiêu người t́nh. Rồi câu chuyện được báo cáo lại với mấy người anh trong nhà, cô bị các người anh đánh đập, xé sách, áp lực nặng đến nỗi cô phải tự thiêu! Trường hợp thứ hai cũng tương tự đối với Zamina. Chính những thân nhân của cô cũng không rơ là cô bị bức tử hay chính cô lựa chọn cái chết. Ví làm thơ mà phải chết, có ai tin được điều đó không? Trên thế giới có nhiều xứ mà Hồi giáo là tôn giáo chính nhưng việc cải cách xă hội vẫn được thực hiện một cách tích cực như Thổ Nhĩ Kỳ, như Ai Cập, như Iran trước thời Khomeiny, như Algérie, Maroc… như một vài nước Bắc Phi khác mà cuộc cách mạng Hoa Lài đă nổ ra đang trong t́nh trạng bấp bênh chưa biết sẽ dẫn tới đâu. Ta hy vọng rằng người dân Afghan sẽ ư thức rơ về sự đe dọa ấy để nỗ lực ngăn chận sự bành trướng của nhóm Taliban, chấm dứt t́nh trạng đi giật lùi về những thế kỷ trước, trong đó điều quan trọng là thân phận người nữ.


Đọc Hosseini tôi có cảm tưởng ông không định làm nhà văn dù sách do ông viết rất được khen ngợi và được phổ biến rộng răi. Có lẽ ông là một nhà cải cách xă hội th́ đúng hơn. Vai tṛ ông tương tự như vai tṛ của Nhất Linh thời  Đoạn Tuyệt hay Hoàng Đạo với Con Đường Sáng. Ông báo cáo về hiện trạng của Afghanistan và hy vọng những cải tiến trong tương lai trong khi hiểu rơ rằng chính người dân Afghan phải nhận thức được điều ǵ khiến xă hội họ tŕ trệ : chính cái thói quen bám vào truyền thống xưa cũ.
The only enemy an afghan cannot defeat is himself!”

 

 

Đặng đ́nh-Túy

 

(A thousand splendid suns, Khaled Hosseini, Riverhead Books, NY)

 

http://www.gio-o.com/DangDinhTuy.html

 

 

© gio-o.com 2012