Mặc Đỗ

Hai Con Mắt

truyện ngắn

 

1


Pamela dằn mạnh ngọn bút ch́ trên con số cộng cuối cùng dưới con tính ghi trên góc một tờ báo, nét bút nặng đến gẫy cả ngọn bút. Sáu cái đầu chụm lại cùng ngắm kết quả của một cuộc tính toán kỳ khu và lâu ngày. Gladys tṛn cái miệng nhỏ xíu, tuyên bố:

– Một trăm bảy mươi sáu ngàn năm trăm quan, c̣n thiếu có ba ngàn năm trăm quan nữa là đủ sổ tiền dự định. Thế là chúng ta có thể lên đường được.

Rồi sáu người thanh niên cùng ngồi phịch xuống ghế, sung sướng đă giải quyết xong một mơ ước thường ve vuốt măi.

Đầu tiên có năm người sinh viên, hai trai và ba gái, Dédé, người Pháp, đang học vẽ, Rudolf, người Đức, một luật gia tương lai, Elsa, người Thụy Điển, Pamela, người Anh, và Gladys, người Pháp, cả ba cô đang theo học tại Nhạc viện Ba-lê. Họ quen nhau, rồi thắm thiết với nhau một cách hồn nhiên và dễ dàng giữa cái xă hội đặc biệt trên tả ngạn sông Seine của đám sinh viên quốc tế. Cộng tuổi lại cả năm người không quá con số 120.  Hằng ngày họ gặp nhau ở quán cơm hay trên hè các tiệm cà phê và cùng mơ ước một chuyến đi: từ Ba-Lê xuống miền Nam, dọc theo thung lũng sông Rhône, đáp tầu ở Marseille hay Nice sang đảo Corse, đi một ṿng miền Tây-Bắc đảo Đẹp, rồi trở về. Đă có sẵn ba chiếc scooter, hành trang để cắm trại dọc đường đă gần đủ. Chỉ c̣n thiếu tiền chi dụng, tiền tầu, mà tổng cộng không thể quá số tiền dành dụm cả năm của mỗi người.  Quanh quẩn toan tính măi, con số mơ ước vẫn chưa đạt nổi.

 T́nh cờ của hè phổ vùng Tả-Ngạn đă xui họ gặp một thanh niên Việt, làm báo, v́ nghề nhiệp chợt phiêu lưu đến cái rốn văn nghệ Tây-Âu. T́nh bạn đă dễ dàng và hồn nhiên đến giữa họ và người bạn mới sau một thời gian ngắn. Sự thắm thiết đă đi đến mức chia sẻ mối mơ ước hằng làm nao nức họ trong một năm dài. Sau nhiều cuộc vận động khá gian nan, người bạn mới, trút sạch hơn chục cái túi trên bộ quần áo đàn ông thời nay của ḿnh, đă gom góp được một phần lớn bù vào cái lỗ hổng trong sổ chi tiêu dự toán.

Chiều hôm ấy, sau một bữa cơm thịnh soạn (mỗi người một ly vang đỏ, một khúc dồi rán, hai đĩa frites và rất nhiều mù-tạt tự do dùng), sáu người hội họp một phiên cuối cùng trước tách càphê hai mươi lăm quan. Pamela rút trong bọc ra một mẩu bút ch́ cắm cúi cộng, trừ, nhân, chia, trên ŕa một tờ báo buổi chiều…

Ngắm nghía những con số viết bằng bút ch́ chi chit quanh tờ báo, Phan, người thanh niên Việt, bỗng nói:

– Tính toán xong rồi, chúng ḿnh sẽ lên đường, nhất định hai bữa nữa chúng ḿnh sẽ lên đường… Nhưng đi chơi phiếm không thôi ấy ư? Chỉ du ngoạn không, không đủ.

Elsa đang ngồi trầm ngâm ngắm người bạn từ chân trời xa tới, c̣n luôn luôn đem lại nhiều khám phá mới, Dédé nhỏm dậy:

– Ừ nhỉ, nhất định không phải là đi chơi phiếm. Rudolph nheo đôi mắt sâu thẳm dưới cặp mắt kính dày biêng biếc xanh và chậm răi nói:

– Các cậu rơ vớ vẩn, mấy đứa đă đọc năm ba quyển sách như lũ ḿnh có bao giờ làm việc ǵ mà không suy nghĩ trước. Hạng người mà thiên hạ mệnh danh là trí thức chỉ có mỗi đặc điểm là biết suy nghĩ trước việc làm. Có điều là việc suy xét diễn tiến trong tiềm thức chứ không xuất phát ra ngoài miệng.

Gladys chu đôi mỏ cong cong có thoa chút son màu tím mát:

– Thôi đi Rudolf, cậu lại sắp sửa khui hũ lư luận xuông ra đi. Đă sửa soạn suốt một năm trời, bây giờ đi là đi, chứ c̣n lư luận cái quái ǵ nữa chứ.

Phan căi:

– Sao lại không đi, nhưng mổ xẻ cái đi của ḿnh vẫn được.

Pamela lên tiếng, cái giọng nói rất ngọt của một thiếu nữ miền Nam nước Anh:

– Để tôi mổ xẻ cho mà xem: chúng ḿnh từ những phương trời lạ tụ lại, chơi với nhau đă khá thân, chịu đựng được nhau nữa.  Mai mốt đây ra đi với nhau, thử làm một cuộc chung sống trong một khoảng thời gian xem cái đức yêu thương của chúng ḿnh có thể đến mức độ nào.

Phan đáp:

– Cuộc thử thách mai mốt đây riêng với tôi rất nặng ư nghĩa. Ở bên nhà, tôi đă được ăn măi cái món yêu thương từ khắp nơi đem lại món nào cũng được bọc trong một lần giấy màu rất đẹp. Chỉ khổ là toàn những quà biếu cả. Tôi muốn góp một phần bột, phần đường của tôi để cùng tạo nên một ổ bánh yêu thương và mọi người cùng ăn. Tôi chỉ có thể kính trọng tôi khi nào chính tôi có góp phần công lao.

Gladys mở ví tay lấy ra một bao thuốc màu xanh rút một điếu đưa lên môi. Hai ba bao thuốc khác cùng xuất hiện và chuyên tay giữa hai ba người. Những que diêm lấp lóe sáng chung quanh hai chiếc bàn nhỏ kê chụm lại ở một góc hè. Câu chuyện giữa sáu người thanh niên như lắng đọng xuống.

Elsa hít một hơi thuốc dài, làn khói thở ra xanh mung lung trùm lên gương mặt, chỉ có hai con mắt biếc long lanh sáng. Elsa nói:

– Anh Phan đụng tới một vấn đề thắc mắc lớn của thanh niên chúng ḿnh. Không riêng ǵ bọn ta, ở chung quanh ta những cuộc đụng chạm, gặp gỡ giữa thanh niên thường đem lại những kết quả rất phấn khởi. Thế mà ở nhiều nơi trên thế giới, chính những người thanh niên cùng trạc tuổi vẫn tiếp tục chém giết nhau, để khi ngừng tay lại lớn tiếng nói chuyện yêu thương.

Dédé nói:

– Chính thế, đáng lẽ tôi với anh Phan đang mỗi người ôm một cây sung hầm hè nhau ở hai bên trận tuyến.

Phan nói:

– Khổ nhất là anh với tôi lại cũng đang có thể cùng ngồi đây uống cà-phê, hút thuốc với nhau.

Rudolph chêm vào:

– Nhưng các cậu có nhận thấy là cái hiện tại này mới là thật, thật như chén cà-phê này, điếu thuốc này, c̣n bao nhiêu cái bánh yêu thương kia chỉ là những ảo ảnh xây dựng trên tưởng tượng và vụ một mục đích ngoài sự mong mỏi của những người đang cuộc.

Gladys nhí nhảnh đáp:

– Đúng. Chuyến đi mai mốt đây của chúng ḿnh mới là thật. Chúng ta sẽ cùng chia ăn, cùng cực khổ trên đường dài với nhau và cùng hưởng những cái thú dọc đường. Có ngủ chung với nhau dưới một mái lều mới đo được t́nh yêu thương nhau.

 

2.

 

Ba chiếc scooter đèo thêm một cái rờ-moọc chất đầy lều chiếu và soong chảo đến ngoài châu thành Mar-seille lúc đă xế chiều. C̣n vừa đủ th́ giờ để sửa soạn xuống tàu. Chuyến tàu thường lệ chạy đường Marseille-Ajaccio- Tunis của công ty Hàng hải Đại Tây Dương, một chiếc tàu nhỏ màu trắng bẩn, đang tấp nập sửa soạn khởi hành.

Bọn sáu người thanh niên lễ mễ hành lư theo nhau lên boong hạng tư kiếm một góc để sắp sẵn ăn bữa chiều và xếp chỗ ngủ qua đêm.

Boong hạng tư đông chật hành khách, vài ba gia đ́nh người Corse, c̣n phần đông là đám công nhân người á-rập ngụ cư tại Pháp kiếm việc làm, nhân một dịp nghỉ về xứ thăm nhà. Lẫn trong đám có mấy sinh viên á-rạp về Tunis nghỉ hè.

Dédé chạy tới bắt tay mấy sinh viên Bắc-Phi rồi dẫn hai người lại giới thiệu cùng các bạn:

– Anh Habib, học luật, và anh Brahim, học thuốc.

Gladys vui vẻ mời những người bạn đồng hành đem phần ḿnh tới cùng ăn bữa chiều. Một bữa ăn của những người trẻ tuổi lấy cái vui hội họp thay v́ những món ăn đắt tiền, Phan chỉ những công nhân Bắc-Phi, nói với Brahim:

– Xứ anh với xứ tôi ít nhất cũng có một điểm giống nhau: đồng bào anh cũng như đồng bào tôi, đa số nghèo nàn quá.

– Anh nhận xét đúng, nhưng những người kia không phải là hạng thật nghèo ở xứ tôi.

Phan ngạc nhiên ngó ngay trong mắt Brahim, hỏi:

– Như vậy mà c̣n chưa gọi là nghèo sao?

– C̣n nhiều người nghèo hơn, cực khổ hơn nhiều lần nữa. Tôi lấy một thí dụ: những người này, những người mà các đồng bào anh Dédé gồm chung trong một danh từ, tụi bicot, thường làm những công việc nhọc nhằn nhất để lănh số lương hạng bét. Tuy vậy lương hạng bét ở đất Pháp cũng c̣n cao gấp bốn lần lương hạng bét ở xứ tôi. Nói đúng hơn, mực sinh hoạt tối thiểu ở Pháp gấp bốn lần mực sinh hoạt tối thiểu ở Bắc-Phi. Người cùng khổ ở xứ tôi kéo nhau sang đất Pháp làm mướn, một người làm có thể bớt ra gửi về nuôi sống được ba người ở nhà. Có thể nói rằng đại đa số đồng bào tôi ở Pháp hằng tháng đều dành dụm gửi về xứ đến ba phần tư số lương của họ. Làm ǵ người Pháp không khinh bỉ và ghê sợ bọn bicot v́ họ dám sống chỉ bằng một phần tư mực sống của những người Pháp cùng khổ nhất.

Elsa nói:

– Tuy vậy họ vẫn có tiền đáp tàu về xứ chơi, cũng đi hạng bét như chúng ḿnh.

– Thật khó hiểu đối với các anh chị nhưng rất thường đối với chúng tôi. Người á-rạp chúng tôi trọng nơi quê cha đất tổ lắm, dù đi làm ăn xa đến đâu cũng cố gắng kiếm dịp về thăm nhà. Có những đồng bào tôi lên kiếm việc măi tít miền Bắc nước Pháp, làm mỏ ở Lille chẳng hạn, thế mà cũng rang dành dụm để đôi khi về thăm nhà như mọi người.

Pamela nhận xét:

– Thành ra c̣n có những người Bắc-Phi sống dưới một phần tư mức sống tối thiểu tại Pháp.

Habib đáp:

– Họ phải ráng như vậy để rồi c̣n có thể về xứ được, khỏi phải gửi xương nơi đất khách.

Gladys hỏi:

– Người Bắc-Phi sống trên đất Pháp cũng được coi như người Pháp họ không thể lâu dần đồng hóa với người Pháp được sao?

– Đó là vấn đề then chốt. Người Pháp nào cũng đặt câu hỏi đó. Đối với chúng tôi câu chuyện đồng hóa không thể bao giờ đặt ra. Có dịp chị hăy ghé chơi Alger hay Tunis, chịu khó len lỏi đi thăm những khu đồng bào tôi ở và chị quan sát sự hoạt động của họ. Sau bao nhiêu năm ở gần người Pháp một số lớn người Bắc-Phi đă tiêm nhiễm một phần nào h́nh thức sống của Pháp. Nhưng căn bản tinh thần của chúng tôi bao giờ vẫn bền vững. Nền móng tôn giáo trong dân chúng xứ tôi bất di bất dịch. Phải là người á-rạp mới cảm thấy trọn vẹn sức chiên dụ của tiếng chuông mà mỗi buổi chiều tu sĩ rung lên gọi các tín đồ Hồi giáo hướng nguyện về Đất Thánh.

Rudolph nói:

– Tôi công nhận rằng có một phần tư hữu của con người mà ta không có sức mạnh nào xâm phạm được, đó là ḷng tín ngưỡng. Dân tộc anh sẽ đứng vững được và c̣n quất khởi lên là nhờ có một tín ngưỡng bền vững và duy nhất.

Dédé tiếp:

– Cũng có một số đông người Bắc-Phi theo đạo Thiên chúa.

Brahim đáp:

– Nếu dẫn những con số thống kê và so sánh th́ thấy không đáng kể. Vấn đề đặt ra giữa người Pháp và người Bắc- Phi không thể giải quyết nếu chỉ lấy căn bản văn hóa và kể công soi sáng. Chẳng qua chỉ là một vụ mà cả, điều giải quyền lợi sao cho có thể chung sống được với nhau. Thế thôi.

Phan kết luận:

– Tôi đồng ư với các anh lắm. Thật ra những ư kiến chúng ḿnh trao đổi với nhau không có ǵ mới lạ, ai nấy đều biết cả. Có điều là chúng ḿnh dám nói ra với nhau trong khi những người khác dường như muốn trốn tránh.

 

Đêm đă khuya. Bọn thanh niên mỗi người đều dở chiếc mền túi của ḿnh, trải ngang dọc trong một góc trên boong tàu và chui vào ngủ kỹ.

Elsa chợt thức giấc. Ánh trăng thượng tuần về khuya sáng rơ đến chói mắt. Nàng tḥ đầu ra ngoài mền ngó quanh.

Câu chuyện ban tối c̣n theo đuổi măi anh chàng thanh niên Việt. Đôi giầy c̣n mang ở chân, Phan ngồi co ro trên tấm mền nghe tiếng sóng vỗ vào mạn tàu, rào rào đều nhịp. Tự làm một cuộc kiểm thảo, chàng cảm thấy trong tâm tư sâu kín thật không c̣n giữ được một h́nh thái nào trọn vẹn thuần túy. Tín ngưỡng hoàn toàn như không có, tuy trong nếp nghĩ đôi khi phảng phất ư thức hệ Phật giáo. Tư tưởng ngày một tiêm nhiễm những giá trị ngoại lai, những giá trị có thể kiểm điểm, thử thách, xét nghiệm một cách thật là khoa học. So sánh ngay với vài người anh lớn trong nhà, Phan thấy trong nhiều trường hợp không nghĩ như họ nữa. Đến lúc này day dứt nhất là Phan c̣n nhận thấy, thật sáng láng, là ḿnh có lư.

Nghe tiểng động ở khít bên, Phan quay đầu lại chợt gặp hai con mắt màu lục nhạt biếc chói của Elsa đương chằm chằm ngó. Phan se sẽ gọi: "Elsa!" không biết rằng gọi hai con mắt biếc hay là nói với người bạn nằm bên. Elsa cũng se sẽ: "Dạ?".

Phan xích lại gần. Elsa chui ra khỏi mền, ngồi dậy, rét run lập cập. Phan đưa tay quàng ngang lưng bạn, đặt mớ tóc vàng của Elsa sát trên vai áo, và nói:

– Elsa ạ, trăng ánh trong mắt Elsa một màu sắc kỳ dị quá! Elsa thu người bé nhỏ trong tay Phan và khẽ nói:

– Anh ngồi làm ǵ măi mà chưa ngủ?

– Anh mải t́m một người Việt Nam, em ạ.

Ánh trăng ở giữa biển mênh mông bát ngát khiến lời đáp lạ lùng của Phan cũng không làm cho Elsa kinh ngạc.

Khoảng thời gian hư ảo đem lại những câu nói màu xanh như khói:

– Anh t́m một người Việt Nam ở trong ánh trăng hay trong tiếng sóng?

– Cả trong ánh trăng, cả trong tiếng sóng, đưa tay với măi mà đâu có thấy…

 

3.

 

Nắng bắt đầu lên th́ tàu cập bến Ajaccio. Nền văn minh Địa Trung Hải c̣n ghi dấu vết ở đôi nơi, một vài chiếc tháp kiểu fénicien hay kiểu génois đứng sững giữa lùm cây ở ven biển.

Ai cũng nói đảo Corse là đất Pháp nhưng hoàn toàn không Pháp một chút nào. Điều nhận xét đầu tiên, đập vào mắt, so sánh với ven biển Thiên Thanh vừa rời khỏi chiều hôm qua, bờ biển đảo Corse ít thấy công tŕnh của bàn tay người, tô điểm hay phá hoại thiên nhiên. Một cảm tưởng man rợ, hoang vu đến rất dễ dàng với người mới lần đầu tiên ghé tới đảo.

 

Hải cảng Ajaccio rất nhỏ, nhỏ đến không thể so sánh với những hải cảng ở lục địa. Không thuộc sử đến đâu chăng nữa, đặt chân lên bến Ajaccio cũng phải nhớ ngay tới vị tướng nhỏ người nhưng tài lớn Napoléon Bonaparte. Đầy rẫy ở khắp phố những tên hiệu, những h́nh ảnh nhắc nhở tới người anh hùng bé nhỏ, Le Petit Caporal, Dédé nói nhỏ với mọi người:

– Le Petit Caporal trương khắp mọi nơi nhưng cần kín miệng, hễ đả động tới con người lùn đó là có chuyện với "thổ dân" ngay đấy. Người Corse vốn nóng tính lại nhiều tự ti mặc cảm lắm. Ḿnh khen thật họ cũng cho là diễu cợt.

Thấy Phan luôn luôn đưa mắt ngang dọc ngắm những thiếu nữ có vẻ đẹp rờn rợn, tóc đen, mắt đen u buồn, dáng người mảnh khảnh và bận toàn màu đen, Rudolph vội nhủ:

– Coi chừng đấy, chú, ngắm các cô nhiều quá là bà con cô ta tới hỏi thăm ư định của chú ngay. Một lời nói không khéo léo là có vụ ăn đ̣n, hăng lên là có đổ máu liền. Hăy ngoan ngoăn đóng vai dân lục địa là được "thổ dân" hậu đăi ghê lắm. Người Corse xưa nay vẫn được tiếng là hiếu khách, mà họ hiếu khách thật sự, không biết nề hà sự giúp đỡ khách lạ. Ngày bé đọc măi Prosper Mérimée rồi đấy.

Đoàn scooter lại tiếp tục lên đường dọc theo ven biển lên miền Bắc.

Sung sướng thay là người dân Corse, việc làm rất ít v́ đất xấu, toàn thị là bưng (maquis) um tùm bụi cây không cao quá đầu người. Nhưng sung sướng nhất có lẽ là dân thành phố Corte, ban ngày ít thấy bóng người, đêm đến, những đêm trăng, tiếng đàn tiếng hát vang lừng. Những cảnh đàn ca dưới khung cửa sổ thấy trong phim chiếu bóng ở đây rất thường gặp. Dân thành phố Corte nổi tiếng với những bản serenade bất hủ. Phần lớn các danh ca là người Corse.

Đoàn sáu người lữ hành một hôm ngừng xe tại Piana, một làng nhỏ trước vụng Porto ở phía Bắc thành phố Ajac- cio. Một làng nhỏ nhưng được tiếng là có cái vụng phong cảnh "kỳ thú nhất thế giới" và có một rừng khuynh diệp cũng "đẹp nhất thế giới".

Đó là một buổi sáng chủ nhật, đường phố đông đảo hơn ngày thường "thổ dân" lũ lượt kéo nhau đi lễ sớm.

Phan đi cùng với Elsa và Gladys mua sắm thức ăn đem về trại. Từ tiệm thịt ḅ bước ra đường Phan bỗng dưng đứng sững lại. Phía nhà thờ đi tới một cặp vợ chồng. Người chồng lối sáu mươi tuổi, tay chống một chiếc can, người nhỏ thấp, trang phục đặc biệt dễ nhận ra là một người ở thuộc địa lâu năm trở về, một ông Đoan hay một ông C̣ ở tỉnh. Bà vợ là người Việt, đă đứng tuổi, bận toàn đồ đen, áo dài, đầu bịt một mảnh khăn vuông cũng màu đen, có chấm hột đậu trắng.

Ở Corse có mặt một người Việt đă là một sự hăn hữu. Một người Việt lại gặp một người Việt thật không thể ngờ nổi. Người đàn bà Việt coi bộ mừng rỡ: sẽ được nói đôi ba câu tiếng Việt và nghe đáp lại bằng tiếng Việt. Ở tận vùng hẻo lánh này sự gặp gỡ hẳn là một hạnh phúc trên đời có một.

Mỗi bước đi rơ rệt phát hiện sự nao nức mừng rỡ của người đàn bà…

Tới ngang mặt, Phan lặng lẽ ngó ra xa rồi đi thẳng. Người đàn bà như chưng hửng, không hiểu.

Elsa và Gladys cũng ngạc nhiên, không hiểu. Thấy nét mặt của Phan khô cứng lại, lạnh lùng, hai người cảm thấy không tiện tỏ lộ sự ngạc nhiên bằng một câu hỏi.

 

Chiều hôm đó, hai người ngồi tựa lưng trên một mỏm đá trông ra biển, Elsa khẽ hỏi Phan, nh́n sâu tận trong mắt Phan:

– Phan ơi, sáng hôm nay sao anh không nói chuyện với bà đồng hương của anh? Anh không chào bà ta lấy một lời nữa. Anh không ngó thấy con mắt bà ta sao?

Phan ngồi yên lặng đến mấy phút dài. Elsa mắt vẫn không dời mắt Phan. Măi sau Phan mới đáp:

– Anh cũng không hiểu được nữa đấy. Tại sao nhỉ, Elsa nhỉ?

Elsa cười:

– Anh hỏi lại em câu ấy… em thật không hiểu tại sao.

Sự yên lặng giữa hai người trở nên nặng nề.

Elsa chợt hỏi:

– Phan có bao giờ cảm thấy nỗi day dứt của sự trơ trọi không? Em cứ nghĩ tới người đàn bà Việt ban sáng.

Phan ngồi lui lại, đưa tay đỡ lấy cằm Elsa, nghiêm trang nói:

– Tại anh giận người đàn bà đó. Từ sáng anh giận thật, em ạ. Bây giờ anh mới chợt thấy rằng ḿnh vô lư…

 Và Phan tiếp tục nói măi, như nói với riêng ḿnh:

– Hừ, tại sao lại giận một người đàn bà, trong khi chính ḿnh cũng c̣n lúng túng. Đáng lẽ phải giận ngay chính ḿnh. Nhưng giận chỉ là một cách trốn tránh dễ dàng, một cách tự dối ḿnh để khỏi thấy hoang mang, lạc lơng trong một mối băn khoăn quá sức.

Elsa ngoan ngoăn ngước đôi mắt nhỏ, hứng đón từng lời nói của Phan. Phan vẫn nói tiếp:

– Hờn giận không phải là một diệu sách. Không thể trốn tránh được măi, không thể cứ bước ṿng quanh như đứa trẻ t́m một phút giây lảo đảo bằng cách quay tṛn. Làm như vậy để cảm thấy có sự đổi thay, chạng vạng ở chung quanh.

Nhưng thật ra chung quanh vẫn đứng yên mà chỉ có ḿnh xiêu đổ.

Elsa dụi đầu chiếc mũi nhọn vào phía sau tai Phan, nói trong một hơi thở:

– Phan ơi, em thương những bài toán của anh quá.

Phan mỉm cười, rồi đáp:

– Cám ơn Elsa nhiều lắm. Giữa một khí hậu yêu thương người dễ t́m thấy đầu mối của những vấn đề. Hằn học căi vă nhau chỉ làm thêm dày đặc đám mù. Anh đă hiểu rồi, em ạ. Hiểu được căn bịnh của anh, của những người cùng lứa với anh. Anh có một tâm hồn dễ thấm quá. Đó là một t́nh trạng tất nhiên bởi một hoàn cảnh đứng giữa ngă ba giao động của nhiều luồng văn hóa. Giận hờn rồi thu ḿnh trong vỏ sẽ thấy chật hẹp quá. Mà bước ra ngoài ngưỡng cửa th́ lại nhiều sóng gió. Những lúc hèn yếu sao thấy thèm những hoàn cảnh có thể có sự lựa chọn duy nhất. Nỗi khó khăn của anh là phải t́m sự dung ḥa, có dung ḥa mới sống nổi. Nhưng cũng đáng phấn khích là chừng nào khi dám đứng đầu ngọn gió để làm một cuộc lựa chọn, để quyết tuyển.

Phan run người lên, ṿng tay ôm lấy Elsa, run rảy:

 – Đó là công việc của anh, của những người cùng lứa với anh…

Elsa rạo rực đáp lại bằng một ṿng tay khắng khít:

– Đó là công việc của chúng ta.

 

Phan không bao giờ hết ăn năn khi nghĩ nhớ tới người đàn bà gặp ở bên đường trên bờ vụng Porto.

 

Trời! Hai con mắt!

 

Mặc Đỗ



(Trích từ truyển tập Truyện Ngắn / Mặc Đỗ. [Austin, Texas] : Tủ sách QUAN-ĐIỂM, 2014.)

Mục lục:

Mào đầu     v

–  Sợ 7

–  Hai con mắt      21

–  ‘Sầu riêng’       37

–  Khung cửa mở 49

–  Nh́n nhau        59

–  Bốn người không ngủ 75

–  Một người muốn trốn 89

–  Con muỗi         103

–  Một vụ phá hủy công phu   125

–  Thày giáo         147

–  Bài thơ đánh mất       163

–  Người đàn bà t́m lại đuợc mùa Xuân     181

–  Thư của một người lối xóm nhiễu sự      197

–  Trương Chi con gái    209

–  Người đồng chí gánh cát      225

–  T́nh thương trong ngoặc kép        245

–  Trưa trên Đảo san hô 265

–  Một ngày như thuờng ngày 287

–  Cái áo len màu rêu     303

–  Người điên        315

–  Gói Bánh chưng         337

–  Truyện con cá vàng   357

–  Mộng-ngày của một người bó gối 365

–  Sinh nhật          373

–  Trăng đỏ 393

–  Ở giữa có hàng rào     403

–  Bóng hoa          417

–  Thằng bé khác màu    427

–  Bát phở 433

–  Ư nghĩa cuộc đời        441

Phụ lục       449

Truyện không thể viết    453

Mộng một đời      463


Copyright © 2014 by MẶC ĐỖ

 

http://www.gio-o.com - Mặc Đỗ - tuyển tập truyện ngắn - Trưa Trên Đảo San Hô

 

 

© gio-o.com 2014