Nguyễn thị Hải Hà

 

Các Nhân Vật Nữ của Vơ Phiến.

 

 

Vơ Phiến là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam và hải ngoại. Gần đây, tác phẩm của Vơ Phiến được in lại ở Việt Nam với bút hiệu Tràng Thiên. Ông có số lượng tác phẩm rất dồi dào và phong phú thể loại, rất nhiều nhà nghiên cứu phê b́nh văn học đă viết về ông. Tôi không có tham vọng viết thêm một bài nghiên cứu hay phê b́nh về một nhà văn rất được độc giả quí trọng v́ sợ không viết được điều ǵ mới và hay. Nhân dịp gio-o.com  muốn làm một chủ đề Vơ Phiến tôi nghĩ đây là dịp tốt để tôi đọc tập trung (close reading), t́m hiểu thêm về văn của ông.


Nghe tiếng Vơ Phiến là nhà văn chống Cộng Sản hàng đầu, tôi ngạc nhiên khi thấy ông cũng chê trách những chuyện sai trái của Việt Nam Cộng Ḥa; càng ngạc nhiên hơn khi nhận ra ông viết rất nhiều về t́nh dục. Truyện Ngắn Vơ Phiến tập 1 có 13 truyện ngắn, 10 truyện liên quan đến t́nh dục. Truyện của ông đa dạng, qua nhiều tầng lớp ông gói ghém quan điểm chính trị, than thở vận nước điêu linh, bày tỏ nhân sinh quan về sự sống, cái chết, t́nh người, t́nh yêu, và t́nh dục. Một trong những điểm nổi bật trong truyện ngắn của ông là cách ông xây dựng nhân vật. Vơ Phiến dường như không có thiện cảm với các nhân vật nam gồm những người như: Thọ, người yêu chủ nghĩa Cộng sản cực đoan đến cha cũng sợ; hay Lung, anh tỉnh ủy ngây thơ đi t́m t́nh yêu; Năm Hà, anh trưởng ấp hung bạo; Bính, anh cán bộ đầy tính toán qua cách ăn, c̣n nhiều nữa nhưng tôi chỉ lấy một vài thí dụ điển h́nh. Những nhân vật nữ mới là những đứa con yêu quí ông đă chăm chút sáng tạo. Ông thường đặt một phụ nữ giữa đám đàn ông để nàng quan sát và bày tỏ suy nghĩ về đám đàn ông này. Mỗi nhân vật nữ có một số phận riêng. Ông không vẽ h́nh dáng các nàng một cách rơ ràng. Họ thường có nước da trắng, cái trán cao, mái tóc đen dày, cánh tay thon, mang nét đẹp của Marilyn Monroe hơn là của Kate Moss (nảy nở chứ không mảnh mai). Họ ít nói nhưng thông minh, sắc bén, ranh mănh và có nhiều suy nghĩ rất thú vị.  Họ dám chống đối, chọn lựa và quyết định vận mạng của họ, dù nhiều khi họ sai lầm. Tôi xin điểm qua vài điều Vơ Phiến đă gửi gắm qua các nhân vật nữ, trong đó có khía cạnh t́nh dục.

 

Vơ Phiến có quan điểm mới lạ về tệ nạn hành hạ phụ nữ, đặc biệt là người vợ. Tệ nạn đánh vợ không phải là chuyện lạ ở Việt Nam và trên thế giới, ngày xưa cũng như bây giờ. Tuy không ai khuyến khích hay hoan nghênh chuyện đánh vợ, người ta thường giả vờ không biết, không thấy, và v́ thế không cần phải can thiệp. Người ngoại cuộc thường ngạc nhiên v́ sao người vợ cứ chịu măi những cuộc hành hạ mà không rời bỏ người hành hạ ḿnh. Người Chồng Bất Thường, Vơ Phiến viết năm 1966, nói về một người phụ nữ có chồng rất hay ghen. V́ ghen, người chồng làm nhiều chuyện khiến người vợ xấu hổ như gây gổ với đồng nghiệp của vợ, đánh cậu vợ, và ghen với cả bố vợ. Khi lên cơn ghen người chồng đánh vợ, chém vợ để sẹo trên người. Mặc dù gia đ́nh khuyên can nhưng người phụ nữ vẫn ở lại với chồng. Nàng biện hộ cho hành động của chồng và của nàng. Vơ Phiến miêu tả đúng đắn triệu chứng tâm lư của người vợ bị chồng hành hạ (battered wife syndrome). Người phụ nữ có khi tin, ḿnh bị đánh là v́ ḿnh có lỗi. Măi đến cuối thập niên bảy mươi Hoa Kỳ mới có sách vở nói về hiện tượng tâm lư của người phụ nữ chịu sự hành hạ lâu dài. Trước đó vài năm Hoa Kỳ có cuộc cách mạng nữ quyền, trong khi Việt Nam vẫn c̣n chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Khổng tử, người phụ nữ Việt Nam tùng phục từ cha đến chồng, đến cả con trai. Giải thích hiện tượng tâm lư chấp nhận bạo động của nhân vật nữ có thể mới nhưng không lạ. Cái lạ là nhân vật của Vơ Phiến xem sự bạo động cũng là cách biểu lộ một thứ t́nh yêu điên rồ.

 

Năm 1981, Raymond Carver, một trong những nhà văn Hoa Kỳ nổi tiếng về bộ môn truyện ngắn, xuất bản một truyện ngắn tựa đề What We Talk About Love When We Talk About Love (Chúng Tôi Nói Ǵ Về T́nh Yêu Khi Chúng Tôi Nói Về T́nh Yêu). Trong truyện này Terri, nhân vật nữ bị người t́nh đánh đập thậm tệ. Anh ta nắm chân nàng kéo ṿng quanh pḥng khách đầu nàng va vào đồ vật trong pḥng. Ai muốn đả kích thế nào th́ mặc họ, Terri nhấn mạnh anh ta yêu nàng. Cô không thể thuyết phục được ai nhưng vẫn cả quyết đó là t́nh yêu.[1] Ở thế kỷ hai mươi mốt, đọc truyện ngắn của Carver về cách biểu lộ t́nh yêu không b́nh thường, tôi thấy mới và lạ. Ai đó đă nói, trái ngược với t́nh yêu là sự lạnh nhạt nhàm chán, th́ đánh vợ điên cuồng và chịu đựng những cuộc đánh đập có thể đưa đến cái chết là một cách biểu lộ đam mê mănh liệt. Raymond Carver và Vơ Phiến nhận ra trong đam mê ấy có thứ t́nh yêu điên rồ. Nếu quan điểm của Carver mới lạ với tôi một người sống ở Hoa Kỳ hơn ba mươi năm, quan điểm của Vơ Phiến trong Người Chồng Bất Thường phải mới lạ so với xă hội Việt Nam trong giữa thập niên sáu mươi ở thế kỷ vừa qua.

 

“Chúng tôi sống như vậy. Tối tối, hôm nào không đi chơi đâu, chàng nằm đọc báo, bắt tôi ngồi bên cạnh. Thỉnh thoảng chàng đưa bàn tay nắm lấy chân tôi. Chàng bẻ thử vài ngón chân tôi kêu lắc cắc. Chàng sờ lần lên, nắn nắn bắp chân. Rồi chàng nắn lên cao hơn. Chúng tôi sống với nhau như vậy. Chúng tôi sống cận kề, sống mật thiết với nhau từng giờ từng phút, mật thiết từ thể xác đến tinh thần. Tất cả đều phơi bày ra với nhau, giải tỏ cho nhau, không chỗ nào che giấu. Gần nhau, trọn vẹn cho nhau. Giây phút nào cũng có thể đụng chạm vào bất cứ chỗ nào trong người và trong tâm sự nhau. Chàng lục soát những cảm nghĩ hàng ngày của tôi cũng như lục soát mọi ngóc ngách châu thân tôi. Lục soát tự do và tự nhiên, hồn nhiên. Lục soát một cách thân mật, ân cần vô tội. Chúng tôi gần như thường xuyên lẫn lộn, không phân biệt thân thể nào là của chàng và thân thể nào là của tôi, không phân biệt đến đâu là nội tâm của chàng và đâu là ranh giới sinh hoạt riêng của tôi. Chúng tôi như thể ở hai căn pḥng thông cửa với nhau, và thường xuyên qua lại tự do. Dần dần tôi cảm thấy chúng tôi không sống khác được. Má tôi không thấy thế.

 

Nghĩ coi: trong thế giới của tôi có ai nữa đâu, ngoài chàng. Chuyện thực, chuyện mơ, tôi đều chỉ có chàng để nói. Cả đến những điều ước nguyện, đáng lẽ chỉ khấn vái lên các đấng thần linh, tôi cũng chỉ có thể nói với chàng.”

 

Bằng hai chữ lục soát Vơ Phiến miêu tả tâm trạng người phụ nữ bị cầm tù trong cái t́nh yêu độc đoán của ông chồng. Người đọc nhận ra cảm giác bị xâm phạm của nàng. “Nàng,” người phụ nữ trong truyện Người Chồng Bất Thường không ngu muội hay nhu nhược. Nàng có suy nghĩ và biết quyết định, thế nhưng sau nhiều lần bị đánh, bỏ đi, nàng vẫn trở lại với người chồng vũ phu bởi ma lực quyến rũ của t́nh yêu bất b́nh thường.

 

“Tôi không thể tiếp tục sống với chàng v́ chàng không biết ngừng lại ở chỗ phải ngừng. Điên với thường khác nhau ở đó . . . . Để cho cảm xúc, hành vi, vượt một lằn ranh giới nào đó là điên. Nhưng khi nó chưa vượt, mà nó sát tới ranh giới th́ là một hấp dẫn.”

 

Vơ Phiến công nhận sự có mặt những rung động nhục dục trong thân thể người phụ nữ. Hạnh (Thác Đổ Sau Nhà) lấy chồng lúc mới mười sáu, trẻ hơn chồng bảy tuổi. Nàng có thái độ rất hồn nhiên về t́nh dục. Nàng chú ư đến thể xác của chồng.

 

Có lần tôi t́nh cờ cầm giữ cổ tay của Thọ hơi lâu và chợt để ư đến sự ngần ngại của anh, tự nhiên tôi thương anh quá, tôi siết chặt cổ tay gầy guộc ấy, ấp vào ngực. Như được đà đẩy tới, tôi dạn dĩ quàng tay ôm vai anh kéo xuống, tôi hôn lên cái gáy gầy của anh. Tôi không kịp suy nghĩ và t́m kiếm trong lúc bất thần đột ngột, tự nhiên những chi tiết thân thể đó vụt hiện đến trí tôi và tôi hấp tấp quơ lấy vuốt ve hôn hít. Tôi không ngờ rằng lâu nay ḿnh đă để ư đến hai chỗ ấy: cái cổ tay và nhất là cái gáy gầy lơm xuống một đường trông rất tội nghiệp. Lúc ấy tôi thấy thực t́nh yêu Thọ quá, yêu cả những chỗ gầy g̣ tội nghiệp của anh. Tôi đê mê ôm lấy Thọ nói rất lâu, cấm anh không được suy nghĩ thắc mắc vu vơ về t́nh yêu của tôi. Thọ ngạc nhiên, thoạt tiên có vẻ hơi lúng túng ngỡ ngàng, nhưng dần dần anh sung sướng cảm động. Anh ôm đầu tôi áp vào ngực, ngồi thật lâu, không nói ǵ.

Nàng cũng nh́n thân thể của một người đàn ông khác dù nh́n một cách chê bai:

 

“Tôi chú ư đến Hải. Hải có đôi chân vạm vỡ, nhưng có điều buồn cười là cử động của hai chân hắn không biểu lộ sức mạnh mà lại diễn tả một thái độ lưỡng lự, phân vân, không quyết định: Khi đứng lúc nào hắn cũng tựa cả người trên một chân, c̣n chân kia hoặc quấn tréo xung quanh chân nọ như con rắn, hoặc quơ qua lại dịu dàng, trông mềm nhuốc. Tư thế của hắn thiếu sự rắn rỏi. Nh́n hai chân hắn, có khi tôi nghĩ đến cặp râu của những con kiến đang chạy chợt dừng lại phân vân, cặp râu quơ quơ thăm ḍ. Khi đứng nói chuyện với tôi, hắn xúc động, hai chân lại càng nhấp nhỏm, cựa quậy, quơ quất. Những áy náy, bồn chồn e ngại của hắn biểu lộ ở cả sự cử động của hai chân. Nếu hắn là một người gầy yếu bạc nhược th́ có lẽ không thấy chướng mắt lắm, nhưng đàng này hắn lại mập khỏe sung sức, cho nên sự rụt rè diễn tả ngay bằng một bộ phận thân thể cường tráng của hắn trông lố bịch.”

 

Vơ Phiến thổi vào nhân vật nữ một sức sống, xôn xao trong cơ thể. Với chồng, nàng chủ động:


“Tôi se sẽ nhích tới, áp nhẹ bàn chân tôi lên bàn chân Thọ. Thọ không chú ư. Nhưng bàn chân tôi áp nặng lần xuống. Và Thọ ngừng nói.”

 

Cũng chính cái sức sống mănh liệt chảy trong thân thể nàng đă khiến nàng đầu hàng khi quận Toàn tấn công nàng:

 

Tôi nhớ lại thái độ hành động của ông ta trong đêm vừa rồi, tự nhiên căm tức. Khi tôi khép hai đùi lại, dùng dằng, ông ta không hấp tấp vội vàng. Ông đặt một bàn tay lên bắp đùi trần của tôi làm tôi rùng ḿnh; ông ngừng lại một chút, rồi vỗ nhè nhẹ vào phía trong bắp vế, nói nho nhỏ: “Em! Em!” Giọng ông ta nửa như than phiền trách móc, nửa như dỗ dành nài nỉ. Ông ta lại đặt yên bàn tay, ngừng lại, và chờ đợi. Tôi dạo ấy mới hăm hai hăm ba tuổi... Vắng đàn ông lâu ngày... Đêm khuya vắng vẻ... Chậc!

Vơ Phiến có thể bảo vệ tiết hạnh của Hạnh bằng cách cho quận Toàn dùng sức mạnh uy hiếp nàng. Tuy nhiên ông lại để cho nhân vật Hạnh thú nhận sự đ̣i ḥi của thể xác ảnh hưởng đến quyết định đầu hàng của nàng.

 

Sự đ̣i hỏi của thể xác có trong nhiều nhân vật nữ của Vơ Phiến. Dục t́nh không chỉ xuất hiện trong thân thể những người phụ nữ đă biết mùi đàn ông, nó cũng làm những cô gái thơ ngây trăn trở.

“Bây giờ mới lần hồi lại trong trí Bạch những xúc động luống cuống tê mê lúc người con trai áp sát đầu vào ngực nó. Lần đầu tiên đứa con gái bị động chạm tới chỗ thân mật. Cho đến bây giờ, đêm khuya, Bạch tưởng như đầu anh con trai vừa mới rời ḿnh tức th́. Bạch vừa nôn nao những rung động ham muốn, vừa thấy dạt dào mối cảm thương dịu dàng.”

 

“Ánh sáng rung rinh nhảy múa trên thân h́nh nở nang của người con gái. Bạch vẫn không chú ư đến một đôi chỗ hở hang: ống quần tụt cao lộ hai cổ chân no tṛn, nút cổ bật khuy. . . Miệng nó hé ra lơ đăng, hai mắt ươn ướt.” (Thương Hoài Ngàn Năm)

 

Nhân vật nữ của Vơ Phiến thường ở thế thụ động. Họ là con thú bị săn hơn là người đi săn. Hạnh trong Thác Đổ Sau Nhà mang cảm giác ấy.

“ ‘Nếu ông ta trông thấy tôi?’... Tưởng như ông ta đang quất ngọn đèn săn trong rừng và “bọn thợ săn của ông ta” đang làm chủ núi rừng, c̣n tôi th́ chỉ là một con nai nhỏ, trốn sao cho khỏi cái thứ ánh sáng có thể soi thấu từng con mắt chuột, mắt nhái li ti đó.”

 

Dung, nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên, có chung tâm trạng với Hạnh:

“Đối với hắn, tôi bị dồn vào cái thế một con mồi. Và có khi đành thúc thủ, mềm nhũn, cảm thấy ḿnh yếu đuối bất lực.”

 

Vơ Phiến phân tích tâm lư phụ nữ sâu sắc nhất khi ông viết với giọng nhân vật nữ. Điều này được chứng minh trong Thác Đổ Sau Nhà, Người Chồng Bất Thường, và Dung. Trong truyện ngắn Dung, Vơ Phiến viết với giọng của Dung trong quyển nhật kư nàng bỏ lại trong căn nhà cũ sau đó Phương dọn đến và t́nh cờ t́m thấy. Mân, chồng Dung đi tù cải tạo. B́nh, cán bộ địa phương lân la chinh phục nàng.Vơ Phiến đă diễn tả nội tâm của Dung trước sự săn đuổi táo bạo của B́nh và sự đ̣i hỏi thể xác của người đàn bà trẻ.

 

“15 tháng 10 năm 1953 – Trưa hôm qua đang nằm một ḿnh ngủ lơ mơ, tôi nghe tiếng chân bước vào cửa. Tiếng chân ngừng lại. Tôi biết là hắn đang lưỡng lự. Mà tôi cũng hết sức lúng túng, trí không kịp soát lại sự ăn mặc của ḿnh như thế nào, nhưng biết chắc đang có một chéo áo lật lên bụng và cái ống quần bên trái bị dồn lên đến đầu gối. Xấu hổ quá, tôi giả vờ ngủ, Hắn không chịu lui ra, mà lặng lẽ đứng ngắm. Rồi tôi nghe hắn nhẹ nhàng bước lại gần. Cái bóng của hắn đă che mát mắt tôi rồi. Hơi thở tôi dồn dập. Chắc chắn là hắn đă đoán biết thái độ của tôi. Hắn ta cúi xuống, hôn lên mặt tôi. Tôi nằm như chết cứng, nghe thấy mùi tóc với mùi khói thuốc lẫn lộn trên một cái đầu đàn ông. Rồi hắn đứng dậy. Nhưng hắn vẫn không chịu bước đi. Một lát sau hắn lại cúi xuống mặt tôi một lần nữa. Lần này hắn áp môi mạnh hơn. Tôi như tê dại cả người, tôi cảm thấy nếu lúc ấy mà ấm ứ một tiếng hay có một cử động nhỏ chắc là hắn sẽ táo bạo hơn.”

 

Rất khéo léo, Vơ Phiến biểu lộ sự ưng thuận của người phụ nữ, bởi v́ nếu Dung không đồng ư nàng có thể giả vờ ngủ say, quơ tay tát, hay giật cùi chỏ trúng mặt mũi của tên đàn ông kia. Cũng rất am hiểu tâm lư nam giới, các nhân vật nam của ông tấn công, nghe ngóng, nếu không thấy phản ứng mạnh sẽ tiếp tục. Nhân vật Ngọc trong Mưa Đêm Cuối Năm phát biểu:

 

“Tôi chắc rằng những kẻ gọi là giỏi tán gái chính là những kẻ không thấy những cử chỉ, ngôn ngữ, những cái ngó nh́n của con gái có “nhiều ư nghĩa” quá đáng, là những kẻ có thể tầm thường hóa được hết mọi phụ nữ.

 

Bằng quan niệm này, B́nh đă chinh phục Dung (Dung), Quận Toàn chinh phục Hạnh (Thác Đổ Sau Nhà), Trần Hùng lấy được vợ (Thị Thành), và Khang hưởng thụ trinh tiết của Bạch (Đêm Trăng).

 

Dù chủ đề t́nh dục xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm, nhà văn Vơ Phiến không bị phản đối hay bị kiểm duyệt bởi v́ cách viết của Vơ Phiến rất kín đáo, gợi tưởng tượng và không bao giờ dùng trực tiếp dùng những chữ miêu tả cơ quan sinh dục. Không ai buộc văn Vơ Phiến thuộc loại dâm thư dù ông đă chạm đến cả chủ đề cấm kỵ như loạn luân như trong truyện ngắn Anh Em và Hoạt Cảnh II. Cả hai truyện ngắn này nói về t́nh cảm của đôi anh em chú bác.

 

Trong Anh Em, Hạnh, con nhà chú, là một thiếu nữ cứng cỏi, không tùng phục, có khuynh hướng nổi loạn nếu bị áp bức. Anh con bác thường dạy kèm cô em con chú. Ḍng đời đưa đẩy, họ xa nhau. Nhân vật chính về làng chôn cất người chú vừa mới qua đời. Trong một chuyến chơi đêm, anh gặp một cô gái điếm. Cô không có vẻ buôn bán xác thịt chuyên nghiệp v́ trên giường c̣n mẩu bánh tráng nướng ăn dang dở h́nh như của đứa con nhỏ. Nhân vật chính gợi chuyện, cô gái cho biết cô lấy chồng v́ hoàn cảnh chính trị bắt buộc. Cô không yêu chồng nên chống đối, nổi loạn bằng cách đi ngủ với đàn ông khác. Mỗi lần bị bắt, nhà chồng đánh đập, cạo đầu và giam cầm cô. Làng của cô là nơi Hạnh ở với chồng. Cô cho biết cha mới qua đời nhưng cô không về làng chịu tang được may nhờ có người anh con bác lo đám tang. Nghi ngờ cô gái là Hạnh, nhân vật chính bỏ đi. Không xác nhận cô gái làm điếm, Vơ Phiến khiến người đọc suy nghĩ, đi ngủ với đàn ông lạ như điếm, quả là một hành động nổi loạn tột độ. Một ư nghĩ mới lạ. Một cách mập mờ, Vơ Phiến cho thấy giữa hai anh em đă nảy nở một thứ t́nh cảm cấm kỵ.

 

Sau đây là đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật chính trong truyện Anh Em.

 

“Lúc Hạnh thả hai bàn tay tôi ra, tôi mới kịp chú ư đến t́nh thế. Ngực tôi c̣n dấu nóng của hai vai nó, bên mũi tôi phất lên cái mùi tóc khô và cái hơi âm ấm thơm nhẹ nhàng do da thịt nơi cổ nó má nó thở ra.”

 

“Chúng tôi không dám ngồi xa nhau, cũng không dám sát vào nhau, vừa lo ngại về sự ǵ bất ngờ có thể xảy đến, vừa thỉnh thoảng lén lút nghĩ đến những cảm giác vừa qua: tiếng rêm rêm như c̣n rung đến da thịt, cái cổ tay tṛn vừa nắm trong tay.”

 

Trong Hoạt Cảnh II, quan chức miền Nam khuyến khích dân di cư vào vùng núi mở mang đất đai sinh sống. Trong truyện này Vơ Phiến đă phê b́nh cách lănh đạo dối trá cẩu thả của quan chức miền Nam. Người anh (con nhà bác) bị té và bị thương ở vùng hạ bộ. V́ nhà nghèo và cả hai đều mồ côi, cô em (con người chú) phải săn sóc anh ta trong nhà thương. Sự đụng chạm xác thịt qua những lần săn sóc vết thương khiến nảy nở sự rung động xác thịt trong hai thể xác mới lớn.

 

“ Nhưng người con trai th́ không. Anh ta không đầu hàng cảnh ngộ dễ dàng. Anh ta cự nự, phản kháng. Anh ta muốn phân trần, muốn cải chính, muốn đánh bạt mọi ư nghĩ xấu trong đầu óc mọi người xung quanh. Anh sai bảo dơng dạc, xưng hô mày tao với đứa em. Cô em gái thấy rơ người anh nghiêm khắc, rắn rỏi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên cô ta cũng thấy mỗi lần đụng chạm anh ta mềm nhũn và run lên trong tay ḿnh. Cô ta biết chắc hơn ai hết những ǵ sẽ đến cho cả hai người.”

 

“Khi những sợi tóc cứng của cô em quẹt lên cằm và mép anh con trai. Hông cô gái ấn vào hông anh.” Gă con trai nghe ngóng cơ thể của hắn. “Một ư nghĩ lồng lộn dữ dội trong đầu óc anh: ‘Nó’ chắc nịch. Nóng hổi và chắc nịch.”

 

Những mẩu chuyện t́nh dục của Vơ Phiến thường chỉ để điểm tô cho cốt truyện, nhân vật của ông không mang những ẩn ức tâm lư bệnh hoạn kiểu Oedipus, Electra, sadism hay masochism. Ông không thẳng thừng liên tục tả cảm giác của người đang làm t́nh như D. H. Lawrence trong Lady Chatterley’s Lover, không dùng những chữ tục để nói về cơ quan sinh dục, chửi thề, hay cho nhân vật thủ dâm như Philip Roth. Những đ̣i hỏi sinh lư trong truyện của Vơ Phiến xảy ra tự nhiên như chuyện ăn khi đói, uống khi khát, hằng ngày. Trai gái gần nhau như lửa gần rơm. Vợ chết lâu ngày, chồng đi vắng lâu ngày người ta đâm ra đói sinh lư. Ông không lên án, không giảng luân lư, chỉ quan sát và phân tích tâm lư nhân vật; v́ sao người ta đi đến chỗ phản bội, hay không bỏ người chồng đánh đập ḿnh. Thỉnh thoảng giọng văn của ông chế giễu nhẹ nhàng như trường hợp bà Nghĩa, mẹ cô Bạch, trong Thương Hoài Ngàn Năm. Đôi khi ưng thuận đ̣i hỏi t́nh dục của kẻ khác cũng là tự cứu ḿnh. Hạnh trong Thác Đổ Sau Nhà dẫu không ưng chịu cũng không thể thoát tay Quận Toàn, chống cự hay mắng chửi có thể càng nhục nhă hơn. Đôi khi nhân vật của ông làm t́nh để quên đi cảnh khổ cùng cực như hai người di cư lên cao nguyên trong Hoạt Cảnh II. “Hai người chủ của nó trùm kín mền, ôm siết nhau, quằn quại trong sự thân thiết tận cùng.”

 

Chủ đề t́nh dục xuất hiện trong truyện của Vơ Phiến ở nhiều cảnh ngộ, đôi khi khá trớ trêu. Bà Tín, mẹ của Lộc, người đàn bà hiền lành đứng đắn, cùng một lúc lấy hai chồng sống chung nhà (Quanh Ḿnh); Ngọc anh cán bộ Cộng Sản trong cơn mê yêu đă ôm lấy cánh tay Lung người đồng đội của ḿnh mà vuốt ve (Mưa Đêm Cuối Năm); Anh cán bộ đẹp trai dù đă có vợ ba con vẫn cố gắng dụ một cô gái trẻ ngủ với ḿnh (Đêm Trăng); Lai mười bảy tuổi, vợ lẽ của một người trạc tuổi năm mươi, yêu con trai của chồng mười chín tuổi, lại được một cậu bé Thông mười ba tuổi thầm yêu (Lỡ Làng). Ông già Thạch t́m mọi cách để sờ mó Bạch cô gái làng ngây thơ phải ḷng anh con trai của lăo (Thương Hoài Ngàn Năm). “Cảnh người đàn ông tuổi tác lóng cóng không kham nổi một người đàn bà đang tự trao cho ḿnh.” (Giọt Cà Phê 2).

 

Nét gợi cảm của người đàn bà nằm ở cánh tay tṛn trắng muốt, cổ tay tṛn, bàn tay mầm mập (Dung, Mưa Đêm Cuối Năm, Anh Em, Thị Thành). Đôi khi là bắp chân trắng như bụng con cá thu (Thị Thành), đuôi dài lông mướt, mông và đùi phải thực chắc, thực to mà bụng thon nhỏ (Lỡ Làng), mùi thơm tự nhiên của da thịt (Người Tù, Anh Em). Có khi là cái nách của một cô giáo trong một tấm ảnh “Và đến một lúc, chàng tự bắt gặp ḿnh có ư ŕnh chờ lúc cô giáo giơ cao cánh tay lên, để xem nách cô ta, xem thử . . .” (Xem Sách). Cảnh làm t́nh nóng bỏng nhất là một đoạn trong truyện ngắn Nhớ Làng. Anh trưởng ấp, về sau người ta đồn đăi, giết người không gớm tay, bởi v́ anh nh́n ai cũng tưởng là t́nh địch của anh.

 

“Một hôm, giữa trưa, anh từ ngoài đồng về bất th́nh ĺnh, trông thấy cửa buồng đóng kín. Anh lắng tai nghe: có tiếng động bên trong. Anh Năm Hà choáng váng, bỗng nhiên đâm quưnh, vừa thấy ḿnh cần phải có một hành động lại vừa không biết ḿnh phải làm ǵ. Bất giác anh áp mặt vào cánh cửa, cố nh́n qua một khe hở. Không trông thấy được ǵ: khe cửa nhỏ quá. Anh xoay trở, nghiêng đầu sang bên này, ngoẻo sang bên kia. Cuối cùng anh trông thấy. Chỉ thấy được một khoảng nhỏ xíu thôi. Anh Năm Hà thấy một bàn chân đàn bà đang nằm, bàn chân của chị ấy. Trên mặt chiếu, bàn chân xuôi xuống, cố hết sức chúc mũi xuống, như kiễng chân nhón gót. Bốn ngón chân quắp xuống, c̣n ngón chân cái th́ rướn cong lên. Nó rướn cong, ôi chao, quá sức nó, làm nổi cao một sợi gân. Trời, ngón chân cái, nó rướn cong như cái đuôi con chuột trong cơn hấp hối, bị kẹp nát đầu trong chiếc bẫy, cái đuôi oằn lên trước khi con vật chết hẳn... Anh Năm Hà cuống cuồng, run bấn. Cái ǵ vậy? Trước mặt anh, ngón chân cái oằn lên... Anh Năm Hà nghẹn cứng ngang cổ, không thở được nữa. Cuối cùng, cổ phát ra một tiếng hực, rồi nước mắt anh tuôn ra...”

 

Vơ Phiến có cách quan sát, miêu tả tỉ mỉ; đọc truyện của ông cứ như nh́n thấy cảnh ngay trước mắt. Người ta xếp ông vào khuynh hướng hiện thực. Đọc truyện của Vơ Phiến, tôi cứ nghĩ đến Andrew Wyeth, một họa sĩ được xếp vào nhóm khuynh hướng hiện thực nhưng tự xem ḿnh thuộc phái trừu tượng, v́ ông dùng hiện thực để miêu tả những thứ vô h́nh. Ông vẽ bức màn bay để tả gió, một người chạy trên đồng để tả sự thiếu bạn, vẽ cái lưng một người hướng ra biển để tả sự mong ngóng. Vơ Phiến viết tỉ mỉ về cách một người gắp thức ăn để nói lên tính t́nh của người ấy, tả một người mân mê cánh tay bạn trong giấc ngủ để nói sự thèm muốn ái ân, hay tả hành động giả vờ ngủ để nói lên sự ưng thuận ngầm của nhân vật.

 

Có người nhận xét rằng đọc truyện ông không bao giờ thấy cũ nhưng nếu bảo mới th́ không có ǵ mới. Vơ Phiến rất mới lạ trong thời của ông như trường hợp truyện ngắn Người Chồng Bất Thường, và ông vẫn mới lạ với tôi như trường hợp truyện ngắn Đêm Trăng. Khang là một người dày dạn đường t́nh. T́nh cờ anh gặp cô bé mười bảy tuổi bằng nửa tuổi anh. Không rơ v́ lư do ǵ mà cô gái quí mến anh mặc dù chưa biết ǵ về anh. Có vợ ba con, anh hẹn ḥ rồi lỡ hẹn, dối gạt cô gái nhiều phen cô vẫn tha thứ cho Khang. Anh tán tỉnh ngon ngọt được cô gái dâng hiến trinh tiết cho anh. Trong đêm trăng, vẻ huyền bí của ngôi chùa, bóng tối của ngôi biệt thự, sóng biển màu trắng bạc, vẻ trong trắng và thái độ cao cả của cô gái làm anh trở nên si mê. Sau đó anh cố t́m cô gái nhưng không gặp. Khang là mẫu người chỉ muốn chinh phục, muốn chiếm đoạt cái không thể chiếm đoạt. Khi đánh mất cô gái th́ mới bắt đầu say mê và càng lúc càng tăng. Truyện có không khí nửa hư nửa thật rất giống không khí truyện của Haruki Murakami mà Murakami th́ mới lạ quá đi chứ. Nếu Vơ Phiến không cho biết ngay từ đầu Khang gặp cô gái vào buổi trưa, và trước mặt nhiều người, tôi sẽ nghĩ cô gái ấy là ma. Khang kể lại chuyện anh gặp cô gái cho một nhóm bạn trai cùng nghe. Trong đám bạn có Triêm, một người sống cùng làng với cô gái. Triêm ṭ ṃ vặn hỏi măi nên cuối cùng Khang nói tên cô gái là Bạch. Truyện chấm dứt ở đấy nhưng với độc giả truyện vẫn c̣n mở ra nhiều hướng. Có thể Khang nói dối và ở làng của Triêm không có cô nào tên Bạch. Hoặc có cô Bạch nhưng không có liên hệ ǵ đến Khang. Có thể Bạch là em gái của Triêm? Hay hào hứng hơn nữa, vợ của Triêm?

 

Vơ Phiến rất chăm chút nhân vật nữ. Dù họ có quê mùa ít học, ông vẫn cho họ có một chiều sâu tâm lư. Hăy nghe ông nói về chị Bốn Ch́a Vôi trong truyện Bà Con Cḥm Xóm (c̣n có tên là Chim và Rắn):

 

“Chị trở về làng làm ǵ? Chị đă mất một người chồng, một đứa con rể ở làng. Chị đă mất đi nửa ống chân và quá nửa ngôi nhà ở làng. Một đứa con gái dở dang và một đứa con trai thất lạc. . . Như vậy không đủ ê chề rồi sao? Chị c̣n trở về làng làm v́ với thân h́nh thủng nhiều vết và với cặp nạng? Dĩ nhiên không phải v́ mấy đám ruộng và mấy con ḅ của chúng tôi. Tôi lấy làm hổ thẹn và hối hận. Sao trước kia chúng tôi có thể bất b́nh với chị v́ những thứ đó được nhỉ? Nó nhỏ mọn biết bao! Chúng tôi đă sợ hăi, bỏ chạy. Cái nơi mà chúng tôi lánh xa, chị Bốn nhất định lần về. Lần này, tôi tin thái độ của chị không do ḷng tham lam. Để có thể thản nhiên trở về chỗ tử địa, chỗ sấm sét ấy, con người phải được hướng dẫn bởi một thứ t́nh cảm mănh liệt. Không biết thứ t́nh cảm ǵ, tốt hay xấu, nhưng mà phải thật mănh liệt. Chỉ nghĩ đến mức độ mănh liệt ấy đă cảm thấy mọi so đo tính toán đều nhỏ mọn, không xứng.”

 

Chỉ là cái trở về làng của một người đàn bà quê mùa mà ông đă tha thiết ngần ấy, nếu Vơ Phiến viết về sự trở lại quê hương của chính ông, sau gần bốn mươi năm lưu đày, th́ cảm động đến mức nào?

 

Trong nhiều truyện ngắn nhưng rơ rệt nhất là Mưa Đêm Cuối NămThác Đổ Sau Nhà, Vơ Phiến đă bày tỏ quan điểm chính trị của ông khiến ông được mệnh danh nhà văn chống Cộng số một. Đây là một đề tài thú vị nếu có điều kiện tôi muốn trở lại để t́m hiểu sâu hơn; tuy nhiên, là người đọc thuộc thế hệ sau, ít bị khổ sở v́ chiến tranh tôi thấy Vơ Phiến chỉ dùng văn chương để phản ánh xă hội một cách hiện thực chứ ông không theo ai chống ai. Không thể không nghĩ rằng Vơ Phiến đă dùng nhân vật Thọ, Kha, Hải, Hạnh, và quận Toàn làm biểu tượng cho các thành phần chính trị của xă hội Việt Nam. Thọ miền Bắc, Kha miền Nam, Hải nằm vùng trong miền Nam, Hạnh người dân b́nh thường bất lực trước các lực lượng chính trị, và quận Toàn là điển h́nh của những kẻ ăn trên ngồi trước, hưởng lợi, và vô t́nh trước nỗi khổ đau của những người chung quanh.

 

“Một trăm năm nữa, thế hệ này qua đời rồi th́ ḍng lịch sử nhẵn hết lằn vết. Sự qua phân đất nước chỉ c̣n là một vấn đề chính trị, một danh từ không có tiếng vang t́nh cảm, một sự kiện để công dân trong nước suy xét chứ không gợi được mối cảm động của mỗi người nữa. Đối với thế hệ này sự kiện lịch sử ấy lại có tính cách riêng tây đến với mỗi gia đ́nh, như là một đám tang, một cái khăn tay kỷ niệm, một ngấn nước mắt đọng trên mi.” (Thác Đổ Sau Nhà).

 

Vơ Phiến có rất nhiều truyện ngắn hay, nhưng theo tôi Thác Đổ Sau Nhà là truyện ông viết tâm huyết nhất. Cách Vơ Phiến chọn nhân vật là những người chung quanh trong cuộc sống b́nh thường cùng với cách hành văn b́nh dị khiến tôi so sánh ông với Anton Chekov. Khi ông miêu tả cuộc đi săn của quận Toàn tôi liên tưởng đến việc săn gà lôi của Doris Lessing trong “Tôi Là Thợ Săn.” Khi ông phân tích tâm trạng của Dung người phụ nữ có chồng, không chống được sự thu hút của Bính người đàn ông nàng thấy đáng ghét, tôi nghĩ đến cách Doris Lessing đă phân tích tâm trạng nhân vật Mary Turner trong The Grass is Singing khi nàng cảm thấy không cưỡng được sự thu hút của anh nô lệ da đen. Vơ Phiến dẫn người đọc vào thế giới truyện ngắn, hạnh phúc và đau khổ với các nhân vật chạy nhảy trên giấy của ông, điêu luyện như các nhà văn cừ khôi trên thế giới. Trong số những truyện ngắn tôi đặc biệt yêu thích có In a Grove của Akutagawa, The Story of an Hour của Kate Chopin, The Lottery của Shirley Jackson, Monkey’s Paw của W. W. Jacobs, A Good Man is Hard To Find của Flannery O’ Connor, The Necklace của Guy de Maupassant, The Tell-Tale Heart của Edgar Allan Poe và The Rocking-Horse Winner của D. H. Lawrence. Tôi xin xếp Thác Đổ Sau Nhà của Vơ Phiến vào nhóm truyện ngắn tôi yêu thích nầy.

 

Nguyễn thị Hải Hà

 

Nguyễn Thị Hải Hà sinh quán Cần Thơ, nguyên là một kỹ sư công chánh ở bang New Jersey. Xuất hiện vào những năm trung niên như một cây bút điểm sách, sáng tác truyện ngắn xuất sắc, hứa hẹn. Nguyễn Thị Hải Hà đến với gio-o lần đầu tiên với bài giới thiệu tập thơ Mây Khói Quê Nhà của Phạm Cao Hoàng vào năm 2011.

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html



[1]   http://www.newyorker.com/fiction/features/2007/12/24/071224fi_fiction_carver. Truyện ngắn này tuy được đưa lên trang mạng của The New Yorker năm 2007 nhưng đă được xuất bản năm 1981 (theo Wikipedia).

 

© gio-o.com 2012